Chiến lược xác định quy mô vị thế (position size) và kỹ năng trading

Chiến lược xác định quy mô vị thế (position size) và kỹ năng trading

Chiến lược xác định quy mô vị thế (position size) và kỹ năng trading

TraderViet News

Editor
Trial mod
6,547
34,867

Những lưu ý khi xây dựng chiến lược hoặc hệ thống giao dịch.


Phù hợp với bạn

Kết luận chính của Jack Schwager sau khi viết hai cuốn sách Market Wizard là các trader vĩ đại xây dựng các hệ thống giao dịch phù hợp với cá tính của họ. Tôi đồng ý đây là một bí mật của thành công. Sau đây là một vài tiêu chí mà bạn cần nghĩ tới khi thiết kế một hệ thống giao dịch với bạn.
  • Bạn cần biết bạn là ai? Bạn không thể nào thiết kế bất cứ điều gì đề phù hợp với bạn nếu không biết bạn là ai.
  • Một khi bạn biết bạn là ai, bạn cần xác định mục tiêu của bạn?
  • Niềm tin của bạn về tổng quan thị trường, và bạn phải thết kế hệ thống phù hợp với niềm tin đó? Ví dụ, bạn xác định đồng USD sẽ sụp đổ trong 5-10 năm tới.
Khi trả lời câu hỏi bạn là ai. Điều quan trọng là bạn phải biết bạn thuộc dạng trader nào. Có nhiều loại trader: Trader theo phân tích kỹ thuật;Trader theo phân tích cơ bản; Trader theo mùa; Trader theo band; Spreading; Arbitrage

Có hai lưu ý quan trọng khi thiết kế hệ thống giao dịch. Điều này cũng đúng với quá trình trading. (1) Lựa chọn cổ phiếu đúng không phải là điều quan trọng và (2) Thoát vị thế (Exit) là chìa khóa để kiếm tiền.

Một trong những câu chuyện nổi tiếng nhất về việc huấn luyện các trader thành những triệu phú là câu chuyện của nhóm Con Rùa: “The Turtles”, được huấn luyện bởi hai người bạn là Richard Dennis và William Eckhardt vào năm 1983.

Hơn 1,000 người đã nộp đơn ứng tuyển nhưng chỉ 40 người được phỏng vấn trực tiếp bởi Denis. Sau đó, chỉ chưa đầy 20 người được lựa chọn cho một chương trình huấn luyện gọi là “Turtle”. Những người này không phải là traders thuần túy, mà có thể xuất phát từ nhiều nghề nghiệp hoàn toàn khác nhau.

Hệ thống trading của các Turtle là các “Trend following”. Thật ngạc nhiên, hệ thống này có đến 65%-70% là thua lỗ. Điều này tức là những trade còn lại là những khoản đầu tư với thắng lợi rất lớn để bù đắp lại các khoản lỗ.

Lựa chọn cổ phiếu đúng không phải là điều quan trọng

Một trong những lý do quan trọng để phần lớn các trader tin rằng hệ thống giao dịch tốt là hệ thống có tỷ lệ thắng cao, vì đây là điều mà chúng ta vẫn thường được nghe ở trường học. Thành công khi tỷ lệ thắng là trên 70%.

Mặt khác, đây là tâm lý của các trader trên thị trường. Chúng ta thường muốn thắng mọi lúc chứ không muốn thua. Đây là vấn đề thuộc về bản chất con người.

Các trader mới vào nghề vẫn cho rằng, các trader lão luyện có khả năng dự báo chính xác rất cao.
Điều này là không hoàn toàn chính xác. Các trader lão luyện, tài giỏi đúng là có khả năng dự báo tốt hơn bạn nhưng đó không phải là lý do họ thành công. Lý do họ thành công liên quan đến việc thoát vị thế và phân bổ tài sản phù hợp (xem giải thích dưới đây).

Ví dụ, bạn có thể thua lỗ 70% trong 100 lần trade. Mỗi lần lỗ khoảng 10 USD. Ngoài ra bạn có thểm 10 lần lỗ khác, mỗi lần 30 USD. Tổng cộng khoản lỗ lúc này là 70*100+10*30= 1,000 USD. Bạn chỉ cần thắng 20 trade còn lại, mỗi lần thắng 100 USD. Tổng cộng bạn lãi 2,000 USD. Trừ đi cho các lần trade lỗ. Lãi ròng của bạn vẫn là 1,000 USD mặc dù bạn thất bại 80% trong 100 lần trade.

Ví dụ này cho thấy, tỷ lệ thắng/thua không phải là vấn đề. Câu nói của huyền thoại Geroge Soros là: “Trong trading, đúng hay sai không quan trọng, điều quan trọng là đúng được bao nhiêu tiền và sai được bao nhiêu tiền”.

Theo Curtis Faith (2007), triết lý của trading của nhóm con rùa (Turtle) không phải là đi dự báo thị trường mà thay vào đó là tìm ra những chỉ báo để xác định tình trạng của thị trường. Đây là khái niệm quan trọng. Các Turtle không quan tâm đến đúng sai, họ quan tâm đến việc kiếm tiền. Các trader giỏi không cố gắng dự báo thị trường mà họ tìm kiếm các chỉ báo xem thị trường đang làm gì. Do đó, nhóm Turtle sử dụng chỉ báo ATR của Wilder (họ gọi là N) để phân loại thị trường. Có 4 loại thị trường theo quan điểm của nhóm.

1.png

Thoát vị thế (Exit) là quan trọng hơn vào lệnh đúng thời điểm (Entry) để kiếm tiền.

Một trong những bí quyết kiếm tiền mà chúng ta vẫn thường nghe đó là “Nhanh chóng cắt lỗ và để lợi nhuận chạy”. Điều này cho thấy việc đóng vị thế (cut loss và take profit) là quan trọng hơn so với việc lựa chọn thời điểm entry hợp lý và chọn đúng mã cổ phiếu. Những trader mới vào nghề thường có quan điểm ngược lại, theo họ, thời điểm và mức giá entry hợp lý mới là bí quyết thành công.

Khi bạn thiết kế điểm exit cho hệ thống của bạn, một trong những vấn đề quan trọng nhất là xác định mục đích đằng sau của việc exit. Bạn có thể có 4 mục tiêu sau:
  • Mục tiêu 1: Tạo ra một khoản lỗ nhưng làm giảm rủi ro ban đầu.
  • Mục tiêu 2: Tối đa hóa lợi nhuận.
  • Mục tiêu 3: chốt dần khi có lợi nhuận lớn.
  • Mục tiêu 4. Những lý do mang tính tâm lý.
Chúng ta sẽ thảo luận theo từng mục tiêu.

Đối với mục tiêu đầu tiên, bạn cần có một stop rộng. Giả sử như bạn chọn mức stop gấp 3 lần độ biến động của 20 ngày cuối cùng (gấp 3 lần ATR của 20 ngày). Điều này cho phép bạn có nhiều sự lựa chọn để chấp nhận độ nhiễu của thị trường. Nếu bạn, có một mức stop hẹp, bạn sẽ dễ bị hit stop loss và phải thực hiện nhiều lần thử nghiệm xu thế của thị trường. Thử nghiệm quá nhiều sẽ làm tăng chi phí. Chỉ cần thử nghiệm 1 lần với stoploss rộng sẽ hạn chế chi phí.

Đối với mục tiêu thứ hai, mỗi lần thị trường đạt đỉnh cao mới, bạn sẽ di chuyển stoploss theo từ điểm đặt stop ban đầu. Đây gọi là Trailing stop.

Đối với mục tiêu thứ ba, một khi bạn có được khoản lãi lớn ví dụ như 4R (R gọi là là initial Risk, là chênh lệch giữa giá entry và giá stoploss ban đầu nhân với số lượng giao dịch), bạn không muốn mất đi lợi nhuận. Do đó, bạn chọn mức stop từ 3 lần độ biến động xuống còn 1.6 lần độ biến động. Lúc này, stop mới của bạn chỉ khoảng 0.5R và bạn sẽ thoát ngay lập tức khi bị dính stoploss và bạn vẫn có 3.5 R. Tất nhiên, thị trường có thể tăng tiếp và bạn bỏ qua cơ hội có được khoảng lãi 10R.

Đối với thứ tư, bạn thoát là do nhưng ảnh hưởng tâm lý. Ví dụ như bạn thoát do cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi, hoặc do những sự cố bất ngờ trong cuộc sống buộc bạn phải thoát vị thế. Cũng có trường hợp bạn muốn nhanh chóng có được khoản lãi.

Nếu bạn muốn thông thạo về exit cho hệ thống của bạn, bạn cần phải biết các loại exit khác nhau. Một trader giỏi là cần phải biết mình ở trong tình huống nào để đưa ra cách exit phù hợp.

HIỂU TẦM QUAN TRỌNG CỦA SỐ LƯỢNG VỊ THẾ


Số lượng vị thế (Position Size) quan trọng hơn bạn nghĩ

Mục đích của số lượng vị thế là gì? Số lượng vị thế là một phần trong hệ thống của bạn nhằm đạt được mục tiêu của bạn. Bạn có thể có được một hệ thống tốt nhất thế giới (nghĩa là, xác suất 95% thắng và trong đó trung bình số tiền lãi sẽ gấp đôi trung bình thua lỗ), nhưng bạn vẫn có thể bị phá sản (cháy tài khoản) nếu đặt rủi ro 100% vào một trong những lần trade thất bại. Đây là vấn đề của kích thước vị thế.

Hầu hết mọi người đều nghĩ rằng bí mật của các investor vĩ đại là tìm được các công ty tốt và nắm giữ trong một thời gian dài. Loại nhà đầu tư này chính là Warren Buffett.

Nếu bạn chú ý đến thế giới học thuật, bạn sẽ biết được rằng chủ đề quan trọng nhất của các nhà đầu tư là phân bổ tài sản (asset allocation). Có một nghiên cứu của G.Brinson và đồng nghiệp tại Financial Analysts Journal vào năm 1991 rằng, họ quan sát thành quả của 82 nhà quản trị danh mục trong 10 năm và phát hiện 91% biến động thành quả của các nhà quản trị này được xác định bởi việc phân bổ tài sản, tức là “nhà quản trị sẽ nắm giữ bao nhiêu chứng khoán, trái phiếu và tiền mặt”. Điều này không cần liên quan đến mức giá mà họ đã nắm giữ’.

Tôi nhận thấy một cuốn sách gần đây về phân bổ tài sản của David Darst, trưởng bộ phận chiến lược đầu tư Global Wealth Management Group thuộc Morgan Stanley. Trong đó, phần bìa có trích câu nói của Kim Cramer từ CNBC: “hãy để cho David Darst nói về phân bổ tài sản, bí quyết quan trọng nhất của việc có được thành quả thành công”.

Hầu hết các trader không thể tính số lượng vị thế vì họ không biết bao nhiêu tiền nên được sử dụng để trading. Hầu hết họ thậm chí không biết họ có thể lỗ bao nhiêu tiền trước khi trade.

Hãy để tôi minh họa cho bạn một hệ thống trading đơn giản. 20% số lần trade là lãi 10R và 80% số trade còn lại là lỗ. Trong số các trade thua lỗ, 70% là các khoản lỗ 1R và số còn lại, tức 10% lỗ 5R. Đây có phải là một hệ thống tốt?

Nếu bạn lấy tiêu chí là số lần chiến thắng, chắn hẳn đây không phải là hệ thống tốt. Tuy nhiên, nếu bạn quan sát trung bình R của hệ thống này là 0.8R thì đây quả là hệ thống tốt. Do đó, khi tính theo thuật ngữ kỳ vọng, đây là một hệ thống có lãi. Nếu hệ thống này cho 80 lần trade trong 1 năm, mức lợi nhuận của bạn là 64R. Quá tuyệt vời. Nếu R là mức rủi ro thể hiện 1% vốn của bạn, bạn có thể lãi 64% vào cuối năm.

Ba thành phần của số lượng vị thế

2.png

Yếu tố đầu tiên là mục tiêu của trader. Ví dụ, một ai đó có thể cho rằng: “Tôi không thể chấp nhận phá sản” khác với một ai đó “sẵn sàng chơi với mọi rủi ro”.

Yếu tố thứ hai là tâm lý cá nhân. Niềm tin của bạn tạo ra thực tế của bạn? Niềm tin của bạn là gì?
Phần thứ ba là phương pháp xác định số lượng vị thế. Mỗi mô hình sẽ có một số biên số riêng. Chúng ta hãy bắt đầu thảo luận về các phương pháp xác định số lượng vị thế.

Mô hình CPR đê tính toán số lượng vị thế

Một mô hình đơn giản để xác định “bao nhiêu” liên quan đến tỷ lệ rủi ro so với vốn tài khoản của bạn cho mỗi lần trade. Chúng ta cần biết ba biến số như sau:
  • Bạn định chấp nhận bao nhiêu rủi ro trong vốn tài khoản? Đây là tổng rủi ro của bạn, nhưng chúng ta gọi nó là nguồn tiền ( C). Do đó chúng ta có C trong môt hình CPR. Ví dụ, nếu bạn dự định tính rủi ro là 1% số vốn của bạn. C sẽ là 1% vốn của bạn. Nếu tài khoản của bạn là 50,000 USD, 1% của C sẽ là 500 USD.
  • Bao nhiêu cổ phần bạn nên mua ? Tôi gọi nó là P cho số lượng vị thế.
  • Bạn dự định rủi ro cho mỗi đơn vị mà bạn mua là bao nhiêu? Chúng tôi gọi nó là R. Ví dụ, bạn mua một chứng khoán trị giá 50 USD và rủi ro là 5USD, tức cắt lỗ tai mức giá 45 USD.
Công thức xác định số lượng cổ phần bạn phải mua là

P=C/R

Ví dụ 1: Bạn mua chứng khoán trị giá 50 USD và mức cut loss là 45 USD. Tức rủi ro là 5 USD. Bạn muốn rủi ro 2% danh mục trị giá 30,000 USD. Bạn sẽ mua bao nhiêu cổ phần.

Câu trả lời. R=5, C=2%* 30,000 hoặc 600.

P=600/5=120 cổ phần. Số tiền bỏ ra mua chỉ là 6,000 USD.

Tôi rất ưa thích mô hình này vì nó đơn giản. Nhóm Turtle cũng sử dụng mô hình này để xác định số lượng vị thế.

Ngoài ra, còn rất nhiêu mô hình khác để lựa chọn số lượng vị thế: Ví dụ như Porfolio Heat, Long versus Short Position, Equity crosses Position Sizing.

Các loại mô hình vốn cổ phần

Tất cả các loại mô hình bạn sẽ học trong cuốn sách này liên quan đến việc tính toán tỷ lệ so với mức vốn của bạn trong tài khoản. Những mô hình sẽ trở nên phức tạp hơn khi có ba phương pháp xác định mức vốn equity. Mỗi phương pháp sẽ có thể ảnh hưởng khác nhau đến sự hiện diễn của bạn trên thị trường và do đó là rủi ro của bạn. Ba phương pháp này gồm (core equity method), the total equity method, và reduced total equity method.
  • Phương pháp Core Equity Method là đơn giản. Nếu bạn có 4 vị thế đang mở, vốn cổ phần (core equity) của bạn sẽ là vốn bắt đầu trừ số tiền đã phân bổ cho bốn vị thế đang mở.
  • Giả sử bạn bắt đầu với số tiền 50,000 USD và phân bổ 10% tài sản cho mỗi lần trade. Bạn mở vị thế với số tiền đã phân bổ là 5,000 USD. Lúc này core equity của bạn là 45,000 USD. Bạn mở một vị thế khác với core equity 45,000 USD. Nói cách khác, core equity là trừ số tiền equity ban đầu cho mỗi vị thế được mở. Sau đó, sẽ công ngược lại nếu như vị thế được đóng. Phương pháp này thường được sử dụng khi muốn tối thiểu hóa việc sử dụng tiền của mình để đặt cược vào thị trường. Tôi thường thích sử dụng mô hình này khi đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam.
  • Phương pháp Total Equity Method lại càng đơn giản. Giá trị equity sẽ bằng số tiền mặt trong tài khoản của bạn cộng với giá trị của bất cứ tài khoản nào đang mở. Ví dụ, nếu bạn còn số tiền 40,000 USD trong tài khoản, cộng với giá trị của 1 vị thế đang mở 15,000 USD, một vị thế trị giá 7,000 USD và một vị thế có giá trị âm 2,000. Total equity là tổng giá trị của các vị thế cộng tiền mặt. Ví dụ ở đây là 60,000 USD (40,000 +15,000+7,000-2,000). Tôi thường sử dụng mô hình này trong đầu tư forex.
  • Phương pháp Reduced Total Equity: là kết hợp của hai phương pháp trên. Giống như core equity, số tiền đã bỏ ra để mở một vị thế bị trừ đi khỏi equity ban đâu. Tuy nhiên, có điểm khác là bạn cộng bất cứ khoản lãi hoặc rủi ro mà bạn nhận được khi di chuyển stop loss. Do đó, reduced total equity tương đương với core equity + lợi nhuận của bất cứ vị thế nào đang ở mà bạn đã khóa bằng stoploss hoặc giảm rủi ro bằng việc di chuyển stop.
Sau đây là ví dụ. Giả sử bạn khởi đầu bằng một tài khoản trị giá 50,000 USD. Bạn mở một vị thế với số tiền phân bổ là 5,000 USD. Do đó, Core equity của bạn là 45,000 USD. Bây giờ, giả sử bạn vị thế này đang tăng dần giá trị và bạn có một lệnh stop trailing. Lúc này rủi ro của vị thế chỉ còn 3,000 USD vì stop mới. Kết quả là reduced total equity của bạn hiện tại là 50,000 USD trừ cho rủi ro mới là 3,000 USD, tức còn 47,000 USD.

Ngày tiếp theo, giá trị của vị thế sụt giảm 1,000 USD. Reduced total equity sẽ vẫn là 47,000 vì rủi ro này đã được bạn tính đến, nêu chạm stoploss thì nó sẽ vẫn là 47,000 USD. Nó thay đổi chi khi stop của bạn thay đổi nhằm làm giảm thiểu rủi ro của bạn.

Kỹ năng trading: Khi nào nên bổ sung vị thế theo mô hình Pyramid

Việc xác định số lượng vị thế mở ban đầu là quan trong nhưng việc bổ sung vị thế cũng quan trọng không kém.

Hầu hết các trader đều không có một chiến lược cụ thể hoặc một ý tưởng rõ ràng trong việc bổ sung vị thế.

Tôi giới thiệu cách mà nhóm Turtle bổ sung bị thế. Theo nhóm Turtle, họ sẽ bổ sung vị thế nếu như thị trường tăng đúng như trend của họ và có một mức giá chênh lệch 1N so với giá mở vị thế ban đầu. 1N chính là 1 ATR.

Stoploss vẫn duy trì ở mức 2N tức 2ATR. Lưu ý, khi bổ sung vị thế mới, lệnh stoploss của cả vị thế cũ cũng được di chuyển theo. Lúc này là chênh lệch 2N so với mức giá bổ sung.

Ví dụ như sau:

3.png

4.png

5.png

6.png
Nguồn: Chiemtinhtaichinh
7.png
 

Giới thiệu sách Trading hay
Thực Hành Phân tích Fibonacci

Tác giả sách là cựu trader quản lý quỹ kiêm học giả CMT. Sách đoạt giải và được xuất bản bởi Bloomberg Press. Sách khái quát từ cơ bản đến chuyên sâu về FIbonacci Trading
vài tiêu chí mà bạn cần nghĩ tới khi thiết kế một hệ thống giao dịch với bạn.
  • Bạn cần biết bạn là ai? Bạn không thể nào thiết kế bất cứ điều gì đề phù hợp với bạn nếu không biết bạn là ai.
  • Một khi bạn biết bạn là ai, bạn cần xác định mục tiêu của bạn?
  • Niềm tin của bạn về tổng quan thị trường, và bạn phải thết kế hệ thống phù hợp với niềm tin đó? Ví dụ, bạn xác định đồng USD sẽ sụp đổ trong 5-10 năm tới.
Với các tiêu chí trên thì HTGD mang tính chủ quan khá cao không thich hợp ngay cả cho chính bạn ! Theo tôi một HTGD được xây dựng chỉ cần dựa trên 3 tiêu chí :
1/ có tính khách quan cao
2/ đơn giản tối đa
3/ hiệu quả cao
Điểm vào , điểm đặt dừng lỗ , điểm đặt chốt lời đều do HTGD xác định dựa trên phân tích biểu đồ giá một cách khách quan.
Cách xác định khối lượng giao dịch của bạn , về bản chất không khác gì với các cách mà Larry William đã dùng nên khi vốn tăng cao thì KLGD có thể rất lớn và có thể quá mức chịu đựng của tài khoản .
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 225 Xem / 20 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 236 Xem / 7 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 908 Xem / 45 Trả lời
  • nlinh trong Lập trình MQL - Expert Advisor - Indicator 13,906 Xem / 14 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 24,442 Xem / 86 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên