Chỉ báo Ichimoku và Đường trung bình. Kẻ tám lạng, người nửa cân!

Chỉ báo Ichimoku và Đường trung bình. Kẻ tám lạng, người nửa cân!

Chỉ báo Ichimoku và Đường trung bình. Kẻ tám lạng, người nửa cân!

Phương Thúy

Editor
Trial mod
6,332
28,931
Chỉ báo Ichimoku chứa đựng rất nhiều thông tin và không hề dễ nắm bắt. Có nhiều cách diễn giải tín hiệu tùy vào cách bạn phân tích và kết hợp như thế nào.

Có một cách để trader tiếp cận Ichimoku dễ dàng hơn đó là so sánh với người anh em đường trung bình. Suy cho cùng, bốn trong số năm đường trong Ichimoku là các đường trung bình. Vậy cho nên so sánh chỉ báo Ichimokuđường trung bình có thể sẽ giúp trader đơn giản hóa hơn trong việc tiếp cận với Ichimoku.

Trước tiên, hãy xem biểu đồ bên dưới trong đó có ba đường EMA: EMA 10 (đại diện cho xu hướng ngắn hạn), EMA 50 (đại diện cho xu hướng trung hạn) và EMA 200 (đại diện cho xu hướng dài hạn):

ichimoku-traderviet.png

Còn bây giờ hãy nhìn vào biểu đồ bên dưới, là chỉ báo Ichimoku, bao gồm 5 đường khác nhau:

ichimoku-traderviet-1.png

Trước khi đi sâu vào vào phân tích, chúng ta cùng đưa ra một so sánh nhỏ về vai trò và cách sử dụng 2 chỉ báo này nhé. Các bạn xem hình bên dưới:

Ichimoku-traderviet (2).png

Mặc dù có đến 75% vai trò của hai chỉ báo này là giống nhau, nhưng vẫn có những đặc điểm riêng giữa 2 chỉ báo, đó là xác định xu hướng từ ngắn hạn đến dài hạn và khả năng xác định các ngưỡng kháng cự hỗ trợ trong tương lai là điểm khác biệt lớn nhất của hai chỉ báo này.

Cách tốt nhất để so sánh hai chỉ báo này và để quan sát rõ hơn sự khác biệt giữa chúng, đó là áp dụng chúng cho cùng một loại thị trường.

Tóm tắt lại sự khác nhau giữa hai chỉ báo Ichimoku và đường trung bình


1. Phân tích thị trường với ba đường EMA

Phân tích thị trường (trong trường hợp này là vàng tương lai hoặc GC) với ba đường EMA 10 (xu hướng ngắn hạn), EMA 50 (xu hướng trung hạn) và EMA 200 (xu hướng dài hạn) trong thời gian từ ngày 18/01/2018 đến 5/7/2019.

1.png

Nhìn biểu đồ các bạn có thể thấy hướng đi của thị trường thay đổi sau mỗi lần 2 đường MA giao nhau. Tiếp theo chúng ta sẽ để chỉ báo Ichimoku lên biểu đồ này, các bạn lưu ý 2 ô vuông màu cam và các đánh giá có sẵn trên biểu đồ đã được đánh dấu nhé.

2. Chèn chỉ báo Ichimoku

Chúng ta sẽ giữ nguyên những nhận xét trên biểu đồ của chí báo EMA và áp dụng chúng cho Ichimoku để thấy sự khác biệt. Bằng cách này, ta có thể thấy được sự trùng khớp, không trùng khớp hoặc sự điều chỉnh trên chỉ báo Ichimoku.

2.png
Đây đơn thuần chỉ là sự so sánh để có được sự khác biệt chứ không phân định cái nào đúng cái nào sai và phù hợp hay không nhé mọi người.

3. Giữ nguyên biểu đồ có chỉ báo Ichimoku và đưa nhận xét từ chỉ báo này hiển thị

3.png

Năm đường ichimoku nói với chúng ta điều gì? Làm thế nào các kết hợp Ichimoku và chỉ báo kỹ thuật để có thể dự báo xu hướng hoặc ngưỡng kháng cự hỗ trợ trong tương lai. Các bạn đọc tiếp nội dung bên dưới nhé.

4. Đặt các nhận xét ở biểu đồ của chỉ báo Ichimoku lên trên biểu đồ của chỉ báo EMA ban đầu

4.png


Đường trung bình


Có thể thấy cách EMA ngắn hạn thỉnh thoảng xuất hiện quanh EMA trung hạn cho thấy thị trường đang không rõ xu hướng. EMA nhạy với giá nên ns dự báo được xu hướng trong thời gian gần đây, cũng phần nào thể hiện được tâm lý của nhà đầu tư.

Ichimoku


Tâm lý thị trường trên chỉ báo Ichimoku không thể hiện được chi tiết như chỉ báo EMA. Khi nhìn vào EMA chúng ta sẽ đánh giá được tâm lý thị trường rõ hơn.

Đường trung bình


Tín hiệu xác định xu hướng phổ biến từ việc giao cắt hai đường trung bình cho thấy sự thay đổi hướng của thị trường. Như ví dụ trên, tín hiệu chuyển qua xu hướng giảm là tín hiệu “giao cắt tử thần” khi Ma 50 cắt xuống dưới MA 200 và tín hiệu giao cắt vàng cho thấy thị trưởng chuyển qua hướng tăng giá khi MA 50 cắt lên MA 200. Tín hiệu này khá rõ ràng nhưng nếu chúng ta dùng Ichimoku thì có lẽ chúng ta đã bỏ lỡ nó.

Ichimoku


Tín hiệu giao cắt vàng và giao cắt tử thần đã bị bỏ lỡ nhưng Ichimoku cho tín hiệu sớm hơn về sự thay đổi trong xu hướng, do đó Ichimoku đã giải quyết được vấn đề trễ trên chỉ báo đường trung bình.

Đường trung bình


Sức mạnh xu hướng có thể được đánh giá bằng cách chỉ sử dụng một chỉ báo kỹ thuật. Nếu một đường trung bình đang dốc lên hoặc xuống, thì chúng ta có thể giả định rằng xu hướng tương đối mạnh; Còn nếu một đường trung bình đi ngang có thể xác định xu hướng không rõ ràng.

Khi sử dụng 3 đường trung bình như trên bạn có thể thấy được sức mạnh của xu hướng ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Khi cả ba đường đều di chuyển theo cùng một hướng như trong biểu đồ phía trên thì nó có thể xác nhận xu hướng tốt hơn. Tuy nhiên bạn sẽ phải chờ đợi lâu hơn và độ trễ cũng nhiều hơn.

Ichimoku


Độ mạnh của xu hướng không được biểu thị độ dốc hay góc của các đường trên Ichimoku.

Đường trung bình


Vào tháng 6/2019, Fed đã thông báo về lãi suất. Đường EMA 50 và EMA 200 đã báo hiệu tín hiệu giao cắt vàng cho thấy thị trường có thể tăng dài hạn. Vì vậy, mặc dù giá đã bật khỏi đường EMA 200, nhưng dự báo ngắn hạn từ đường trung bình cho thấy là giá có thể tăng từ thời điểm đó.

Ichimoku


Tuy nhiên, về phần Ichimoku, xu hướng lúc đó lại là xu hướng giảm trái ngược với tín hiệu giao cắt vàng trên đường trung bình. Nếu ai trade theo Ichimoku thì rõ ràng họ đã bỏ qua tín hiệu này trên biểu đồ.

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, chúng ta nên xem xét ngưỡng hỗ trợ từ chỉ báo Ichimoku. Như biểu đồ trên, ngưỡng hỗ trợ trên Ichimoku kéo dài đến đầu tháng 7.

Có rất nhiều điểm khác biệt được tìm thấy giữa cả hai chỉ báo. Bạn đừng vì tín hiệu của nó khác nhau mà hoang mang. Bạn chỉ càn tập trung vào chỉ báo mà bạn lựa chọn để giao dịch là ổn rồi

Trích nguồn: Tradeciety
 

Giới thiệu sách Trading hay
Khám phá Nghệ thuật Giao dịch Tiền tệ Chuyên nghiệp

Sách được viết bởi FX Trader chuyên nghiệp, có gần 30 năm giao dịch Forex cho các ngân hàng lớn thế giới như Citi, Nomura hay HSBC, đồng thời từng trading cho quỹ đầu cơ có vốn hàng chục triệu đô la
Chỉnh sửa lần cuối:
Phần so sánh về trung dài hạn thì không đúng lắm,
cái đó tùy thuộc vào TF. Bật ichi trên 1W 1M là có dài hạn.
Ở ví dụ giá chạm EMA200 bật lên (tháng 5 /2019) bên chart ichi không có đường hỗ trợ nào thì chuyển qua chart 1W ta sẽ thấy
awww_tradingview_com_x_ZthXqFvI__.png

Giá được hỗ trợ bởi đường kijun, không hề có nến đóng cửa dưới kijun. và không chạm được vào mây.
Tâm lý thị trường ngắn hạn thì nhìn vào tenkan, hướng đi và độ dốc của nó.
Có vẻ tác giả bài này không thực sự hiểu về Ichimoku
Câu cuối đúng, chỉ cần chọn 1 và cố gắng hiểu nó là ổn, cái nào cũng được
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Nói vui thui. "Toi tat tay" hieu Toi la Số đông ! chiến thắng trong cuộc chiến đấu giá Buy Sell.
 
Phần so sánh về trung dài hạn thì không đúng lắm,
cái đó tùy thuộc vào TF. Bật ichi trên 1W 1M là có dài hạn.
Ở ví dụ giá chạm EMA200 bật lên (tháng 5 /2019) bên chart ichi không có đường hỗ trợ nào thì chuyển qua chart 1W ta sẽ thấy
View attachment 126859
Giá được hỗ trợ bởi đường kijun, không hề có nến đóng cửa dưới kijun. và không chạm được vào mây.
Tâm lý thị trường ngắn hạn thì nhìn vào tenkan, hướng đi và độ dốc của nó.
Có vẻ tác giả bài này không thực sự hiểu về Ichimoku
Câu cuối đúng, chỉ cần chọn 1 và cố gắng hiểu nó là ổn, cái nào cũng được
Cảm ơn góp ý siêu có tâm của anh nè. Cơ mà chúng ta dang dùng 1 chart để phân biệt sự khác nhau thôi anh nè. chứ không dùng nhiều khung thời gian. Nếu dùng nhiều khung thời gian thì thực ra không cần chỉ báo, price action cũng đủ để xác định ngắn, trung, dài hạn rồi.
Tâm lý thị trường thì ở Ichi vẫn xác định được chứ anh nè. Nhưng EMA nhạy với giá, nó thể hiện biến động gần nhất nên về cái này, EMA vẫn tốt hơn Ichi anh nè. Chỉ là đang phân biệt 2 chỉ báo khác nhau thế nào thôi anh nè.

Dù sao thì vẫn mong anh góp ý thêm anh nhé. Cảm ơn a nhiều nè
 
Phần so sánh về trung dài hạn thì không đúng lắm,
cái đó tùy thuộc vào TF. Bật ichi trên 1W 1M là có dài hạn.
Ở ví dụ giá chạm EMA200 bật lên (tháng 5 /2019) bên chart ichi không có đường hỗ trợ nào thì chuyển qua chart 1W ta sẽ thấy
View attachment 126859
Giá được hỗ trợ bởi đường kijun, không hề có nến đóng cửa dưới kijun. và không chạm được vào mây.
Tâm lý thị trường ngắn hạn thì nhìn vào tenkan, hướng đi và độ dốc của nó.
Có vẻ tác giả bài này không thực sự hiểu về Ichimoku
Câu cuối đúng, chỉ cần chọn 1 và cố gắng hiểu nó là ổn, cái nào cũng được
Kiểu dùng Ichimoku mà giống như dùng mấy cái MAs là cách sử dụng của bọn Tây, chả hiểu gì về Ichimoku cả. Bác g1 có thấy không, rất ít cao thủ Ichi là Tây. Có lẽ là do ảnh hưởng văn hoá.
 
Cảm ơn góp ý siêu có tâm của anh nè. Cơ mà chúng ta dang dùng 1 chart để phân biệt sự khác nhau thôi anh nè. chứ không dùng nhiều khung thời gian. Nếu dùng nhiều khung thời gian thì thực ra không cần chỉ báo, price action cũng đủ để xác định ngắn, trung, dài hạn rồi.
Tâm lý thị trường thì ở Ichi vẫn xác định được chứ anh nè. Nhưng EMA nhạy với giá, nó thể hiện biến động gần nhất nên về cái này, EMA vẫn tốt hơn Ichi anh nè. Chỉ là đang phân biệt 2 chỉ báo khác nhau thế nào thôi anh nè.

Dù sao thì vẫn mong anh góp ý thêm anh nhé. Cảm ơn a nhiều nè
Chuẩn ồi. Nói chung mỗi cái có cái hay riêng, ai hợp cái gì thì chén cái đó :D
 
Kiểu dùng Ichimoku mà giống như dùng mấy cái MAs là cách sử dụng của bọn Tây, chả hiểu gì về Ichimoku cả. Bác g1 có thấy không, rất ít cao thủ Ichi là Tây. Có lẽ là do ảnh hưởng văn hoá.
Chắc cách tư duy khác nhau bác ạ, tây e thấy chủ yếu dùng kumo breakout, xem chart tụi nó thấy bỏ chikou, tekan các kiểu, dùng Ichi như đường trung bình. Có vẻ không đúng lắm.

Dạ. Anh cũng trade theo Ichi à. Nghe có vẻ cũng nghiên cứu sâu rồi phải không anh?
Cũng mới thôi em, vẫn chưa thực sự hiểu lắm nên có bài mới phải đọc ngay. Sâu chắc có bác cyber troll chuyên gia Eliot + ichi này :D
 
Chắc cách tư duy khác nhau bác ạ, tây e thấy chủ yếu dùng kumo breakout, xem chart tụi nó thấy bỏ chikou, tekan các kiểu, dùng Ichi như đường trung bình. Có vẻ không đúng lắm.


Cũng mới thôi em, vẫn chưa thực sự hiểu lắm nên có bài mới phải đọc ngay. Sâu chắc có bác cyber troll chuyên gia Eliot + ichi này :D
Dạ. hi. Vậy có bài hay em sẽ dịch thêm cho mọi người và anh tham khảo nhé
 
VN mình có ai là cao thủ Ichi không anh @Cybertron. Đừng nói với em là anh nhé
Cao thủ thì thường ẩn dật, mấy ông hay tung tóe như anh thì thường không phải là cao thủ. Nhưng theo hiểu biết nông cạn của anh thì như thế này. PTKT của phương Tây đa phần chú trọng vào trục Dọc của đồ thị, trục Giá. Ít chú trọng vào trục Ngang - trục Thời gian, ngoại trừ một số ít món không phổ biến như Gann, Elliott. Mà Elliott thì cũng chỉ có 1 số ít trader sử dụng phối hợp với thời gian, còn đa số tín đồ Elliott cũng không dùng.

Trong khi đó, tinh hoa của Ichimoku là Tam động luận, là 3 thuyết luận về Giá, Sóng và Thời gian. Đặc biệt là Thời gian. Đó là mối quan hệ giữa Quá khứ - Hiện tại - Tương lai. Mấy cái này thì thực sự anh thấy cũng có vài cao nhân bàn luận đến, nhưng vẫn chưa thấy ai thể hiện thực sự sâu sắc sự am hiểu về 3 thuyết này. Cũng có thể họ giấu nghề, chỉ nói sơ sài thôi, ai hiểu được gì thì hiểu.
 
Kiểu dùng Ichimoku mà giống như dùng mấy cái MAs là cách sử dụng của bọn Tây, chả hiểu gì về Ichimoku cả. Bác g1 có thấy không, rất ít cao thủ Ichi là Tây. Có lẽ là do ảnh hưởng văn hoá.

Cái này cũng hoàn toàn đúng, mặc dù mù tịt về Ichimoku nhưng cũng có cảm nhận là nó có một cái gì đó mà người nước ngoài thường hay lý giải sai.

Mà bác @g1nt4ma hay sử Ichi mà sao ít thấy phân tích các sóng N, sóng V, sóng I nhỉ, với các lý thuyết về thời gian? mình nghĩ bác thử đi sâu xem :D
 
Cao thủ thì thường ẩn dật, mấy ông hay tung tóe như anh thì thường không phải là cao thủ. Nhưng theo hiểu biết nông cạn của anh thì như thế này. PTKT của phương Tây đa phần chú trọng vào trục Dọc của đồ thị, trục Giá. Ít chú trọng vào trục Ngang - trục Thời gian, ngoại trừ một số ít món không phổ biến như Gann, Elliott. Mà Elliott thì cũng chỉ có 1 số ít trader sử dụng phối hợp với thời gian, còn đa số tín đồ Elliott cũng không dùng.

Trong khi đó, tinh hoa của Ichimoku là Tam động luận, là 3 thuyết luận về Giá, Sóng và Thời gian. Đặc biệt là Thời gian. Đó là mối quan hệ giữa Quá khứ - Hiện tại - Tương lai. Mấy cái này thì thực sự anh thấy cũng có vài cao nhân bàn luận đến, nhưng vẫn chưa thấy ai thể hiện thực sự sâu sắc sự am hiểu về 3 thuyết này. Cũng có thể họ giấu nghề, chỉ nói sơ sài thôi, ai hiểu được gì thì hiểu.
Mình bắt đầu vỡ lòng = Ma, nên khi học đến Ichi cũng có cảm nhận là giao cắt ngư Ma, không học nữa.
Nhưng cảm nhận để dự đoán thời điểm xảy ra thì Ichi làm tốt hơn Ma
 
Chốt câu này hay nè
Bạn đừng vì tín hiệu của nó khác nhau mà hoang mang. Bạn chỉ càn tập trung vào chỉ báo mà bạn lựa chọn để giao dịch là ổn rồi
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 938 Xem / 68 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 214 Xem / 12 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 246 Xem / 22 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên