Đọc hiểu thông tin thị trường qua spread!

Đọc hiểu thông tin thị trường qua spread!

Đọc hiểu thông tin thị trường qua spread!
Độ cảm tính của TA là thế nào hả bạn?
Ý của mình là hầu hết các công cụ TA chỉ là cảm nhận tương đối thôi có cơ sở lý thuyết nhưng không có cơ sở khoa học nên mình chịu, ở đây mình nhấn mạnh là "MÌNH CHƯA TIN" chứ mình không phản bác... Vì hầu hết là người ta tự cảm và cho là đúng chứ không thể chứng minh là đúng...

Mình lấy một ví dụ về chỉ báo thần thánh kinh điển nhất nhé... MACD-Histogram (mình thích cái này lắm nè, nhưng mình cũng không dùng).
1. Chỉ báo này dùng hai đường EMAs sau đó hiệu ra để tính độ lớn của trend, mình tạm gọi là "cường độ xu hướng" theo giá trị tuyệt đối, và dùng dấu để xác định chiều... tức là đo độ sai lệnh trong mức độ đồng thuận về giá trị của "Bầy Gấu & Bò" (sorry for bad words :v) trong dài hạn và ngắn hạn...
2. Tiếp đó lại lấy trung bình của độ lớn rồi lại hiệu thêm lần nữa, điều này nghĩa rằng đang đo đạc độ sai lệnh về độ lớn trong mức độ đồng thuận giữa một thời điểm và trong một chu kỳ dài hạn.. (giống như lột trái chôm chôm còn cái ruột, lột cái ruột thì còn hạt)...
3. Cuối cùng lại dùng cái hiệu này gọi là Histogram để làm gì??? Đơn giản là tìm phân kỳ, nghĩa là gì???? đơn giản là "độ lớn sai lệnh của Mức độ đồng tình" càng nhỏ lại thì tâm lý con người càng ổn định, suy ra phải tới lúc ngừng giao động, nghĩa là gì?? đó là nó tụ lại một điểm đồng thuận và sắp chuyển hướng trong suy nghĩ...

Wow... một cách tư duy theo kiểu logic hình thức đúng nghĩa, nhưng cách tư duy này dựa trên cảm tính chứ không thể thực chứng được...(bạn đừng lấy profits ra hù người lý luận nhé) Thật sự mình công nhận chỉ báo này hay vô cùng, người nghĩ ra quả thực là thiên tài nhưng mình có triết lý của riêng mình! Mình nói vậy thôi chứ vẫn phải dùng TA để xác nhận kết quả nhận định thị trường ^^

Cám ơn bạn đã cmt nhé, ^^
 
Chỉnh sửa lần cuối:
trước tiên bạn muốn hiểu về dữ liệu của thị trường bao gồm giá, khối lượng, thời gian và đối tượng tham gia, thì bạn phải học được cách phân loại thị trường, hay có thể gọi nôm na là phân khúc. Sau khi bạn hiểu được các phân khúc thì bạn sẽ hiểu mình nằm ở đâu( tức là bạn ở thời điểm hiện tại.)
Phân khúc thị trường cho FX có các dạng chính sau (vì có rất nhiều dạng) đối với forex:
  1. spot fx ( loại giao ngay)
  2. Kỳ hạn
  3. Quyền chọn (options, nhớ là options không phải binary options)
spot fx chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trên thị trường ngoại hối ( do vậy broker cò con giao ngay hay cứ đi quảng cáo thị trường 4 ngàn tỷ để thu hút người ít tiền kém hiểu biết nhưng lại muốn có nhiều tiền). Spot fx như bạn chắc có biết là dạng thị trường phi tập trung, phi tập trung có nghĩa nó không chịu sự giám sát bởi cơ quan chuyên trách nào cả, và nó là thị trường được giao dịch giữa các quỹ và ngân hàng với nhau qua cổng thông tin điện tử (ECN); các quỹ này và các ngân hàng giao dịch hoài với nhau khó kiếm ăn nên họ bán sỉ lại chút cho mấy anh brokers mà bạn hàng ngày vẫn nhìn thấy, trong đấy có FXCM.

Kỳ hạn và options thì là dạng thị trường chính quy và được giao dịch ở Nhật, Châu âu, Mỹ etc. tuy nhiên kỳ hạn và options lớn nhất với khối lượng giao dịch nhiều nhất có lẽ vẫn là ở Mỹ, ở đây thì có CME group bao gồm 4 cổng chính CME, CBOT, NYMEX và COMEX. Tại đây mọi giao dịch được đăng ký chính quy và chịu sự quản lý.Đối tượng giao dịch phải được đăng ký và phân loại theo dạng nào. Qua đấy khối lượng giao dịch được lưu theo hệ thống.
Live data cái mình nói là ở cổng CME group này vì nó sẽ có giá và dữ liệu đồng nhất, khác với spot fx ( bạn muốn hiểu sâu nó bạn phải tự tìm hiểu thêm, vì tính hạn chế phần trả lời của mình nên mình không đi sâu thêm hơn được, vì nó sẽ rất mất thời gian).

Còn câu chuyện thành công có live data hay có công cụ chuyên nghiệp hay không có, nó chẳng liên quan gì đến nhau. Mình biết có những người nội trợ già, học vấn hết lớp 5, nhưng mua vàng bán vàng vật chất ăn lời đều đều, đoán đâu trúng đấy. Tuy nhiên thị trường này khi người tham gia ở một cấp độ nào đấy bắt buộc phải có cái mà ở thị trường này nó đòi hỏi thì mới tham gia được.
Thêm nữa các công cụ và data đấy nó cũng chỉ dành cho đối tượng hiểu nó, đọc được nó, dùng được nó thì nó có ý nghĩa, đưa nó cho người không biết chẳng khác gì bạn cầm ngọc ngà đeo lên cổ "heo".

Mình dành nữa ngày để đọc những và suy ngẫm những điều bạn nói, rồi mới dám lên đây để hỏi thêm vài câu, mục đích đơn giản là tránh những câu hỏi "ngu", mà nếu lỡ có như thế mong bạn bỏ qua cho!!!

Trước đó mình có đọc về bẫy giá của các Big Boys gọi là stop hunt gì đó. Nếu như các retails traders có số tiền quá nhỏ thì tại sao họ phải đi trap chúng ta để tạo thanh khoản mua-bán làm gì? Bạn có thể giản nghĩa chỗ này giúp mình được không? Còn nếu họ trap nhau thì điều này vô lý, bởi vì theo mình nghĩ họ mua bán tiền tệ đơn giản chỉ để phòng ngừa rũi ro cho các vấn đề import và export... Vì mình đọc thì các định chế tài chính, Hedge FUnds hay ngân hàng thượng mại họ chỉ giao dịch trên sàn OTC thông qua cổng ECN, nên có liên quan gì tới traders nhỏ lẻ đâu ạ? Nếu mình hiểu sai chỗ này mong bạn giải nghĩa giúp mình nhé!!!

Mình đang đọc một số cuốn về liên thị trường như lần trước có hỏi bạn trong threads của FuturesTrader1884, theo mình nghĩ cách trade này vừa có kỹ thuật vừa có kiến thực lại cần có tầm nhìn nên mình thích tìm hiểu!!! Nhưng rõ ràng cái họ dùng và volume của spotFX vậy nó sẽ ra sao??? Còn các kiểu phân kỳ giữ bond yields và tỉ giá thì thế nào??? vì khi xem xét phân kỳ họ đang xét tới sự suy giảm volume nữa (cái trap stop hunt của Big Boys) nhưng khối lượng này trên sàn thì liên quan gì tới Big Boys cơ chứ???

Mong nhận được phản hồi của bạn! Cám ơn bạn nhiều lắm!
 
Mình dành nữa ngày để đọc những và suy ngẫm những điều bạn nói, rồi mới dám lên đây để hỏi thêm vài câu, mục đích đơn giản là tránh những câu hỏi "ngu", mà nếu lỡ có như thế mong bạn bỏ qua cho!!!

Trước đó mình có đọc về bẫy giá của các Big Boys gọi là stop hunt gì đó. Nếu như các retails traders có số tiền quá nhỏ thì tại sao họ phải đi trap chúng ta để tạo thanh khoản mua-bán làm gì? Bạn có thể giản nghĩa chỗ này giúp mình được không? Còn nếu họ trap nhau thì điều này vô lý, bởi vì theo mình nghĩ họ mua bán tiền tệ đơn giản chỉ để phòng ngừa rũi ro cho các vấn đề import và export... Vì mình đọc thì các định chế tài chính, Hedge FUnds hay ngân hàng thượng mại họ chỉ giao dịch trên sàn OTC thông qua cổng ECN, nên có liên quan gì tới traders nhỏ lẻ đâu ạ? Nếu mình hiểu sai chỗ này mong bạn giải nghĩa giúp mình nhé!!!

Mình đang đọc một số cuốn về liên thị trường như lần trước có hỏi bạn trong threads của FuturesTrader1884, theo mình nghĩ cách trade này vừa có kỹ thuật vừa có kiến thực lại cần có tầm nhìn nên mình thích tìm hiểu!!! Nhưng rõ ràng cái họ dùng và volume của spotFX vậy nó sẽ ra sao??? Còn các kiểu phân kỳ giữ bond yields và tỉ giá thì thế nào??? vì khi xem xét phân kỳ họ đang xét tới sự suy giảm volume nữa (cái trap stop hunt của Big Boys) nhưng khối lượng này trên sàn thì liên quan gì tới Big Boys cơ chứ???

Mong nhận được phản hồi của bạn! Cám ơn bạn nhiều lắm!
volume chia làm hai dạng, tick volume và volume khối lượng giá trị. volume khối lượng giá trị chỉ đo đếm được ở thị trường chính quy có đăng ký và định giá rõ ràng cho mỗi giá trị hợp đồng mà sản phẩm đấy được giao dịch ( tự tìm hiểu thêm vì tính giới hạn của bài viết). Volume khối lượng giá trị có ví dụ như: kỳ hạn thì có dầu thô, cafe, tiền mỗi loại, trái phiếu, Vàng, chỉ số ck phái sinh etc. Chứng khoán cơ sở cũng được đo đếm dưới dạng volume khối lượng giá trị, rồi đến nữa là thị trường options.
Còn Tick volume là đo và đếm số lượng lệnh giao dịch, thay vì khối lượng giá trị hợp đồng. Cái này là đối với spotfx, CFDs chẳng hạn.

Stop hunts và big boys là các khái niệm hù trẻ con và dành cho những người yếu bóng vía và bị ám ảnh vì lây nhiễm thông tin phát tán trên mạng.
Ở thị trường này đối tượng tham gia thị trường là các tập đoàn, quỹ, bank, chính phủ và cả nhiều dạng khác nữa và họ đều là tay to là big boys của thị trường. thị trường là sự đấu giá lên và đấu giá xuống, các phe mua và phe bán họ đấu nhau để bảo vệ vị thế tại mỗi thời điểm bối cảnh của thị trường. retail traders bám được phe nào lúc nào đúng hướng thì ăn, hôm nào sơ suất đặt nhầm ngựa thì toi. Quỹ, bank, chính phủ họ hết tiền họ quay được, retail traders hết tiền hết xoay và đợi mấy chú khác chuẩn bị vào nộp tiếp. Vậy nghề này chỉ có mỗi một việc duy nhất là làm sao đặt được đúng bên, đúng lúc và thoát ra đúng thời điểm. Đặt đúng bên nhầm thời điểm bị bay thì retails traders đổ cho bị big boys nó cắn, chứ không thấy ai nghĩ là do mình cứ lanh chanh chạy vào lúc mấy thằng tay to đánh nhau và bị nó sớt cho phát, mà có khi cũng bị cái phe mình đang theo nó sớt mà không biết Còn lý do retails traders thua tiền thì có cả tỷ lý do. ở Mỹ có cái gọi là ủy ban chứng khoán SEC có từ securities không phải là chứng khoán là sản phẩm an toàn, mà SEC được tạo ra để ngăn mấy ông retails không hiểu biết háu ăn tham gia, vì họ tham gia sẽ gây hại cho an ninh quốc gia, do vậy giao dịch chứng khoản cơ sở của Mỹ mà trader bị liệt vào mẫu dạng day trader= một tuần có 5 lệnh ném vào thị trường trở lên là day trader, thì tài khoản giao dịch tối thiểu 25K, tk xuống còn 24,999.00 USD nó freeze tk lại, bao giờ nạp đủ nó cho chơi tiếp. Vậy mấy retail trader có được 50K để mà giao dịch?
Sách bạn đọc là cái tốt, đọc đúng sách học đúng cách thì quãng đường đi nó rút ngắn lại. Sách thì nên đọc tiếng gốc của nó nếu hiểu được. còn không hiểu được thì cũng khó và nó càng hạn chế hơn. Tuy nhiên những cái đấy nó có giúp cho kỹ năng trading của bạn không thì mình không biết. Mình biết những day traders trên nhiều nước giao dịch cho các trading floors họ cũng chẳng có kiến thức gì nhiều, nhưng họ có kỹ năng và tố chất vẫn cứ kiếm được tiền. Vậy nên định vị mình trước là mình muốn thành cái gì. Là một trader ngày đơn giản thì nhiều kiến thức quá cũng chưa hẳn là đã hay.
 
volume chia làm hai dạng, tick volume và volume khối lượng giá trị. volume khối lượng giá trị chỉ đo đếm được ở thị trường chính quy có đăng ký và định giá rõ ràng cho mỗi giá trị hợp đồng mà sản phẩm đấy được giao dịch ( tự tìm hiểu thêm vì tính giới hạn của bài viết). Volume khối lượng giá trị có ví dụ như: kỳ hạn thì có dầu thô, cafe, tiền mỗi loại, trái phiếu, Vàng, chỉ số ck phái sinh etc. Chứng khoán cơ sở cũng được đo đếm dưới dạng volume khối lượng giá trị, rồi đến nữa là thị trường options.
Còn Tick volume là đo và đếm số lượng lệnh giao dịch, thay vì khối lượng giá trị hợp đồng. Cái này là đối với spotfx, CFDs chẳng hạn.

Stop hunts và big boys là các khái niệm hù trẻ con và dành cho những người yếu bóng vía và bị ám ảnh vì lây nhiễm thông tin phát tán trên mạng.
Ở thị trường này đối tượng tham gia thị trường là các tập đoàn, quỹ, bank, chính phủ và cả nhiều dạng khác nữa và họ đều là tay to là big boys của thị trường. thị trường là sự đấu giá lên và đấu giá xuống, các phe mua và phe bán họ đấu nhau để bảo vệ vị thế tại mỗi thời điểm bối cảnh của thị trường. retail traders bám được phe nào lúc nào đúng hướng thì ăn, hôm nào sơ suất đặt nhầm ngựa thì toi. Quỹ, bank, chính phủ họ hết tiền họ quay được, retail traders hết tiền hết xoay và đợi mấy chú khác chuẩn bị vào nộp tiếp. Vậy nghề này chỉ có mỗi một việc duy nhất là làm sao đặt được đúng bên, đúng lúc và thoát ra đúng thời điểm. Đặt đúng bên nhầm thời điểm bị bay thì retails traders đổ cho bị big boys nó cắn, chứ không thấy ai nghĩ là do mình cứ lanh chanh chạy vào lúc mấy thằng tay to đánh nhau và bị nó sớt cho phát, mà có khi cũng bị cái phe mình đang theo nó sớt mà không biết Còn lý do retails traders thua tiền thì có cả tỷ lý do. ở Mỹ có cái gọi là ủy ban chứng khoán SEC có từ securities không phải là chứng khoán là sản phẩm an toàn, mà SEC được tạo ra để ngăn mấy ông retails không hiểu biết háu ăn tham gia, vì họ tham gia sẽ gây hại cho an ninh quốc gia, do vậy giao dịch chứng khoản cơ sở của Mỹ mà trader bị liệt vào mẫu dạng day trader= một tuần có 5 lệnh ném vào thị trường trở lên là day trader, thì tài khoản giao dịch tối thiểu 25K, tk xuống còn 24,999.00 USD nó freeze tk lại, bao giờ nạp đủ nó cho chơi tiếp. Vậy mấy retail trader có được 50K để mà giao dịch?
Sách bạn đọc là cái tốt, đọc đúng sách học đúng cách thì quãng đường đi nó rút ngắn lại. Sách thì nên đọc tiếng gốc của nó nếu hiểu được. còn không hiểu được thì cũng khó và nó càng hạn chế hơn. Tuy nhiên những cái đấy nó có giúp cho kỹ năng trading của bạn không thì mình không biết. Mình biết những day traders trên nhiều nước giao dịch cho các trading floors họ cũng chẳng có kiến thức gì nhiều, nhưng họ có kỹ năng và tố chất vẫn cứ kiếm được tiền. Vậy nên định vị mình trước là mình muốn thành cái gì. Là một trader ngày đơn giản thì nhiều kiến thức quá cũng chưa hẳn là đã hay.

Mình xin tạm dừng ở đây, vì mình đang rối rắm nhiều thứ... Kiến thức mình đọc đang lộn xộn lên, mình phải xâu chuỗi lại đã! Cám ơn bạn nhiều lắm!
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

AdBlock Detected

We get it, advertisements are annoying!

Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

Back
Bên trên