Nên rèn luyện tâm lý và quản lý vốn hay là tập trung tìm kiếm một phương pháp giao dịch tốt trước???

Nên rèn luyện tâm lý và quản lý vốn hay là tập trung tìm kiếm một phương pháp giao dịch tốt trước???

Nên rèn luyện tâm lý và quản lý vốn hay là tập trung tìm kiếm một phương pháp giao dịch tốt trước???

Phương Thúy

Editor
Trial mod
6,385
29,034
Thường thì trader chúng ta bước chân vào thị trường này, cái mà chúng ta được tiếp xúc sớm nhất và dễ dàng khiến cho chúng ta chìm đắm và mải mê tìm kiếm đó là " phương pháp giao dịch". Hầu như trader nào cũng từng trải qua suy nghĩ rằng, họ cần phải tìm kiếm một phương pháp tốt thì may ra lợi nhuận mới cải thiện được. Cho tới khi họ nhận thấy sự tồn tại của tâm lý, và quan trọng hơn đó là họ hiểu ra một điều rằng, tâm lý chiếm phần lớn sự thành bại của một giao dịch.

Có người cho rằng, tâm lý giao dịch và quản lý vốn nên được học đầu tiên chứ không phải là phương pháp giao dịch. Nhưng cũng có những người khác lại cho rằng, nên có được một phương pháp giao dịch tốt trước khi đi vào rèn luyện tâm lý và quản lý vốn. Và cũng có nhiều người cho rằng, cứ để tự nhiên, cứ tham gia giao dịch, đụng cái nào cần thì rèn cái đó.

tâm-lý-giao-dịch-traderviet.jpg

Ở trong bài viết này, mình sẽ không bàn luận đúng hay sai, mà chúng ta sẽ chỉ bàn luận về mối quan hệ giữa việc rèn luyện tâm lý và việc tìm kiếm một phương pháp giao dịch như thế nào thôi nhé. Dựa vào đó các bạn cũng sẽ tìm được đáp án cho riêng bản thân mình luôn nhé.

4 trụ cột chính của một trader thành công đó là: thứ nhất là cần phải có kiến thức vừa đủ phục vụ cho việc trading, thứ hai là phai có một phương pháp giao dịch phù hợp, thứ ba là phải có cách thức quản lý vốn tốt, và cuối cùng đó là phải có một tâm lý ổn định và biết giữ kỷ luật.

Nói vậy có nghĩa là, cả tâm lý, quản lý vốn và phương pháp giao dịch đều là những trụ cột quan trọng. Nhưng phương pháp giao dịch lại đến trước tâm lý và quản lý vốn. khỏi phải nói phương pháp giao dịch có sức hút như thế nào với trader. Tuy nhiên thì đa số trader mất một đọan thời gian để mải mê nghiên cứ nó với một ý tưởng bất diệt rằng, chỉ cần một phương pháp tốt thôi là họ có thể thoải mái kiếm tiền trong thị trường này rồi. Và thực sự thì việc nghiên cứu và vận hành một phương pháp nó cũng quá ư là hấp dẫn. Có người tìm được phương pháp như ý, có người thì cứ nghiên cứu hoài, có người thì từ giã cuộc chơi. Và hầu như họ đều nhận ra một điều rằng, phương pháp dù tốt đến mấy sẽ có lúc mất đi tính hiệu quả, thậm chí khiến cho họ có những tổn thất rất lớn. Đó cũng là lúc tâm ý và quản lý vồn mới bắt đầu trở nên quan trọng đối với họ. Và công cuộc học cách quản lý vốn và tâm lý mới bắt đầu.

tâm-lý-giao-dịch-traderviet-1.jpg

Chúng ta đặt ra một câu hỏi rằng, biết vậy ngay từ đầu học quản lý vốn và tâm lý trước là khỏe rồi, mai mốt vô vận hành một phương pháp sẽ không tốn nhiều thời gian, nhanh chóng ổn định sự nghiệp,...đúng không nào? Nhưng thực tế nó đâu đơn giản như vậy.

Một vấn đề lớn nhất của việc rèn luyện quản lý vốn và tâm lý đó là bạn cần phải trải qua những giai đoạn trong trading, trải qua các giai đoạn tâm lý và phải trải qua kiểu giao dịch không quản lý vốn thì sẽ như thế nào. Có vậy thì việc rèn luyện của bạn mới thật sự có tác dụng. Nếu bạn mới vô thị tường mà nhảy ngay vào việc rèn tâm lý và quản lý vốn thì giống như kiểu kêu bạn mô tả lại một người mà bạn chưa gặp bao giờ vậy. Nói đúng hơn đó là, có trải nghiệm qua, thì mới hiểu được quản lý vốn là gì, tâm lý là gì, và thực sự thấy được tầm quan trọng của nó trong trading, có như vậy bạn mới thực sự có ý thức và quyết tâm để thực hành rèn luyện đến nơi đến chốn được.

Nói vậy có nghĩa là, chúng ta cần tìm một phương pháp giao dịch tốt trước? Thật ra cũng không hẳn nhé. Bởi vì một phương pháp giao dịch thực sự phát huy tính hiệu quả khi và chỉ khi bạn có tâm lý giao dịch ổn định và có nguyên tắc quản lý vốn. Nếu bạn giao dịch một cách thiếu kỷ luật và lúc nào cũng bị cảm xúc ảnh hưởng, thì làm sao bạn chắc chắn phương pháp này là dởm chứ bởi vì bạn đang giao dịch hoàn toàn dựa trên ý tưởng của cá nhân bạn mà.

tâm-lý-giao-dịch-traderviet-2.jpg

Thật ra, cả phương pháp giao dịch và tâm lý, quản lý vốn đi liền với nhau. Ngay từ khi bạn bắt tay vào test một phương pháp giao dịch thì tâm lý giao dịch sẽ trỗi dậy. Nó vốn dĩ đã ở đó sẵn rồi, nên việc bạn giao dịch chỉ là chất xúc tác cho nó ngoi đầu lên mà thôi. Tâm lý cũng chính là một trong những yếu tố chính khiến bạn giao dịch thiếu kỷ luật và quản lý vốn.

Phương pháp muốn vận hành tốt thì cần có tâm lý ổn định, có kỹ năng quản lý vốn, Và ngược lại, muốn quản lý vốn hiệu quả và rèn tâm lý ổn định thì trước tiên phải có một phương pháp mà bạn tìn tưởng để vận hành trước đã. Chúng ta có thể làm điều này cùng một lúc, hoặc làm cái kia trước, rồi rèn cái kia sau, đều không thành vấn đề. Vấn đề là bạn cần phải hiểu được tầm quan trọng của việc đó, và với mục đích gì là được.

Hi vọng bài viết hữu ích với anh em trên diễn đàn nhé.
 

Giới thiệu sách Trading hay
Thấu hiểu Hành vi giá Thị trường Tài chính - Understanding Price Action

Là quyển sách hướng dẫn giao dịch Phương Pháp Price Action của Bob Volman, chỉ sử dụng duy nhất một đường MA và cấu trúc thị trường cùng hành vi giá để tìm kiếm lợi nhuận
trước tiên cần thực hiện thói quen ghi chép nhật ký giao dịch
bạn vào lệnh thoát lệnh thế nào lời lỗ bao nhiêu úng với từng khối lượng và diễn biến cảm xúc
hãy rút ra bài học chỉ dành cho bạn, chả ai dạy trade tốt hơn Ma Kẹt
và muốn học thuộc thì phải ghi bài
 
trước tiên cần thực hiện thói quen ghi chép nhật ký giao dịch
bạn vào lệnh thoát lệnh thế nào lời lỗ bao nhiêu úng với từng khối lượng và diễn biến cảm xúc
hãy rút ra bài học chỉ dành cho bạn, chả ai dạy trade tốt hơn Ma Kẹt
và muốn học thuộc thì phải ghi bài
Em đồng ý với bác
Ghi lại nhật ký giao dịch của bản thân cũng giống với cách mà người nhật sáng tạo ra nến để ghi lại lịch sử của thị trường vậy.Nhờ nến mà mình có lợi thế phân tích thị trường.Nhờ lịch sử giao dịch mình có thể phân tích được bản thân .
 
theo mình nên có pp, chiến lược quản lý vốn trước, khi đó sống sót được rồi thì sẽ có thêm tâm lý, tâm lý là cái khó nhất vì nó quản lý cảm xúc , niềm tin
 
Tóm lại là con gà có trước hay quả trứng có trước?
Nói chung, trader cứ tự tách PP giao dịch và quản lý vốn/tâm lý ra, nhưng thực tế là 1 PP giao dịch đầy đủ bao gồm toàn bộ. Gọi là đồng thời rèn luyện. Không có trước với sau.
 
Theo mình thì cái đầu tiên cần phải có vẫn phải là phương pháp giao dịch trước ( chưa cần phải là tốt nhất , nhưng phải là căn bản nhất ). Vì như thế mới xác định được điểm lời lỗ mà quản lý vốn. Nếu k có phương pháp giao dịch thì quản lý kiểu gì được nhỉ.

Sau phương pháp giao dịch , là 1 chiến lược quản lý vốn , đi tiền như thế nào , chốt lời lỗ như thế nào.
Đi kèm chiến lược quản lý vốn là phải có nhật ký giao dịch đi cùng.

Tâm lý giao dịch thì phải rèn luyện song song trong quá trình trading. Vì cứ thử trade tk 100$ với tk 100k$ thì sẽ thấy tâm lý nó thay đổi như thế nào. Cái này mình nghĩ phải rèn luyện hằng ngày. Chứ k thể 1 sớm 1 chiều , đọc mấy cuốn sách là xong đâu.


3 bước trên cũng là việc hằng ngày của 1 trader cần phải làm.
1. Check chart ->phương pháp giao dịch
2. Xác định Volum , entry point- stoploss- take profit -> quản lý vốn
3. Đã vào lệnh xong thì để market nó chạy -> tâm lý giao dịch.
 
Phương pháp của tớ chỉ có điểm vào lệnh, điểm ra lệnh chứ không có tính trước được R:R, như vậy có được coi là phương pháp không nhỉ :(
 
trước tiên cần thực hiện thói quen ghi chép nhật ký giao dịch
bạn vào lệnh thoát lệnh thế nào lời lỗ bao nhiêu úng với từng khối lượng và diễn biến cảm xúc
hãy rút ra bài học chỉ dành cho bạn, chả ai dạy trade tốt hơn Ma Kẹt
và muốn học thuộc thì phải ghi bài
Em đồng ý với bác
Ghi lại nhật ký giao dịch của bản thân cũng giống với cách mà người nhật sáng tạo ra nến để ghi lại lịch sử của thị trường vậy.Nhờ nến mà mình có lợi thế phân tích thị trường.Nhờ lịch sử giao dịch mình có thể phân tích được bản thân .
chuẩn nè :D:D
 
Miễn trade có lời là được ròi nè anh :)
Thời điểm này thì vẫn lỗ :)) Có điều giờ đã không còn ôm phương pháp R:R nữa rồi (trước ôm pp với R:R lỗ vỡ mẹt :((). Vì nhận ra một điều, anh không thể dự đoán được bước tiếp theo của thị trường sẽ đi hướng nào và đi tới đâu, anh chỉ có thể đi theo thị trường mà thôi, nó lên, anh đi theo, nó xuống, anh thoát ra :)) và ngược lại :D
 
Thời điểm này thì vẫn lỗ :)) Có điều giờ đã không còn ôm phương pháp R:R nữa rồi (trước ôm pp với R:R lỗ vỡ mẹt :((). Vì nhận ra một điều, anh không thể dự đoán được bước tiếp theo của thị trường sẽ đi hướng nào và đi tới đâu, anh chỉ có thể đi theo thị trường mà thôi, nó lên, anh đi theo, nó xuống, anh thoát ra :)) và ngược lại :D
Tỷ lệ RR còn tùy phương pháp nè anh. Phương pháp chỉ cho tỷ lệ RR 1:1 mà ta cứ đòi 1:2 thì ko được. Nên quan trọng nhất vẫn là phải hiểu được nguyên tắc của phương pháp mình trade, nếu tăng tỷ lệ RR lên được thì tốt, còn không thì cũng chả vấn đề gì nếu anh ổn với cách trade hiện tại á :D
 
vấn đề là tỷ lệ người thành công bền vững là bao nhiêu có phải thị trương với những người nghiệp dư chỉ là bánh vẽ và tất cả nhưng cái ta đang bàn luận chỉ là thứ đồ uống gây ảo tưởng ?
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 522 Xem / 45 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 271 Xem / 2 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 621 Xem / 12 Trả lời
  • forex_vn trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,754 Xem / 14 Trả lời
  • phaisinh trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 87 Xem / 1 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên