Góc kinh tế học: Người giàu ở nước nghèo và người nghèo ở nước giàu - ai giàu hơn?

Góc kinh tế học: Người giàu ở nước nghèo và người nghèo ở nước giàu - ai giàu hơn?

Góc kinh tế học: Người giàu ở nước nghèo và người nghèo ở nước giàu - ai giàu hơn?

TraderViet News

Editor
Trial mod
6,443
34,772
Bạn muốn làm người giàu ở nước nghèo hay làm người nghèo ở nước giàu?

Bạn muốn làm người giàu ở nước nghèo hay làm người nghèo ở nước giàu? Câu hỏi thường gợi sự tranh luận sôi nổi và hầu như không có hồi kết. Nhưng chúng ta có thể thêm một vài giả định vào câu hỏi, khi đó, ta sẽ có câu trả lời.

Chúng ta hãy thu hẹp trọng tâm vào thu nhập, và giả định rằng, mọi người chỉ quan tâm đến lợi ích của chính họ (coi nhẹ sự bất bình đẳng và các điều kiện xã hội khác).

Những người giàu có và những người nghèo được tính là những người nằm trong 5% dân số thu nhập cao nhất và 5% dân số thu nhập thấp nhất.

Ở một nước giàu điển hình, 5% dân số nghèo nhất nhận được khoảng 1% thu nhập quốc dân. Dữ liệu đối với các nước nghèo rất ít, nhưng thường 5% người giàu nhất ở nước nghèo sở hữu 25% thu nhập quốc dân.

7.jpg

Ở một quốc gia nghèo điển hình (như Liberia hoặc Nigeria), thu nhập bình quân đầu người khoảng 1.000 USD, ở một quốc gia giàu có điển hình (như Thụy Sĩ hoặc Na Uy) là 65.000 USD. Các con số đã được điều chỉnh ngang giá sức mua.

Bây giờ, chúng ta có thể tính toán rằng một người giàu ở một quốc gia nghèo có thu nhập 5.000 USD (1.000 USD x 25% : 5%) trong khi một người nghèo ở một quốc gia giàu có kiếm được 13.000 đô la (65.000 USD x 1% : 5%). Vậy đo lường bằng mức sống vật chất, người nghèo ở nước giàu sẽ giàu hơn gấp đôi người giàu ở nước nghèo.

So sánh này nhấn mạnh sự chênh lệch thu nhập giữa các quốc gia, liên quan đến sự bất bình đẳng giữa các quốc gia.

Vào buổi bình minh của tăng trưởng kinh tế hiện đại, trước Cách mạng Công nghiệp xảy ra, bất bình đẳng dường như chỉ tồn tại trong mỗi quốc gia. Khoảng cách thu nhập giữa châu Âu và các khu vực nghèo hơn trên thế giới là rất nhỏ. Nhưng khi phương Tây phát triển vào thế kỷ XIX, nền kinh tế thế giới đã trải qua một sự phân kỳ lớn, khiến khoảng cách thu nhập giữa các nước giàu và nghèo mở rộng nhanh chóng.

Từ cuối những năm 1980 trở đi, có hai xu hướng đóng vai trò thay đổi bức tranh này. Xu hướng thứ nhất, là nhiều quốc gia kém phát triển bắt đầu tăng trưởng kinh tế nhanh hơn nhiều so với các nước giàu trên thế giới. Lần đầu tiên trong lịch sử, cư dân ở các nước đang phát triển điển hình ngày càng giàu hơn với tốc độ nhanh hơn.

Thứ hai, sự bất bình đẳng bắt đầu gia tăng ở nhiều nền kinh tế tiên tiến, đặc biệt là những nước có thị trường tự do, ít được điều tiết. Sự gia tăng bất bình đẳng ở Hoa Kỳ đã trở nên rõ rệt đến mức người nghèo ở Mỹ không giàu hơn người giàu ở các nước nghèo là bao (trái ngược với bài toán trên).

8.jpg

Trong một bài báo chưa được công bố dựa trên dữ liệu từ Cơ sở dữ liệu bất bình đẳng thế giới , Lucas Chelon của Trường Kinh tế Paris ước tính rằng, có đến 3/4 sự bất bình đẳng toàn cầu hiện nay là bất bình đẳng trong một đất nước.

Trong một thời gian dài, các nhà kinh tế đã cho rằng cách hiệu quả nhất để giảm chênh lệch thu nhập toàn cầu sẽ là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở các nước thu nhập thấp. Và học cũng cho rằng cách tốt nhất để tăng thu nhập ở phần còn lại của thế giới là cho phép một lượng lớn lao động từ các nước nghèo gia nhập thị trường lao động của các nước giàu.

Nhưng có lẽ điều cần làm là giảm bất bình đẳng trong chính các quốc gia.

Tác giả: Dani Rodrik, Giáo sư Kinh tế Chính trị Quốc tế tại Trường Chính phủ John F. Kennedy của Đại học Harvard, là tác giả của cuốn sách "Cuộc nói chuyện thẳng thắn về thương mại: Ý tưởng cho nền kinh tế thế giới lành mạnh".

Nguồn: Trithuctre, Project Syndicate
 

Giới thiệu sách Trading hay
Nhật Ký Giao Dịch Thực Chiến của Phù Thủy Thị trường Tài Chính

Sách chia sẻ 05 tháng giao dịch thực tế trên thị trường tài chính, sử dụng Price Action và Mô hình Biểu đồ của Phù thủy trader Peter Brandt, người có gần 50 năm kinh nghiệm trading và đạt lợi nhuận bình quân 68% lợi nhuận mỗi năm
Nếu đo mức sống vật chất, so sánh trên chỉ nói đến lượng thu nhập nhưng chưa nói đến chi tiêu. Người giàu ở nước nghèo, kém phát triển hơn, ví dụ như mình, ra đường vẫn hít chung bầu không khí ô nhiễm top thế giới, đi đường vẫn không tránh khỏi ách tắc, ổ trâu ổ gà, không tránh khỏi thực phẩm kém chất lượng, ...
 
Bài toán mới chỉ gói gọn trong phạm vi hẹp là thu nhập, thử thêm vào các yếu tố lợi ích vô hình khác.
1. Người giàu ở nước nghèo không có môi trường giáo dục tốt cho con cái. Điển hình như các trường quốc tế ở VN hiện tại học phí 10- 30 tr/ tháng nhưng vẫn thua các trường công miễn phí ở các nước giàu.
2. Y tế sức khỏe đắt đỏ nhưng trình độ chưa cao, dịch vụ không tốt nếu so với các nước giàu ( đang so sánh với dịch vụ đắt tiền dành cho người giàu nhé). Thuốc men vừa đắt vừa ko đảm bảo, thuốc giả tràn lan.
3. Môi trường ô nhiễm, thực phẩm ko kiểm soát dẫn đến bệnh tật nhiều. Nhiều nhà giàu toàn mua hoa quả, thực phẩm ngoại nhập về ăn khiến chi phí cuộc sống đắt đỏ gấp nhiều lần bên nước ngoài.
4. Nước nghèo ít các công trình vui chơi giải trí miễn phí như công viên, khu vui chơi... nên muốn giải trí cũng phải bỏ tiền khá đắt đỏ.
5. Môi trường xã hội ko lành mạnh, thiếu an toàn. Dẫn đến việc nhiều người dễ sa ngã vào các tật xấu như rượu chè cờ bạc bóng bánh, đa cấp, gia đình lục đục hay con cái hư hỏng.
Ngoài ra còn có nhiều rủi ro kiểu: ra đường va chạm tí bị vác dao chém, trời mưa bị cây đổ điện giật chết.....
6. Nhà giàu VN thì thường làm kinh doanh hay gì đó dính đến chính quyền thì sẽ hay bị chọc ngoáy, vòi tiền.
Nói chung ngoài chuyện thu nhập thì còn nhiều lợi ích khiến cho người giàu ở nước nghèo cũng ko thật sự dễ chịu thoải mái.
 
Bài toán mới chỉ gói gọn trong phạm vi hẹp là thu nhập, thử thêm vào các yếu tố lợi ích vô hình khác.
1. Người giàu ở nước nghèo không có môi trường giáo dục tốt cho con cái. Điển hình như các trường quốc tế ở VN hiện tại học phí 10- 30 tr/ tháng nhưng vẫn thua các trường công miễn phí ở các nước giàu.
2. Y tế sức khỏe đắt đỏ nhưng trình độ chưa cao, dịch vụ không tốt nếu so với các nước giàu ( đang so sánh với dịch vụ đắt tiền dành cho người giàu nhé). Thuốc men vừa đắt vừa ko đảm bảo, thuốc giả tràn lan.
3. Môi trường ô nhiễm, thực phẩm ko kiểm soát dẫn đến bệnh tật nhiều. Nhiều nhà giàu toàn mua hoa quả, thực phẩm ngoại nhập về ăn khiến chi phí cuộc sống đắt đỏ gấp nhiều lần bên nước ngoài.
4. Nước nghèo ít các công trình vui chơi giải trí miễn phí như công viên, khu vui chơi... nên muốn giải trí cũng phải bỏ tiền khá đắt đỏ.
5. Môi trường xã hội ko lành mạnh, thiếu an toàn. Dẫn đến việc nhiều người dễ sa ngã vào các tật xấu như rượu chè cờ bạc bóng bánh, đa cấp, gia đình lục đục hay con cái hư hỏng.
Ngoài ra còn có nhiều rủi ro kiểu: ra đường va chạm tí bị vác dao chém, trời mưa bị cây đổ điện giật chết.....
6. Nhà giàu VN thì thường làm kinh doanh hay gì đó dính đến chính quyền thì sẽ hay bị chọc ngoáy, vòi tiền.
Nói chung ngoài chuyện thu nhập thì còn nhiều lợi ích khiến cho người giàu ở nước nghèo cũng ko thật sự dễ chịu thoải mái.
Người giàu ở nước nghèo thì không thật sự thoải mái, nhưng còn hơn người nghèo ở nước nghèo... nó quá là khốn nạn bác ơi!
 
nhg người giàu tại nước nghèo ... rất thích có thẻ xanh, hộ chiếu châu âu ..... vì ở bển chất lượng sống tốt hơn.
 
các bác đã từng sống ở một nước giàu chưa? sống chứ không phải du lịch nhé
 
Các bác ngồi 1 chỗ, chém 1 chỗ dẫn đến chả đúng chút nào.
1.Người nghèo thì có ở nước nào đi chăng nữa cũng đều khổ (khổ cả vật chất lẫn tinh thần bất an)
2. Người giàu thì ở nước nào đi chăng nữa cũng vẫn sướng vì họ có vật chất dẫn đến tinh thần thoải mái.
3. Chất lượng cuộc sống thì đó chỉ là cái người ta đem ra để ngụy biện thôi.

Muốn sống ở nước nào thì sống, hãy cố gắng để thu nhập của mình ko rơi vào khung “hộ nghèo” là được. Vì ngửa tay xin đồng chợ cấp cho người nghèo thì có ở đâu chăng nữa trong thâm tâm vẫn thấy nhục.

Tôi sống 27 năm ở VN, 13 năm ở Nhật và bây giờ vẫn đang ở Nhật nên mạo muội phát biểu như vậy.
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 938 Xem / 61 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 246 Xem / 22 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 214 Xem / 9 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên