Lý do tại sao bạn đếm sóng Elliott thường xuyên sai? - Phần 3

Lý do tại sao bạn đếm sóng Elliott thường xuyên sai? - Phần 3

Lý do tại sao bạn đếm sóng Elliott thường xuyên sai? - Phần 3

Mạc An

Junior Mod
Thành viên BQT
Trial mod
17,803
84,117
Xin chào anh em,

Như đã hứa, mình sẽ cùng với anh em đi hết phần bài viết "Reason Why You Draw Elliott Waves WRONG" xuất bản trên TradingView, đến nay bài viết đã được 74017 view, 155 comment và 1109 like rồi, một con số khủng khiếp,

https://www.tradingview.com/chart/BTCUSD/XfBftoeM-Reason-Why-You-Draw-Elliott-Waves-WRONG/

Về nội dung, thì chúng ta cùng chờ hết series để đánh giá nhé!

Sóng xung lực.


Sóng xung lực bao gồm năm sóng với các tính năng nhất định và luôn phát triển theo cùng hướng với sóng thuộc cấp độ sóng trên nó. Chúng di chuyển theo dạng tuyến tính và tương đối dễ dàng để xác định cũng như giải thích.

Trong sóng xung lực, sóng 2 không bao giờ hồi quy quá 100% sóng 1 và sóng 4 không bao giờ hồi quy quá 100% của sóng 3. Ngoài ra, sóng 3 luôn luôn vượt ra khỏi điểm kết thúc của sóng 1.

Mục đích của sóng xung lực là để tiến về phía trước và các quy tắc xây dựng sóng này đảm bảo rằng điều này sẽ xảy ra. Hơn nữa, Elliott phát hiện ra rằng, về mặt giá trị, sóng 3 thường dài nhất và không bao giờ là ngắn nhất trong số ba sóng (1, 3 và 5) của sóng xung lực. Miễn là sóng 3 giữ được độ dài lớn hơn (tính theo tỷ lệ phần trăm) so với sóng 1 hoặc 5, quy tắc sóng trên là luôn đúng (ý tôi là thang đo semilog). Có hai loại sóng xung lực: Sóng đẩy và Sóng chéo.

Sóng đẩy


Sóng xung lực phổ biến nhất là sóng đẩy. Trong một sóng xung lực, sóng 4 không xâm phạm vào không gian (tức là không chồng lấp) của sóng 1. Quy tắc này được thực hiện cho tất cả các thị trường không - margin (nghĩa là không có việc vay vốn, hay là không có đòn bẩy). Các thị trường tương lai, với mức margin cao, có thể dẫn đến sự tăng/giảm giá mạnh trong ngắn hạn - điều sẽ không xảy ra ở các thị trường không sử dụng margin. Khi đó, sự xâm phạm giữa các vùng giá thường được giới hạn trong trong ngày hoặc cực kỳ hiếm. Thêm vào đó, những sóng sóng phụ (sóng 1, 3 và 5) của sóng đẩy là xung lực nên sóng phụ 3 chỉ có thể là sóng xung lực. Trên hình số 1, hình số 3 và hình số 4, các sóng đẩy được thể hiện ở các vị trí sóng 1, 3, 5, A và C. Ngoài ra, trong tất cả các hình trên, tôi chỉ sử dụng biểu diễn sơ đồ của sóng mà không tính đến độ dài tương đối.

Vì nó đã được mô tả kỹ lưỡng trước đây, chỉ có một vài quy tắc đơn giản để diễn giải các sóng đẩy đúng cách. Tất cả các sóng phải tuân thủ nghiêm ngặt quy tắc cho chúng vì quy tắc là quy tắc. Các đặc tính điển hình, nhưng không bắt buộc của sóng sẽ được gọi là hướng dẫn. Hướng dẫn để xây dựng các sóng sẽ được thảo luận dưới đây, bao gồm sóng mở rộng, sóng cụt, quy tắc luân phiên, quy tắc bình bình đẳng, hình thành kênh giá, nhận dạng sóng và tương quan tỷ lệ. Không có quy tắc nào được bỏ qua.

Sóng mở rộng


Nhiều sóng đẩy chứa cái mà Elliott gọi là sóng mở rộng. Phần mở rộng của sóng là các sóng đẩy với các sóng con được kéo dài ra. Một số lượng lớn các sóng đẩy chỉ chứa 1 sóng mở rộng trong ba sóng của nó. Chúng ta cũng có thể đánh số một chuỗi chín sóng có kích thước tương tự như "năm sóng" thông thường trong trường hợp các cấu trúc của sóng mở rộng có biên độ giá và biên độ thời gian gần như tương đương với bốn sóng khác của một sóng đẩy lớn. Trong chuỗi chín sóng, đôi khi rất khó để nói sóng nào được mở rộng. Dù sao điều này là không quan trọng, bởi vì theo hệ thống Elliott, chín sóng hay năm sóng đều có cùng ý nghĩa về mặt phân tích kỹ thuật. Ví dụ dưới cùng trên Hình 5 minh họa phần mở rộng sóng và làm rõ vấn đề này.

8.png


Thực tế là việc các sóng mở rộng chỉ phát triển trong một sóng con duy nhất cung cấp manh mối hữu ích cho độ dài dự kiến của các sóng. Ví dụ: nếu sóng thứ nhất và thứ ba có độ dài xấp xỉ bằng nhau, thì sóng thứ năm có khả năng là sóng mở rộng (sự phát triển của sóng thứ năm sẽ được xác nhận bằng khối lượng giao dịch kỷ lục cao kỷ lục). Và ngược lại, nếu sóng thứ ba được mở rộng, sóng thứ năm có thể có cấu hình đơn giản và tương tự sóng 1.

Trên thị trường, trong hầu hết các trường hợp, sóng mở rộng là sóng 3. Thực tế này đặc biệt quan trọng trong việc diễn giải sóng theo thời gian thực, khi nó được xem xét kết hợp với hai quy tắc của sóng đẩy: sóng 3 không bao giờ là sóng ngắn nhất và sóng 4 không thể chồng lấp sóng 1. Để làm rõ điều này, chúng ta hãy xem xét hai tình huống liên quan đến việc đánh nhãn sóng không chính xác, như trong Hình 6 và Hình 7.
9.png


Trong hình 6, sóng 4 chồng lên đỉnh sóng 1. Trong hình 7, sóng 3 ngắn hơn sóng 1 và 5. Theo quy tắc, tất cả các nhãn sóng trên đều vi phạm.

Chúng ta nên đánh nhãn sóng giống như Hình 8. Nó có ngụ ý là hãy bắt đầu bằng suy nghĩ rằng sóng 3 là sóng mở rộng. Đừng sợ làm quen với việc đánh dấu các giai đoạn ban đầu của sóng 3 là sóng mở rộng. Hình 8 là hướng dẫn hữu ích nhất trong bài viết này để đánh nhãn cho các sóng đẩy trong thời gian thực.

Sóng mở rộng cũng có thể xuất hiện bên trong một cấp độ sóng con khác. Nếu sóng 3 là sóng mở rộng thì thường sóng con của nó cũng sẽ mở rộng ở sóng 3 và tương tự với cấp độ sóng thấp hơn, điều này được hiển thị trong Hình 9 và Hình 10.
10.png


Okay, trên đây là bài dịch của mình, mời anh em tham khảo rồi bình luận về bài viết cho vui. Link gốc mình có đính kèm trên đầu bài,

Chúc anh em nghiên cứu tốt!
Mạc An
 

Giới thiệu sách Trading hay
Các Phương Pháp Price Action Kinh Điển

Bộ sách tổng hợp các phương pháp Price Action truyền thống và hiện đại, với các hướng dẫn cụ thể và dễ áp dụng cho nhà giao dịch
Chỉnh sửa lần cuối:
sóng đẩy có 5 nhịp vậy có indicator nào để nhận dạng bó sóng đẩy này? Sóng 3 thường là mạnh nhất, dài nhất vậy làm sao nhận dạng được sóng 3 khi nó đang ở nhịp sóng 2 chỉnh?
 
sóng đẩy có 5 nhịp vậy có indicator nào để nhận dạng bó sóng đẩy này? Sóng 3 thường là mạnh nhất, dài nhất vậy làm sao nhận dạng được sóng 3 khi nó đang ở nhịp sóng 2 chỉnh?
Bác đang hỏi mình hay bác hỏi tu từ đấy ạ :D
 
Mình hỏi 500 ae và các pro TraderViet, cũng là tự hỏi mình luôn.
xin phếp cháu cô có mấy ý như sau
ngày trước cô cũng nghiên cứu rất nhiều về sống ew và về lý thuyết ai cũng theo lý thuyết cơ bản như ở trên . nó k có gì sai nhưng để phân biệt nó rất khó . ví dụ như đồng bảng anh trên đồ thị ngày thì ai cũng nhận định là qua sóng 4 đang vào 5. nhưng thực tế theo cô không phải như thế cháu ạ . ( nó có thể sóng trùng sóng) . cô có quyển sách nếu cháu đọc và nhìn có thể nhận biết khi nào sóng 4 khi nào là abc. cháu gủi địa chỉ nơi nhận vào mail của cô cô gửi cháu nghiên cứu thêm có thể ra thêm điều hay đếm sóng. ( nếu cháu muốn còn không thì không sao đâu ) hoặc ra hà nội nhắn cô gủi cho. cô ví du gpb / usd đồ thị ngày thường mọi người se tính là 1/2/3/4/5
acharts.mql5.com_22_965_gbpusd_d1_fxpro_global_markets.png
nhưng thực tế nó mơi đúng 1/2 ( giả đinh )chứ còn lại là sang 1 sóng khác không có đặc điểm của 4
acharts.mql5.com_22_965_gbpusd_d1_fxpro_global_markets_2.png
cô thấy nên có ý kiến khác. còn nếu cháu muốn quan tâm thì như cô nói ở trên có nơi nhận cô gủi sách cho . cồn không quan tâm không sao đâu cháu nhé. chúc cháu nhiều bào viết hay nhé
 
xin phếp cháu cô có mấy ý như sau
ngày trước cô cũng nghiên cứu rất nhiều về sống ew và về lý thuyết ai cũng theo lý thuyết cơ bản như ở trên . nó k có gì sai nhưng để phân biệt nó rất khó . ví dụ như đồng bảng anh trên đồ thị ngày thì ai cũng nhận định là qua sóng 4 đang vào 5. nhưng thực tế theo cô không phải như thế cháu ạ . ( nó có thể sóng trùng sóng) . cô có quyển sách nếu cháu đọc và nhìn có thể nhận biết khi nào sóng 4 khi nào là abc. cháu gủi địa chỉ nơi nhận vào mail của cô cô gửi cháu nghiên cứu thêm có thể ra thêm điều hay đếm sóng. ( nếu cháu muốn còn không thì không sao đâu ) hoặc ra hà nội nhắn cô gủi cho. cô ví du gpb / usd đồ thị ngày thường mọi người se tính là 1/2/3/4/5View attachment 125493nhưng thực tế nó mơi đúng 1/2 ( giả đinh )chứ còn lại là sang 1 sóng khác không có đặc điểm của 4View attachment 125494cô thấy nên có ý kiến khác. còn nếu cháu muốn quan tâm thì như cô nói ở trên có nơi nhận cô gủi sách cho . cồn không quan tâm không sao đâu cháu nhé. chúc cháu nhiều bào viết hay nhé
Cảm ơn cô ạ, để cháu gửi qua mail cô. Thực tế đây là 1 bài viết dịch lại chứ không phải bài viết của cháu.

Còn về GU, đúng nó đang tiến đến sóng 5 - đây là khả năng cao nhất. Hoặc cũng có thể là dạng sóng như cô đang nói.

Cảm ơn cô :D
 
Cảm ơn cô ạ, để cháu gửi qua mail cô. Thực tế đây là 1 bài viết dịch lại chứ không phải bài viết của cháu.

Còn về GU, đúng nó đang tiến đến sóng 5 - đây là khả năng cao nhất. Hoặc cũng có thể là dạng sóng như cô đang nói.

Cảm ơn cô :D
sáng nay cô nhìn lại khung 5/13 có đặc điểm của sóng 4. sorry cháu. nhưng cháu xem sách kia nó nói rõ vụ sóng 3/ abc và 4 cháu ạ. chúc cháu ngày mới tốt đẹp
 
Dựa trên lý thuyết Dow, sóng Elliott thì có thể mô tả được cấu trúc thị trường. Mỗi thị trường có các đặc trưng giao động biên độ rất khác nhau và lịch sử có tích lặp lại cấu trúc sóng. Nên tập trung vào 1 đối tượng thì sẽ có chiều rộng và sâu hơn. Cụ thể với EU mình thất 1 xu hướng trung hạn sẽ >=120 pip trên khung time nhỏ hay vi mô là có tính phổ biến nhất. Đơn vị sóng này vẫn thỏa mãn rất tốt các điều kiện cấu trúc sóng Elliott kết hợp với các điểm SP, Re của chart vĩ mô sẽ cho ra bức tranh sóng Elliott thực tế tạo ra các cơ hội và tính linh động cao trong phân tích xu hướng. Phí swap, spead, tin bất thường hay tin mạnh liên tục có trên thị trường đấy chính là rủi ro hay chi phí đáng kể cho trader.
 
Dựa trên lý thuyết Dow, sóng Elliott thì có thể mô tả được cấu trúc thị trường. Mỗi thị trường có các đặc trưng giao động biên độ rất khác nhau và lịch sử có tích lặp lại cấu trúc sóng. Nên tập trung vào 1 đối tượng thì sẽ có chiều rộng và sâu hơn. Cụ thể với EU mình thất 1 xu hướng trung hạn sẽ >=120 pip trên khung time nhỏ hay vi mô là có tính phổ biến nhất. Đơn vị sóng này vẫn thỏa mãn rất tốt các điều kiện cấu trúc sóng Elliott kết hợp với các điểm SP, Re của chart vĩ mô sẽ cho ra bức tranh sóng Elliott thực tế tạo ra các cơ hội và tính linh động cao trong phân tích xu hướng. Phí swap, spead, tin bất thường hay tin mạnh liên tục có trên thị trường đấy chính là rủi ro hay chi phí đáng kể cho trader.
Cảm ơn bác, trong phần 2 có nhắc đến vấn đề này đó là các chu kỳ : siêu chu kỳ, chu kỳ lớn,sơ cấp, thứ cấp,....và cái cách mà các nhà giao dịch hiện giờ áp dụng cho các thị trường hơi bị rập khuôn. Vì mỗi thị trường nó đều có các chu kỳ khác nhau: Crypto thì 1-2 năm là xong 1 chu kỳ trong khi chứng khoán có thể 5-10 năm, hàng hóa nông sản nó lại mang chu kỳ theo quý. Tiền tệ là cái khó xác định chu kỳ nhất, ví dụ như mình lấy cặp UJ, trong 3 năm nay mặc dù do tính chất đòn bẩy anh em thấy nó biến động lớn nhưng nó thực tế chỉ đi ngang so với chu kỳ tăng 2013-2016, hay đi ngang 00-08 cho đến chu kỳ giảm 08-012
 
cơ bản Giá EJ = EU*UJ, dưới dạng sóng Elliott có thể hiểu là hiệu của hai sóng Elliott. Nên EJ chị chi phối bới tin của E và J nên khó để mà hiểu cùng lúc hai sóng cùng lúc do hai sóng này bị nhiễu bởi USD nó sẽ phản ứng khác nhau với E và J khi có tin của USD. Một cách phổ biến để tăng khả năng đọc sóng Elliott là phân tích sóng các cặp có tương quan mạnh, mạnh nhất trong tất cả là EURUSD vs DorlaIndex. Tôi không sợ người nào biết 10k cú đá, tôi sợ người tập luyện 1 cú đá 10k lần.
 
cơ bản Giá EJ = EU*UJ, dưới dạng sóng Elliott có thể hiểu là hiệu của hai sóng Elliott. Nên EJ chị chi phối bới tin của E và J nên khó để mà hiểu cùng lúc hai sóng cùng lúc do hai sóng này bị nhiễu bởi USD nó sẽ phản ứng khác nhau với E và J khi có tin của USD. Một cách phổ biến để tăng khả năng đọc sóng Elliott là phân tích sóng các cặp có tương quan mạnh, mạnh nhất trong tất cả là EURUSD vs DorlaIndex. Tôi không sợ người nào biết 10k cú đá, tôi sợ người tập luyện 1 cú đá 10k lần.
Cảm ơn bác
 
xin phếp cháu cô có mấy ý như sau
ngày trước cô cũng nghiên cứu rất nhiều về sống ew và về lý thuyết ai cũng theo lý thuyết cơ bản như ở trên . nó k có gì sai nhưng để phân biệt nó rất khó . ví dụ như đồng bảng anh trên đồ thị ngày thì ai cũng nhận định là qua sóng 4 đang vào 5. nhưng thực tế theo cô không phải như thế cháu ạ . ( nó có thể sóng trùng sóng) . cô có quyển sách nếu cháu đọc và nhìn có thể nhận biết khi nào sóng 4 khi nào là abc. cháu gủi địa chỉ nơi nhận vào mail của cô cô gửi cháu nghiên cứu thêm có thể ra thêm điều hay đếm sóng. ( nếu cháu muốn còn không thì không sao đâu ) hoặc ra hà nội nhắn cô gủi cho. cô ví du gpb / usd đồ thị ngày thường mọi người se tính là 1/2/3/4/5View attachment 125493nhưng thực tế nó mơi đúng 1/2 ( giả đinh )chứ còn lại là sang 1 sóng khác không có đặc điểm của 4View attachment 125494cô thấy nên có ý kiến khác. còn nếu cháu muốn quan tâm thì như cô nói ở trên có nơi nhận cô gủi sách cho . cồn không quan tâm không sao đâu cháu nhé. chúc cháu nhiều bào viết hay nhé
Cháu chào cô Thu, Cháu là người đam mê về sóng EW và thường xuyên sử dụng EW, cháu ở HN và rất mong có thể xin cô một bản của cuốn sách này, nếu được cháu xin phép được inbox địa chỉ, kình nhờ cô gửi giúp. Cháu xin chân thành cảm ơn cô.
 
Cháu chào cô Thu, Cháu là người đam mê về sóng EW và thường xuyên sử dụng EW, cháu ở HN và rất mong có thể xin cô một bản của cuốn sách này, nếu được cháu xin phép được inbox địa chỉ, kình nhờ cô gửi giúp. Cháu xin chân thành cảm ơn cô.
cô có gửi cho macan. cháu liên hệ với macan nhé,
 
Cháu chào cô Thu, Cháu là người đam mê về sóng EW và thường xuyên sử dụng EW, cháu ở HN và rất mong có thể xin cô một bản của cuốn sách này, nếu được cháu xin phép được inbox địa chỉ, kình nhờ cô gửi giúp. Cháu xin chân thành cảm ơn cô.
Bác ở SG hay HN nhỉ? Cô Thư gửi mình rồi, bác cần cuốn nào mình photo gửi cho, chứ khỏi phiền cô :D

P/s: Cô Thư nhiệt tình lắm :D
 
Bác ở SG hay HN nhỉ? Cô Thư gửi mình rồi, bác cần cuốn nào mình photo gửi cho, chứ khỏi phiền cô :D

P/s: Cô Thư nhiệt tình lắm :D
hôm qua cô xem quyển sách về phân kỳ macd hay quá cháu ạ . đọc thêm về nó hiểu thêm về phân kỳ và cũng để biết tại sao nhưng phân kỳ nhỏ chuyển sóng nhưng sóng to vẵn tiếp diễn băng phương pháp macd hay ew không cắt lên không. nếu chiếu theo phương pháp của quyển sách của cô thì đây là dạng sóng to tiếp diễn . cô nhìn quen rồi có thể tính được từng taget sóng phân kỳ của nó và không bị nhầm taget cháu ạ . linhk đây file:///C:/Users/PC/Downloads/Hai%20con%20%C4%91%C6%B0%E1%BB%9Dng%20ri%C3%AAng%20-%20S%C3%A1ch%20hay%20v%E1%BB%81%20ph%C3%A2n%20k%E1%BB%B3.pdf
 
hôm qua cô xem quyển sách về phân kỳ macd hay quá cháu ạ . đọc thêm về nó hiểu thêm về phân kỳ và cũng để biết tại sao nhưng phân kỳ nhỏ chuyển sóng nhưng sóng to vẵn tiếp diễn băng phương pháp macd hay ew không cắt lên không. nếu chiếu theo phương pháp của quyển sách của cô thì đây là dạng sóng to tiếp diễn . cô nhìn quen rồi có thể tính được từng taget sóng phân kỳ của nó và không bị nhầm taget cháu ạ . linhk đây file:///C:/Users/PC/Downloads/Hai%20con%20%C4%91%C6%B0%E1%BB%9Dng%20ri%C3%AAng%20-%20S%C3%A1ch%20hay%20v%E1%BB%81%20ph%C3%A2n%20k%E1%BB%B3.pdf
hôm qua cô xem quyển sách về phân kỳ macd hay quá cháu ạ . đọc thêm về nó hiểu thêm về phân kỳ và cũng để biết tại sao nhưng phân kỳ nhỏ chuyển sóng nhưng sóng to vẵn tiếp diễn băng phương pháp macd hay ew không cắt lên không. nếu chiếu theo phương pháp của quyển sách của cô thì đây là dạng sóng to tiếp diễn . cô nhìn quen rồi có thể tính được từng taget sóng phân kỳ của nó và không bị nhầm taget cháu ạ . linhk đây file:///C:/Users/PC/Downloads/Hai%20con%20%C4%91%C6%B0%E1%BB%9Dng%20ri%C3%AAng%20-%20S%C3%A1ch%20hay%20v%E1%BB%81%20ph%C3%A2n%20k%E1%BB%B3.pdf
Xin phép hỏi cô cuốn sách tên gì ạ
Cản ơn cô
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,660 Xem / 96 Trả lời
  • DuongHuy trong Hệ thống giao dịch - Trading system 37,517 Xem / 18 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 379 Xem / 29 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 395 Xem / 18 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên