Jesse Livermore - Nhà giao dịch chứng khoán vĩ đại - Kỳ 89: Mua khi phá đỉnh, bán khi phá đáy

Jesse Livermore - Nhà giao dịch chứng khoán vĩ đại - Kỳ 89: Mua khi phá đỉnh, bán khi phá đáy

Jesse Livermore - Nhà giao dịch chứng khoán vĩ đại - Kỳ 89: Mua khi phá đỉnh, bán khi phá đáy

Nhật Hoài

Active Member
9,576
59,533
Jesse Livermore kỳ trước dưới đây anh em

https://traderviet.org/threads/jess...i-ky-88-hoan-thien-ly-thuyet-giao-dich.33652/

>> Đọc lại toàn bộ các kỳ của sê ri Jesse Livermore tại đây

Series Jesse Livermore - Nhà giao dịch chứng khoán vĩ đại sẽ được lên sóng hàng tuần mỗi buổi tối thứ 2-5-7 lúc 20.00. Anh em yêu thích Trader huyền thoại này thì để lại 1 comment để mình tag vào tất cả các kỳ của series nhé. Khuyên anh em nên theo dõi ngay từ những kỳ đầu tiên, càng về sau mới theo dõi sẽ phải đọc lại. Xin Cảm Ơn Anh Em

***

Biểu đồ 11.4 cho thấy Nortel Networks, 1 nhà sản xuất thiết bị viễn thông, hình thành 1 điểm xoay chiều đảo chiều mạnh vào tháng 9.1998 tại giá $30, và vượt lên tạo đỉnh cao nhất mọi thời đại tại $65 vào tháng 4/1999.

Screen Shot 2019-11-25 at 16.18.03.png

Tại sao các mẫu hình này xuất hiện thường xuyên thì không ai biết. Livermore giải thích đó là do bản chất của con người trong cuốn sách của chính anh, “Giao dịch chứng khoán”: “Qua thời gian, con người về cơ bản đã hành động giống nhau trên thị trường chứng khoán vì lòng tham, nỗi sợ, sự thờ ơ, và hy vọng. Đó là lý do tại sao rất nhiều các mẫu hình biểu đồ hình thành rất nhiều và thường xuyên.”

Về khả năng đánh giá toàn thị trường và từng nhóm ngành cổ phiếu, Livermore luôn luôn nhạy cảm với những cổ phiếu dẫn đầu. Anh theo sát chúng 1 cách cẩn thận, xem xét chúng như 1 con chim ưng thông qua các mảnh thông tin báo giá được ghi trên bảng phấn trong văn phòng làm việc của anh.

jesse-livermore-traderviet4.jpg


Quan sát nhóm dẫn đầu cho anh các gợi ý quan trọng trong việc xác định xu hướng thị trường. Giao dịch một vài cổ phiếu thuộc nhiều ngành công nghiệp khác nhau cũng giúp xác định thời điểm 1 nhóm cổ phiếu không bắt kịp so với các nhóm còn lại hoặc đang đảo chiều - hoặc ngược lại, tăng vượt trội hơn so với các nhóm khác.

Các cổ phiếu dẫn đầu, theo Livermore, là các chỉ báo sớm quan trọng thậm chí còn hơn chỉ số Dow Jones. Khi các nhóm dẫn đầu này chững lại, đó là 1 tín hiệu cảnh báo, và sự tập trung của anh tới xu hướng chung của thị trường được nâng cao. Tín hiệu này xuất hiện khi các cổ phiếu trong nhóm dẫn đầu không thể tạo được đỉnh cao hơn và chững lại, thường đảo chiều trước khi thị trường chung đảo chiều theo.

jesse-livermore-traderviet5.jpg


Đây là 1 trong các gợi ý để tính toán thời điểm chính xác của Livermore trong 2 đợt sụp sàn năm 1907 và 1929. Các cổ phiếu dẫn đầu chững lại và đảo chiều trong khi làn sóng của các cổ phiếu thứ cấp còn lại trên thị trường chung bắt đầu nóng lên. Đương nhiên rằng các làn sóng này vẫn tạo nên được các cột khối lượng giao dịch lớn khiến Livermore chú ý, nhưng anh đã trải qua nhiều trận sập sàn rồi nên anh hiểu rất rõ.

Livermore phát triển 1 hệ thống phức tạp để theo dõi các cổ phiếu dẫn đầu. Sự hứng thú của anh đối với chúng gồm 2 lớp. Đầu tiên, chúng sẽ là các cổ phiếu duy nhất mà anh đầu cơ. Anh viết trong “Giao dịch chứng khoán”:

jesse-livermore-traderviet2.jpg


Hãy thu gọn nghiên cứu của bạn về hành động giá của cổ phiếu trong ngày vào trong các cổ phiếu dẫn đầu. Đó chính là nơi hành động giá thực sự diễn ra. Nếu bạn không thể kiếm được tiền từ nơi mà dòng tiền chạy mạnh, bạn sẽ không thể kiếm được tiền trên thị trường chứng khoán.

Thứ hai, điều này cũng làm cho thế giới giao dịch của bạn nhỏ và có thể kiểm soát được, để bạn có thể tập trung vào giao dịch chúng với tiềm năng cao nhất. Đừng để lòng tham khiến bạn mong muốn bắt được đỉnh và đáy.


Livermore cũng tin rằng việc tính toán thời điểm không bao giờ được bị ảnh hưởng bởi các mức giá cao. Các mức giá cao chưa bao giờ là 1 tín hiệu để bán 1 cổ phiếu. Anh thường nói rằng không phải vì 1 cổ phiếu đang được bán ở giá cao mà nó sẽ không thể tăng cao hơn.

jesse-livermore-traderviet3.jpg


Livermore cũng rất thoải mái trong việc bán khống khi đó là xu hướng chung của thị trường - bởi vì 1 cổ phiếu đã rơi mạnh không có nghĩa là nó sẽ không rơi thấp hơn. Anh không bao giờ mua cổ phiếu sau 1 đoạn rơi mạnh, và anh không bao giờ bán cổ phiếu trong các đoạn tăng mạnh.

Mua vào cổ phiếu sau khi chúng tạo đỉnh cao mới và bán khống chúng sau khi tạo các đáy thấp hơn mới là 1 phương pháp có nhiều quan điểm trái chiều. Và nó vẫn được tranh luận giữa nhiều nhà đầu tư trong suốt lịch sử.

Nguồn World's Greatest Stock Trader
 

Giới thiệu sách Trading hay
Thấu hiểu Hành vi giá Thị trường Tài chính - Understanding Price Action

Là quyển sách hướng dẫn giao dịch Phương Pháp Price Action của Bob Volman, chỉ sử dụng duy nhất một đường MA và cấu trúc thị trường cùng hành vi giá để tìm kiếm lợi nhuận
Chỉnh sửa lần cuối:

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 194 Xem / 10 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 964 Xem / 41 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,248 Xem / 41 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 301 Xem / 7 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 24,312 Xem / 84 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 336 Xem / 31 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên