6 Dấu Hiệu Của Một Cổ Phiếu “Tiềm Ẩn Nhiều Rủi Ro”

6 Dấu Hiệu Của Một Cổ Phiếu “Tiềm Ẩn Nhiều Rủi Ro”

6 Dấu Hiệu Của Một Cổ Phiếu “Tiềm Ẩn Nhiều Rủi Ro”

trieueurobk

Member
6
11
https://dautucp.com/6-dau-hieu-cua-mot-co-phieu-tiem-an-nhieu-rui-ro/
1. Liên tục phát hành tăng vốn bằng lần
Có hai trường hợp: Một là DN tăng vốn nhanh và mạnh quá, năng lực quản trị không theo kịp làm hiệu quả kinh doanh đi xuống rõ ràng, có thể ví như một anh trưởng thôn mà ngay lập tức thăng lên làm chủ tịch tỉnh thì 99% là không làm được. Hai là Điều đáng sợ nhất là phát hành giấy lấy tiền lừa cổ đông.

Dấu hiệu: Đọc bảng cân đối kế toán phần vốn góp của chủ sở hữu qua các năm hoặc xem phần thu tiền từ phát hành cổ phiếu trong phần báo cáo lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính. Nếu nó quá nhanh thì khá rủi ro, nên tránh.
2. Nợ vay/ vốn chủ tăng liên tục và cao bất thường
Điều này khiến cho áp lực trả lãi và trả nợ gốc rất cao, nếu DN kinh doanh gặp khó khăn thì nguy cơ mất khả năng trả nợ rất cao và có thể dẫn đến bờ vực phá sản.

Bên cạnh đó, một điều cực kỳ quan trọng mà không phải ai cũng biết là cơ cấu vốn cũng phần nào phản ánh tính cách và khẩu vị của lãnh đạo doanh nghiệp. Trường hợp này, lãnh đạo thường là người mạo hiểm, thích rủi ro nên không chỉ áp lực tài chính cao mà ngay cả các dự án, hay các hoạt động kinh doanh khác của doanh nghiệp cũng mạo hiểm không kém.

Những trường hợp điển hình:

(1) HAG của những năm 2013-2015, khi đó Nợ vay/VCSH xấp xỉ 1,7 lần, áp lực lãi mỗi năm cả gần 2.000 tỷ đồng bên cạnh gốc đến hạn trung bình mỗi năm cùng khoảng 5.000-7.000 tỷ đồng.

(2) HVG của những năm 2015-2017 tỷ lệ nợ vay/VCSH luôn ở mức 2,7-2,8 lần, 2016 -2017 mỗi năm phải trả 500 tỷ lãi và hàng ngàn tỷ gốc trong khi hoạt động kinh doanh chính là mảng thủy sản biến động thất thường khiến cho lợi nhuận không đủ bù lãi; HVG đã phải bán đi những tài sản quý giá của mình gồm: 4 khu đất đắc địa, FMC và giải thể Công ty Địa ốc An Lạc.

Dấu hiệu: Tính tổng nợ vay/VCSH tại bảng cân đối kế toán. Thông thường ở Việt Nam tỷ lệ này nhỏ hơn 1 là mức bình thường; lớn hơn 1 nhỏ hơn 1,5 là tương đối cao; lớn hơn 1,5 là rủi ro.

Tất nhiên điều này cũng tùy từng ngành nghề và doanh nghiệp. Ví dụ, lĩnh vực thương mại quay vòng vốn nhanh, vòng quay hàng tồn kho lớn thì có thể tỷ lệ vay cao hơn lên đến 1,5-2 lần vẫn có thể chấp nhận được; đối với những ngành có vòng quay hàng tồn kho rất thấp chủ yếu là doanh nghiệp sản xuất những loại hàng hóa có giá trị cao, thời gian sản xuất lâu thì tỷ lệ nợ an toàn tốt nhất dưới 0,7 lần.
3. Lợi nhuận không đến từ hoạt động kinh doanh chính cao bất thường
Nhiều nhà đầu tư chỉ nhìn vào lợi nhuận mà không cần biết nó đến từ đâu, có bền vững không và sẵn sàng trả giá P/E bình thường cho các cổ phiếu đó, đến khi lợi nhuận bất thường và lợi nhuận tài chính không còn nữa thì nguy cơ đổ vỡ trong giá cổ phiếu là điều khó tránh khỏi.

Trường hợp điển hình: DQC có khoản lợi nhuận bất thường hàng năm rất lớn lên đến 50-70 tỷ/ năm trong khi nhiều NĐT không nhận ra điều này sẵn sang trả giá rất cao, P/E thậm chí lên 13 lần cho lợi nhuận bất thường này. Đến năm 2017 khi không còn ghi nhận nữa, nhiều NĐT đã ngậm quả đắng ở giá 80.000 đồng và rồi cổ phiếu giảm có lúc về còn 30.000 đồng.

Dấu hiệu nhận biết: Chỉ cần đọc báo cáo KQKD xem phần lợi nhuận tài chính và lợi nhuận khác, nếu thấy cao trong khi P/E tính trên lợi nhuận bất thường đã ở mức cao thì nên tránh xa. Còn nếu dự báo được trước có các khoản này trong khi định giá bình thường đã rẻ thì lại là cơ hội lớn.

4. Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh luôn âm và dòng tiền từ hoạt động tài chính luôn dương trong vài năm với giá trị lớn
Cho thấy bản chất hoạt động kinh doanh của công ty rất kém hiệu quả. Nguyên nhân có thể là do kinh doanh thua lỗ hoặc do bị chiếm dụng vốn lớn nhằm mục đích nâng doanh thu; hoặc doanh nghiệp ghi nhận ảo doanh thu …Trong khi đó, dòng tiền tài chính dương nhờ việc vay thêm nợ hoặc phát hành cổ phiếu để bù đắp cho hoạt động kinh doanh tệ hại (đây là câu chuyện có doanh thu, lợi nhuận mà không có tiền).

Những trường hợp điển hình: HVG trong giai đoạn 2012-2015, tức 4 năm liên tiếp có dòng tiền từ HĐKD âm tổng cộng hơn 3.000 tỷ đồng trong khi dòng tiền từ HĐTC dương 4 năm liền với tổng cộng gần 4.700 tỷ từ vay nợ và phát hành cổ phiếu để lấy tiền tài trợ kinh doanh và đầu tư.

Dấu hiệu: Đọc báo cáo lưu chuyển tiền tệ là có thể nhận ra điều này ngay. Lưu ý 1 số trường hợp doanh nghiệp đang mở rộng sản xuất kinh doanh rất mạnh nhìn thấy được, thì điều này chấp nhận được nhưng sau vài năm tốc độ mở rộng giảm thì dòng tiền kinh doanh phải dương trở lại.

5. Các khoản phải thu và hàng tồn kho tăng quá nhanh và lớn chiếm phần lớn tài sản ngắn hạn hoặc có các giao dịch mua bán với doanh nghiệp mờ ám
Điều này hết sức nguy hiểm. Một là doanh nghiệp bị tồn đọng vốn lớn trong hàng tồn kho và bị chiếm dụng vốn nhiều dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn, hiệu quả kinh doanh kém. Hai là vấn đề thanh khoản sẽ nguy hiểm nếu có áp lực trả nợ, trả lãi nhiều. Ba là, hàng tồn kho và phải thu là 2 khoản dễ làm giả nhất trong báo cáo tài chính. Cuối cùng, giao dịch mờ ám là cơ sở để doanh nghiệp dễ ghi khống tài sản.

Những trường hợp điển hình: TTF giai đoạn 2011-2016 hàng tồn kho và các khoản phải thu luôn chiếm trên 95%-97% tài sản ngắn hạn, đến 2017 kiểm toán lại thì mới thấy TTF đã làm khống hơn 1.000 tỷ hàng tồn kho và kết quả thảm khốc giá cổ phiếu giảm từ 45.000 đồng về còn 4.000 đồng. KSA, MTM là điển hình của việc làm khống tài sản thông qua các khoản phải thu công ty liên quan chiếm đến 95% tài sản ngắn hạn.

Dấu hiệu: Tính tỷ lệ hàng tồn kho và khoản phải thu so với tài sản ngắn hạn nếu cao trên 75% thì rất rủi ro. Khi xem kỹ hơn phần thuyết minh báo cáo tài chính, nếu thuyết minh mập mờ không có số cụ thế và phần phải thu khác quá lớn thì công ty đó không đáng tin cậy. Nếu thuyết minh có rõ ràng, chúng ta nên tìm hiểu về tình hình hoạt động các con nợ đó xem có tin cậy uy tín không hay chỉ là công ty ảo … Điều đặc biệt nguy hiểm nữa là có phải thu với các cá nhân hàng trăm tỷ.

6. Biên lợi nhuận gộp liên tục giảm rất rõ rệt
Điều này cho thấy doanh nghiệp đang làm ăn kém hiệu quả hơn rất nhiều do:

  1. Cạnh tranh khốc liệt phải giảm giá bán, nâng chiết khấu khiến lợi nhuận giảm
  2. Do ngành nghề kinh doanh kém hấp dẫn và không hợp thời.
Những trường hợp điển hình: DRC, CSM liên tục giảm biên lợi nhuận do cạnh tranh từ cuối năm 2015 đầu 2016 khiến giá cổ phiếu giảm chỉ còn ½ như hiện nay cho dù các doanh nghiệp này là đầu ngành.

Dấu hiệu: Xem ở phần thuyết minh vì sao giảm, kết hợp với báo cáo thường niên để thấy được viễn cảnh của doanh nghiệp trong tương lai.
Xem thêm nhiều bài viết hữu ích tại: https://dautucp.com
 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp VPA - Kỹ Thuật Nhận Diện Dòng Tiền Thông Minh bằng Hành Động Giá kết hợp Khối Lượng Giao Dịch

Phương pháp VPA - Volume Price Analysis - là phương pháp Price Action hướng dẫn ĐỌC GIÁ / NẾN kết hợp với KHỐI LƯỢNG GIAO DỊCH để tìm ra hướng đi của DÒNG TIỀN THÔNG MINH

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 108 Xem / 3 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 877 Xem / 61 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 223 Xem / 17 Trả lời
  • Berkeley trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 91 Xem / 2 Trả lời
  • LuTienSinh trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 105 Xem / 3 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 23,967 Xem / 81 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 227 Xem / 9 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên