Có bao nhiêu loại tỷ giá hối đoái chính trong giao dịch forex? Cùng bóc tách lý lịch của mỗi em!

Có bao nhiêu loại tỷ giá hối đoái chính trong giao dịch forex? Cùng bóc tách lý lịch của mỗi em!

Có bao nhiêu loại tỷ giá hối đoái chính trong giao dịch forex? Cùng bóc tách lý lịch của mỗi em!

Le Hue Truong

Editor
Trial mod
7,294
32,446
Nếu trong số các bạn ở đây đã từng là một trader giao dịch trong thị trường tiền tệ một thời gian rồi thì có lẽ khái niệm biến động tỷ giá giữa hai đồng tiền cũng không còn xa lạ gì với các bạn nữa.

Thông thường, những biến động tỷ giá hối đoái xảy ra là do hoạt động của thị trường mở (OMO). Tỷ giá hối đoái là tỷ giá mà tại đó bạn có thể chuyển đổi một loại tiền tệ này sang một loại tiền tệ khác.

Khi tỷ giá hối đoái được thả nổi tự do và phụ thuộc vào mức độ phổ biến hoặc nhu cầu đối với đồng tiền đó, thì tỷ giá hối đoái có thể biến động rất mạnh.

Mặc dù điều này là thông lệ, nhưng mình nghĩ có nhiều loại tỷ giá hối đoái khác mà các bạn cần phải biết. Một quốc gia có thể chọn tỷ giá hối đoái của nước mình là thả nổi hoặc cố định. Điều này hoàn toàn phụ thuộc về tình hình kinh tế của quốc gia đó. Một tỷ giá hối đoái thả nổi tự do có thể chuyển sang tỷ giá hối đoái cố định và ngược lại.

Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng xem 3 loại tỷ giá hối đoái chính và chúng khác nhau như thế nào nhé!

Trong thị trường ngoại hối, tỷ giá hối đoái là tỷ giá bạn phải trả để chuyển đổi loại tiền này sang loại tiền khác. Do đó, nếu bạn thấy tỷ giá EURUSD là 1,1400, thì điều này có nghĩa là 1 euro tương đương với 1,14 đô la.

Trong số các kiểu tỷ giá hối đoái thì cũng có nhiều loại khác nhau. Ví dụ, tỷ giá hối đoái giao ngay là tỷ giá mà bạn sẽ nhận được tại chỗ. Tỷ giá hối đoái kỳ hạn thể hiện tỷ giá được thỏa thuận cho một ngày thanh toán hoặc giao tiền tệ trong tương lai.

Trong giao dịch nhỏ lẻ, thị trường giao ngay thường được sử dụng. Tuy nhiên, không có giao hàng thực tế của các loại tiền tệ khác.

Một khía cạnh quan trọng khác cần ghi nhớ đó chính là cách quy ước. Khi một tỷ giá hối đoái được yết là EURUSD, thì tiền tệ đầu tiên được gọi là tiền tệ cơ sở và tiền tệ thứ hai được gọi là tiền tệ yết giá. Theo như quy ước, tiền tệ cơ sở là loại tiền mà bạn muốn trao đổi. Tỷ giá hối đoái sẽ đại diện cho tỷ giá được yết bởi đồng tiền yết giá.

Tỷ giá được chia thành ba loại chính:
  • Tỷ giá hối đoái thả nổi
  • Tỷ giá hối đoái cố định
  • Tỷ giá hối đoái đồng tiền
Hãy xem chi tiết từng loại tỷ giá hối đoái này ở phần bên dưới nhé!

Tỷ giá hối đoái thả nổi


Qua cái tên cho thấy, đây là chế độ cho phép tiền tệ được dao động tự do và biến động. Sự biến động của tỷ giá hối đoái xảy ra do các tác động của thị trường.

Các thị trường mở sẽ xác định tỷ giá hối đoái cho các loại tiền tệ. Một số loại tiền được sử dụng rộng rãi nhất như đồng euro, đô la Mỹ, đô la Canada, đồng yên Nhật, đồng bảng Anh và một số các loại tiền khác cũng hoạt động theo chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi.

Ví dụ về tỷ giá hối đoái thả nổi EURUSD


Cac-loai-ty-gia-hoi-doai-chinh-trong-giao-dich-forex-TraderViet1.png



Đây cũng là một trong những loại tiền tệ thanh khoản cao nhất mà bạn có thể tìm thấy. Nói chung, điều này là do sự phổ biến và nhu cầu đối với những đồng tiền đó.

Các loại tiền tệ chính đã bất ngờ chuyển sang chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi sau khi đồng đô la Mỹ không còn được cố định với vàng nữa. Một số tỷ giá hối đoái thả nổi phổ biến khác bao gồm Rupee Ấn Độ, Real Brazil và đồng rúp của Nga.

Với tỷ giá hối đoái thả nổi, các loại tiền tệ trở nên nhạy cảm thị trường. Các ngân hàng trung ương luôn luôn bảo vệ tỷ giá hối đoái, không để chúng bị đánh giá quá cao hoặc quá thấp.

Một ví dụ tiêu biểu chính là đồng yên Nhật. Vào khoảng năm 2015, khi quốc gia này trải qua một trận động đất nặng nề và cuộc khủng hoảng hạt nhân, Ngân hàng Nhật Bản đã can thiệp để bán đồng yên.

Điều này đã được thực hiện khi đồng yên được coi là đồng tiền trú ẩn an toàn và cuộc khủng hoảng đã khiến đồng yên trở nên mạnh lên đáng kể. Vì Nhật Bản là một quốc gia phụ thuộc vào xuất khẩu, nên tỷ giá hối đoái cao hơn là không thích hợp. Do đó, Ngân hàng Nhật Bản đã phải bán gần 14,3 nghìn tỷ yên để ổn định tỷ giá hối đoái.

Tỷ giá hối đoái cố định


Tỷ giá hối đoái cố định là nơi tỷ giá của một loại tiền tệ được cố định với loại tiền tệ khác. Đôi khi, chúng ta hay nhầm lẫn giữa tỷ giá hối đoái cố định với tỷ giá hối đoái đồng tiền. Điều này không hề chính xác vì hai loại tỷ giá này tuy có vẻ giống nhau nhưng thực ra là khác biệt.

Trong những ngày đầu, trước khi chuyển sang tỷ giá hối đoái thả nổi, đồng đô la Mỹ đã được chốt với giá vàng. Điều này diễn ra trước khi có thỏa thuận Bretton Woods. Một đô la Mỹ đã được chốt với giá trị của vàng ở mức 35 đô la. Đây là điểm tham chiếu.

Lần lượt, nhiều ngoại tệ đã được cố định với đồng đô la Mỹ.

Với tỷ giá hối đoái cố định, có rất nhiều áp lực đặt ra đối với ngân hàng trung ương. Trong khi với tỷ giá hối đoái thả nổi tự do, thị trường sẽ tự thiết lập tỷ giá, còn với tỷ giá cố định, ngân hàng trung ương sẽ là người đứng ra quản lý cung và cầu tiền tệ. Điều này sẽ liên quan đến việc các ngân hàng trung ương phải mua và bán tiền tệ để quản lý tỷ giá hối đoái cố định.

Một số ví dụ gần đây về một loại tiền tệ thoát khỏi chế độ tỷ giá hối đoái cố định để chuyển sang chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi là đồng rúp của Nga. Khoảng cuối năm 2014, đồng rúp đã thoát khỏi chế độ tỷ giá hối đoái cố định trong bối cảnh giá dầu giảm. Điều này buộc ngân hàng trung ương phải bảo vệ đồng tiền nước mình bằng cách mua rúp và bán đô la Mỹ.


Cac-loai-ty-gia-hoi-doai-chinh-trong-giao-dich-forex-TraderViet2.png



Cuối cùng, khi ngân hàng trung ương Nga không bảo vệ được đồng tiền nước mình nữa, thì đồng Rúp đã trở thành tiền tệ gắn với tỷ giá hối đoái thả nổi tự do.

Một tỷ giá hối đoái cố định xuất hiện khi một nền kinh tế muốn duy trì lạm phát thấp và tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư. Điều này giúp duy trì lãi suất thấp trong dài hạn.

Thông thường, các nền kinh tế đang phát triển thích sử dụng chế độ tỷ giá hối đoái cố định hơn.

Tỷ giá hối đoái đồng tiền


Tỷ giá hối đoái đồng tiền cũng tương tự như tỷ giá hối đoái cố định. Sự khác biệt ở đây là một trong hai đồng tiền có thể được sai lệch so với đồng tiền còn lại trong một phạm vi nhất định. Ví dụ, nhân dân tệ Trung Quốc được chốt bằng đồng đô la Mỹ.

Một đô la Mỹ đã được chốt ở mức 8,28 nhân dân tệ. Mức chốt được đặt ra từ năm 1994. Kể từ năm 2005, đồng nhân dân tệ có thể đi chệch trong phạm vi 2,1% so với tỷ lệ cố định 8,28 nhân dân tệ. Trong những năm qua, đồng nhân dân tệ đã mất giá một lần. Ngân hàng trung ương liên tục theo dõi tỷ giá hối đoái đồng tiền được chốt theo định kỳ này và có thể can thiệp để điều chỉnh mức chốt này.

Bên cạnh đồng đô la Mỹ, đồng nhân dân tệ cũng được thả nổi có điều tiết với một số loại tiền tệ khác.

Với tỷ giá hối đoái đồng tiền, ngân hàng trung ương sẽ công bố cái được gọi là tỷ giá tham chiếu hàng ngày. Tỷ giá tham chiếu hàng ngày cho phép tiền tệ dao động trong một biên độ cố định.

Ngân hàng trung ương duy trì biên độ bằng cách mua và bán nhân dân tệ và cả đô la Mỹ.

Một ví dụ khác về tỷ giá hối đoái đồng tiền là đồng euro và đồng franc Thụy Sĩ. Tỷ giá hối đoái đồng tiền của cặp EURCHF xuất hiện vào năm 2011. Giá trị của một euro đã được chốt bằng 1,2 franc Thụy Sĩ.


Cac-loai-ty-gia-hoi-doai-chinh-trong-giao-dich-forex-TraderViet3.png



Tuy nhiên, do đồng EUR mất giá so với USD, CHF cũng tiếp tục bị bào mòn về giá trị. Vào tháng 1 năm 2015, tỷ giá hối đoái đồng tiền được chốt với đồng franc Thụy Sĩ đã bị gỡ bỏ khiến nó trở thành tỷ giá hối đoái thả nổi đến một giới hạn nhất định.

Tóm lại, trong số ba loại tỷ giá hối đoái, tỷ giá hối đoái thả nổi có lẽ là loại tỷ giá hối đoái tốt nhất để giao dịch khi các bạn thực hiện giao dịch trong ngày hoặc đầu cơ. Mặc dù giao dịch với tỷ giá hối đoái đồng tiền có thể mang lại một vài cơ hội giao dịch, nhưng các bạn cũng nên nhớ rằng bản thân chúng đã khá rủi ro để giao dịch rồi đó!

Nguồn: orbex.com

Đừng quên like, share và comment để ủng hộ mình nhiều hơn nữa nhé! Nice day everyone :):):)
 

Giới thiệu sách Trading hay
Đánh Bại Thị Trường Forex - Tư duy khác biệt và các kỹ thuật giao dịch của chuyên gia quản lý quỹ triệu đô

Sách chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm trading từ một chuyên gia quản lý quỹ, cùng các kỹ thuật giao dịch giúp quỹ này đứng trong top nhiều năm

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • black trong Hệ thống giao dịch - Trading system 18,579 Xem / 23 Trả lời
  • captainfx trong Hội Trader giao dịch Quỹ 103 Xem / 2 Trả lời
  • nlinh trong Lập trình MQL - Expert Advisor - Indicator 13,945 Xem / 16 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 984 Xem / 40 Trả lời
  • Smart_Money trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 152 Xem / 1 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 24,525 Xem / 87 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 418 Xem / 19 Trả lời
  • TraderViet Crypto trong Chuyện bên lề 368 Xem / 2 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 416 Xem / 31 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên