5 chiến lược Pullback để bắt đỉnh đáy con sóng hồi trong Price Action - Phần 1

5 chiến lược Pullback để bắt đỉnh đáy con sóng hồi trong Price Action - Phần 1

5 chiến lược Pullback để bắt đỉnh đáy con sóng hồi trong Price Action - Phần 1

Nhật Hoài

Active Member
9,520
59,508
Pullback - vào lệnh tại điểm cuối con sóng hồi, là 1 phong cách giao dịch cực kỳ phổ biến trong giới Price Action trader. Bài này Hoài chia sẻ 5 chiến lược Pullback để bắt đỉnh đáy con sóng hồi trong Price Action, thực sự rất mạnh mẽ.

Bài này Hoài chỉ 2 chiến lược thôi nhé, còn 3 cái nữa sẽ có trong bài sau. Anh em ĐỂ LẠI COMMENT để Hoài tag vào bài sau nhé.

5 chiến lược Pullback - Pullback là gì?


Pullback là các con sóng hồi lại, hoặc hồi quy, đi ngược xu hướng chủ đạo của thị trường. Nếu thị trường có xu hướng tăng thì Pullback chính là các con sóng giảm đi ngược xu hướng đó, hồi lại để tạo đà cho con sóng đẩy tiếp theo. Ngược lại trong xu hướng giảm, Pullback là các con sóng tăng hồi lên ngược xu hướng.

pullback-traderviet1.png


Pullback cũng có thể là lần hồi lại của thị trường sau khi phá vỡ 1 hỗ trợ kháng cự, hoặc 1 mô hình tích luỹ, để tiếp tục xu hướng phá vỡ. Đây chính là Breakout Pullback.

Như vậy điểm kết thúc của con sóng Pullback là vị trí đẹp nhất để vào lệnh, vì ta có khoản lợi nhuận tiềm năng là toàn bộ con sóng đẩy thuận xu hướng sau đó. Người ta hay nói bắt đỉnh đáy thuận xu hướng tức là bắt đỉnh đáy các con sóng Pullback này đây.

5 chiến lược Pullback - 1: Breakout Pullback


Breakout Pullback - nghe không nhầm đâu anh em, nó thường xuất hiện tại các điểm xoay chiều quan trọng, hoặc khi giá phá vỡ ra khỏi 1 mô hình tích luỹ. Vai đầu vai, tam giác, nêm, vv. sẽ dẫn tới 1 cú breakout, cú hồi lại sau đó chính là breakout Pullback.

pullback-traderviet5.png


Với các breakout Pullback, ta có 2 cách vào lệnh chính:

1, Dành cho các Aggressive Trader (ưa thích rủi ro): vào lệnh ngay tại lần retest đầu tiên sau khi breakout. Đường ngang 1 là vị trí vào lệnh theo cách này. Có vài điểm cần lưu ý khi chọn chiến lược này:

pullback-traderviet4.png

  • Anh em có thể vào lệnh ngay tại vị trí đẹp nhất có thể vì đây có thể là điểm kết thúc của con sóng Pullback, bắt đầu con sóng đẩy đầu tiên;
  • Tỷ lệ risk:reward là hấp dẫn nhất, vì dừng lỗ có thể được đặt rất chặt;
  • Điểm yếu là anh em đang vào lệnh khi giá chỉ mới tạo 1 đáy thấp hơn đầu tiên, tức xu hướng giảm chỉ mới manh nha hình thành và chưa được xác nhận. Như vậy tỷ lệ thắng sẽ không được cao;
  • Tuy nhiên tỷ lệ lời lỗ hấp dẫn là thứ bù lại tỷ lệ thắng.
2, Dành cho các Conservative Trader (ưa thích an toàn): chờ giá phá vỡ đáy mới rồi vào lệnh tại lần Pullback sau đó, tại vị trí số 2. Tức ở cách này ta chỉ vào lệnh khi 1 đáy thấp hơn nữa xuất hiện, xác nhận cấu trúc giảm giá. Vào lệnh kiểu này là vào lệnh thuận theo động lực giá, khá an toàn. Tuy nhiên cơ bản ta đã vào trễ hơn bình thường và sẽ có tỷ lệ lời lỗ không được hấp dẫn.

5 chiến lược Pullback - 2: Pullback kiểu bậc thang


Pullback kiểu bậc thang là 1 dạng cấu trúc thị trường xuất hiện rất nhiều, trên rất nhiều cặp tiền và hàng hoá khác nhau. Nó là 1 cách di chuyển rất tự nhiên của giá thể hiện các sóng đẩy-sóng điều chỉnh rõ ràng.

pullback-traderviet3.png


Pullback kiểu bậc thang là khi giá phá vỡ 1 hỗ trợ/ kháng cự, nó quay trở lại retest hỗ trợ/ kháng cự đó rồi tiếp tục xu hướng chính.

Pullback kiểu bậc thang là các cơ hội vào lệnh thuận xu hướng tuyệt vời nếu anh em đã lỡ cú breakout Pullback, xuất hiện tại các điểm đảo chiều quan trọng. Xu hướng có thể tiếp diễn rất lâu sau các breakout Pullback.

pullback-traderviet2.png


Bên cạnh đó, Pullback kiểu bậc thang có thể dùng để nhồi lệnh, vì hành động phá vỡ hỗ trợ/ kháng cự rồi sau đó retest chính là dấu hiệu lớn nhất của 1 xu hướng đang tiếp diễn, rất thích hợp để nhồi lệnh thuận xu hướng và tăng lợi nhuận tiềm năng kiếm được. Mỗi khi 1 bậc thang hoàn tất (giá phá vỡ đỉnh đáy trước đó và quay lại retest), ta nhồi thêm 1 vị thế mới (với khối lượng nhỏ hơn vị thế đầu), và dời stop loss của các lệnh trước đó lên vị trí stop loss của lệnh nhồi mới nhất.

Trên đây là 2 chiến lược Pullback, còn 3 cái nữa là tuyệt chiêu hay không kém. Anh em ĐỂ LẠI COMMENT để được tag vào bài sau nhé. Nhớ thả tim nữa, xin cảm ơn !!!

Nguồn tradeciety
 

Giới thiệu sách Trading hay
Thực Hành Phân tích Fibonacci

Tác giả sách là cựu trader quản lý quỹ kiêm học giả CMT. Sách đoạt giải và được xuất bản bởi Bloomberg Press. Sách khái quát từ cơ bản đến chuyên sâu về FIbonacci Trading
Quá hữu ích thực chiến, cảm ơn Nhật Hoài. Chỉ có thắc mắc nhỏ là nên vẽ đường hỗ trợ kháng cự ngay tai giá đóng cửa mở cửa hay tại đỉnh của râu nến
 
Quá hữu ích thực chiến, cảm ơn Nhật Hoài. Chỉ có thắc mắc nhỏ là nên vẽ đường hỗ trợ kháng cự ngay tai giá đóng cửa mở cửa hay tại đỉnh của râu nến
vẻ cả hai luôn nhé bác, nó sẻ tạo thành một vùng quanh đó chứ ko nhất thiết là một đường cố định. Quan trọng là khi giá đi vào vùng đó, hành động của giá thể hiện như thế nào để bác ra quyết định. Ví dụ khi giá đi vào vùng hổ trợ, bác nhìn thấy giá đi xuống với lực yếu xùi tạo thành doji, hoặc có thế thấy một lực mua mạnh từ dưới lên tạo thành Pin bar, thì bác bay vào Buy, chém nó, chém nó ngay. Đôi khi chém nó chết nhưng đôi khi nó cũng quay ngược lại chém mình, mà thấy nó chém mình mạnh quá thì bỏ chạy bằng stoploss, chứ ko để mất máu nhiều nhé bác kaka
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Hệ thống giao dịch - Trading system 37,485 Xem / 18 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,555 Xem / 94 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 366 Xem / 29 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 340 Xem / 18 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên