Vận dụng các chỉ báo dải băng để tăng xác suất thắng trading

Vận dụng các chỉ báo dải băng để tăng xác suất thắng trading

Vận dụng các chỉ báo dải băng để tăng xác suất thắng trading

Nhật Hoài

Active Member
9,520
59,508
Các chỉ báo dải băng là các công cụ vô cùng hữu hiệu, chúng giúp anh em đo lường độ biến động, xác định xu hướng, tìm ra các vùng buy sell tiềm năng, thậm chí xác định tình trạng quá độ của thị trường. Bài này tổng hợp các chỉ báo dải băng theo từng điểm mạnh để anh em tăng xác suất thắng trong trading.

Họ hàng chỉ báo dải băng có Bollinger bands, Keltner channel và Moving average envelopes. Mỗi con đều có điểm mạnh của riêng nó.

Chỉ báo dải băng - Bollinger Bands


Bollinger Bands là con hàng quá quen thuộc với anh em rồi. Nó được tạo ra bởi John Bollinger và gồm 3 đường: 1 đường MA nằm giữa, 2 đường dải trên và dưới cách 2 độ lệch chuẩn so với đường giữa.

Bollinger Bands có các công dụng sau, xem hình theo thứ tự:

1, Đo lường độ biến động và dự báo các cú breakout của thị trường: khi dải băng co hẹp, thị trường đang tích luỹ chuẩn bị cho 1 cú breakout, khi market phá vỡ và có biến động mạnh, dải băng mở rộng ra;

chi-bao-dai-bang-traderviet1.png


2, Dải băng trên và dưới đóng vai trò như các hỗ trợ kháng cự động, đánh dấu các vùng quá mua/quá bán của thị trường: khi giá chạm dải trên, market có khả năng bị quá mua và sẽ hồi lại; ngược lại khi giá chạm dải dưới, market bị quá bán và khó có thể giảm sâu hơn nữa;

3, Các trường hợp giá đóng cửa trên dải băng trên (hoặc dưới dải băng dưới) cho thấy market đang có động lực tăng (hoặc giảm) rất mạnh mẽ. Khi đó ta kỳ vọng thị trường sẽ tiếp tục tăng (hoặc giảm) theo xu hướng chủ đạo;

chi-bao-dai-bang-traderviet6.png


4, Đường giữa là vị trí vào lệnh thuận xu hướng rất tự nhiên và có xác suất cao.

Ngoài ra, anh em có thể coi dải băng trên là các vùng chốt lời tốt khi vào lệnh buy trong xu hướng tăng, ngược lại với dải dưới.

Chỉ báo dải băng - Keltner Channel


Keltner Channel cũng là con hàng rất tuyệt trong họ dồi trường. Nó có các công dụng khá giống Bollinger Band tuy nhiên ổn định hơn do loại bỏ đi hiệu ứng co thắt khi thị trường tích luỹ hoặc biến động.

Thay vì sử dụng độ lệch chuẩn làm thông số chia tách 2 dải trên và dưới so với dải giữa, Keltner Channel sử dụng ATR. Đặc tính này làm cho nó có thêm 1 công dụng rất tuyệt vời - trailing stop.

Dưới đây là các tuyệt chiêu anh em có thể xài khi sử dụng Keltner Channel. Xem hình minh hoạ theo thứ tự luôn nhé:

chi-bao-dai-bang-traderviet5.png


1, Đánh giá tình trạng quá mua/quá bán: khi giá đóng cửa phía trên của dải trên, market đã bị quá mua và khó có thể tăng hơn được nữa, có xu hướng hồi lại đường giữa. Khi giá đóng cửa dưới đường dưới, market bị quá bán và có xu hướng hồi lên đường giữa.

2, Đường giữa là vị trí vào lệnh tốt thuận xu hướng. Cơ bản nó cũng là 1 đường EMA. Để ý các lần giá retest đường giữa là các vị trí buy sell rất đẹp.

chi-bao-dai-bang-traderviet4.png


3, Trailing stop: đây là điểm khác so với Bollinger Bands đây anh em. Do KC sử dụng ATR để tính ra 2 đường trên dưới, nên cơ bản 2 dải trên dưới này là các đường để trailing stop rất tuyệt vời, và chúng nằm vượt ra so với biến động thông thường của market.

Trong xu hướng tăng, có thể trailing stop bằng đường dưới của KC, khi giá chạm đường dưới là lúc thoát lệnh buy. Ngược lại trong xu hướng giảm, khi giá chạm đường trên KC là lúc thoát lệnh sell.

Với ATR đủ lớn, ví dụ 3ATR, dải trên và dưới của KC có thể dùng làm tín hiệu buy sell ngược xu hướng rất tốt:

chi-bao-dai-bang-traderviet3.png


Chỉ báo dải băng - Moving Average Envelopes


MA Envelope là 1 thành viên nữa của họ hàng dải băng, được tạo thành từ 1 đường MA chính giữa và sử dụng % thông thường để chia tách 2 đường trên dưới.

Công dụng của MA Envelope rất khác so với 2 đàn anh bên trên: ta chủ yếu xài 2 dải băng của MA Envelope để tìm các cơ hội vào lệnh breakout:

chi-bao-dai-bang-traderviet2.png


Trong chart trên MA envelope có đường giữa mà Ma 20, cách 2 đường trên dưới 0.5% - thông số rất tốt để đánh breakout. Khi giá breakout lên dải trên, ta sẽ buy; khi giá breakout xuống dải dưới, ta sẽ sell. Lưu ý các lần giá đóng cửa trên dải trên (hoặc dưới dải dưới) thông thường sẽ không được coi là breakout. Giá phải phá lên (hoặc phá xuống) bằng 1 nến tăng (giảm) mạnh mẽ, mới được tính là 1 lần breakout.

Trên đây là tổng hợp các chỉ báo dải băng, anh em thấy hay thì THẢ TIM và COMMENT cảm ơn người viết nhé. Đừng xem chùa, Xin Cảm Ơn !!!

Nguồn forexlive
 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp Wyckoff Hiện Đại - Kỹ thuật Nhận diện Xu hướng Thị trường Tiềm năng

Phương pháp Wyckoff là một phương pháp price action kinh điển và đem lại thành công cho nhiều trader. Phương pháp này là nền tảng của nhiều phương pháp trading nổi tiếng khác

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Hệ thống giao dịch - Trading system 37,479 Xem / 18 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,522 Xem / 94 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 362 Xem / 29 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 332 Xem / 18 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên