Kiếm tiền từ trading đâu có dễ như lời đồn!

Kiếm tiền từ trading đâu có dễ như lời đồn!

Kiếm tiền từ trading đâu có dễ như lời đồn!

TraderViet News

Editor
Trial mod
6,447
34,773
Dạo này tôi nhận được rất nhiều câu hỏi của nhiều người về cùng một chủ đề: kiếm tiền qua các trang giao dịch trực tuyến, từ ngoại tệ tới bitcoin lẫn các loại tiền mã hóa khác, từ mua bán thông thường tới cược điểm, rồi quyền chọn...

Cuộc chơi mua đi bán lại đang... nở rộ


Nhiều người quen của tôi xưa nay vốn chẳng mấy quen với sàn chứng khoán nữa chứ chưa nói tới những sản phẩm kinh doanh ngoại tệ kiểu này. Thế mà dạo này các bạn lại được người ta “chỉ” cho “giao dịch trực tuyến” để kiếm tiền với những lời chào gọi hấp dẫn là mỗi ngày kiếm được mấy chục triệu tới cả trăm triệu đồng.

Một bạn gửi tin nhắn cho tôi với một sự bực tức là khi bạn ấy tỏ ra không tin vào việc kiếm tiền dễ như vậy, bạn đã bị người chỉ dẫn tỏ ra khinh thường và nói bạn ấy thiếu hiểu biết, mãi cũng không thể làm giàu...

Đỉnh điểm của vấn đề này là khi tôi được gửi cho một đường dẫn quảng cáo, từ một tờ báo chính thống có tên tuổi trong nước, trong đó nhận xét “giao dịch trực tuyến là cách thức kiếm tiền mang tính cách mạng trên thị trường tài chính, rất rõ ràng, nhanh chóng, và cực kỳ sinh lời” (!).

Image 10.png

Với giới kinh doanh tài chính, loại hình đầu tư này không lạ. Nó tồn tại, phổ biến trên mười năm trở lại đây khi thị trường tài chính Việt Nam mở cửa và Internet phát triển. Đầu những năm 2000, khi tôi bắt đầu biết đến những sản phẩm này, chủ yếu là người ta kinh doanh ngoại tệ và vàng trực tuyến, nghĩa là mua đồng tiền bạn dự báo lên, bán đồng tiền bạn dự báo xuống và kiếm lời (hoặc mua hay bán vàng tùy vào dự báo của mình) qua việc mở tài khoản với các trang mạng môi giới trực tuyến (chủ yếu của nước ngoài).

Ngay cả với cái mô hình quản lý lỏng lẻo đó ở Anh, những trang tương đối đàng hoàng mà tôi biết cũng không dám quảng cáo rằng giao dịch trực tuyến là một cách kiếm tiền “nhanh chóng, và cực kỳ sinh lời”.

Điểm đáng chú ý là các giao dịch này đều là giao dịch qua tài khoản ký quỹ (margin account) và được sử dụng đòn bẩy tài chính rất cao (nghĩa là nếu chỉ có 500 hay 1.000 đô la Mỹ, bạn vẫn có thể mở tài khoản “mi ni” với một vài môi giới và được giao dịch với giá trị lên đến 20 hoặc 50 lần vốn bạn có, thậm chí là cao hơn nữa).

Với mức đòn bẩy 50 lần, chỉ cần bạn lời được 0,5% một đêm thì có nghĩa là bạn kiếm được tỷ suất sinh lợi tới 50 x 0,5 = 25% một đêm, nghĩa là lời một phần tư số vốn bạn bỏ ra ngay trong một đêm. Nên nếu bạn bỏ ra vài trăm triệu thì lời vài chục triệu đồng/đêm là có thật. Nhưng bạn cũng có thể mất vài chục triệu đến vài trăm triệu đồng một đêm. Cái này thì không thấy bài quảng cáo ghi ở đâu cả.

Trong những năm gần đây, sự nổi lên của tiền mã hóa như bitcoin cũng thu hút thêm một lượng lớn người chơi mới khi các phương tiện truyền thông góp phần khuếch đại độ nổi tiếng của những đồng tiền đó và nhiều sàn giao dịch trực tuyến đã xúc tiến đưa nhiều đồng tiền này lên giao dịch ở trang của họ.

Với người đang giao dịch trên thị trường chứng khoán hay làm việc trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ ở Việt Nam, đây đơn giản là một cuộc chơi mua đi bán lại kiếm lời với đòn bẩy tài chính lớn, 20-50 lần vốn tự có, nhưng hấp dẫn ở chỗ nó không giới hạn ở chỉ số chứng khoán mà còn có tiền tệ (với khối lượng giao dịch rất lớn) hay những thứ thời thượng khác như bitcoin. Có cả một nền kinh tế phụ trợ cho những mô hình này, từ giảng dạy về giao dịch trực tuyến, dịch sách cho đến các dịch vụ đưa ra chiến lược giao dịch bằng máy tính.

Thế nhưng, khi mà nó lan tỏa ra đến với các bạn trẻ, hay những người có nhu cầu sinh lời đồng tiền, chẳng hạn những người bạn chẳng hề quan tâm đến thị trường tài chính của tôi, thì họ giống như người tiêu dùng đang bị lừa để mua một trải nghiệm không mấy đẹp đẽ cho mình.

Vùng xám quản lý


Đây vốn dĩ là một mảng màu xám ở Việt Nam từ hơn 10 năm nay mà đôi khi tôi có hỏi về tính hợp pháp của những hoạt động này, nhiều tiền bối hay bạn bè trong lĩnh vực này lảng tránh hoặc không thể đưa ra một câu trả lời rõ ràng. Về cơ bản, theo tôi hiểu thì pháp luật không cấm các giao dịch này.

Bản thân các giao dịch này không phải lừa đảo. Nó tồn tại ở khắp mọi nước trên thế giới và mỗi tuần tôi nhận được không biết bao nhiêu e-mail quảng cáo giao dịch trực tuyến đủ mọi thứ trên đời (cứ cái gì có lên có xuống, có biến động thì có thể giao dịch mà!).

Image 11.png

Về cơ bản, theo tôi biết, qua những dịp trao đổi với những người làm việc ở các cơ quan quản lý thị trường tài chính của Anh, đây là một lĩnh vực họ xếp vào loại “quản lý lỏng lẻo” (weak regulation). Có rất nhiều trang giao dịch trên mạng và có những trang làm ăn đàng hoàng, nhưng cũng có những trang... đóng cửa trốn mất hay bị chế tài gỡ bỏ chỉ sau một năm.

Thế nhưng, ngay cả với cái mô hình quản lý lỏng lẻo đó ở Anh, những trang tương đối đàng hoàng mà tôi biết cũng không dám quảng cáo rằng giao dịch trực tuyến là một cách kiếm tiền “nhanh chóng, và cực kỳ sinh lời” (vì tôi biết rất nhiều người chỉ toàn thua tiền qua các giao dịch này).

Ngoài ra, thường thì các trang này sẽ ghi rõ kinh doanh ngoại tệ, hay các hợp đồng đầu cơ chênh lệch giá (CFD - contract for difference) sử dụng đòn bẩy cao có thể là con dao hai lưỡi, khuếch đại cả lợi nhuận và khoản thua lỗ của người sử dụng. Một số trang còn cảnh báo khả năng mất trắng tiền đầu tư (về cơ bản nếu bạn sử dụng tài khoản ký quỹ chỉ 5-10% giá trị giao dịch thì mất trắng là chuyện dễ xảy ra chỉ sau vài giao dịch).

Ở Anh, các trang giao dịch trực tuyến dạng cược điểm, hợp đồng CFD hay quyền chọn (binary option) do FCA (Financial Conduct Authority) chịu trách nhiệm quản lý và cơ quan này thường xuyên đưa ra danh sách các trang giao dịch được cấp phép và đưa ra luôn cả danh sách những trang không được cấp phép (nhưng vẫn hoạt động) để cảnh báo nhà đầu tư.

Còn với những quảng cáo có yếu tố phóng đại hay nói “một nửa sự thật” như ở trên thì người ta có thể dễ dàng tố cáo trang đó với các cơ quan bảo vệ người tiêu dùng sản phẩm tài chính. Chẳng hạn, ở Anh, nếu bạn thấy có một quảng cáo tài chính sai sự thật, bạn có thể ngay lập tức báo với FCA. Trên trang web của FCA, không khó để tìm ra mục “Cảnh báo về quảng cáo sản phẩm tài chính sai sự thật” (Report a misleading financial advert).

Thế nhưng, nói chung, với nguồn lực giới hạn còn thực tế thị trường này thì muôn hình vạn trạng, cách quản lý của FCA ở Anh không thể đảm bảo theo kịp được những “biến hóa” của thị trường. Thỉnh thoảng đọc báo tôi thấy các tiêu đề như FCA phát hiện các lỗ hổng nghiêm trọng trong sản phẩm và quảng bá của một công ty giao dịch trực tuyến XYZ nào đó (có vài trang làm sản phẩm giao dịch trực tuyến đang niêm yết ở thị trường chứng khoán chính thức của Anh và châu Âu, và nếu bạn kiểm tra mục tin tức của nó trên Bloomberg, hầu hết là tin công ty đó... bị phạt hay bị điều tra vì vi phạm đủ loại quy chuẩn của FCA).

Nói vậy để thấy thị trường này muôn hình vạn trạng. Có nước quản lý chặt hơn một chút, cấm một vài loại sản phẩm CFD và quyền chọn nhị phân, hạn chế mức tối đa của đòn bẩy. Một số nước thì lỏng hơn, nhưng không nước nào tôi biết cấm hoàn toàn các sản phẩm này hay có thể quản lý nó vào khuôn khổ cứng được.

Họ cố gắng bảo vệ nhà đầu tư bằng các thông tin trên trang chính thức của họ và những cảnh báo trên phương tiện truyền thông, nhưng thông thường thì đa số là sau khi người ta... bị lừa mất tiền!

Hãy dạy kiến thức tài chính cá nhân


Vậy thì ở Việt Nam nên ứng xử ra sao? Trước hết là có thể học một vài nước cách người ta trừng phạt những quảng cáo sai sự thật một cách cứng rắn và nghiêm minh. Đồng thời, cần phải xác định một cơ quan quản lý chịu trách nhiệm bảo vệ người tiêu dùng các sản phẩm tài chính (độc lập hay trực thuộc với các cơ quan quản lý tài chính, tiền tệ hiện có thì tùy vào điều kiện Việt Nam) để nếu ai đó nhận ra có tín hiệu lừa đảo thì người ta biết chỗ nào mà cảnh báo. Và như FCA ở Anh, cơ quan này có quyền cấp phép cho một công ty được triển khai giao dịch trực tuyến hay không.

Image 12.png

Ai đó có thể cho rằng điều đó tạo ra một giấy phép con mới trong lĩnh vực “trăm hoa đua nở” gần hai chục năm nay. Nhưng xét ở góc độ bảo vệ nhà đầu tư nhỏ lẻ thì đây là điều cần thiết. Khi phạm vi thị trường lan rộng ra cộng đồng những nhà đầu tư ít thời gian và kiến thức để tìm hiểu rõ về các sản phẩm liên quan, thì thị trường đó hiện đã quá khác so với chục năm trước - vốn là cuộc chơi của những người có trải nghiệm ít nhiều với kinh doanh tiền tệ, chứng khoán.

Nhưng theo tôi nghĩ, quan trọng hơn cả, chính là đưa giáo dục cơ bản về kiến thức tài chính cá nhân (financial literacy) vào trường trung học, để ai cũng hiểu rằng kiếm tiền đâu có dễ như vậy (tôi biết nhiều người học hàng chục khóa học kinh doanh tiền tệ trực tuyến, đủ loại từ phân tích kỹ thuật cho đến giao dịch thuật toán hỗ trợ bằng máy, mua đủ loại sách, và cuối cùng thì... vẫn thua lỗ!).

Bởi vì giao dịch trực tuyến không phải là một cuộc chơi cưỡi ngựa xem hoa, rảnh rỗi vào giao dịch thì sẽ kiếm ra tiền. Hy vọng khi ai cũng biết những điều cơ bản về tài chính, biết kiếm tiền không có dễ như vậy, thì ít người trong xã hội bị lừa hơn.

Trong cái thời số hóa mà robot, tiền số, giao dịch trực tuyến nở rộ như bây giờ, việc trang bị kỹ năng để công dân không bị lừa bởi những thứ “số hóa”, “trí tuệ nhân tạo”, “cách mạng 4.0”... nên là một thứ phúc lợi công cộng mà Nhà nước cung cấp. n

Nguồn: Thesaigontimes
Tựa gốc: Kiếm tiền đâu có dễ vậy
Tác giả: Hồ Quốc Tuấn - Giảng viên Đại học Bristol, Anh
Thay tựa đề bởi TraderViet
 

Giới thiệu sách Trading hay
Nhật Ký Giao Dịch Thực Chiến của Phù Thủy Thị trường Tài Chính

Sách chia sẻ 05 tháng giao dịch thực tế trên thị trường tài chính, sử dụng Price Action và Mô hình Biểu đồ của Phù thủy trader Peter Brandt, người có gần 50 năm kinh nghiệm trading và đạt lợi nhuận bình quân 68% lợi nhuận mỗi năm
V"mức đòn bẩy 50 lần, chỉ cần bạn lời được 0,5% một đêm thì có nghĩa là bạn kiếm được tỷ suất sinh lợi tới 50 x 0,5 = 25% một đêm."

Có bác nào hiểu anh ấy viết gì đoạn này không?
 
V"mức đòn bẩy 50 lần, chỉ cần bạn lời được 0,5% một đêm thì có nghĩa là bạn kiếm được tỷ suất sinh lợi tới 50 x 0,5 = 25% một đêm."

Có bác nào hiểu anh ấy viết gì đoạn này không?
Nghĩa là nếu bình thường lợi nhuận chỉ được 0.5% thì dùng đòn bẩy sẽ nhân lên 50 lần đó bác.
 
V"mức đòn bẩy 50 lần, chỉ cần bạn lời được 0,5% một đêm thì có nghĩa là bạn kiếm được tỷ suất sinh lợi tới 50 x 0,5 = 25% một đêm."

Có bác nào hiểu anh ấy viết gì đoạn này không?
Nếu xem tổng giá trị đầu tư = số tiền bạn có(Equyty) + Đòn bẩy(Margin) = Total Assets thì ý tác giả là khi bạn dùng đò bẩy = 50 lần số vốn bạn có. Nếu tỷ suất sinh lời/trên giao dịch của bạn: ROA=0,5%, đồng nghĩa với việc bạn đạt được mức tỷ suất sinh lời trên vốn tự có ban đầu ROE=50x0.5%=25%, theo mình ý tác giả là vậy và viết đơn giản đi thôi
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • captainfx trong Chuyện bên lề 668 Xem / 1 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 158 Xem / 6 Trả lời
  • TraderLC trong Hội Trader giao dịch Quỹ 2,226 Xem / 32 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 281 Xem / 12 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên