Mastering The Trade - Phần 20: Ghép mọi thứ lại với nhau: Cách sắp xếp mọi thứ trước khi giao dịch

Mastering The Trade - Phần 20: Ghép mọi thứ lại với nhau: Cách sắp xếp mọi thứ trước khi giao dịch

Mastering The Trade - Phần 20: Ghép mọi thứ lại với nhau: Cách sắp xếp mọi thứ trước khi giao dịch

forex_vn

Active Member
8,043
21,184
(phần này dài mà cắt ra thì lại cụt)

Rất dễ bị choáng ngợp với lượng lớn thông tin mà bạn nhận, và cách tốt nhất để đọc hết thông tin này là bạn tiến hành theo cách sao cho não bộ có thể tiếp nhận một cách nhanh và hiệu quả nhất. Tôi làm điều này bằng cách xem xét các dữ liệu này theo một thứ tự nhất định, theo 2 cột từ trên xuống dưới, từ trái qua phải.
Hình 6.15 cho thấy cách tôi tóm gọn tất cả các thông tin này vào một màn hình. TRIN và TRINQ nằm ở phía bên trái, và đây là những gì tôi nhìn vào đầu tiên. Rồi mắt tôi di chuyển xuống phía dưới màn hình PC, đó là những gì tôi nhìn thứ 2. Sau đó tôi nhìn vào phần TICK ở phía dưới bên trái màn hình. Từ đây, mắt tôi hướng lên phía trên bên phải và vào danh sách sắp xếp khu vực. Cuối cùng tôi nhìn vào tiki. Tôi không cần phải nhìn vào biểu đồ để biết rằng thị trường đã được bán tháo liên tục cả ngày.
master5.png


Hình 6.16 chỉ ra cách mà các chỉ báo này diễn ra trong 1 ngày hoạt động mạnh của thị trường. Nhìn thoáng qua, tôi có thể thấy TRIN và TRINQ đang tạo xu hướng thấp dần và tỉ lệ PC có ngày khởi đầu tốt ở trên 1.0. Tôi có thể thấy TICK đang có 1 ngày tích cực trên mức zero, và hầu hết các nhân tố đều nằm trong khu vực tích cực. Tôi cũng thấy với tiki đang ở trạng thái mua nhiều hơn bán. Vào những ngày như này, tôi muốn tập trung vào các set up dài và bỏ qua các set up ngắn.
Thêm vào đó, việc có một cảm giác vững chắc vào áp lực thị trường theo cả 2 hướng lên và xuống giúp cho trader biết được khi thị trường rơi vào trạng thái choppy. Điều này xảy ra khi các chỉ số khác nhau này xung đột với nhau. Ví dụ TRIN đang tạo mức cao mới(bearish) nhưng TICK cho tất cả giai đoạn đó là trên zero (bullish). Một trong những cách yêu thích của tôi để xem liệu chúng ta có một thị trường choppy hay không, và cũng là cách đơn giản nhất. Tôi nhìn vào bộ danh sách các chỉ báo, và nếu một nửa các chỉ báo xanh và nửa còn lại đỏ, tốt thôi, nó không thể cân bằng hơn thế.
Master6.png

Tôi không cài volumn biểu đồ ES 5m vào đây đơn giản bởi vì không còn chỗ. Tôi theo dõi nó trong 1 màn hình khác. Tôi tạo bộ nền này trên TradeStation. Bạn có thể bắt chước bằng cách nhìn theo hình 6.15 và 6.16 hoặc vào www.tradethemarkets.com và download một bản đầy đủ với cả âm thanh cảnh báo.

Những điều cần quan tâm khác
Không có nhiều sự thay đổi kể từ khi tôi viết chương này vào năm 2005. Trên thực tế cập nhật của tôi cho chương này rất ít ngoại trừ số lượng volumn trên ES từ hình 6.13 đã tăng lên 25.000 từ 10.000. Tôi cũng đã sử dụng TICK khác biệt chút ít, sử dụng dòng 0.00 làm cơ hội vào lệnh vào những ngày sôi động, mà chúng ta thấy rất nhiều trong tháng 8 và 9 năm 2011. TRIN vẫn tốt mặc dù ảnh hưởng của nó đã giảm đi chút ít do những quỹ ETF đối xung hiện đang có mặt trên thị trường, đang giao dịch với khối lượng khá lớn và làm lệch số TRIN – không nhiều. Để bù đắp điều này, tôi thêm vào 2 nhân tố “mới”. Tôi nói “mới” nhưng nó không thực sự là mới – tôi chỉ theo dõi chúng nhiều hơn so với trước đây. Đó là VOLSPD(S&P 500 Up-Down Volumn Difference) và VIX ( Volatility Index).
VOLSPD là chỉ số vô giá trị vào đầu ngày, nhưng nó lại là vô giá vào cuối ngày. Khi tôi nhìn vào chỉ số này, tôi nghĩ về áp lực bên mua và bên bán. Nếu áp lực bên mua được duy trì đến cuối thì tôi sẽ chờ đợi 1 đợt sell-off vào lúc đóng cửa. Nếu bên mua duy trì được áp lực, tôi sẽ chờ đợi 1 sự hồi phục. Nghe có vẻ quá đơn giản, những có rất nhiều tín hiệu giả trong suốt nửa giờ cuối cùng. Nếu thị trường có vẻ bán xuống 1 cách khó khăn, nhưng VOLSPD tiếp tục bay cao hơn, đoán xem? Thị trường sẽ đảo chiều và hồi phục. Điều ngược lại cũng đúng.
Trong hình 6.17 chúng ta thấy một biểu đồ của cả VOLSPD và SPY trên biểu đồ 5 phút. Khoảng 1h45 chiều tại điểm 1, thị trường bắt đầu hồi phục và cuộc phản kháng kéo dài gần nửa giờ. Đây có phải áp lực mua thật sự, hay chỉ là giả mạo? Bằng cách nhìn vào VOLSPD, chúng ta có thể biết không chỉ đó là giả mà có xác suất cao thị trường đảo chiều. VOLSPD không những không xác nhận sự phục hồi mà còn thực sự xác lập mức thấp nhất trong ngày (ý nói phe bán tăng cao), trong trường hợp này nó là hồi chuông báo tử cho phe bò, thị trường đang tiến đến miệng núi lửa.
master7.png

Chỉ số VIX, lẽ dĩ nhiên, sẽ luôn cần quan tâm. Tầm quan trọng của nó tăng lên khi độ biến động của thị trường tăng lên. Đây được biết tới như là “chỉ số đo nỗi sợ”, vì nó hiệu quả trong việc đo độ hoảng loạn của thị trường. Hoảng loạn, tất nhiên, có thể trở nên thái quá, và sự hoảng loạn quá mức là một tín hiệu mua. Trong hình 6.18, chúng ta thấy một biểu đồ hàng ngày của VIX ở nửa trên với một dải Bollinger tiêu chuẩn với các cài đặt ở 20 và 2. Nửa dưới của biểu đồ là SPY. Lưu ý rằng bất cứ lúc nào VIX vượt lên trên dải Bollinger, và đặc biệt là khi đóng cửa trên dải Bollinger, không chỉ là thị trường đã tạo đáy mà còn có tiềm năng cho một sự hồi phục tốt.
master8.png

Tại điểm 3, hãy xem điều gì đã xảy ra vào ngày xảy ra vụ đổ vỡ chớp nhoáng khét tiếng. Tại đó thị trường trở nên tồi tệ trong suốt thời gian, VIX tăng vọt.
Mọi người đang hoảng loạn. Và chuyện gì xảy ra? Thị trường có một sự biến động dữ dội vượt quá mức cao ngay trước khi xảy ra vụ crash. Dọc theo biểu đồ, bạn có thể thấy rõ rằng bất kỳ sự quá khích nào trong chỉ báo VIX, đồng nghĩa với sự hoảng loạn thái quá trên thị trường, chỉ ra rằng việc bán đã cạn kiệt. Bài học ở đây? Đừng quá phấn khích trong chiều xuống khi sự hoảng loạn tăng cao. (chú thích người dịch: đây là tư duy bắt đáy của scalper, trường hợp này nếu họ sai thì sẽ lỗ rất nặng nên SL trong trường hợp này là rất quan trọng)

Tôi cũng sẽ theo dõi chỉ số VIX trên chart 5 phút cho giao dịch trong ngày, như trong hình 6.19, với biểu đồ này tôi chỉ tìm kiếm 1 cơ hội Break out và Break out tiếp diễn. Chỉ số VIX thường nhanh và break trước khi giá thị trường làm điều đó. Tại điểm 1, chỉ số VIX đẩy lên cao và chỉ ngay sau đó thị trường đổ sụp. Trường hợp này, chừng nào chỉ số VIX còn ở mức cao thì thị trường còn bị bán tháo.
Master9.png

Với chỉ số VIX, tôi sử dụng biểu đồ 5m để đo lường “nỗi sợ tức thời” trên thị trường. Còn với biểu đồ daily tôi muốn nhìn khi nào nỗi sợ đã qua đi và là thời điểm cho 1 cú phục hồi.

Và cuối cùng, bạn có biết nếu bạn lờ đi điều này bạn sẽ không thể nắm bắt được cơ hội
Đã có rất nhiều thông tin trên báo chí trong những năm qua về cái gọi là “ carry trade”, nhưng hầu hết trader và nhà đầu tư đều không suy nghĩ nhiều về nó. Thật kỳ lạ là các quỹ đầu tư hedg fund cũng làm điều đó, họ nghĩ “Nó không có tác dụng với tôi”. Và đó là những suy nghĩ sai lầm, sai lầm chết người !
Carry trade” ảnh hưởng đến thị trường ngày nay nhiều hơn bất cứ thứ gì khác. Nói theo cách đơn giản hóa tối đa, nó hoạt động như sau: các quỹ phòng hộ vay một loại tiền tệ thấp như Yên hoặc USD, sau đó đưa các quỹ đó vào các loại tiền có hiệu suất cao hơn như đô la Úc. Sau đó họ mới dùng tiền đô la Úc này mua các tài sản tăng giá như cổ phiếu, vàng, bạc, dầu, ngũ cốc …. (chỗ này viết lòng vòng rất rối nên mình lược bớt cho dễ hiểu, có thể ít nhiều ko chính xác). Tại sao họ lại đi làm những chuyện rắc rối như vậy? Đơn giản, để nhận được khoản chênh lệch lãi suất lớn và họ có thêm 1 khoản phí.
Sao nó lại quan trọng? Bởi vì khi các quỹ đang thực hiện “ carry trade”, được biết đến như hoạt động ngừa rủi ro (taking risk on - chạy vào tài sản an toàn). Khi họ làm điều này, hầu hết các tài sản hàng hóa tăng giá- các quỹ muốn nắm giữ mọi thứ trong tay mình. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn, khi các quỹ muốn giải ngân (taking risk off), các quỹ sẽ phải giảm phần carry trade của họ xuống. Để làm điều này họ sẽ phải: (1) bán tháo các tài sản mà họ đã mua, (2) bán loại tiền có lợi suất cao mà họ đang sở hữu và (3) trả lại loại tiền rẻ mà họ đã mượn. Ba bước này xảy ra gần như cùng lúc. Tại sao điều này lại quan trọng cần biết? Bởi vì các quỹ phòng hộ đang chấp nhận rủi ro, gần như các loại tài sản sẽ bán hết, bất kể điều gì xảy ra.
Điều đó thật tuyệt vời, nhưng làm thế nào để trader biết khi nào các quỹ phòng hộ phòng ngừa rủi ro và khi nào họ chấp nhận rủi ro ? Bằng cách xem CNBC? Không, họ không thực sự biết rõ điều gì xảy ra cho đến khi nó đã qua. Nếu các quỹ phòng hộ có thể che dấu hoạt động của họ, hãy tin tôi đi, họ sẽ làm thế.
Điều đáng ngạc nhiên là thông tin này về việc các quỹ phòng hộ đang “risk on” hay “risk off” là rất dễ dàng để thu được. Tất cả những gì bạn cần là 1 nguồn cấp dữ liệu.
Hình 6.20 là biểu đồ cặp AUDJPY, trong đó giá hiện tại là 73. 739. Tin hay không thì tùy, biểu đồ này thể hiện những gì các quỹ phòng hộ đang làm trong thực tế. Giá của AUDJPY là không quan trọng, điều quan trọng là biểu đồ đang di chuyển như thế nào.
Master10.png

Nó không có nghĩa cặp AUDJPY thể hiện mọi hoạt động carry-trade. Tuy nhiên nó thường xuyên thể hiện các hoạt động này, mượn đồng Yên và chuyển qua đồng Aussie. Đồng Yên càng được mượn nhiều thì đồng Aud càng được mua, và do đó là AUDJPY lên cao hơn(risk on). Và khi hoạt động carry-trade được rút lại, AUDJPY sẽ rụng khi đồng AUD được bán để mua trả lại đồng Yên. Nếu nó quá phức tạp, thì đây là những điều bạn cần ghi nhớ:
Bức tranh 6.20 minh họa diễn biến cặp AUDJPY cùng với chỉ số chứng khoán. Điểm 3 và 4 cho thấy cùng thời điểm mà cả AUDJPY và chứng khoán đều sụt mạnh. Vậy là đủ.
Điều thú vị là khi AUDJPY trở thành 1 chỉ báo sớm nhất, điều này xảy ra ở điểm 5 khi AUDJPY tạo đỉnh cao mới, và chứng khoán thì sao? Không gì cả! Khi đó là tình trạng hỗn loạn trên một quốc gia châu Âu đang trên bờ vực vỡ nợ, nhưng chỉ số AUDJPY tiếp tục cao hơn và cao hơn, chỉ ra rằng các quỹ đang tích cực đặt cửa “risk on”. Và rồi, chỉ 1 tháng sau chứng khoán bùng nổ và đạt mức cao mới. Một trader theo dõi diễn biến của cuộc khủng hoảng EU bán khống chứng khoán vì lo lắng cho cuộc khủng hoảng nợ. Những trader hiểu tầm quan trọng của “carry-trade” thì mua chứng khoán, và chờ đợi thị trường chứng khoán bắt kịp với tình hình thực tế hiển thị qua hoạt động của các quỹ phòng hộ. Câu chuyện dài cho phe Short, đồng tiền mà các quỹ hedge fund đã mượn phải được đem ra sử dụng.
Trong hình 6.21 chúng ta có biểu đồ 5m của AUDJPY và ES-mini. Tôi thích xem nó vào ban ngày và đo lường cường độ của một cuộc bán tháo ES. Điểm 1 cho thấy 1 đợt bán tháo lớn của ES vào giữa trưa ngày 5-11 năm 2011. Nếu trong đợt bán tháo này AUDJPY chỉ là một đợt pullback nhẹ (như ở điểm 2), thì đó là cơ hội ES quay đầu và hồi phục rất mạnh. Nếu ES bị bán tháo và AUDJPY lao mạnh thì cuộc bán tháo là thật.
Master11.png

Lí do quan trọng cuối cùng để hiểu về Carry-Trade là nó có thể giải thích những chuyện mà tưởng như không thể. Ví dụ, trong suốt cuộc khủng hoảng 2008, mọi người đều nói chuyện với gia đình của họ về chuyện đồng USD đang chết và làm sao để chuyển hết tài sản sang Gold và cổ phiếu Gold. Điều gì xảy ra trong suốt thời gian đỉnh điểm cuộc khủng hoảng tháng 10 năm 2008? Gold bị hủy diệt khi bị bán tháo từ 1080 về 707. Cổ phiếu Gold còn tệ hơn. GoldCorp Inc(GG), một cổ phiếu rất vững chắc và phổ biến, đã giảm từ 52, 65 xuống 13,84. Đây là một động thái điển hình cho các cổ phiếu Gold trong thời điểm nóng. Khủng hoảng tài chính từ tháng 7 -10 năm 2008, mọi người nghĩ cô ta thông minh và đã làm điều đúng đắn, nhưng cuối cùng bị bắn ngược lại. Điều gì đã xảy ra?

Hình 6.22 chỉ ra chính xác điều gì đã xảy ra. Biểu đồ phía trên là AUDJPY, và cái chúng ta thấy là chế độ rủi ro được bật khi AUDJPY giảm mạnh từ 100 về 60. Nhớ rằng tôi đã nói khi thị trường di chuyển, đó không phải vì nó muốn, mà vì nó phải thế. Bingo! Về bản chất đây là một cuộc phá sản (margin call) lớn nhất thế giới. Các quỹ buộc phải bán tất cả mọi thứ được tính là tài sản bao gồm Vàng. Không quan trọng tài sản gì và nó có nội tại hay không giá trị. Tất cả các tài sản họ đã mua bằng tiền vay phải được bán để họ có thể trả lại các khoản vay. Và đây cũng là lí do khiến đồng USD tăng giá trong thời gian này. Đồng USD cũng được sử dụng trong Carry-trade, cùng với đồng Yên, bởi vì đây là loại tiền có lãi suất thấp. Vì carry-trade đã được hoàn lại (“taken off”), và Yên cùng với USD được trả lại, đoán xem điều gì đã xảy ra? Đồng USD tăng điểm, tại sao? Vay tiền tương đương với việc short nó, trả lại tương đương với việc mua nó. Việc mua trả lại tạo áp lực lên đồng USD. Đây là lí do mà đồng USD đã không sụp đổ như nhiều chuyên gia dự đoán. Nó có thể sụp đổ 1 ngày nào đó, nhưng không phải trong khi nó là một loại tiền tệ lãi suất thấp và các quỹ phòng hộ thì đang “risk off”.
Master12.png

Tiền sẽ chạy đi đâu sau khi tất cả đã được bán tháo? Vào trái phiếu kho bạc Mỹ, đó là lí do hợp đồng 10 năm và các loại trái phiếu futures khác tăng cao trong thời gian này. Vậy
Carry- trade on: Tốt, mua tất cả mọi thứ
Carry-trade off: Thoát ra mọi thứ.

Tổng hợp:

Điều quan trọng là phải nhận ra thị trường dành phần lớn thời gian trong ngày, thậm chí trong tuần, để củng cố và nghỉ ngơi, và tốt hơn hết là không làm gì cả. Những Trader mong đợi các biến động và đuổi theo nó luôn gặp bất lợi hơn các trader đã sớm hành động trước khi biến động thực sự diễn ra (cái này thì tùy trường phái mà quan điểm rất khác nhau nhé, cần nắm được logic trong từng ông để hiểu, không nên áp dụng máy móc). Cách để làm điều này là nhìn sâu vào bên trong và tìm kiếm các manh mối đưa đến 1 kịch bản có khả năng nhất. Khi thị trường yên lặng, hãy định vị cho bước đi tiếp theo bằng cách này. Một khi biến động diễn ra, những người nghiệp dư đuổi theo nó và bạn có cơ hội tốt để chốt lời.
(hình 6.22)
Cuối cùng, điều quan trọng là phải hiểu rằng tất cả các thiết lập trong ngày của chỉ số chứng khoán được mô tả trong quyển sách này đều dựa trên việc sử dụng các chỉ báo trong ngày làm bộ lọc. Ví dụ chương 11 thảo luận các bài nén (squeeze). Nếu tôi short theo bài chơi nén ngắn 2m (2m squeeze play), nhưng TRIN đang ở mức 0.53 và gần mức thấp nhất trong ngày, đoán xem? Tôi sẽ không nhảy vào nó bởi vì các tín hiệu nội tại đang rất bullish. Thay vào đó, tôi sẽ ngồi chờ và đợi 1 set up Long khác. Bởi thực tế này mà rất khó để thực hiện backtest set up này, khi mà tôi không thể thực hiện tất cả các set up xuất hiện – nó dựa vào việc các yếu tố nội tại đang nói gì với tôi. Tôi thực hiện www.tradethemarkets.com/internals với 1 series các video miễn phí chỉ ra cách giao dịch trực tiếp với các tín hiệu nội tại (internals). Tôi cũng thực hiện với những thứ không viết trong sách này- vì đôi khi sẽ dễ hơn bằng cách show trực tiếp hơn là chụp chúng vào trong trang sách. Cho những ai hứng thú với các tài khoản được quản lý bằng kỹ thuật này, tôi có www.razortrading.com với nhiều thông tin hơn về việc bắt đầu và xúc tiến công việc.
Xin chúc mừng các bạn, chúng ta đã đi qua phần đầu tiên của cuốn sách này. Và bây giờ hãy cùng đi sâu vào phần 2 với các set up giao dịch thực tế.
 

Giới thiệu sách Trading hay
Giao Dịch Theo Xu Hướng Để Kiếm Sống

Sách chia sẻ chiến lược giao dịch, tâm lý, phương pháp quản lý vốn thực chiến của Trader 18 năm kinh nghiệm giao dịch theo xu hướng
Phần carry trade này có vẻ hay mà tui không hiểu rõ lắm :D để nghiên cứu thêm
 
Phần carry trade này có vẻ hay mà tui không hiểu rõ lắm :D để nghiên cứu thêm
là chơi chênh lệch lãi suất, mà ông này nói kỹ hơn cách bọn quỹ nó thực hiện, từ đó lần theo dấu vết bọn quỹ. Đại khái là theo dõi cặp carry mạnh nhất từ đó dự đoán nó chuẩn bị giải ngân vào ckhoan hay cbi tất toán lấy tiền trả nợ.
Văn phong ông này hơi rối, nhiều lúc viết vòng vèo ko đoán được ý ông này muốn viết gì.
 
là chơi chênh lệch lãi suất, mà ông này nói kỹ hơn cách bọn quỹ nó thực hiện, từ đó lần theo dấu vết bọn quỹ. Đại khái là theo dõi cặp carry mạnh nhất từ đó dự đoán nó chuẩn bị giải ngân vào ckhoan hay cbi tất toán lấy tiền trả nợ.
Văn phong ông này hơi rối, nhiều lúc viết vòng vèo ko đoán được ý ông này muốn viết gì.

Văn phong mấy tay viết sách là thế mà bác, ví von này nọ vòng vèo uốn lượn lắm. Ủng hộ cho tâm huyết của hai bác :D
 
Văn phong mấy tay viết sách là thế mà bác, ví von này nọ vòng vèo uốn lượn lắm. Ủng hộ cho tâm huyết của hai bác :D
Thật ra ko ngại cái chuyện hắn nói vòng vèo, chỉ sợ hắn vòng vèo nhiều quá mình dịch sai ý mà ko biết ý :D :D
Phần này có mục Carry Trade thấy hay, học được thêm ít kiến thức ko bõ công ngồi dịch. Mà phần này muốn vận dụng được phải bỏ công sức nghiên cứu thêm, dành cho bác nào đang tìm pp trade.
 
Thật ra ko ngại cái chuyện hắn nói vòng vèo, chỉ sợ hắn vòng vèo nhiều quá mình dịch sai ý mà ko biết ý :D :D
Phần này có mục Carry Trade thấy hay, học được thêm ít kiến thức ko bõ công ngồi dịch. Mà phần này muốn vận dụng được phải bỏ công sức nghiên cứu thêm, dành cho bác nào đang tìm pp trade.
Thị trường ngoại hối chuyển động cũng nhờ nghiệp vụ ''carry trade'', vì thế nên mới nói lãi suất nó ảnh hưởng lớn tới thị trường này :D
 
Em đọc thì được chứ dịch hẳn ra tiếng việt chậm quá :rolleyes::rolleyes: mấy bác dịch nhanh vl, có tips tăng tốc dịch không chỉ em phát

Hay thời gian sẽ làm lu mờ tất cả :D:D
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,568 Xem / 80 Trả lời
  • TraderViet News trong Chuyện bên lề 215 Xem / 1 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 438 Xem / 24 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 24,129 Xem / 83 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 323 Xem / 3 Trả lời
  • Berkeley trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 120 Xem / 2 Trả lời
  • LuTienSinh trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 195 Xem / 3 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên