[Kiến thức PTCB] Fed funds rate - Lãi suất cho vay là gì? Cách Fed dùng nó để kiểm soát nền kinh tế

[Kiến thức PTCB] Fed funds rate - Lãi suất cho vay là gì? Cách Fed dùng nó để kiểm soát nền kinh tế

[Kiến thức PTCB] Fed funds rate - Lãi suất cho vay là gì? Cách Fed dùng nó để kiểm soát nền kinh tế

Bianas

Senior Mod
Đã Xác Nhận
Trial mod
5,071
29,700
Cứ vào những kỳ họp của Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) thì thị trường lại có một phen rộn ràng, đặc biệt là khi họ có quyết định thay đổi lãi suất cho vay (Fed funds rate) của đồng Usd. Vậy anh em có tự hỏi lãi suất Usd thực sự là gì và tại sao nó lại ảnh hưởng mạnh đến thị trường như vậy? Hy vọng bài viết này sẽ phần nào giải đáp thắc mắc cho chúng ta.
-----

Fed fund rate – Lãi suất cho vay là gì?


Fed funds rate là tỉ lệ lãi suất cho vay nhằm đáp ứng yêu cầu dự trữ bắt buộc.

Cụ thể hơn, đây là mức lãi suất mà các ngân hàng cho nhau vay trong khoảng thời gian một ngày (các khoản vay qua đêm) để có được số tiền bằng đúng yêu cầu dự trữ bắt buộc của Fed. Tuy nhiên, đây cũng là một công cụ mà Fed sử dụng để kiểm soát tăng trưởng kinh tế Mỹ và là chuẩn mực cho lãi suất thẻ tín dụng, thế chấp, vay ngân hàng và nhiều thứ khác.

Lãi suất cho vay (Fed funds rate) là mức lãi suất nền tảng và khi nó bị thay đổi, các loại lãi suất khác sẽ bị ảnh hưởng theo. Đó là lãi suất cơ bản (prime rate) và nhiều loại lãi suất tiêu dùng khác như lãi suất tiền gửi, lãi suất vay, lãi suất thẻ tín dụng, và cả lãi suất thế chấp có điều chỉnh.

7.jpg

Ngoài ra nó cũng ảnh hưởng đến các mức lãi suất liên ngân hàng, mức phí mà các ngân hàng thu của nhau với các khoản vay 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, và 1 năm.

Trong khi đó, lãi suất dài hạn thì bị ảnh hưởng gián tiếp. Cụ thể, các nhà đâu tư thường muốn một tỷ lệ lãi suất cao hơn với các loại trái phiếu dài hạn, và các mức lãi suất này lại là nhân tố dẫn dắt mức lãi suất thế chấp dài hạn.

Những sự thay đổi lãi suất cho vay (Fed funds rate) của Fed thời gian gần đây


Sau cuộc khủng hoảng tài chính nổ ra hồi năm 2008, Fed đã liên tục mạnh tay cắt giảm lãi suất từ mức 5% về 0% chỉ vỏn vẹn trong vòng 1 năm, và mức lãi suất thấp kỷ lục này được liên tục duy trì đến cuối năm 2015 nhằm hỗ trợ nền kinh tế Mỹ.

Sau đó mức lãi suất liên tục được đẩy lên một cách từ từ, đạt mức 2.5% và cuối năm 2018. Trong năm nay, Fed đã thực hiện 3 lần nới lỏng với tổng cộng 75 điểm cơ bản được cắt giảm, đưa biên độ lãi suất cho vay về mức 1.5%-1.75%.

5.png

Sự thay đổi lãi suất cho vay của Fed qua các năm​

Fed sử dụng lãi suất cho vay (Fed funds rate) để kiểm soát nền kinh tế như thế nào?


FOMC (Ủy ban Thị trường mở Liên bang) thay đổi lãi suất cho vay để kiểm soát lạm phát và duy trì sức khỏe của nền kinh tế. FOMC sẽ theo dõi các chỉ báo kinh tế nhằm tìm kiếm các dấu hiệu của lạm phát hay suy thoái. Trong đó, chỉ báo quan trọng nhất của lạm phát chính là lạm phát lõi (core inflation rate), và với suy thoái là dữ liệu về đơn hàng lâu bền (durable goods).

Thông thường, sẽ mất từ 12-18 tháng để sự thay đổi lãi suất tác động đến toàn bộ nền kinh tế. Do vậy, công tác dự báo là vô cùng quan trọng, và để trở thành cơ quan dự báo hàng đầu của quốc gia, Fed đã tuyển đến 450 nhân viên và một nửa trong số đó là các Tiến sĩ kinh tế (Ph.D Economists).

Vậy khi lãi suất thay đổi , tác động cụ thể của nó sẽ ra sao?

Khi Fed tăng lãi suất – Thắt chặt tiền tệ
Đầu tiên nó sẽ làm cản trở khả năng vay vốn giữa các ngân hàng với nhau (để đảm bảo mức dự trữ bắt buộc). Và kết quả là họ cho vay ra bên ngoài ít hơn. Mức lãi suất mà họ cho vay cũng được đẩy lên cao hơn vì chính họ cũng đang phải đi vay với mức lãi suất (fed funds rate) cao hơn. Điều này làm cho các doanh nhiệp hạn chế vay vốn vì giờ đây các khoản vay đang trở nên đắt đỏ và khó tiếp cận hơn. Cuối cùng nó sẽ làm nền kinh tế giảm tốc.

7.png

Khi điều này xảy ra, các khoản thế chấp có lãi suất điều chỉnh trở nên đắt đỏ hơn. Người mua nhà chỉ có thể trả các khoản vay nhỏ hơn, làm chậm ngành công nghiệp nhà ở. Giá nhà đất đi xuống. Doanh nghiệp hạn chế tuyển dụng, hạn chế tăng lương, người lao động cảm thấy nghèo hơn, họ chi tiêu ít hơn và làm chậm nền kinh tế.

Trong quá khứ, lãi suất cho vay đã leo lên mức 20% vào năm 1979 khi chủ tịch Fed đương nhiệm thời đó là ông Paul Volcker đã sử dụng để chống lạm phát hai con số.

Khi Fed hạ lãi suất – Nới lỏng tiền tệ
Khi Fed hạ lãi suất, điều ngược lại xảy ra. Các ngân hàng có nhiều khả năng vay lẫn nhau để đáp ứng yêu cầu dự trữ bắt buộc khi lãi suất thấp. Nó dẫn đến các loại lãi suất thứ cấp giảm xuống, các công ty vay nhiều hơn để mở rộng sản xuất, người tiêu dùng cũng chi tiêu mạnh tay hơn, từ đó mở rộng nền kinh tế.

Vậy là chúng ta đã hiểu cơ bản về cách Fed sử dụng lãi suất để điều tiết nền kinh tế. Tất nhiên trong tay các Ngân hàng Trung ương có nhiều công cụ để làm việc này chứ không chỉ riêng lãi suất, tuy nhiên, đây thường là công cụ đầu tiên họ nghĩ đến trước khi sử dụng các biện pháp khác.

Mình dừng bài viết ở đây, nếu anh em muốn tìm hiểu thêm về các chủ để phân tích cơ bản thì hãy comment bên dưới nhé!

Chúc anh em cuối tuần vui vẻ!

Tham khảo: Saga, TheBalance
 

Giới thiệu sách Trading hay
Naked Forex - Phương Pháp Price Action Tinh Gọn

Naked Forex được đánh giá cao trên toàn cầu (theo Amazon) vì đã cung cấp một cẩm nang thực thụ cho những nhà giao dịch theo trường phái Price Action
Hay ! Bài viết rất hay ! Mong bác @Bianas tiếp tục cho ra lò những bài chất về PTCB nhé ! Dạo này ăn nhiều PTKT cũng ngán ^_^
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • TraderLC trong Hội Trader giao dịch Quỹ 2,211 Xem / 32 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 215 Xem / 12 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 101 Xem / 5 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 482 Xem / 38 Trả lời
  • DuongHuy trong Hệ thống giao dịch - Trading system 37,563 Xem / 19 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên