Giải pháp các quốc gia giải quyết nợ chính phủ

Giải pháp các quốc gia giải quyết nợ chính phủ

Giải pháp các quốc gia giải quyết nợ chính phủ

pipsmaster

Administrator
Đã Xác Nhận
IB Việt Nam
1,528
8,253
Một quốc gia làm gì khi nó rơi vào vấn đề nợ? Đối với một số nền kinh tế mới nổi thì có lẽ nợ là cách duy nhất để gây quỹ, nhưng mọi thứ có thể đi vượt tầm kiểm soát rất nhanh. Vậy làm thế nào để các nước đối phó với nợ trong khi họ đang phấn đấu phát triển?

Hầu hết các nước - từ những nước đang phát triển đến các nước giàu nhất thế giới – phải nợ để tài trợ cho tăng trưởng của họ. Điều này tương tự như cách một doanh nghiệp sẽ đưa ra một khoản vay cho một dự án mới đổi lại bằng cổ phần hoặc một gia đình tìm tới một khoản vay để mua nhà. Sự khác biệt lớn là kích thước nợ thôi. Các khoản vay nợ chính phủ có thể sẽ bao gồm hàng tỷ đô la trong khi các khoản vay cá nhân hoặc doanh nghiệp có thể ở mức trung bình nhỏ.

[B]Nợ chủ quyền (Sovereign Debt)[/B]


Nợ chủ quyền nghĩa là đem chủ quyền ra thế chấp để vay nợ. Nghĩa là khoản vay này chắc chắn sẽ bằng ngoại tê.

Gọi là đem chủ quyền ra cầm cố do lẽ nếu vỡ nợ, để được nhận gói giải cứu của thiên hạ, sẽ phải chấp hành một gói điều kiện hoàn toàn do thiên hạ đặt ra.

quoc-gia-gia-quyet-van-de-no-nhu-the-nao-traderviet-2.png

Chính phủ nước con nợ vẫn tồn tại, vẫn hoạt động, nhưng nhất cử nhất động về mặt kinh tế - tài chính, thuế khóa, lương bổng, an sinh xã hội sẽ phải tuân theo từng chữ gói điều kiện đã ký kết.

Sự khác biệt lớn giữa nợ chính phủ và nợ có chủ quyền là nợ của chính phủ được phát hành bằng nội tệ, trong khi nợ quốc gia được phát hành bằng ngoại tệ. Khoản vay được đảm bảo bởi quốc gia phát hành.

Trước khi mua nợ chủ quyền nhà đầu tư xác định rủi ro của khoản đầu tư. Nợ của một số quốc gia, chẳng hạn như Hoa Kỳ, thường được coi là không có rủi ro, trong khi nợ của các nước đang phát triển hoặc đang phát triển có nguy cơ cao hơn. Các nhà đầu tư phải xem xét sự ổn định của chính phủ, kế hoạch trả nợ của chính phủ và khả năng của đất nước.

Trong một số cách, phân tích rủi ro này được thực hiện tương tự như với nợ công ty, mặc dù các nhà đầu tư của nợ có chủ quyền đôi khi khó đòi hơn bởi vì rủi ro kinh tế và chính trị đối với các khoản nợ có chủ quyền lớn rất lớn.

Như trường hợp Chính phủ Hi Lạp khi nhận gói giải cứu từ khối EU và IMF, phải bắt đầu cùng Chính phủ Hi Lạp cắt giảm ngân sách tuyệt đối.

Cắt giảm ngân sách không đơn giản là những con số phần trăm GDP mà là “thắt bao tử” toàn dân, giảm phúc lợi toàn xã hội, là “chôn sống” một bộ phận dân chúng không có của ăn của để có thể mài vàng ra bán mà ăn.

Sở thuế Hi Lạp sau đó đã sử dụng công cụ bản đồ Google Maps và đếm được có trên 14.000 hồ bơi trong các đại biệt thự của các “đại gia” trốn thuế ở thủ đô Athens!

[B]Nợ phát hành bằng ngoại tệ[/B]


Các nhà đầu tư thích đầu tư vào các loại tiền tệ mà họ biết và tin tưởng, chẳng hạn như đô la Mỹ và bảng Anh. Đây là lý do tại sao chính phủ các nền kinh tế phát triển có thể phát hành trái phiếu bằng tiền của họ. Rất đắt hàng nha, luôn luôn bestseller.

Ngược lại, các loại tiền tệ của các nước đang phát triển có xu hướng không ổn định, có nghĩa là sẽ có ít nhu cầu vay nợ bằng tiền tệ của họ.

quoc-gia-gia-quyet-van-de-no-nhu-the-nao-traderviet-3.png

[B]Rủi ro và uy tín[/B]


Về khía cạnh vay nợ thì các nước đang phát triển có thể gặp bất lợi giống như là kiểu có tín dụng kém vậy, vẫn sẽ được cho vay tuy nhiên các nước đang phát triển phải trả lãi suất cao hơn và phát hành nợ bằng ngoại tệ mạnh hơn để bù đắp rủi ro bổ sung do nhà đầu tư ràng buộc.

Hầu hết các quốc gia, đều không muốn vay nợ. Tuy nhiên hàng năm vẫn phải đánh giá các chỉ số kinh tế và tài chính, nếu chính phủ thiếu kinh nghiệm phán đoán thì việc lâm vào nợ nần là khó tránh khỏi.

[B]Tại sao phải trả nợ?[/B]


Các nền kinh tế mới nổi muốn trả nợ vì điều đó sẽ tạo ra danh tiếng tốt nhằm thu hút cơ hội đầu tư và mượn nợ trong tương lai. Nói tóm lại là tăng độ tín nhiệm. Các nước phát hành nợ có chủ quyền muốn trả nợ để các nhà đầu tư có thể thấy rằng họ có thể trả hết các khoản vay trong tương lai.

P/s: Anh em đọc xong hãy thông cảm cho đất nước nhé, trăm khó ngàn khó đó. Và đừng quên 1 like 1 comment cho tui nha. Xin cảm ơn :D

*Bài viết thể hiện quan điểm của người viết, không phải người dịch

>> Làm thế nào để trade như Market Wizards - Paul Tudor Jones

>> Sơ lược cách tiếp cận toàn diện để giao dịch vàng cho người mới


Nguồn investopedia.com
 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp Thực Chiến Hiệu Suất Cao Của Nhà Quán Quân Giao Dịch Tài Chính

Sách hướng dẫn phương pháp giao dịch hiệu suất cao của tác giả Robert Miner, người đã từng nhiều lần vô địch và đạt thứ hạng cao tại các cuộc thi trading toàn thế giới
Đổ tiền vào tk giao dịch.
- Tiền được quy đổi
- Thỏa sức đốt tài khoản.
- Lúc lạm phát cao nhất, rút tiền về => tỷ, hoặc tỷ tỷ phú.
:D:D:D:D:D:D

--- JUST FUNNY---
 
Đối với nước đang phát triển thì mức nào thì xác định đất nước vở nợ hả bác, nghe đâu 2008 nước mình 1 phen sính dính vậy cơ may nào thoát nạn
 
có vụ 2008 hả bác, em chưa được rõ
Vụ này đọc trên mạng nhớ đại khái là khủng hoảng thế giới kéo theo Việt nam. Lúc đó chính phủ ban hành kích cầu bắc chước Trung Quốc, thời điểm này ta thay tướng là ông Bình để cứu nguy. Thời điểm 2008 Trung Quốc được ca ngợi cứu nguy kinh tế thế giới còn nội tình chi tiết Việt Nam lúc đó mình không nghiên cứu sâu vì không phải chuyên môn. Thời điểm 2008 Việt Nam ôm đống nợ, kinh tế ảm đạm
 
Vụ này đọc trên mạng nhớ đại khái là khủng hoảng thế giới kéo theo Việt nam. Lúc đó chính phủ ban hành kích cầu bắc chước Trung Quốc, thời điểm này ta thay tướng là ông Bình để cứu nguy. Thời điểm 2008 Trung Quốc được ca ngợi cứu nguy kinh tế thế giới còn nội tình chi tiết Việt Nam lúc đó mình không nghiên cứu sâu vì không phải chuyên môn. Thời điểm 2008 Việt Nam ôm đống nợ, kinh tế ảm đạm
Thế thời điểm 2018 thì sao?
 
Vụ này đọc trên mạng nhớ đại khái là khủng hoảng thế giới kéo theo Việt nam. Lúc đó chính phủ ban hành kích cầu bắc chước Trung Quốc, thời điểm này ta thay tướng là ông Bình để cứu nguy. Thời điểm 2008 Trung Quốc được ca ngợi cứu nguy kinh tế thế giới còn nội tình chi tiết Việt Nam lúc đó mình không nghiên cứu sâu vì không phải chuyên môn. Thời điểm 2008 Việt Nam ôm đống nợ, kinh tế ảm đạm
Vụ 2008 là do bên Mỹ khủng hoảng kéo theo 1 số nước khủng hoảng theo, đặc biệt là châu Âu.
Ở VN khi đó chưa bị tác động thực sự nhưng người ta lo ngại khủng hoảng Mỹ sẽ kéo theo giảm cầu từ thị trường Mỹ nên tìm cách giải quyết sớm chặn khủng hoảng. VN thuê mấy ông chuyên gia tư vấn Havard và bơm gói kích cầu siêu khủng ra nền kinh tế để kích cầu kết quả gây ra siêu lạm phát kéo theo sụp đổ của 1 loạt ngân hàng, chồng chất nợ xấu... đến giờ vẫn chưa giải quyết xong.
Nói chính xác thì VN ko bị khủng hoảng năm 2008 mà bị khủng hoảng sau đó vài năm do việc bơm tiền vô tội vạ thiếu tính toán. Về mặt kỹ thuật thì hiện tại Việt Nam vẫn đang nằm trong cuộc khủng hoảng đó chưa thể thoát ra khi ngành ngân hàng vẫn đang tê liệt, nợ xấu vẫn y nguyên chưa giải quyêt.... và hiện đang đối mặt với nguy cơ 1 cuộc khủng hoảng mới khi USD tăng quá mạnh thời gian gần đây.
Ko fai tự nhiên chính phủ nhất quyết thông qua luật đặc khu cho TQ thuê, vì các ông biết rõ ko làm thế thì nguy cơ khủng hoảng rất cao. Kinh tế bất ổn nó sẽ kéo theo bất ổn về xã hội, chính trị rất lớn.
 
Thế thời điểm 2018 thì sao?
Đoán cảm tính nha bác, mình không phải chuyên nghiệp. Việt Nam chưa tới mức khủng hoảng nợ đâu nhưng tình hình phải nhìn anh xóm Trung Quốc chơi như thế nào, cuộc thương mại Trung Mỹ có tin tốt nên ta bán hàng được tốt
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 238 Xem / 19 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 933 Xem / 62 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 137 Xem / 3 Trả lời
  • Berkeley trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 92 Xem / 2 Trả lời
  • LuTienSinh trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 107 Xem / 3 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 23,967 Xem / 81 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 230 Xem / 9 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên