Phân tích xu hướng Vàng và các cặp ngoại tệ chính ngày 24/6

Phân tích xu hướng Vàng và các cặp ngoại tệ chính ngày 24/6

Phân tích xu hướng Vàng và các cặp ngoại tệ chính ngày 24/6

Đỗ Quốc Việt

Active Member
41
64
awww-fxtradermagazine-com_images_flaws__trading___classical__tbc7d0407d3da10c3ffc116f80078e2df-jpg.94357


#XAUUSD 24/6

Giá vàng đã tăng lên mức cao nhất trong nhiều năm vào thứ Sáu tuần trước (21/6) và được thúc đẩy bởi kì vọng về việc giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tại cuộc họp tiếp theo vào cuối tháng 7.

Đầu tuần trước, Fed đã đưa ra những dấu hiệu mạnh mẽ rằng họ có thể giảm lãi suất vào cuối năm nay, tuy nhiên không nêu chính xác thời điểm nào.

Giới đầu tư thị trường tài chính có nhiều tâm lí khác nhau. Kì vọng lợi suất kho bạc 10 năm giảm dưới 2% điểm chuẩn và giảm lãi suất của Fed vào ngày 31/7 hiện ở mức 100%. Điều này làm cho USD trở thành một khoản đầu tư kém hấp dẫn trong khi thúc đẩy nhu cầu nắm giữ vàng bằng USD.

Dù một số yếu tố chính vẫn đang hỗ trợ cho giá vàng, nhưng nếu 2 nhà lãnh đạo Mỹ- Trung đạt được thỏa thuận bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20, sẽ tác động tiêu cực đến giá kim loại quý này.

Sở dĩ giá vàng quốc tế tăng mạnh, vượt mức 1.400USD/oz trong phiên giao dịch cuối tuần này là do: Thứ nhất, FED lo ngại về bất ổn kinh tế Mỹ và cảnh báo cắt giảm lãi suất trong các cuộc họp tới. Điều này đã khiến USD index giảm mạnh xuống 95,69 điểm- mức thấp trong hơn 1 tháng qua. Thứ hai, căng thẳng Mỹ- Iran leo thang mạnh mẽ sau khi Iran xác nhận bắn rơi một máy bay không người lái của Mỹ. Theo đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã phê duyệt lệnh tấn công bố một số mục tiêu của Iran, nhưng sau đó lại hủy quyết định này vào phút chót. Dù sao, tình hình giữa 2 nước này vẫn còn rất căng thẳng. Thứ ba, quỹ đầu tư SPDR- “phong vũ biểu” của thị trường vàng, đã mua vào 34.93 tấn vàng trong tuần qua.

Tâm điểm thu hút sự chú ý của thị trường tài chính toàn cầu trong tuần này là cuộc gặp Mỹ- Trung bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Osaka, Nhật Bản để giải quyết những bất đồng thương mại hiện nay giữa 2 nước.

Đáng chú ý ngày 21/6 vừa qua, Mỹ đã tiếp tục gây sức ép đối với Trung Quốc khi bổ sung thêm Viện Công nghệ điện toán Vô Tích Giang Nam vào danh sách cấm vận của Mỹ.

Còn về phía Trung Quốc, dường như đang muốn kéo dài đàm phán để gây bất lợi cho Trump, bởi Trump đang muốn giành chiến thắng áp đảo, càng sớm càng tốt để “ghi điểm” trong cuộc chạy đua bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2020. Bởi vậy, ông Trump và ông Tập Cận Bình khó đạt được thỏa thuận giải quyết bất đồng Mỹ- Trung; nếu có, cũng chỉ là thỏa thuận tạm thời hoặc thỏa thuận nguyên tắc để các cấp thấp hơn tiếp tục đàm phán.

PTKT

Tại biểu đồ tuần giá đã đóng cửa trên vùng trend line. báo hiệu 1 xu hướng tăng tiếp .

Tại D1 H4 chúng ta chỉ thấy 1 xu hướng tăng và không có bất cứ tín hiệu đảo chiều nào.

Tại H1 giá đang nằm trên vùng đỉnh cũ của tuần trước, Việc quỹ SPDR mua vào gần 35 tấn vàng đã thúc đẩy giá tăng trong phiên Á ngày hôm sau.

Hôm nay chúng ta tiếp tục mua lên với vàng, sẽ chờ phản ứng giá tại vùng đỉnh này

Nếu giá hồi về 1392-1398 chúng ta mua rải các lệnh trong vùng đó và có thể theo chiến lược dài hạn.
SL 1381

ai.imgur.com_sKVn1eP.png


#USDJPY 24/6

Dữ liệu quan trọng nhất ảnh hưởng tới USD tuần này là báo cáo chỉ số tiêu dùng cá nhân (PCE) dự kiến công bố vào thứ Sáu (28/6). PCE được dự đoán sẽ tăng 1,6% hàng năm và 0,2% hàng tháng.

PCE là chỉ số đo lường lạm phát thường được Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sử dụng. Nếu PCE thấp hơn mong đợi, xác suất Fed hạ lãi suất sẽ tăng lên và ảnh hưởng tiêu cực tới đồng bạc xanh.

Lãi suất thấp sẽ khiến thị trường Mỹ trở nên kém hấp dẫn và giảm dòng vốn ròng của giới đầu tư nước ngoài, từ đó làm suy yếu USD.

Theo Wells Fargo, mức chi tiêu thực tế trong tháng 4 đã tăng 2,2% hàng năm, trên mức trung bình quí I. Mức tăng chi tiêu vững chắc này sẽ củng cố đáng kể cho tăng trưởng GDP quí II khi mà dữ liệu này đang có khả năng bị hạn chế do thâm hụt thương mại.

Ngoài ra, các yếu tố quan trọng khác trong tuần này ảnh hưởng đến USD là doanh số bán nhà mới và chỉ số niềm tin người tiêu dùng dự kiến được đưa ra vào thứ Ba (25/8), dữ liệu đơn đặt hàng lâu bền sẽ được công bố vào thứ Tư (26/8), doanh số nhà chờ bán sẽ được thông báo hôm thứ Năm (27/8), và bên cạnh đó là những ý kiến bình luận từ các quan chức Fed.

Một sự kiện lớn có thể tác động mạnh đến đồng bạc xanh là cuộc họp G20, bắt đầu vào thứ Sáu (28/6). Trọng tâm chính của cuộc họp sẽ là căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.

Trong tuần qua, Cục Dự trữ Liên bang / Powell đã phát đi một tín hiệu mạnh mẽ (giảm lãi suất), USD đã chịu nhiều áp lực, và cho đến nay USD có khả năng tiếp tục chịu áp lực và giảm. Chính sách tiền tệ là loại tin tức quan trọng nhất. Trước khi không có bước ngoặt lớn, tiền tệ nói chung sẽ duy trì xu hướng.

PTKT

Tại biểu đồ tuần cho thấy tuần trước là 1 xu hướng giảm rất mạnh sau tin tức Feg dự kiến giảm lãi suất.

Tuy nhiên trong biểu đồ ngày thứ 6 tuần trước đóng cửa là 1 nến doji cho tâm lý lưỡng lự. Nhưng chúng ta có thể thấy bóng nến trên rất dài và nó có dạng 1 pinbar giảm nhiều hơn. Sẽ cho xu hướng giảm tiếp trong ngày hôm nay.

Tại H4 giá vẫn đang đi trong 1 kênh giá giảm.

Tại H1 giá đang có lực hồi nhẹ, chúng ta sẽ canh bán xuống với cặp tiền này nếu giá hồi về được các vùng kháng cự cũ. có 2 vùng chúng ta có thể bán
1 là 107.6
2 là 107.9

Chúng ta sẽ giao dịch trong xu hướng dài hạn nên có thể rải lệnh trong vùng này với khối lượng nhỏ khoảng 1/10 tài khoản.
SL 108.13
TP dài hạn

ai.imgur.com_ssmbJ1X.png


#EURUSD 24/6

Trong tuần trước chủ tịch ECB ông Draghi cho biết có thể sẽ mua thêm trái phiếu, và đưa ra các biện pháp cần được thực hiện để kích thích nền kinh tế. Điều đó cho thấy cánh cửa đến các gói QE đang mở ra. Qua đó hỗ trợ tích cực cho đà tăng của cặp tiền vào tuần trước.

Những con số PMI của khu vực Eurozone dự kiến sẽ tạo ra hy vọng rằng ECB có thể trì hoãn việc nới lỏng chính sách tiền tệ. Thái độ "DOVISH" của Fed / Powell đã đè nặng lên đồng đô la. Và vào thứ Sáu, thống đốc Fed cũng đưa ra thái độ bi quan. Đồng đô la có khả năng tiếp tục chịu áp lực và giảm.

Tác động của cuộc họp tháng 6 của ECB đối với nền kinh tế dự kiến sẽ tiếp tục trong một thời gian và nó cũng ảnh hưởng đến người kế nhiệm Draghi.

Ngân hàng trung ương gợi ý về việc có thể cắt giảm lãi suất vào tháng 9, trừ khi có sự cải thiện đáng kể về dữ liệu kinh tế, điều đó có nghĩa là sẽ không tăng lãi suất trước quý II năm 2020.Điều này sẽ giữ đồng euro ổn định - ít nhất là trong thời điểm hiện tại, nhưng vẫn còn những lý do khác để kỳ vọng đồng euro phục hồi sẽ tốt, từ quan điểm chênh lệch giá và phòng ngừa rủi ro.

PTKT

Tại biểu đồ ngày đã có sự đột phá mạnh mẽ của cặp tiền khi kênh giá giảm dài hạn đã bị phá vỡ.

Giá đã xác nhận break out bằng việc đóng cửa ngày thứ 6 cao hơn đỉnh cũ trước đó.

Vậy theo kỹ thuật thì chúng ta chỉ cần chờ điểm pull back hồi về là có thể tiếp tục mua lên.

Điểm hồi có thể là vùng đỉnh cũ gần nhất trong trend giảm hoặc đáy của kênh xu hướng tăng mới.

2 vùng chúng ta có thể mua lên là 1.1298 - 1.1332
Hoặc mua trong phiên Âu ngày hôm nay.
SL 1.1263
TP 1.1420

ai.imgur.com_CaVnbx3.png


#GBPUSD 24/6

Không có nghi ngờ rằng cựu Bộ trưởng Ngoại giao Anh Johnson sẽ đảm nhiệm chức vụ Thủ tướng. Johnson ủng hộ "BREXIT cứng", gây áp lực lên GBP. Tuy nhiên , Trong tuyên bố chính sách của Ngân hàng Anh tuần vừa rồi, thái độ của ngân hàng là trung lập. Qua đó giúp đồng tiền giữ vững đà tăng so với USD.

Hiện tại, đồng bảng đang ở trạng thái trung tính. Chúng ta cần chờ thêm thông tin để xác định hướng của bước tiếp theo trong GBP. Còn hiện tại xu hướng của cặp tiền sẽ biến động theo USD.

PTKT

Tại biểu đồ tuần và ngày thứ 6 tuần trước đều là các nến tăng với bóng nến dưới dài cho thấy lực mua lên.

Tại H4 như các dự báo tuần trước giá đã chạm tới vùng trend trên của kênh trendline mở rộng.

Đây cũng được hình thành nên 1 mô hình vai đầu vai ngược.

Chúng ta cần chờ giá xác nhận phá vỡ qua vùng cổ này sẽ mua lên tiếp. Vùng giá hiện tại có thể sẽ phân phối 1 2 đỉnh đáy nhỏ trong khu vực vai của mô hình trước khi bứt phá tiếp.
Target 200 - 250 pip

ai.imgur.com_CbxK6Fs.png


Chú ý theo dõi các diễn biến tin tức và xu hướng tiếp theo của cặp tiền trong telegram : https://t.me/chienluocbtgroup
 

Giới thiệu sách Trading hay
Thực Hành Phân tích Fibonacci

Tác giả sách là cựu trader quản lý quỹ kiêm học giả CMT. Sách đoạt giải và được xuất bản bởi Bloomberg Press. Sách khái quát từ cơ bản đến chuyên sâu về FIbonacci Trading

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 822 Xem / 6 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,134 Xem / 57 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 297 Xem / 20 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 294 Xem / 7 Trả lời
  • nlinh trong Lập trình MQL - Expert Advisor - Indicator 13,911 Xem / 14 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 24,458 Xem / 86 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên