Thấu hiểu tâm lý thị trường dựa vào việc sử dụng Order Flow - Phần 3: Cơ chế khớp lệnh trong thị trường Forex như thế nào?

Thấu hiểu tâm lý thị trường dựa vào việc sử dụng Order Flow - Phần 3: Cơ chế khớp lệnh trong thị trường Forex như thế nào?

Thấu hiểu tâm lý thị trường dựa vào việc sử dụng Order Flow - Phần 3: Cơ chế khớp lệnh trong thị trường Forex như thế nào?

Phương Thúy

Editor
Trial mod
6,334
28,931
Ở bài viết trước mọi người đã nắm được các loại lệnh trong thị trường và cách mà các tay to săn stoploss của các trader nhỏ lẻ chúng ta. Ở bài viết này mình viết tiếp một phần quan trọng trước khi đi vào cách sử dụng Order Flow để chúng ta đọc vị tâm lý thị trường và giao dịch như thế nào nhé.

Cơ chế khớp lệnh trong forex


Cơ chế khớp lệnh trong thị trường forex là có chế đấu giá (hay còn gọi là aution). Có nghĩa là các lệnh thị trường (market order) thực thi khi được đẩy vào thị trường sẽ được khớp giá theo các mức giá tốt nhất (các mức giá gần nhất) trước.

Các bạn xem lại các loại lệnh trong thị trường ở bài viết trước của mình tại đây nhé.

order-flow-traderviet.jpeg

Để đơn giản hơn cho cơ chế này, mọi người xem ví dụ bên dưới:

Tại thời điểm (t) trader A mở vị thế mua cặp tiền EURUSD, khối lượng 100 lot, giả sử giá chào mua là 1.12421.

Cùng lúc đó tổng khối lượng chào bán trên thị trường lần lượt là:
  • 50 lot tại giá chào bán 1.12431 (spread báo trên MT4 sẽ là 1.12421 - 1.12431 = 1 pip)
  • 30 lot tại giá chào bán 1.12435 (spread = 1.4 pip)
  • 20 lot tại giá chào bán 1.12436 (spread = 1.5 pip)
Lúc này lệnh BUY của trader A nói trên sẽ được khớp theo thứ tự là 50 lot tại mức giá 1.12431, 30 lot tại mức 1.12435 và 20 lot tại mức giá 1.12436,...

Ở đây ta có thể thấy rằng lệnh giao dịch được ưu tiên khớp lệnh tại các mức giá tốt nhất trước nhất cho đến khi đủ khối lượng giao dịch mới thôi.

Cơ chế khớp lệnh này làm nổi bật nên hai vấn đề mà chúng ta cần biết:
  • Điểm thứ nhất có thể rất dễ thấy đó là việc thu mua đủ 100 lot của trader A đã đẩy tỉ giá tăng 1.5 pip từ giá 1.12421 lên 1.12436 đúng không mọi người?
  • Điểm thứ hai đó là ưu thế của việc sử dụng các lệnh chờ (limit order) trong giao dịch.
Cụ thể hơn. Như ở ví dụ trên, mọi người có thể thấy nếu trader A thay vì sử dụng market order (lệnh thị trường), cậu ta lại dùng lệnh BUY LIMIT 100 lot ở mức gia như trên thì điều gì sẽ xảy ra?

order-flow-traderviet-1.jpeg

Câu trả lời là ngay tại thời điểm t đó sẽ không có giao dịch nào được thực hiện do mức giá chào mua (1.12421) chưa ăn khớp được với bất kỳ mức giá chào bán nào tại thời điểm t đó.

Bây giờ, giả sử tại thời điểm (t+1) thị trường xuất hiện lệnh chào bán 60 lot tại cùng mức giá 1.12421 thì điều hiển nhiên là lệnh BUY LIMIT lúc đó sẽ được thực hiện và khớp với khối lượng 60 lot.

40 lot còn lại của trader A cần mua sẽ tiếp tục là lệnh chờ và sẽ có thể được khớp tại các thời điểm tiếp theo sau đó nếu có khối lượng bán tương đương.

Và trong thực tế thì các tổ chức lớn hay Market maker tham gia giao dịch, khối lượng giao dịch của họ là rất lớn. Vậy cho nên việc để có thể khớp lệnh được trong thị trường forex là cả một vấn đề đối với họ, tại vì họ cần tìm được khối lượng giao dịch tương đương ngược lại với họ.

Còn các trader nhỏ lẻ như chúng ta thì vì khối lượng giao dịch của chúng ta quá bé so với thị trường lớn như forex, nên khi chúng ta mua bán, thị trường dễ dàng khớp lệnh cho chúng ta. Đây cũng chính là lợi thế của trader mà các Big Boy nằm mơ cũng không có được đó nhé mọi người.

order-flow-traderviet-2.jpeg

Đó cũng chính là sự khác biệt trong việc tác động lên thị trường của các loại lệnh. Cùng là giao dịch khối lượng 100 lot nhưng nếu chúng ta sử dụng lệnh market order (lệnh thị trường) đã làm thị trường dịch chuyển 1.5 pip trong khi lệnh chờ thì lại không.

Có chế khớp lệnh này đem đến một điều hết sức giá trị rằng nếu cần thu gom một khối lượng giao dịch thực sự lớn mà ít gây ra tác động lên giá thị trường, thì các tổ chức lớn hay thậm chí là Dealers chắc chắn sẽ phải dùng đến lệnh chờ (limit order).

Ngược lại nếu họ cần nắn chỉnh giá (manipulation) đến các vùng thanh khoản cao, ví dụ như vùng trader nhỏ lẻ đặt stoploss, thì họ sẽ phải sử dụng market order.

Những kiến thức tựa hồ đơn giản này nhưng có lẽ khá nhiều trader chưa biết tới. Mọi người đọc thêm để hiểu hơn về thị trường nhé.

Hết phần 3

Phân tiếp theo mình sẽ viết về các thành phần cũng như vai trò của họ trong thị trường này như thế nào. Đây là phần khá quan trọng đó nhé. mong mọi người tiếp tục ủng hộ bài viết nhé.

Mình xin phép tag @luotsong_123 @hunt money @Nguyễn Quỳnh @Toan Jos @dũng.bá @Dangladen

Trích nguồn: forextradingstrategies4u
 

Giới thiệu sách Trading hay
Thấu hiểu Hành vi giá Thị trường Tài chính - Understanding Price Action

Là quyển sách hướng dẫn giao dịch Phương Pháp Price Action của Bob Volman, chỉ sử dụng duy nhất một đường MA và cấu trúc thị trường cùng hành vi giá để tìm kiếm lợi nhuận
Chỉnh sửa lần cuối:

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,461 Xem / 92 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 347 Xem / 29 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 311 Xem / 18 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên