Sự thật về việc giao dịch trên khung thời gian Daily, mà không ai nói cho trader chúng ta biết!

Sự thật về việc giao dịch trên khung thời gian Daily, mà không ai nói cho trader chúng ta biết!

Sự thật về việc giao dịch trên khung thời gian Daily, mà không ai nói cho trader chúng ta biết!

Phương Thúy

Editor
Trial mod
6,337
28,935
Khung D1 là khung thời gian khá nhàm chán, bởi vì hành động giá chậm và trader cần sự kiên nhẫn, vì cơ hội sẽ vừa ít mà lại còn phải chờ đợi lâu. Nhưng khung thời gian D1 lại là lựa chọn của rất nhiều trader đặc biệt là nếu bạn muốn giao dịch như trader full-time.

Sự thật về khung thời gian Daily


Sự thật thì khung Daily mang đến cho bạn nhiều lợi ích mà bạn không tìm thấy ở khung thời gian thấp.

1. Thời gian giao dịch thoải mái hơn và có nhiều thời gian hơn để quyết định giao dịch

Ở khung thời gian thấp như M5 chẳng hạn, những quyết định giao dịch thường đến trong một khoảng thời gian ngắn. Vì ít thời gian để suy nghĩ hơn nên bạn dễ mắc sai lầm hơn là điều dễ hiểu.

Ở khung thời gian D1 thì ngược lại, bạn có nhiều thời gian hơn để lên kế hoạch giao dịch và quyết định chọn lựa tín hiệu đẹp để tham gia thị trường, như vậy cũng giúp cho bạn ít mắc sai lầm hơn.
Đặc biệt là tâm lý giao dịch sẽ thoải mái hơn và kết quả giao dịch cũng sẽ từ từ được bạn cải thiện.

2. Sự kiện tin tức không quá ảnh hưởng
Giao dịch trên khung thời gian thấp thì các sự kiện là cả một vấn đề. Khung thời gian thấp, nến biến động sẽ có biên độ nhỏ hơn, vậy nên tin tức sẽ rất ảnh hưởng đến lệnh giao dịch của bạn.

Dưới đây, một ví dụ: NFP trên khung M5 EURUSD:

1.-EURUSD-NFP-5-Min-1024x452.png


Tin tức công bố sẽ khiến giá di chuyển một cách bất thường, và khả năng cao bạn sẽ bị dính SL chỉ vì bạn không để ý đến tin tức.

Nhưng khung D1 thì lại khác, tin tức hầu như không quá ảnh hưởng, cho dù có thì bạn cũng đủ thời gian để giải quyết vấn đề.

Dưới đây là một ví dụ: NFP trên khung D1 EURUSD:

2.-EURUSD-NFP-Daily-1024x452.png


Bạn có thể thấy tin NFP chỉ là một nến nhỏ trên khung D1, nên nó không quá ảnh hưởng đến chiến lược giao dịch của chúng ta.

3. Bạn có nhiều thời gian rảnh hơn

Khung D1 tức là giá chạy 1 ngày trời mới hình thành một cây nến. Vì vậy, bạn không cần phải liên tục theo dõi thị trường vì bạn sẽ không làm gì cho đến khi thị trường hình thành tín hiệu mà bạn mong muốn.

4. Bạn có khiến tài khoản của bạn lớn dần nhờ lãi suất kép

Giả sử như bạn đã có được chút thành quả trong trading, và bạn kiếm được trung bình 20% một năm với số tiền ban đầu là 5.000$ và bạn tăng vốn 5000$ vào tài khoản mỗi năm.
Sau 20 năm, nó sẽ có giá trị 1,311,816$. Như bảng tính dưới đây:

Compounding-effect.png

5. Tập trung vào quá trình để trở thành một trader có lợi nhuận

Rất nhiều trader giao dịch toàn thời gian nhưng không thành công. Nếu phương pháp giao dịch ổn thì quản lý vốn và tâm lý lại không tốt, nếu quản lý vốn tốt thì lại gặp phương pháp không ổn,…rất nhiều nguyên do khiến trader mãi không khá lên được.

Thêm vào đó, tâm lý sợ thua lỗ, không chấp nhận là mình đã sai liên tục cản đường trader, nhưng trong hầu như các giai đoạn, trader lại không mảy may quan tâm đến việc thay đổi tư duy đó.

Giao dịch khung thời gian thấp sẽ khiến bạn bạn dễ sa đà vào việc giao dịch, và dễ rơi vào tâm lý. Mà quên mất việc tập trung vào những gì cần thiết để giao dịch thành công. Trong khi giao dịch ở khung thời gian lớn, bạn gần như có thời gian để bình ổn tâm lý, biết thêm kiến thức và học được nhiều thứ hỗ trợ cho quá trình giao dịch.

6. Tỷ lệ giao dịch có lợi cho bạn

Trader thường ít chú ý đến phí giao dịch. Như ví dụ dưới đây về việc giao dịch trên khung thời gian thấp.

Bạn có tài khoản 10.000 đô la. Chi phí giao dịch là 10$ mỗi giao dịch. Bạn đặt 500 giao dịch mỗi năm. Điều đó có nghĩa là bạn cần kiếm được 5000$ để về được điểm hòa vốn.

Vậy còn khung thời gian D1 thì sao?

Với tài khoản 10000$, chi phí giao dịch là 10$ mỗi giao dịch, bạn đặt 50 giao dịch mỗi năm. Như vậy bạn chỉ cần kiếm được 5% đề về mức hòa vốn. Đây là một sự khác biệt lớn. Bạn có thể thấy phí giao dịch nó khủng khiếp như thế nào.

Còn tiếp......

Phần này mình tạm ngưng tại đây. Phần tới là phần nội dung hấp dẫn, vì chúng ta sẽ bàn tới khung D1 thích hợp với trader nào và chiến lược giao dịch cho khung D1 là những chiến lược nào. Hi vọng mọi người ủng hộ nhé <3<3<3

Trích nguồn: Tradingwithrayner
 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp Mới Để Giao Dịch Kiếm Sống

Quyển sách của Tiến sỹ Alexander Elder đề cập đến những vấn đề cơ bản và cần thiết nhất với các trader. Sách được đánh giá rất cao trên toàn cầu
Đúng là nếu giao dịch thường xuyên thì phí giao dịch nó không hề nhỏ chút nào, có khi nó lại giống lổ mọt làm đắm thuyền, còn nếu là thị trường crypto thì gần như các sàn đều dùng bot, phần mềm để nuốt dần số coin của những người bị sa đà vào giao dịch thường xuyên
 
Đúng là nếu giao dịch thường xuyên thì phí giao dịch nó không hề nhỏ chút nào, có khi nó lại giống lổ mọt làm đắm thuyền, còn nếu là thị trường crypto thì gần như các sàn đều dùng bot, phần mềm để nuốt dần số coin của những người bị sa đà vào giao dịch thường xuyên
Cụ bế quan trăm năm trên Võ Đang thì cứ chart tuần chart tháng mà phang cụ ạ :D
 
mình đánh song hành chứng khoán và forex.
Chứng khoán mình đánh dài hạn 3 tháng - 6 tháng
Forex mình đánh khung H4-D1 => nghía H1 để tìm điểm vào.
lâu lâu hứng chí thì scalp nhẹ M5 - M15 => $50/ ngày
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • captainfx trong Chuyện bên lề 647 Xem / 1 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 155 Xem / 6 Trả lời
  • TraderLC trong Hội Trader giao dịch Quỹ 2,226 Xem / 32 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 271 Xem / 12 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên