Thấu hiểu tâm lý thị trường dựa vào việc sử dụng Order Flow - Phần 2: Các tay to săn stoploss của trader chúng ta thế nào?

Thấu hiểu tâm lý thị trường dựa vào việc sử dụng Order Flow - Phần 2: Các tay to săn stoploss của trader chúng ta thế nào?

Thấu hiểu tâm lý thị trường dựa vào việc sử dụng Order Flow - Phần 2: Các tay to săn stoploss của trader chúng ta thế nào?

Phương Thúy

Editor
Trial mod
6,334
28,931
Tiếp tục loạt bài về Order Flow. Hôm na mình viết tiếp nội dung về các loại lệnh trong thị trường và cách mà các tổ chức săn stoploss của chúng ta ra sao nhé.

Các bạn đọc lại phần 1 ở đây.

Các loại lệnh giao dịch


Lệnh thị trường (Market Order)

Lệnh thị trường là loại lệnh lấy đi thanh khoản của thị trường được cung cấp bởi các lệnh chờ. Bởi vì loại lệnh này sẽ thực hiện mua bán một loại tài sản ngay tại thời điểm hiện tại.

Lệnh giới hạn (Limit Order)

Các lệnh giới hạn cung cấp thanh khoản cho thị trường vì chúng cung cấp cho các trader khác tùy chọn giao dịch ngược lại chúng.

Ví dụ, nếu bạn đặt buy limit ở giá 1.31000 cho cặp EUR/USD, tức là bạn đang cấp thanh khoản cho những người muốn bán ở giá này.

Vậy chúng ta có thể hiểu là, khi chúng ta đặt lệnh trực tiếp chúng ta đã làm mất một phần thanh khoản từ thị trường. Khi chúng ta bị dừng lỗ, cũng là lúc thị trường có lại phần thanh khoản đó. Các lệnh chờ limit là những lệnh sẽ cấp thanh khoản để người chơi có thể tham gia thì trường.

Nói như vậy thì các tổ chức lớn có thể tham gia thị trường bằng cách khiến cho các trader nhỏ lẻ chúng ta bị dừng lỗ, lúc này họ sẽ có thanh khoản để thuận lợi tham gia thị trường. Hay còn gọi là săn stoploss đó. Chúng ta qua phần tiếp theo.

Sell-BUY.jpg


Stop hunt (Săn stoploss)


Các trader nhỏ lẻ thường sẽ nhận thức được việc săn stoploss nhưng họ lại có một suy nghĩ thực sự sai lầm. Việc này không phải do Broker của bạn làm chỉ để săn vài pip stoploss của bạn. Những Broker không đủ tiềm lực để di chuyển thị trường theo cách này.

Các trader của tổ chức lớn không thể tham gia thị trường bất cứ khi nào họ muốn được. Bởi vì họ giao dịch khối lượng rất lớn và gần như họ luôn cần thanh khoản để có thể tham gia hoặc thoát khỏi thị trường.

Đó là lý do vì sao các đợt săn stoploss xuất hiện trên thị trường. Khi các lệnh limit (cả mua và bán) đáp ứng được nhu cầu của họ, thì giá sẽ được đẩy lên những vùng đó để khớp những lệnh chờ đó. Khi mà trader nhỏ lẻ bị dính stoploss thì sẽ không gây ra sự biến động mạnh nào ảnh hưởng đến thị trường cả.

Cũng có những nhà giao dịch dự đoán những động thái của các trader tổ chức như vậy và tìm cách kiếm lợi nhuận ở những vùng giá như vậy. Đó chủ yếu là các nhà đầu cơ ngắn hạn và các quỹ mô hình (mua/bán theo momentum hay còn gọi là theo động lượng thị trường).

Forex-stop-hunting-zNk500.jpg

Các Dealers cũng sẽ tham gia vào hoạt động này

Mặc dù đang tìm cách kiếm lợi nhuận từ những giao dịch ngắn hạn, nhưng nhiệm vụ chính của họ là cung cấp thanh khoản cho khách hàng và giúp cho họ tham gia thị trường với sự trượt giá ít nhất có thể.

Hãy xem ví dụ bên dưới:

EUR/USD đang giao dịch ở mức 1.3050 và Dealer có thể thấy nhiều khách hàng của mình đặt stoploss từ giá 1.3100 đến 1.3110.

Nếu Dealer không làm gì và chờ cho giá vượt qua mức 1.31, thì việc để khách hàng của họ khớp lệnh sẽ khó khăn hơn mà không có bất kì sự trượt giá nào cả. Nhiều Dealer sẽ hành động bằng cách đẩy giá nhanh chóng lên vùng đó. Nhưng cách làm này dễ dàng kiến một Dealer gặp rủi ro trong nghề nếu họ lặp lại nhiều lần.

Vậy các Dealer có thể làm gì?

Các Dealer lúc này có thể mua tích lũy dần dần và dự đoán một sự phá vỡ mức 1.31 sẽ xảy ra.

Nếu Dealer mua dần dần EUR/USD cho đến 1.31, họ có thể sẽ khiến khách hàng của họ khớp lệnh (stoploss) mà không bị trượt giá, đồng thời họ kiếm lợi nhuận tốt từ việc đó.

Chi tiết hơn:

Order Book (khách hàng)

Buy stop từ 1.3100 - 1.3110 trị giá 100 triệu USD

Dealers

Mua 20 triệu @ 1.3060
Mua 20 triệu @ 1.3075
Mua 20 triệu @ 1.3080
Mua 20 triệu @ 1.3085
Mua 20 triệu @ 1.3090

Mua ròng 100 triệu @ 1.3079

Vì vậy, Dealer sẽ phân phối vị thể của mình cho đến khi giá phá vỡ trên 1.31 và khiến khách hàng của mình dừng lỗ. Điều này tất nhiên có thể sai nếu giá không duy trì đà tăng và quay ngược lại giảm xuống. Lúc này Dealers có thể sẽ thoát khỏi vị thế của mình.

Tuy nhiên, những trader đó thường có kỹ năng quản lý giao dịch của họ và thường họ sẽ có cảm giác tốt cho những động thái ngắn hạn.

Hết phần 2

Phần tiếp theo mình sẽ nói về cơ chế khớp lệnh trong thị trường forex và cách sử dụng những thông tin như săn stoploss và order flow để phân tích tâm lý thị trường. Đều là những kiến thức có ích với trader chúng ta cả. Mong mọi người tiếp tục ủng hộ nhé.

Những anh em trader nào quan tâm, để lại comment cho mình, mình tag tên vào bài viết tiếp theo nhé :D:D:D

Trích nguồn: forextradingstrategies4u
 

Giới thiệu sách Trading hay
Khám phá Nghệ thuật Giao dịch Tiền tệ Chuyên nghiệp

Sách được viết bởi FX Trader chuyên nghiệp, có gần 30 năm giao dịch Forex cho các ngân hàng lớn thế giới như Citi, Nomura hay HSBC, đồng thời từng trading cho quỹ đầu cơ có vốn hàng chục triệu đô la

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,623 Xem / 95 Trả lời
  • DuongHuy trong Hệ thống giao dịch - Trading system 37,507 Xem / 18 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 372 Xem / 29 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 390 Xem / 18 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên