FOREX: Không có Cung chỉ có Cầu, không có Bán chỉ có Mua :)

FOREX: Không có Cung chỉ có Cầu, không có Bán chỉ có Mua :)

FOREX: Không có Cung chỉ có Cầu, không có Bán chỉ có Mua :)

Mr.Do

Active Member
41
90
Hi cả nhà, hôm nay buồn buồn lại muốn lên chóem gió với anh em một tý cho nó mát.
Muốn giật tít tý anh em thông cảm :D..tại muốn có thêm người choém cho nó xôm í.
Chả là sau một hồi tẩu hỏa với Forex, mình bắt đầu thấy có cái gì nó sai sai từ những khái niệm cơ bản đi từ bản chất của thị trường này nên post lên đây một số góc nhìn của mình. Hy vọng anh em cùng chia sẻ.
Chúc anh em một ngày vui !
 

Giới thiệu sách Trading hay
Bộ sách Giao Dịch Thực Chiến của Trader Chuyên Nghiệp

Bộ sách tổng hợp những phương pháp giao dịch hiệu quả cao của những Trader chuyên nghiệp
- CUNG VÀ CẦU TRONG THỊ TRƯỜNG FOREX:
- Đôi khi những chân lý ta từng được nghe, đọc và học lại là một rào cản khổng lồ khiến ta không thể bứt phá. Dần dần chính nó lại đưa ta vào ngõ cụt. Dù chân lý ấy có là một chân lý thực sự đi chăng nữa thì với cái vô tận của vũ trụ này tôi không tin có một chân lý nào bên ngoài chính con người tôi nhận thức. Và như vậy chân lý là nhận thức của ta chứ không phải chân lý là thứ ta được nghe. Chân lý ấy cuối cùng cũng theo ta xuống mồ hoặc sang một thế giới khác, nơi ta lại bắt đầu lại các chân lý mới. Vậy hà cớ gì trong thế giới nhỏ bé của con người ta lại phải bị gò bó bởi nhận thức của kẻ khác. Chúng ta có một đặc ân của thượng đế: TỰ DO. Cái tự do lớn nhất là suy nghĩ bên trong ta.

- FOREX là một lĩnh vực tôi mới bước chân vào. Có hàng tá các khái niệm bị đóng cứng, và vô vàn những cái bẫy được giăng sẵn đợi ta từ trong nhận thức về nó. Rât nhiều khái niệm, ý tưởng và chiến thuật được xây dựng trên niềm tin thuần khiết về tính minh bạch của thị trường này. THỊ TRƯỜNG GIAO NGAY. Những lý thuyết ấy được xây trên việc quan sát có tính quy luật của thị trường . QUY LUẬT CUNG – CẦU. Và nếu bạn vẫn đang tin vào điều đó cũng như những gì bạn sắp nghe từ tôi cũng chẳng có lấy một sự xác thực nào về tính đảm bảo thực sự cả. Vì vậy đây chỉ là cách tôi nhìn tin hay không là việc của bạn.

- Khi mới chập chững tìm hiểu cái thị trường này tôi thấy rối mù vì cái khái niệm mua và bán. Có thể bạn cũng đang cho rằng mua là mua hàng của người bán và bán là bán cho người cần mua. Điều đó luôn đúng. Và khái niệm Cung & Cầu cũng vậy: Cung là những người giao bán, Cầu: là nhưng người tìm mua…Nếu bạn đồng ý với điều này đúng chúng ta sẽ đi tiếp xem nó còn đúng và đúng ở góc độ nào trong thị trường Forex này nhé.

- Nếu bạn đã từng buôn bán hay thuần túy làm khách hàng đi mua trong cuộc sống hàng ngày thì các khái niệm này đúng trong nhiều góc độ. Nhưng đây là thị trường Forex. Thứ hàng hóa các bạn đang mua bán là một sản phẩm đặc biệt: VỊ THẾ mua & VỊ THẾ bán. Khoan bàn về tính chất sản phẩm vì dù sao nó cũng là một loại hàng hóa. Cái quan trong nhất ở đây là cách giao dịch trong thị trường này. Trong các thị trường hàng hóa bình thường khác thì GIAO DỊCH mua là bạn đưa tiền cho họ và bạn nhận hàng về, GIAO DỊCH BÁN là bạn giao hàng và nhận tiền về. Nhưng trong thị trường này khi bạn BUY hay SELL thì thực chất nó là một: bạn đang mua vị thế. BẠN CHỈ LÀ KHÁCH HÀNG ĐI MUA HANG. Khi bạn BUY bạn không phải là CẦU của tôi, khi tôi SELL tôi không phải là CUNG của bạn. Cung với chả Cầu, Mua với chả Bán cứ loạn xị cào cào nhỉ? Vậy thì CUNG – CẦU ở đây là gì? Ai cung? Ai cầu?

- Thật ra đọc đến đây, nếu các bạn đồng ý rằng chúng ta chỉ là khách hàng đối với sàn thì đã rõ nghĩa: Tất cả chúng ta là CẦU, Sàn chính là CUNG.
- Vậy Quy luật Cung – Cầu sẽ hoạt động thế nào trong thị trường này? Mối quan hệ giữa những người mua VỊ THẾ MUA , những người mua VỊ THẾ BÁN và Sàn ra sao?
 
....còn đây là cách mình nhìn về giá và thanh khoản của thị trường.....
- Giá là gì ? Tại sao giá lại thay đổi?
o Giá là thanh khoản mà sàn đưa ra thị trường. Khi một cặp giá (Ask/Bid) xuất hiện là sàn đang chào thanh khoản những lệnh đã vào trước đó trên thị trường đồng thời sàn cũng phải nhận vào các lệnh của thị trường tại giá đó.
o Với việc phải bảo vệ và sinh lời cho sàn nên bắt buộc cái giá vừa xuất hiện phải đảm bảo cán cân giá trị các lệnh mua và lệnh bán trước đó mà sàn nhận vào tối thiểu phải hòa để ít nhất sàn có được lợi nhuận từ spread, commison, swap. Ở đây khối lượng và giá trị thanh khoản là một bí mật mà chỉ có sàn mới biết rõ. Cùng lúc đó sàn tiếp tục nhận vào các lệnh của thị trường ( giống như nhập hàng về kho vậy tất nhiên đây không phải là thanh khoản). Đương nhiên giá và khối lượng giao dịch đều đã phải được tính trước để ít nhất phải thỏa mãn: thanh khoản cho các lệnh trước đó mang lợi nhuận về cho sàn, tạo cán cân mới cho các lệnh trước đó còn tồn mà chưa có dịp thanh khoản. Vì khối lượng giao dịch mới sàn không thể nắm chắc 100% mà chỉ có thể dự báo theo một con số an toàn nào đó nên khi khối lượng giao dịch mới này xuất hiện sẽ làm thay đổi cán cân của sàn. Chính điều đó khiến giá phải di chuyển nhanh hay chậm, nhiều hay ít.
o Tại sao giá thanh khoản tăng? Khi cán cân của tổng giá trị các lệnh Sell lớn hơn tổng giá trị các lệnh Buy thì có nghĩa đối với sàn họ đang dư Mua. Vậy để có lợi nhuận và bảo toàn vốn Sàn phải tìm cách Bán ra. Nhưng Bán ra thì phải bán với giá cao hơn hoặc bằng. Vì thế sàn phải chào giá ra thị trường ở mức cao hơn. Tại thời điểm đó sàn sẽ thu được lợi nhuận từ các lệnh Sell trước đó và lỗ ở các lệnh Buy trước đó của thị trường. Vì sàn đang dư mua nên sàn đã lời khoản chênh này. Nhưng khoản lời này vẫn chỉ là trên giấy, nó chỉ thực sự chuyển thành lợi nhuận thật khi sàn đóng được các lệnh. Và tốt nhất là đóng được các lênh Sell trước đó càng nhiều càng tốt. Kịch bản 1: các lệnh Sell không đóng được (do trader dời sl) nhưng các lệnh Buy thì bị đóng ( do trader chốt lời)à sàn lời giả mà lỗ thậtà Sàn đẩy giá lên để ép cháy các lệnh Sell. Nếu các lệnh buy và sell mới được nhập mà cán cân cùng chiều lúc trước(sell nhiều hơn buy) hoặc khối lượng giao dịch nhỏ Giá sẽ đi lên và lên rất nhanh. Nếu cán cân ngược chiều Giá sẽ lên chậm hoặc đứng lại. Bạn thấy đấy giá tăng không hẳn là theo quy luật mua nhiều là Cầu > Cung thì giá tăng mà ở đây giá tăng là vì trước đó và hiện tại có thể có quá nhiều người bán (!!!), giá tăng vì Sàn nó thích thế. Nó thích thế vì thế nó mới bảo toàn mạng sống và có lời. Vậy thôi, các trader cứ việc đoán theo “quy luật” …rồi xuống xác. Kịch bản 2,3,4,5…..các bạn đoán tiếp nhé J
o Kênh giá thanh khoản: Trong một khoảng thời gian nhất định nào đó luôn tồn tại một kênh giá thanh khoản bí mật mà sàn cấp ra thị trường: Giá sẽ không vượt qua một ngưỡng nhất định nào đó ( giống như vùng sideway vậy). Đó là lúc cuộc chơi kéo co đang diễn ra. Với ngưỡng giá cao: là ranh giới mà phía trên là vùng chốt TP của các lệnh Buy của thị trường với khối lượng rất lớn nếu được đóng lệnh sẽ gây thiệt hại cho sàn. Với ngưỡng dưới: thì ngược lại . Đây là một trạng thái của giá phải quan sát. Khi nào giá break khỏi kênh giá? Bạn đoán thử nhé. Có điều là trong cuộc chơi kéo co này phần lợi luôn là Sàn vì trader càng giữ lệnh thì càng thiệt hại.

- Các lệnh chờ có vai trò như thế nào đến sự biến động giá ?
o Thực ra các lệnh chờ là một cái bẫy của thị trường đối với sàn. Tất nhiên sàn thừa hiểu điều đó vì chính nó tạo ra luật chơi này (Sàn phép trader vào lệnh chờ mà) cho thị trường nên nó không thể lấy các lệnh chờ làm chỉ số đáng tin cậy trong việc cung cấp giá thanh khoản. Nhưng tương kế tựu kế thì luôn là một mưu kế … của em vi con cô diệu.

- Stoploss các lệnh mà sàn đã nhận thì sao?
o Đây cũng là một cái bẫy mà thị trường tạo ra cho sàn. Kiểu như lệnh chờ vậy. Nhưng trong cuộc chơi này phần quyết định thuộc về sàn. Bạn có thể dời SL khi thấy giá đuổi, bạn có thể thoát nhưng hãy coi chừng cái Magin của bạn. Bạn nghĩ mình đã biết trước và nắm bắt được kịp thời để né một đòn chí mạng nhưng thật ra là bạn may mắn vì bạn đã nằm trong giới hạn của nửa cán cân mà sàn cần phải “thịt” mà thôi. Sàn không chỉ soi cá nhân bạn mà phải soi cán cân của cả thị trường trong một bài toán tổng thể về lợi nhuận và an toàn vốn. Đấy đã là một đặc ân mà chỉ có các sàn chơi đẹp mới có…hjc. TakeProfit cũng tương tự.
 
Tư tưởng rất siêu thoát, bác đã trở thành người cõi trên rồi.
Bác đang dùng con mắt của đấng thoát tục nhìn cõi phàm trần, cả lũ trade chúng ta giống như những con kiến đang lao vào chiến đấu với nhau nhưng tất cả vẫn nằm trong một cái rọ, cái rọ đó là trò chơi giải trí của tay chủ rọ tức là chủ sàn, bầy kiến chiến kiểu gì, có con thắng con thua thì cuối cùng cũng vẫn nằm trong tay điều khiển của tay chơi mà thôi.
Phát triển tiếp ý tưởng đi bác.
:):)
 
Tư tưởng rất siêu thoát, bác đã trở thành người cõi trên rồi.
Bác đang dùng con mắt của đấng thoát tục nhìn cõi phàm trần, cả lũ trade chúng ta giống như những con kiến đang lao vào chiến đấu với nhau nhưng tất cả vẫn nằm trong một cái rọ, cái rọ đó là trò chơi giải trí của tay chủ rọ tức là chủ sàn, bầy kiến chiến kiểu gì, có con thắng con thua thì cuối cùng cũng vẫn nằm trong tay điều khiển của tay chơi mà thôi.
Phát triển tiếp ý tưởng đi bác.
:):)
...hjc...viết đến đây tư rưng thoát mà hết siêu bác ạ. Đọc một số bài của @thangco em cũng rất khoái cái "phá phách" của bác đấy..:D
 
cung cầu của fx khác cung cầu của stock,stock là cổ phần của company,nó đi riêng lẻ,trong khi fx đi theo pair ,nên cung cầu của fx sẽ khác. vùng cung cầu của fx dễ bị phá hơn,mình trade fx nhiều khi thấy cung cầu ko chính xác
 
cung cầu của fx khác cung cầu của stock,stock là cổ phần của company,nó đi riêng lẻ,trong khi fx đi theo pair ,nên cung cầu của fx sẽ khác. vùng cung cầu của fx dễ bị phá hơn,mình trade fx nhiều khi thấy cung cầu ko chính xác
Cảm ơn bạn đã chia sẻ kinh nghiệm và trò chuyện. Thực ra ở đây mình không có ý định bàn sâu về các chiến thuật này kia mà chỉ đơn thuần chia sẻ một số nhận thức lại của mình. Hy vọng được hiểu đúng hơn cách mà thị trường này vận hành từ bản chất thực của nó. Mình cũng rất thích cách nhìn hài hước mà sâu sắc của @thangco. Mong được học hỏi nhiều hơn từ các bạn.
Chúc bạn tradding vui và thành công !
P/s: Cá nhân mình thì không theo góc độ nhận định vùng cung cầu thuần túy giữa các trader.:)
 
....Chia sẻ với ae một số kết quả nhỏ của mình sau khi tẩy lại não và đi theo suy nghĩ của chính mình với nền tảng tư tưởng ở trên.
Chúc ae may mắn !
 

Đính kèm

  • UCAD.jpg
    UCAD.jpg
    332.3 KB · Xem: 5
  • UJ.jpg
    UJ.jpg
    328 KB · Xem: 4
  • EU.jpg
    EU.jpg
    330.6 KB · Xem: 6
....Chia sẻ với ae một số kết quả nhỏ của mình sau khi tẩy lại não và đi theo suy nghĩ của chính mình với nền tảng tư tưởng ở trên.
Chúc ae may mắn !
bạn trade tốt lắm,chúc mừng,có gì chia sẻ thêm cho anh em trên này,thanks bạn !
 
....Chia sẻ với ae một số kết quả nhỏ của mình sau khi tẩy lại não và đi theo suy nghĩ của chính mình với nền tảng tư tưởng ở trên.
Chúc ae may mắn !

Bác trade theo chuỗi lệnh à? Về trade theo kiểu grid thì mình cũng có
 

Đính kèm

  • Gold.png
    Gold.png
    38.6 KB · Xem: 5
Mình thì quan sát đơn giản thấy rằng cung cầu thực chất là những vùng giá kháng cự hoặc hỗ trợ
Mình nhấn mạnh là vùng giá nhé
Và khi mình dùng indicator mua mât xèng mình nhận được kết quả: kg phải điểm swing nào cũng là cung cầu
 
Like!
Quá xoáy, như một cơn lốc, hay kiểu như là đang được xem đằng sau một bức ảnh photophop.
Theo mình thấy forex vẫn ở trong trạng thái cung cầu không thể khác hơn từ này, nhưng vấn đề nằm ở chỗ điểm phá vỡ quy luật thì em không tìm được nó ở đâu, hay trader đã không thể nhận định được chính xác nên đã gây ra một cú trade thua lỗ đồng thời ngược lại là đem lại lợi nhuận cho người có cú trade chính xác đến hoàn hảo(cái này tự sướng).
Tự kỉ : Mỗi trader là một con thuyền trên đại dương.
vốn liếng, kỹ năng, đều trong đầu mỗi trader, nhưng trader vẫn chỉ là ở trên thuyền và thuyền thì lại trên biển forex.
Nếu không có trader xuống xác cho cá mập, hay không có con thuyền nào chìm ( cháy TK), hoặc là hỏng hóc trục trặc ( những cú trade thua lỗ ). Thì cũng sẽ không thể có con thuyền nào thuận buồm xuôi gió.
Hãy nhớ đừng ảo tưởng như tôi.
Chúc trader tìm được luồng lạch để thuận buồm xuôi gió.
 
em thì nghĩ sàn đơn giản chỉ là một đơn vị trung gian cho mỗi giao dịch, giá lên hay giá xuống thì nó vẫn có lợi nhuận dựa vào phí của mỗi giao dịch. Còn Các big boys mới là đối tượng chúng ta nghiên cứu hành động (gom hàng, xả hàng) để chạy theo.
mong các bác thông não với.
 
....Chia sẻ với ae một số kết quả nhỏ của mình sau khi tẩy lại não và đi theo suy nghĩ của chính mình với nền tảng tư tưởng ở trên.
Chúc ae may mắn !
mình vừa chân ước chân ráo vào thị trường, bạn có thể recommend mình vài tài liệu được không? cảm ơn!
 
....còn đây là cách mình nhìn về giá và thanh khoản của thị trường.....
- Giá là gì ? Tại sao giá lại thay đổi?
o Giá là thanh khoản mà sàn đưa ra thị trường. Khi một cặp giá (Ask/Bid) xuất hiện là sàn đang chào thanh khoản những lệnh đã vào trước đó trên thị trường đồng thời sàn cũng phải nhận vào các lệnh của thị trường tại giá đó.
o Với việc phải bảo vệ và sinh lời cho sàn nên bắt buộc cái giá vừa xuất hiện phải đảm bảo cán cân giá trị các lệnh mua và lệnh bán trước đó mà sàn nhận vào tối thiểu phải hòa để ít nhất sàn có được lợi nhuận từ spread, commison, swap. Ở đây khối lượng và giá trị thanh khoản là một bí mật mà chỉ có sàn mới biết rõ. Cùng lúc đó sàn tiếp tục nhận vào các lệnh của thị trường ( giống như nhập hàng về kho vậy tất nhiên đây không phải là thanh khoản). Đương nhiên giá và khối lượng giao dịch đều đã phải được tính trước để ít nhất phải thỏa mãn: thanh khoản cho các lệnh trước đó mang lợi nhuận về cho sàn, tạo cán cân mới cho các lệnh trước đó còn tồn mà chưa có dịp thanh khoản. Vì khối lượng giao dịch mới sàn không thể nắm chắc 100% mà chỉ có thể dự báo theo một con số an toàn nào đó nên khi khối lượng giao dịch mới này xuất hiện sẽ làm thay đổi cán cân của sàn. Chính điều đó khiến giá phải di chuyển nhanh hay chậm, nhiều hay ít.
o Tại sao giá thanh khoản tăng? Khi cán cân của tổng giá trị các lệnh Sell lớn hơn tổng giá trị các lệnh Buy thì có nghĩa đối với sàn họ đang dư Mua. Vậy để có lợi nhuận và bảo toàn vốn Sàn phải tìm cách Bán ra. Nhưng Bán ra thì phải bán với giá cao hơn hoặc bằng. Vì thế sàn phải chào giá ra thị trường ở mức cao hơn. Tại thời điểm đó sàn sẽ thu được lợi nhuận từ các lệnh Sell trước đó và lỗ ở các lệnh Buy trước đó của thị trường. Vì sàn đang dư mua nên sàn đã lời khoản chênh này. Nhưng khoản lời này vẫn chỉ là trên giấy, nó chỉ thực sự chuyển thành lợi nhuận thật khi sàn đóng được các lệnh. Và tốt nhất là đóng được các lênh Sell trước đó càng nhiều càng tốt. Kịch bản 1: các lệnh Sell không đóng được (do trader dời sl) nhưng các lệnh Buy thì bị đóng ( do trader chốt lời)à sàn lời giả mà lỗ thậtà Sàn đẩy giá lên để ép cháy các lệnh Sell. Nếu các lệnh buy và sell mới được nhập mà cán cân cùng chiều lúc trước(sell nhiều hơn buy) hoặc khối lượng giao dịch nhỏ Giá sẽ đi lên và lên rất nhanh. Nếu cán cân ngược chiều Giá sẽ lên chậm hoặc đứng lại. Bạn thấy đấy giá tăng không hẳn là theo quy luật mua nhiều là Cầu > Cung thì giá tăng mà ở đây giá tăng là vì trước đó và hiện tại có thể có quá nhiều người bán (!!!), giá tăng vì Sàn nó thích thế. Nó thích thế vì thế nó mới bảo toàn mạng sống và có lời. Vậy thôi, các trader cứ việc đoán theo “quy luật” …rồi xuống xác. Kịch bản 2,3,4,5…..các bạn đoán tiếp nhé J
o Kênh giá thanh khoản: Trong một khoảng thời gian nhất định nào đó luôn tồn tại một kênh giá thanh khoản bí mật mà sàn cấp ra thị trường: Giá sẽ không vượt qua một ngưỡng nhất định nào đó ( giống như vùng sideway vậy). Đó là lúc cuộc chơi kéo co đang diễn ra. Với ngưỡng giá cao: là ranh giới mà phía trên là vùng chốt TP của các lệnh Buy của thị trường với khối lượng rất lớn nếu được đóng lệnh sẽ gây thiệt hại cho sàn. Với ngưỡng dưới: thì ngược lại . Đây là một trạng thái của giá phải quan sát. Khi nào giá break khỏi kênh giá? Bạn đoán thử nhé. Có điều là trong cuộc chơi kéo co này phần lợi luôn là Sàn vì trader càng giữ lệnh thì càng thiệt hại.

- Các lệnh chờ có vai trò như thế nào đến sự biến động giá ?
o Thực ra các lệnh chờ là một cái bẫy của thị trường đối với sàn. Tất nhiên sàn thừa hiểu điều đó vì chính nó tạo ra luật chơi này (Sàn phép trader vào lệnh chờ mà) cho thị trường nên nó không thể lấy các lệnh chờ làm chỉ số đáng tin cậy trong việc cung cấp giá thanh khoản. Nhưng tương kế tựu kế thì luôn là một mưu kế … của em vi con cô diệu.

- Stoploss các lệnh mà sàn đã nhận thì sao?
o Đây cũng là một cái bẫy mà thị trường tạo ra cho sàn. Kiểu như lệnh chờ vậy. Nhưng trong cuộc chơi này phần quyết định thuộc về sàn. Bạn có thể dời SL khi thấy giá đuổi, bạn có thể thoát nhưng hãy coi chừng cái Magin của bạn. Bạn nghĩ mình đã biết trước và nắm bắt được kịp thời để né một đòn chí mạng nhưng thật ra là bạn may mắn vì bạn đã nằm trong giới hạn của nửa cán cân mà sàn cần phải “thịt” mà thôi. Sàn không chỉ soi cá nhân bạn mà phải soi cán cân của cả thị trường trong một bài toán tổng thể về lợi nhuận và an toàn vốn. Đấy đã là một đặc ân mà chỉ có các sàn chơi đẹp mới có…hjc. TakeProfit cũng tương tự.
Mình xin được cắt nghĩa...
Khi ta cần một cái laptop ta sẽ mua nó ở cửa hàng (sàn giao dịch) với giá cao, nhưng khi ta cần bán thì sẽ có giá thấp. sự chênh lệnh giá này sẽ giúp cửa hàng (sàn giao dịch) duy trì hoạt động (thật ra có thể làm giàu luôn cơ!!!)
Dựa trên số người bán và số người mua (cung - cầu) mà cửa hàng (sàn giao dịch) sẽ cho ra mức chênh lệch giá (spead*) khác nhau. Ví dụ: nhiều người bán hơn người mua thì spead* sẽ phải tăng vì cửa hàng phải chịu rũi ro có thể thành hàng tồn kho không thanh lý được, tức giá mua vào thấp (giá bán của khách) và giá bán ra cao (giá mua của khánh).
Đối với sàn giao dịch forex cũng tương tự, nhưng lần này để khớp một lệnh chúng ta cần một lượt bán và một lượt mua, tức là 2 lần trả cho spead*, 2spead* =spead - spead của sàn giao dịch!!!
Có một công thức toán học để tính ra spead trên mỗi sàn dựa trên volume of buy và volume of sell hoặc ít nhất là tỉ lệ sell/buy. Nếu biết được công thức này, chúng ta có thể truy ngược lại cái "cán cân thị trường" mà bạn nhắc tới, tức là cái tỉ lệ sell/buy. Lúc này chúng ta có thể tham gia làm chủ cuộc chơi! Tuy nhiên đây là thông tin tuyệt mật theo mình chỉ vài người biết và cam kết không được tiết lộ...

Theo mình nghĩ không cần biết không thức này mình cũng có thể biết được độ lớn của tỉ lệ sell/buy (lưu ý chỉ biết được độ lơn nhỏ chứ không thể biết được chính xác nó là bao nhiêu!!!) đó là nhìn vào spead!!! Tuy nhiên số lượng sell và buy một đồng tiền không đơn giản chỉ dựa một một cặp tiền mà là dựa vào tất cả các cặp tiền được niêm yết trên sàn (mình đang quan tâm tới một sàn cố định chứ không phải cả thị trường, mà có muốn cũng không quan tầm được!) tức là công thức toán học được nhắc ở trên phải thể hiện mối liên quan của tỉ lệ buy/sell của tất cả các cặp tiền niêm yết trên sàn!!! Một khó khắn khá lơn!

Happy trading!
 
Chỉnh sửa lần cuối:

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 375 Xem / 23 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,455 Xem / 78 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 24,084 Xem / 83 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 282 Xem / 3 Trả lời
  • Berkeley trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 116 Xem / 2 Trả lời
  • LuTienSinh trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 154 Xem / 3 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 237 Xem / 9 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên