Chia sẻ về Forex & Phân Tích Kỹ Thuật của CaPhiLe

Chia sẻ về Forex & Phân Tích Kỹ Thuật của CaPhiLe

Chia sẻ về Forex & Phân Tích Kỹ Thuật của CaPhiLe

Ca_Phi_Le

Active Member
107
247
Xin mạn phép admin mở topic này để chia sẻ 1 số bài viết về Forex và Phân Tích Kỹ Thuật
Tiêu chí:
- Tinh thần chia sẻ, giao lưu, góp ý xây dựng và học hỏi lẫn nhau
- Mục đích cuối cùng là nâng cao hiệu quả giao dịch của mỗi người
- Chém gió nhẹ nhàng, tình cảm :)
 

Giới thiệu sách Trading hay
Trading In The Zone - Thực hành Kiểm soát Cảm xúc bằng Tâm lý học Hành vi trong Đầu tư và Giao dịch Tài chính

Là quyển sách Top 1 toàn cầu về chủ đề đầu tư/trading, Trading In The Zone giúp thấu hiểu và quản trị cảm xúc cũng như giữ vững kỷ luật khi tham gia thị trường tài chính, nhằm nâng cao trình độ và hiệu quả đầu tư lên mức cao nhất có thể
MỘT GÓC NHÌN VỀ PHÂN KỲ TRONG PHÂN TÍCH KỸ THUẬT:
Hôm nay mình sẽ chia sẻ với các bạn về PHÂN KỲ - là tín hiệu tin cậy trong phân tích kỹ thuật khi áp dụng để xác định đảo chiều xu hướng, hay còn gọi là tín hiệu để bắt đỉnh đáy thị trường.
a2.bp.blogspot.com__3cvUdy2q0eM_WuQH9LowYLI_AAAAAAAAA9k__ZutQL1e92be6d1b190f03e9dbc86dc83e966c.jpg
Ok, giờ vào nội dung chính, riêng cá nhân mình định nghĩa về Phân Kỳ như sau:
Phân Kỳ ( Divergence) là 1 dấu hiệu sớm nhất cho thấy sự suy yếu tiềm ẩn của XUNG LỰC thị trường thông qua các chỉ báo kỹ thuật. Nói cách khác thì Phân Kỳ cho thấy dấu hiệu sớm nhất của khả năng đảo chiều.
Như vậy, chúng ta cần hiểu rằng Phân Kỳ như 1 con sóng ngầm bên dưới ĐI NGƯỢC LẠI với con sóng giá đang nổi trên mặt nước. Điều đó có nghĩa rằng trong 1 xu hướng tăng giá thì giá đang tạo thành các con sóng tăng dần lên và khi xuất hiện phân kỳ tức là có 1 con sóng ngầm của xung lực tiềm ẩn đang đi ngược lại (đi xuống), điều này cảnh báo giá có thể sẽ đảo chiều đi xuống, hoặc ít nhất nó cũng cho thấy sức tăng của thị trường đang suy yếu đáng kể. Trong 1 xu hướng giảm giá thì ngược lại.
Sau đây là 3 trường hợp Phân Kỳ báo hiệu 1 khả năng đảo chiều từ tăng thành giảm (tín hiệu báo đỉnh) thường thấy và dễ nhận biết:
1. Giá đi lên tạo thành các đỉnh cao hơn nhưng chỉ báo kỹ thuật tạo thành các đỉnh thấp hơn
2. Giá đi lên tạo thành các đỉnh cao hơn nhưng chỉ báo kỹ thuật tạo thành các đỉnh ngang bằng nhau
3. Giá tạo thành các đỉnh bằng nhau nhưng chỉ báo kỹ thuật tạo thành các đỉnh thấp hơn

Tương tự là 3 trường hợp Phân Kỳ báo hiệu 1 khả năng đảo chiều từ giảm thành tăng (tín hiệu báo đáy):
1. Giá đi xuống tạo thành các đáy thấp hơn nhưng chỉ báo kỹ thuật tạo thành các đáy cao hơn
2. Giá đi xuống tạo thành các đáy thấp hơn nhưng chỉ báo kỹ thuật tạo thành các đáy ngang bằng nhau
3. Giá đi xuống tạo thành các đáy bằng nhau nhưng chỉ báo kỹ thuật tạo thành các đáy cao hơn

Thực ra nếu xem xét đúng bản chất của Phân Kỳ, thì có rất nhiều trường hợp khác nữa, ví dụ như tín hiệu báo đỉnh có độ dốc của các đỉnh giá LỚN HƠN so với độ dốc của các đỉnh chỉ báo kỹ thuật là đã cảnh báo 1 sự suy yếu của xu hướng rồi, tuy nhiên để trực quan và dễ áp dụng thì thông thường ta chỉ cần để ý 1 trong 3 trường hợp ở trên là được, cần đặc biệt lưu ý trường hợp 1 vì nó có ĐỘ TIN CẬY CAO NHẤT (xung lực tiềm ẩn để gây áp lực đảo chiều xu hướng là mạnh nhất)
Tất nhiên tín hiệu Phân Kỳ trong Phân Tích Kỹ Thuật có thể áp dụng cho mọi biểu đồ giá của các loại thị trường khác nhau từ chứng khoán, tới forex, vàng, tiền ảo bitcoin BTC, dầu, cà phê, nông sản,... chính bởi tính ứng dụng không giới hạn của Phân Tích Kỹ Thuật là lý do hấp dẫn nhất khiến rất đông các tín đồ đi theo trường phái này.
Giờ mình sẽ minh họa cụ thể với chỉ báo MACD (thông số mặc định 12,26,9), qua các biểu đồ cụ thể trên các cặp tiền forex:
TÍN HIỆU BÁO ĐỈNH TRƯỜNG HỢP 1: Giá tạo đỉnh cao hơn, macd tạo đỉnh thấp hơn
a3.bp.blogspot.com__3fVOigKIV1k_WuQS5k9dY_I_AAAAAAAAA90_Nejzlm2e6f528b131fde52c0140231879f0d4f.png
Biểu đồ giá cho thấy sau khi macd báo đỉnh thấp hơn (tức là đã xác nhận phân kỳ) thì giá đã đảo chiều đi xuống, dĩ nhiên việc giá đi xuống nhiều hay ít và xu hướng giảm hình thành và chạy được xa hay gần còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa (ít nhất là phụ thuộc vào việc phân tích đa khung thời gian), bài toán biên độ này chúng ta sẽ giải trong 1 bài viết khác nha)
TÍN HIỆU BÁO ĐỈNH TRƯỜNG HỢP 2: Giá tạo đỉnh cao hơn, macd tạo đỉnh ngang bằng nhau
a3.bp.blogspot.com__HbtSMMPAX4Y_WuQUT9l_aPI_AAAAAAAAA_A_SpvgtJ165686240d446ac7f88ef4fb9dfa5048.png
TÍN HIỆU BÁO ĐỈNH TRƯỜNG HỢP 3: Giá tạo đỉnh ngang bằng, macd tạo đỉnh thấp hơn
a4.bp.blogspot.com__8l0jqpHNty8_WuQU2s5a1XI_AAAAAAAAA_I_HOIpfh377bc98d75aa4464c02b9333ccc03c3a.png
TÍN HIỆU BÁO ĐÁY TRƯỜNG HỢP 1: Giá tạo đáy thấp hơn, macd tạo đáy cao hơn
a3.bp.blogspot.com__vZ6kFotD_eM_WuQVwMIZJcI_AAAAAAAAA_U_sa7AcP3571829d8949f9c1208dca8b30c843fa.png
TÍN HIỆU BÁO ĐÁY TRƯỜNG HỢP 2: Giá tạo đáy thấp hơn, macd tạo đáy ngang bằng
a1.bp.blogspot.com__wurB0Sd_HiE_WuQWPla9VAI_AAAAAAAAA_c_3zFh0L05816d08db5f287452ac9f793ca0b64f.png
TÍN HIỆU BÁO ĐÁY TRƯỜNG HỢP 3: Giá tạo đáy ngang bằng, macd tạo đáy cao hơn
a1.bp.blogspot.com___JMjazNWeKE_WuQW0zei24I_AAAAAAAAA_o_FkVWeC03ebff2805e2d8e20a3b062deea1d3f8.png
Như vậy, qua hình ảnh minh họa trên đây, dễ dàng nhận thấy tại các đỉnh và đáy (vùng đảo chiều) thường là luôn có dấu hiệu phân kỳ. Vấn đề còn lại là làm sao ta có thể lọc được những tín hiệu nhiễu (những tín hiệu sai, hoặc nó phát huy quá ít - giá đảo chiều chạy quá ngắn) là có thể giải quyết được phần lớn vấn đề BẮT ĐỈNH - BẮT ĐÁY.
Một số khái niệm bạn sẽ đọc qua ở các nơi khác khi tìm hiểu về phân kỳ như Phân Kỳ Ẩn, Tam Phân Kỳ, Tứ Phân Kỳ,... tất cả những điều đó không quá quan trọng bằng việc bạn hiểu rõ và hiểu đúng về bản chất của Phân Kỳ. Và cá nhân mình khẳng định rằng tín hiệu Phân Kỳ không bao giờ là 1 tín hiệu báo khả năng tiếp diễn của xu hướng (như 1 số bài viết ở các nơi khác đề cập tới), nó chỉ thuần túy cung cấp dấu hiệu cho việc đảo chiều xu hướng mà thôi, còn việc bạn đọc đánh giá đúng sai thế nào chắc chắn theo thời gian tự giao dịch các bạn cũng sẽ tự rút ra được.
Trong phạm vi bài viết này, mình sẽ chỉ chia sẻ để bạn hiểu đúng về Phân Kỳ trong phân tích kỹ thuật, còn để áp dụng nó cho hiệu quả thì nhất định vẫn phải cần chính bạn tự trải nghiệm và áp dụng nó cũng như dần đúc rút kinh nghiệm riêng trong quá trình giao dịch, từ đó sẽ nâng dần hiệu quả lên. Tuy nhiên, cá nhân mình cũng có vài gợi ý nhỏ như sau:
- Chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng Phân Kỳ với bất kỳ một chỉ báo kỹ thuật thông dụng như RSI, STOCHASTIC OSCILLATOR, MACD, CCI,... tùy vào sở thích và sự phù hợp mà chúng ta sẽ chọn cho mình 1 chỉ báo kỹ thuật khi tìm kiếm tín hiệu Phân Kỳ.

- Cần kết hợp phân tích đa khung thời gian, ít nhất là nên xem xét thêm khung thời gian lớn hơn (khoảng 4 đến 6 lần đơn vị thời gian so với khung chính đang phân tích, ví dụ đang phân tích H1 thì xem thêm H4, đang phân tích M15 thì xem thêm H1,...) để tránh các khu vực "nhạy cảm" dẫn tới tín hiệu Phân Kỳ có khả năng không chính xác.
- Cần kết hợp với yếu tố xu hướng, nhất là xu hướng của khung lớn hơn
- Lưu ý thêm vấn đề khối lượng, tuy rằng tín hiệu Phân Kỳ bản chất cốt lõi nó chứa dấu hiệu của khối lượng trong đó rồi nhưng nếu xem thêm khối lượng giao dịch cụ thể của từng cây nến ngay khu vực tạo các đỉnh đáy phân kỳ thì sẽ càng hiệu quả hơn
- Tín hiệu Phân Kỳ nếu xảy ra ở khu vực quan trọng - là các mức Cản kỹ thuật thì càng đáng tin cậy hơn

- Khi tạo đỉnh đáy 2 để hoàn tất dấu hiệu phân kỳ thì cần lưu ý đó là 1 VÙNG giá - tức là gồm nhiều cây nến, do vậy việc xem xét vào lệnh chính xác tại cây nến nào nó quyết định rất lớn đến sự thành bại của lệnh giao dịch, sự chính xác sẽ tăng dần lên sau khi chúng ta có trải nghiệm thực chiến và đúc rút thêm trong quá trình giao dịch bạn nhé.

- Chúng ta cũng hoàn toàn có thể áp dụng tín hiệu Phân Kỳ cho quyết định chốt lời 1 lệnh đang chạy, ít nhất nó cũng sẽ mang lại cho chúng ta sự chủ động về tâm lý và tránh được những tình trạng "ăn quá non" (vào lệnh mới lời được chút xíu đã vội vàng chốt lời)
- Cần lưu ý Phân Kỳ cũng có thể bị phá thế (sai), việc áp dụng nó sao cho đúng sẽ dựa hoàn toàn vào khả năng và kinh nghiệm của mỗi người, nói đúng hơn thì PHÂN KỲ CÓ TỶ LỆ ĐÚNG CAO, NHƯNG CŨNG CÓ SAI, VIỆC CỦA CHÚNG TA LÀ TÌM NHỮNG CÁI ĐÚNG ĐỂ LẶP LẠI ÁP DỤNG
(Nguồn bài viết: http://www.caphile.com/2018/04/hieu-dung-ve-phan-ky-trong-phan-tich-ky-thuat.html)
 
MỘT GÓC NHÌN VỀ PHÂN KỲ TRONG PHÂN TÍCH KỸ THUẬT:
Hôm nay mình sẽ chia sẻ với các bạn về PHÂN KỲ - là tín hiệu tin cậy trong phân tích kỹ thuật khi áp dụng để xác định đảo chiều xu hướng, hay còn gọi là tín hiệu để bắt đỉnh đáy thị trường.
View attachment 134511
Ok, giờ vào nội dung chính, riêng cá nhân mình định nghĩa về Phân Kỳ như sau:
Phân Kỳ (Divergence) là 1 dấu hiệu sớm nhất cho thấy sự suy yếu tiềm ẩn của XUNG LỰC thị trường thông qua các chỉ báo kỹ thuật. Nói cách khác thì Phân Kỳ cho thấy dấu hiệu sớm nhất của khả năng đảo chiều.
Như vậy, chúng ta cần hiểu rằng Phân Kỳ như 1 con sóng ngầm bên dưới ĐI NGƯỢC LẠI với con sóng giá đang nổi trên mặt nước. Điều đó có nghĩa rằng trong 1 xu hướng tăng giá thì giá đang tạo thành các con sóng tăng dần lên và khi xuất hiện phân kỳ tức là có 1 con sóng ngầm của xung lực tiềm ẩn đang đi ngược lại (đi xuống), điều này cảnh báo giá có thể sẽ đảo chiều đi xuống, hoặc ít nhất nó cũng cho thấy sức tăng của thị trường đang suy yếu đáng kể. Trong 1 xu hướng giảm giá thì ngược lại.
Sau đây là 3 trường hợp Phân Kỳ báo hiệu 1 khả năng đảo chiều từ tăng thành giảm (tín hiệu báo đỉnh) thường thấy và dễ nhận biết:
1. Giá đi lên tạo thành các đỉnh cao hơn nhưng chỉ báo kỹ thuật tạo thành các đỉnh thấp hơn
2. Giá đi lên tạo thành các đỉnh cao hơn nhưng chỉ báo kỹ thuật tạo thành các đỉnh ngang bằng nhau
3. Giá tạo thành các đỉnh bằng nhau nhưng chỉ báo kỹ thuật tạo thành các đỉnh thấp hơn

Tương tự là 3 trường hợp Phân Kỳ báo hiệu 1 khả năng đảo chiều từ giảm thành tăng (tín hiệu báo đáy):
1. Giá đi xuống tạo thành các đáy thấp hơn nhưng chỉ báo kỹ thuật tạo thành các đáy cao hơn
2. Giá đi xuống tạo thành các đáy thấp hơn nhưng chỉ báo kỹ thuật tạo thành các đáy ngang bằng nhau
3. Giá đi xuống tạo thành các đáy bằng nhau nhưng chỉ báo kỹ thuật tạo thành các đáy cao hơn

Thực ra nếu xem xét đúng bản chất của Phân Kỳ, thì có rất nhiều trường hợp khác nữa, ví dụ như tín hiệu báo đỉnh có độ dốc của các đỉnh giá LỚN HƠN so với độ dốc của các đỉnh chỉ báo kỹ thuật là đã cảnh báo 1 sự suy yếu của xu hướng rồi, tuy nhiên để trực quan và dễ áp dụng thì thông thường ta chỉ cần để ý 1 trong 3 trường hợp ở trên là được, cần đặc biệt lưu ý trường hợp 1 vì nó có ĐỘ TIN CẬY CAO NHẤT (xung lực tiềm ẩn để gây áp lực đảo chiều xu hướng là mạnh nhất)
Tất nhiên tín hiệu Phân Kỳ trong Phân Tích Kỹ Thuật có thể áp dụng cho mọi biểu đồ giá của các loại thị trường khác nhau từ chứng khoán, tới forex, vàng, tiền ảo bitcoin BTC, dầu, cà phê, nông sản,... chính bởi tính ứng dụng không giới hạn của Phân Tích Kỹ Thuật là lý do hấp dẫn nhất khiến rất đông các tín đồ đi theo trường phái này.
Giờ mình sẽ minh họa cụ thể với chỉ báo MACD (thông số mặc định 12,26,9), qua các biểu đồ cụ thể trên các cặp tiền forex:
TÍN HIỆU BÁO ĐỈNH TRƯỜNG HỢP 1: Giá tạo đỉnh cao hơn, macd tạo đỉnh thấp hơn
View attachment 134512
Biểu đồ giá cho thấy sau khi macd báo đỉnh thấp hơn (tức là đã xác nhận phân kỳ) thì giá đã đảo chiều đi xuống, dĩ nhiên việc giá đi xuống nhiều hay ít và xu hướng giảm hình thành và chạy được xa hay gần còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa (ít nhất là phụ thuộc vào việc phân tích đa khung thời gian), bài toán biên độ này chúng ta sẽ giải trong 1 bài viết khác nha)
TÍN HIỆU BÁO ĐỈNH TRƯỜNG HỢP 2: Giá tạo đỉnh cao hơn, macd tạo đỉnh ngang bằng nhau
View attachment 134513
TÍN HIỆU BÁO ĐỈNH TRƯỜNG HỢP 3: Giá tạo đỉnh ngang bằng, macd tạo đỉnh thấp hơn
View attachment 134514
TÍN HIỆU BÁO ĐÁY TRƯỜNG HỢP 1: Giá tạo đáy thấp hơn, macd tạo đáy cao hơn
View attachment 134515
TÍN HIỆU BÁO ĐÁY TRƯỜNG HỢP 2: Giá tạo đáy thấp hơn, macd tạo đáy ngang bằng
View attachment 134516
TÍN HIỆU BÁO ĐÁY TRƯỜNG HỢP 3: Giá tạo đáy ngang bằng, macd tạo đáy cao hơn
View attachment 134517
Như vậy, qua hình ảnh minh họa trên đây, dễ dàng nhận thấy tại các đỉnh và đáy (vùng đảo chiều) thường là luôn có dấu hiệu phân kỳ. Vấn đề còn lại là làm sao ta có thể lọc được những tín hiệu nhiễu (những tín hiệu sai, hoặc nó phát huy quá ít - giá đảo chiều chạy quá ngắn) là có thể giải quyết được phần lớn vấn đề BẮT ĐỈNH - BẮT ĐÁY.
Một số khái niệm bạn sẽ đọc qua ở các nơi khác khi tìm hiểu về phân kỳ như Phân Kỳ Ẩn, Tam Phân Kỳ, Tứ Phân Kỳ,... tất cả những điều đó không quá quan trọng bằng việc bạn hiểu rõ và hiểu đúng về bản chất của Phân Kỳ. Và cá nhân mình khẳng định rằng tín hiệu Phân Kỳ không bao giờ là 1 tín hiệu báo khả năng tiếp diễn của xu hướng (như 1 số bài viết ở các nơi khác đề cập tới), nó chỉ thuần túy cung cấp dấu hiệu cho việc đảo chiều xu hướng mà thôi, còn việc bạn đọc đánh giá đúng sai thế nào chắc chắn theo thời gian tự giao dịch các bạn cũng sẽ tự rút ra được.
Trong phạm vi bài viết này, mình sẽ chỉ chia sẻ để bạn hiểu đúng về Phân Kỳ trong phân tích kỹ thuật, còn để áp dụng nó cho hiệu quả thì nhất định vẫn phải cần chính bạn tự trải nghiệm và áp dụng nó cũng như dần đúc rút kinh nghiệm riêng trong quá trình giao dịch, từ đó sẽ nâng dần hiệu quả lên. Tuy nhiên, cá nhân mình cũng có vài gợi ý nhỏ như sau:
- Chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng Phân Kỳ với bất kỳ một chỉ báo kỹ thuật thông dụng như RSI, STOCHASTIC OSCILLATOR, MACD, CCI,... tùy vào sở thích và sự phù hợp mà chúng ta sẽ chọn cho mình 1 chỉ báo kỹ thuật khi tìm kiếm tín hiệu Phân Kỳ.

- Cần kết hợp phân tích đa khung thời gian, ít nhất là nên xem xét thêm khung thời gian lớn hơn (khoảng 4 đến 6 lần đơn vị thời gian so với khung chính đang phân tích, ví dụ đang phân tích H1 thì xem thêm H4, đang phân tích M15 thì xem thêm H1,...) để tránh các khu vực "nhạy cảm" dẫn tới tín hiệu Phân Kỳ có khả năng không chính xác.
- Cần kết hợp với yếu tố xu hướng, nhất là xu hướng của khung lớn hơn
- Lưu ý thêm vấn đề khối lượng, tuy rằng tín hiệu Phân Kỳ bản chất cốt lõi nó chứa dấu hiệu của khối lượng trong đó rồi nhưng nếu xem thêm khối lượng giao dịch cụ thể của từng cây nến ngay khu vực tạo các đỉnh đáy phân kỳ thì sẽ càng hiệu quả hơn
- Tín hiệu Phân Kỳ nếu xảy ra ở khu vực quan trọng - là các mức Cản kỹ thuật thì càng đáng tin cậy hơn

- Khi tạo đỉnh đáy 2 để hoàn tất dấu hiệu phân kỳ thì cần lưu ý đó là 1 VÙNG giá - tức là gồm nhiều cây nến, do vậy việc xem xét vào lệnh chính xác tại cây nến nào nó quyết định rất lớn đến sự thành bại của lệnh giao dịch, sự chính xác sẽ tăng dần lên sau khi chúng ta có trải nghiệm thực chiến và đúc rút thêm trong quá trình giao dịch bạn nhé.

- Chúng ta cũng hoàn toàn có thể áp dụng tín hiệu Phân Kỳ cho quyết định chốt lời 1 lệnh đang chạy, ít nhất nó cũng sẽ mang lại cho chúng ta sự chủ động về tâm lý và tránh được những tình trạng "ăn quá non" (vào lệnh mới lời được chút xíu đã vội vàng chốt lời)
- Cần lưu ý Phân Kỳ cũng có thể bị phá thế (sai), việc áp dụng nó sao cho đúng sẽ dựa hoàn toàn vào khả năng và kinh nghiệm của mỗi người, nói đúng hơn thì PHÂN KỲ CÓ TỶ LỆ ĐÚNG CAO, NHƯNG CŨNG CÓ SAI, VIỆC CỦA CHÚNG TA LÀ TÌM NHỮNG CÁI ĐÚNG ĐỂ LẶP LẠI ÁP DỤNG
(Nguồn bài viết: http://www.caphile.com/2018/04/hieu-dung-ve-phan-ky-trong-phan-tich-ky-thuat.html)
Hóng
:):):)
 
8 VẤN ĐỀ CỦA FOREX TRADER:

Đây là những vấn đề hoặc là những sai lầm chết người thường gặp của các Forex Trader, nó có thể là vấn đề cố hữu mà rất nhiều người tự nhìn nhận ra nhưng việc khắc phục lại là không thể hoặc không hề dễ dàng. Bài viết này chúng ta cùng mổ xẻ để xem có gợi mở thêm điều gì không nhé.

a1.bp.blogspot.com__D4gvDDSUfdU_XkoRslobX1I_AAAAAAAABZs_5f9Dph9c161619af83ef524f79706595ee8fbd.png
1. CỨ NẠP TIỀN GIAO DỊCH LÀ SỚM MUỘN CŨNG CHÁY TÀI KHOẢN:
Đây là một vấn đề thường thấy nhất, đặc biệt là các trader mới vào nghề hoặc chưa đủ thời gian trải nghiệm, và nó cũng thường thấy ở những trader có tính cách nóng nảy, vội vàng, cố chấp, hoặc muốn ăn thua đủ với thị trường (thích ngay lập tức phải... báo thù thị trường sau mỗi lần cháy). Giải pháp đơn giản nhất để khắc phục là NGỪNG NẠP TIỀN, hãy lùi lại 1 bước để bình tĩnh và xem xét lại toàn bộ, từ đó tìm ra nguyên nhân và các xử lý để đạt được kết quả tốt hơn cho lần tới.
2. VÀO LỆNH QUÁ LỚN HOẶC VÀO FULL (TẤT TAY TÀI KHOẢN TRONG 1 LỆNH):
Mình đã gặp những trader hễ cứ nạp tiền vào là giao dịch full tài khoản và tất tay toàn bộ tài khoản vào 1 lệnh giao dịch. Tất nhiên có những lúc tài khoản sẽ tăng lên gấp mấy lần, thậm chí là mấy chục lần chỉ sau mấy lệnh thắng liên tục. Tuy nhiên, việc sẩy chân dính 1 lệnh thua sẽ là vấn đề SỚM HAY MUỘN mà thôi. Chúng ta không thể liên tục may mắn có được chuỗi lệnh thắng liên hoàn (mình dùng từ "may mắn", bởi vì dù có sở hữu 1 hệ thống giao dịch thần thánh thì nó vẫn không thể 100% thắng tuyệt đối được). Do đó, với góc nhìn Forex là 1 cuộc chơi trường kỳ, chúng ta cần có phương án quản lý rủi ro hợp lý để đảm bảo an toàn cho tài khoản. Và giải pháp là trước khi vào lệnh hãy nghĩ về cảm giác nếu bị cháy tài khoản, nó sẽ giúp trader giảm dần sự "máu me" quá mức, từ đó dần dần khắc phục nhược điểm rất lớn này.
3. HAY BỊ NGỨA TAY NHỒI LỆNH:
Đây là 1 nhược điểm rất lớn và thường gặp ở nhiều trader. Dù ban đầu vào lệnh hợp lý và đúng nguyên tắc đặt ra, nhưng sau khi nhìn thị trường di chuyển thì phát sinh những cảm xúc bột phát dẫn tới việc nhồi lệnh thêm. Với trader có lòng tham lớn thì sẽ nhồi lệnh khi lệnh cũ đang dương (có lời) và giá đi đúng hướng, họ nhồi thêm lệnh cùng chiều để được ăn nhiều hơn nữa. Còn với trader hay có tính cay cú và hơn thua với thị trường thì sẽ nhồi lệnh khi lệnh cũ đang âm (đang lỗ) và giá đi ngược hướng, họ nhồi thêm lệnh để quân bình giá nhằm có điểm ra lệnh tốt hơn ban đầu. Điều đáng báo động là khi nhồi lệnh thì sự cân bằng về cảm xúc sẽ bị phá vỡ, nó dẫn tới những quyết định không còn sáng suốt và khách quan như ban đầu nữa. Và kết quả thường dẫn tới cháy tài khoản NẾU như việc nhồi lệnh mất kiểm soát + tổng khối lượng quá lớn (full tài khoản) + giá đi ngược dự đoán 1 đoạn ngắn là tài khoản sẽ cháy ngay lập tức. Và giải pháp gợi mở là hãy tính toán thật kỹ trước khi vào lệnh, sau đó đặt lệnh giao dịch và đặt các điểm chốt lời + dừng lỗ hợp lý, sau đó đóng máy lại và để thị trường tự xử lý. Việc KHÔNG THƯỜNG XUYÊN xem diễn biến thị trường sẽ giúp giảm bớt những cảm xúc phát sinh và dần dần sẽ khắc phục được nhược điểm này.
4. KHÔNG THỂ KIỂM SOÁT ĐƯỢC BẢN THÂN:
Đây là trường hợp không hiếm gặp, nhất là các trader đang rơi vào giai đoạn khủng hoảng tâm lý do thua lỗ. Khi điều đó xảy ra, họ sẽ làm những điều mất kiểm soát như: Nạp tiền liên tục dù thua lỗ, giao dịch phá vỡ nguyên tắc thậm chí là giao dịch ngược lại những gì đã phân tích, tâm lý trở nên hoảng loạn và không còn chút tỉnh táo nào. Và họ chỉ thật sự nhận ra bản thân mất kiểm soát khi cháy sạch tài khoản mà thôi... Giải pháp cho tình trạng này là tạm rời xa thị trường trong 1 thời gian để tĩnh tâm suy nghĩ và lấy lại sự bình tĩnh, sau đó mới cân nhắc việc quay trở lại.

5. PHONG ĐỘ GIAO DỊCH KHÔNG ỔN ĐỊNH:
Với bất kỳ forex trader nào, trong 1 giai đoạn nhất định sẽ gặp phải tình trạng phong độ giao dịch mất sự ổn định, cho dù hệ thống giao dịch đã được kiểm nghiệm kỹ lưỡng và giao dịch khá tốt trong 1 thời gian. Tuy nhiên, một thực tế chúng ta phải thừa nhận rằng trong thị trường forex sẽ có những giai đoạn thị trường thay đổi (tạm thời hoặc lâu dài), do đó chúng ta cần liên tục thích nghi với các giai đoạn đó, và quan trọng hơn cả là ta phải chuẩn bị sẵn sàng tâm lý cũng như các giải pháp cho điều đó.
6. CẢM THẤY CHÁN NẢN VÀ KHÔNG CÓ HY VỌNG VỚI NGHỀ FOREX:
Điều này thường xảy ra sau khi trader trải qua một quá trình giao dịch nhưng không mang lại kết quả khả quan. Khi đó họ sẽ cảm thấy chán nản và không còn hy vọng với nghề forex nữa, đó là hệ quả tất yếu. Nếu chúng ta rơi vào hoàn cảnh này thì cần nghiêm túc nhìn nhận lại mọi vấn đề, từ lý do chúng ta tham gia vào forex, cho đến những quá trình học hỏi và trải nghiệm với nó, và thống kê các kết quả giao dịch... từ đó chúng ta sẽ có phân tích và đánh giá chính xác nhất cho cả quá trình để có được giải pháp nhằm cải thiện kết quả, thậm chí là cả việc ra quyết định có tiếp tục con đường này nữa hay nên dừng lại.
7. CỨ SHOW TÀI KHOẢN RA LÀ CHÁY:
Điều này nhiều người nói rằng nó là "lời nguyền" và mang yếu tố tâm linh (hoặc duy tâm). Tuy nhiên khi phân tích kỹ dưới góc độ tâm lý chúng ta sẽ thấy rõ hơn. Khi chúng ta show tài khoản ra cho người khác xem thường là khi tài khoản có sự tăng trưởng tốt, chứ hiếm người show tài khoản "âm tè le" ra làm gì... Vậy việc show tài khoản thắng lợi nó hàm chứa 1 phần sự "khoe" trong đó, tức là bản thân người đó đang có sự tự tin vượt quá giới hạn (và nó sẽ chuyển hoá dần thành sự tự mãn), chính điều đó sẽ sớm quay lại và giết chết đi "thân chủ". Tất nhiên, cũng không ít trường hợp show tài khoản ra mà vẫn "sống thọ" trường kỳ, như các tài khoản bán tín hiệu trên mql5 chẳng hạn, vì mục đích cố hữu của việc show nó không nằm ở vấn đề "khoe", nên nó không ảnh hưởng tới tâm lý của trader.
8. KHÔNG CÓ KẾ HOẠCH VÀ LỘ TRÌNH GIAO DỊCH CỤ THỂ:
Đây là vấn đề rất phổ biến ở các trader mà cá nhân mình đã từng gặp. Việc trader giao dịch với mục đích tìm kiếm lợi nhuận là điều đương nhiên, tuy nhiên việc họ lập kế hoạch dài hạn và phân chia từng giai đoạn lộ trình cụ thể thì không nhiều người làm điều đó, thâm chí là rất hiếm người làm điều đó CỤ THỂ trên giấy hoặc trên file Excel. Khi chúng ta coi Forex là một nghề nghiêm túc, tức là chúng ta sẽ phải sống cùng với nó, trường kỳ và lâu dài. Thì việc lập kế hoạch dài hạn và thiết lập các lộ trình cũng như giai đoạn cụ thể là hết sức cần thiết, nó sẽ giúp chúng ta đã và đang ở đâu trên chặng đường mình đi.

(Nguồn bài viết: http://www.caphile.com/2020/02/8-van-de-cua-forex-trader.html)
 
Cá nhân em thấy định nghĩa Phân kì của ông Elder tốt hơn. Ông có nói trong cuốn 2 con đường riêng.
Phân kì cổ điển phải áp dụng MACD histogram (hoặc các chỉ báo tương tự có đường 0 ở giữa). Còn các chỉ báo RSI, MACD hay tương tự thì ông Elder không gọi đó là phân kì cổ điển.
 
Cá nhân em thấy định nghĩa Phân kì của ông Elder tốt hơn. Ông có nói trong cuốn 2 con đường riêng.
Phân kì cổ điển phải áp dụng MACD histogram (hoặc các chỉ báo tương tự có đường 0 ở giữa). Còn các chỉ báo RSI, MACD hay tương tự thì ông Elder không gọi đó là phân kì cổ điển.
ổng có nói lý do tại sao ko bác ?
 
Cá quẫy vài lệnh live xem nào, lý thuyết thì ở đây có cả rừng rồi
Các bác cứ bình tĩnh ạ, phần hay còn ở phía trước, mới mở 2pic mà bung bét hết ra thì không còn gì thú vị đâu ạ
;)
Mong bác xuất chiêu cho anh em rửa mắt:D
Bác là tín đồ và chuyên gia về Pinbar...
Mong được giao lưu học hỏi bác qua topic này
E đang soạn nội dung, vì nó khá dài nên sẽ mất vài ngày, chủ đề là MACD theo phong cách NTC526244.
Liệu có ai hứng thú với nó ko ạ?
 
Các bác cứ bình tĩnh ạ, phần hay còn ở phía trước, mới mở 2pic mà bung bét hết ra thì không còn gì thú vị đâu ạ
;)

Bác là tín đồ và chuyên gia về Pinbar...
Mong được giao lưu học hỏi bác qua topic này
E đang soạn nội dung, vì nó khá dài nên sẽ mất vài ngày, chủ đề là MACD theo phong cách NTC526244.
Liệu có ai hứng thú với nó ko ạ?
Vẫn con người đó, nhưng nay khác rồi bác! Không PA và Pinbar nữa, em đã chuyển sang hẳn scalp gold hàng ngày rồi.
Nghe tiếng bác đã lâu, nay đã mở topic riêng, vẫn mong đc tham khảo chiến lược của bác.
 
Các bác cứ bình tĩnh ạ, phần hay còn ở phía trước, mới mở 2pic mà bung bét hết ra thì không còn gì thú vị đâu ạ
;)

Bác là tín đồ và chuyên gia về Pinbar...
Mong được giao lưu học hỏi bác qua topic này
E đang soạn nội dung, vì nó khá dài nên sẽ mất vài ngày, chủ đề là MACD theo phong cách NTC526244.
Liệu có ai hứng thú với nó ko ạ?
Em đang rất tò mò về phong cách NTC526244 ạ. Hóng. :rolleyes:
 
Vẫn con người đó, nhưng nay khác rồi bác! Không PA và Pinbar nữa, em đã chuyển sang hẳn scalp gold hàng ngày rồi.
Nghe tiếng bác đã lâu, nay đã mở topic riêng, vẫn mong đc tham khảo chiến lược của bác.
Bác đã quá lời rồi
E hiện cũng scalp hàng ngày như bác, trên 21 cặp tiền
Còn topic mở để khuấy động tinh thần a e lên 1 chút, chứ lâu nay im lìm quá cũng thấy chán bác ạ
 
Sử Dụng MACD Theo Phong Cách NTC526244 - PHẦN 1

Hôm nay mình sẽ chia sẻ một phương pháp giao dịch với chỉ báo MACD theo cách "độc nhất vô nhị", nó là một bộ nhiều chiêu thức đa dạng và được sáng tạo duy nhất bởi người sư phụ của mình với nick name là NTC526244 (sau đây sẽ được gọi là "tác giả" của chiêu thức này).
Tất nhiên, trước khi đăng tải toàn bộ nội dung này, mình cũng đã xin phép và được tác giả đồng ý cho phép chia sẻ tới cộng đồng thông qua blog CaPhiLe.Com của mình. Với một mục đích duy nhất là mang lại giá trị hữu ích cho các trader Việt Nam, giúp cho một ai đó hữu duyên có thể hấp thụ và phát triển nó lên một tầm cao mới, tránh được các giao dịch thua lỗ cũng như gia tăng tỷ lệ chiến thắng. Và biết đâu đó bản thân mình cũng như tác giả sẽ được nhận lại những góp ý để có thể hoàn thiện hơn hệ thống giao dịch.
Trước khi đi vào những nội dung cụ thể, mình cùng quán triệt những điều sau đây:
- Tác giả đã tiếp cận, sử dụng và phát triển bộ chiêu thức MACD với tâm thế như một trader ngoại đạo và không hề đi sâu vào các yếu tố nội tại cấu thành nên chỉ báo kỹ thuật này, và để bảo lưu giá trị vốn có của nó, mình sẽ chia sẻ lại nguyên bản cũng như sử dụng nguyên văn các khái niệm, câu từ, và tên gọi của các yếu tố trong chiêu thức này. Nói đơn giản hơn thì mình sẽ không gọi là các "đường signal" hay "đường histogram"..., mà thay vào đó là các "đường cong đỏ" hoặc "đường sọc xanh"... Và cả các chiêu thức được sử dụng trong đó, nó cũng thật sự khác lạ, "phi lý thuyết" và được đúc kết từ trải nghiệm thực tế - mang tính chất dân dã và chú trọng đến thực chiến, trực quan, đặc biệt là không có bất kỳ rào cản gia nhập nào (tức là bất kỳ trader nào cũng có thể tiếp cận nó).
- Bản thân mình tuy được tác giả truyền thụ lại bằng 100% tâm huyết, tuy nhiên mức độ hấp thụ, trải nghiệm và áp dụng luôn khác nhau ở mỗi người (kể cả bạn đọc sau khi xem toàn bộ nội dung này cũng sẽ áp dụng nó không hề giống nhau), do đó cá nhân mình không dám đảm bảo mình truyền đạt lại hết 100% nội dung từ bộ chiêu thức này, tuy nhiên mình sẽ cố gắng chia sẻ sát nhất có thể với các ý niệm và cốt lõi của chiêu thức.
- Về mức độ hiệu quả của chiêu thức này, các bạn có thể tìm kiếm topic "Cuộc thi Fxpro Grand Prix lần 2" trên diễn đàn VangSaiGon cách đây mấy năm, với tài khoản ban đầu 200$ chỉ chưa đầy 1 tháng tác giả (với nick name NTC526244) đã giao dịch đạt đỉnh hơn 13.000$ - tức là tăng trưởng liên tục và nhân lên hơn 65 lần tài khoản (dù sau đó đã sẩy chân cháy vì full tài khoản) - và chỉ sử dụng duy nhất MACD. Còn với những trader nào hay tham gia các cuộc thi nước ngoài cũng có thể search với nickname này cũng dễ dàng tìm thấy các thành tích rất bá đạo mà tác giả đã từng tạo lập. Hoặc ai cần tham khảo thêm thì có thể hỏi những trader kỳ cựu trên diễn đàn VangSaiGon để kiểm chứng thông tin. Có 1 điều duy nhất là suốt chặng đường gần thập kỷ giao dịch forex thì tác giả chỉ xài duy nhất MACD và sử dụng nó theo cách không giống ai - độc nhất vô nhị - mà hôm nay mình sẽ chia sẻ lại cho các bạn cùng tham khảo với tên gọi chiêu thức "MACD-NTC526244".
- Một thực tế bất kỳ ai cũng sẽ thừa nhận là ở trên đời này không có gì là hoàn hảo, và hiển nhiên trong thị trường forex lại càng không. Do đó, dù luôn có niềm tin tuyệt đối vào chiêu thức, và nó cũng đã từng mang lại nhiều thành quả to lớn, nhưng thật sự nó vẫn còn thiếu 1 chút gì đó để hoàn thiện. Và với tâm thế chia sẻ - giao lưu - học hỏi, mình thay mặt tác giả để truyền đạt lại bộ chiêu thức này cũng với kỳ vọng có cơ duyên để tiếp thu thêm những góp ý từ các bạn, và chúng tôi rất trân trọng những góp ý đó.
- Có thể, với nhiều bạn đọc, sau khi xem toàn bộ nội dung này sẽ nhìn nhận nó cũng "bình thường" như bao hệ thống khác. Nhưng đối với chúng tôi - những người đã "ăn ngủ - và cả hít thở" cùng với MACD suốt chặng đường gần 1 thập kỷ qua, thì nó thật sự như 1 món bảo bối cần được trân trọng. Do đó, nếu bạn đọc có phản bác thông tin hay nội dung thì mong rằng hãy dùng những lời lẽ lịch sự và nhẹ nhàng, mang tính chất xây dựng, chúng tôi sẽ rất biết ơn bạn vì điều đó.

OK, giờ thì chúng ta bắt đầu, bộ chiêu thức này gồm các phần sau đây:

1. Hình thái của MACD-NTC526244:
Rất đơn giản, đầu tiên chúng ta chèn chỉ báo kỹ thuật MACD mặc định vào biểu đồ giá trên MT4, nó sẽ có hình dạng như dưới đây:

a1.bp.blogspot.com__neHbLtdG1B0_XktPpCFwZJI_AAAAAAAABao_oHGo2N13b2fa1ca34899c1982816e6b48e8893.jpg
Sau đó, để trực quan nhất, chúng ta sẽ điều chỉnh lại màu sắc của các thành phần bằng cách chuột phải vào chỉ báo và chọn "Properties" để tùy chỉnh.
Các yếu tố cấu thành MACD vẫn được giữ nguyên số phiên mặc định là (12, 26, 9):
a1.bp.blogspot.com__msHrKZKDR0U_XktNlkjzRqI_AAAAAAAABaE_BhpZlm5e1b1727a93e2fca782ee7b1879b1b8f.jpg

Trong phần màu sắc, chúng ta chỉnh "Main" về màu xanh da trời và nét liền mảnh, đường "Signal" màu đỏ mặc định và là nét liền:
a1.bp.blogspot.com__ckZ903Ea9Sc_XktN0NmdLCI_AAAAAAAABaI_j0NrzW1e771d05f84dc0e501e76986b30c8c91.jpg

Ở phần level chúng ta chèn thêm đường phân cách âm dương (mốc 0) với nét đứt và màu nhạt để dễ dàng trong phân tích:
a1.bp.blogspot.com__GjWyLi1Zpmw_XktOiN_0ANI_AAAAAAAABaU_k_i68lf06a5dad257819623d238d956ce924ed.jpg

OK, và đây là hình thái sau khi chỉnh, tất cả các chiêu thức với tên gọi MACD-NTC526244 sẽ chỉ sử dụng hình thái chỉ báo kỹ thuật duy nhất này:
a1.bp.blogspot.com__KwHZQ7FKr80_XktO_OyTEbI_AAAAAAAABac_zj8mizc94ec3b4028ef96066899357f7613447.jpg



2. Các khái niệm (tên gọi) của MACD-NTC526244:
Rất dễ dàng khi nhìn vào hình thái của chỉ báo này, tác giả đã đặt những tên gọi dân dã và dễ hiểu, gồm có:

- Đường "Cong Đỏ" - hay còn gọi tắt là "Cong": Trong chiêu thức này, cần lưu ý đến độ cong của đường cong này, nó là linh hồn của chiêu thức và như là tín hiệu quyết định cho mọi nhận định, phân tích và dự báo về hướng đi của giá.
a1.bp.blogspot.com__viN5kJ4rnlU_XktRallYIPI_AAAAAAAABa0_ftsAbg8d5f0ca2f0ce28a6a681d76f020e0052.jpg

- Đường "Sọc Xanh" - hay còn gọi tắt là "Sọc": Với đường sọc, chúng ta cần để ý đến phần mũi của sọc (đỉnh của cây sọc tính từ gốc là mốc 0), và mặc định khi nói đến sọc tức là nói tới mũi của sọc nhé. Điều quan trọng khi xem xét sọc là khoảng cách của sọc tới cong và vị trí tương quan của sọc so với cong.
a1.bp.blogspot.com__rEPVkpUkSNo_XktSKbiFhSI_AAAAAAAABa8_ZcK_wY0ed23edf25c532a507210324546d9278.jpg

- "Sọc Nhú": Là khi sọc có độ cao nhất định (không quá gần đường 0) bất kể là nằm dưới 0 hay trên 0 đều được, và sọc di chuyển từ khoảng giữa của cong đỏ với 0 di chuyển vượt ra và cắt đường cong đỏ, tạo thành các cây sọc nhú. Khi có hiện tượng sọc nhú thì thông thường giá sẽ hồi lại (có thể hồi tạm thời hoặc sẽ đảo chiều, tùy vào tình huống cụ thể, sẽ được đề cập ở phần dưới), tuy nhiên có 1 số trường hợp chiêu thức cũng chỉ ra tình huống nào sọc nhú thì "quẹo đi luôn" chứ không hồi lại, ví dụ hình dưới đây ở mũi tên đầu tiên và mũi tên thứ 4 thì xuất hiện sọc nhú nhưng giá quẹo lên hoặc đi ngang chứ không hồi xuống, còn 2 mũi tên ở giữa thì giá có sự hồi lại tương đối. Thông thường giao dịch theo tín hiệu này sẽ phù hợp cho các trader giao dịch ngược xu hướng (bắt đỉnh đáy).
a1.bp.blogspot.com__gXNIJU3Qvf0_XktVIjNM_eI_AAAAAAAABbI_WVzNs7f1bea900b29c1c67bec2d837c98a4ccb.jpg

- "Tích Sọc": Đây là hiện tượng sọc được tích lũy liên tục nằm ngoài vùng cong (theo phía đối xứng với 0) và đồng thời giá cũng di chuyển liên tục cùng hướng. Khi sọc được tích lũy nhiều và có tín hiệu từ đường cong sẽ xuất hiện khả năng giá hồi lại, ví dụ như ở hình dưới đây. Chúng ta cần lưu ý hiện tượng tích sọc chỉ xảy ra khi tối thiểu có khoảng 3-4 cây nến chạy cùng hướng và đồng thời sọc cũng không quá gần vùng 0:
a1.bp.blogspot.com__SVmAZha5s6o_Xkte9vHHWRI_AAAAAAAABbU_S_RUJobae6a7e85ecba38e566c0db3488b91b6.jpg

- "Sọc Lún Xa Cong": Đây là hiện tượng ngược lại với tích sọc, có nghĩa là sọc nằm ở vùng giữa của cong và 0, khi sọc quá xa cong thì sẽ tạo thành lực hút cho nó di chuyển về gần với cong. Thông thường giao dịch theo hiện tượng này rất phù hợp cho các trader đi thuận xu hướng.
a1.bp.blogspot.com__ITmxT0SvaW8_XktkKm_12aI_AAAAAAAABbg_1d40Ih73c42fe2ccf498344bb5d4d5f63ac128.jpg

- "Giáp Mí": Đây đơn giản chỉ là cách gọi thay cho việc giao cắt của sọc và cong:
a1.bp.blogspot.com__vDNyW47bcbI_Xktn4YaNSrI_AAAAAAAABbs_XcrTQW3e04872c50b80ec882b19bac50a20a96.jpg


- "Quả Trứng": Đây là hiện tượng đường cong đỏ tạo độ cong về hướng 0 và bo tròn, đồng thời sọc (các mũi của sọc) cũng bo tròn theo hướng ngược lại, 2 độ cong đó bo vào nhau như tạo thành hình quả trứng (hình elip). Khi hiện tượng này xảy ra thì giá có 2 khả năng là có thể chạy tiếp theo hướng cong đỏ (tiến về 0) thậm chí có thể đảo chiều xu hướng (xuyên qua 0 và chạy tiếp như hình dưới), và khả năng thứ 2 là giá sẽ chạy ngược lại để sọc giáp mí và cắt lên cong tạo thành hình thái "sọc nhú" như đã mô tả ở trên. Việc phân tích tình huống và dự đoán khả năng di chuyển của giá sẽ phụ thuộc rất lớn vào việc phân tích đa khung thời gian (được mô tả ở phần dưới).
a1.bp.blogspot.com__SL5XHbRucQ8_Xktp7CaveOI_AAAAAAAABb4_ZedR2hf728e403b9bfe8c9cee32b316c5b2299.jpg


- "Dấu Ngã": Đây là hình dạng di chuyển của đường cong, chúng ta cần lưu ý đường cong luôn di chuyển theo đúng cái tên của nó "luôn cong" - tức là không gấp khúc tạo thành các góc nhọn được. Ví dụ minh họa ở dưới đây là 2 dấu ngã di chuyển của đường cong (2 mũi tên đỏ là 2 đầu của dấu ngã).
a1.bp.blogspot.com__wc_hyiNa_E0_XktrizxYedI_AAAAAAAABcE_6xXidWeea3310feedd0cdfe010137df2bf58cf.jpg


- "Cong Quẹo đóng nắp": Đây là hiện tượng xảy ra sau khi tình huống sọc lún cong xa được chạy, có thể hình dung ban đầu là sọc lún => tới cong xa => và kết quả là giáp mí theo hướng ngược lại với vùng 0 (đóng nắp).
a1.bp.blogspot.com__PDCaIpTcS4s_XktsUfjQVCI_AAAAAAAABcM_RtoqCAf69bd0a8ff89f9ca49d8efa61bde11e3.jpg


- "Nhịp sóng 1, 2, 3,...": Là cách gọi đơn giản khi cong và sọc đi qua vùng 0 (lên hoặc xuống) và giáp mí cắt nhau lần đầu (tạo sọc lún) được gọi là nhịp sóng 1 (nhịp 1), sau đó nếu giá tiếp tục theo hướng cũ và lại cắt nhau lần 2 tạo sọc lún thì là nhịp sóng 2... Nhịp sóng góp phần biểu hiện độ mạnh yếu của xu hướng và ảnh hưởng đến kết quả phân tích cũng như dự đoán của chúng ta.
a1.bp.blogspot.com__3wRxT8ZbDPg_XkyVBb01zMI_AAAAAAAABcY_eORv_44b5953d6d055ed23cddbb6b2661e8f70.jpg


Rất mong nhận được nhiều phản hồi, góp ý, thảo luận, thậm chí là phản biện về nội dung, với mục đích cuối cùng là hoàn thiện bộ chiêu thức này.

......
(chờ đón phần sau: một số nguyên tắc trong bộ MACD-NTC526244 và các chiêu thức cụ thể...)

(NGUỒN BÀI VIẾT: http://www.caphile.com/2020/02/su-dung-macd-ba-dao-theo-phong-cach-ntc526244.html)
 
Sử Dụng MACD Theo Phong Cách NTC526244 - PHẦN 1

Hôm nay mình sẽ chia sẻ một phương pháp giao dịch với chỉ báo MACD theo cách "độc nhất vô nhị", nó là một bộ nhiều chiêu thức đa dạng và được sáng tạo duy nhất bởi người sư phụ của mình với nick name là NTC526244 (sau đây sẽ được gọi là "tác giả" của chiêu thức này).
Tất nhiên, trước khi đăng tải toàn bộ nội dung này, mình cũng đã xin phép và được tác giả đồng ý cho phép chia sẻ tới cộng đồng thông qua blog CaPhiLe.Com của mình. Với một mục đích duy nhất là mang lại giá trị hữu ích cho các trader Việt Nam, giúp cho một ai đó hữu duyên có thể hấp thụ và phát triển nó lên một tầm cao mới, tránh được các giao dịch thua lỗ cũng như gia tăng tỷ lệ chiến thắng. Và biết đâu đó bản thân mình cũng như tác giả sẽ được nhận lại những góp ý để có thể hoàn thiện hơn hệ thống giao dịch.
Trước khi đi vào những nội dung cụ thể, mình cùng quán triệt những điều sau đây:
- Tác giả đã tiếp cận, sử dụng và phát triển bộ chiêu thức MACD với tâm thế như một trader ngoại đạo và không hề đi sâu vào các yếu tố nội tại cấu thành nên chỉ báo kỹ thuật này, và để bảo lưu giá trị vốn có của nó, mình sẽ chia sẻ lại nguyên bản cũng như sử dụng nguyên văn các khái niệm, câu từ, và tên gọi của các yếu tố trong chiêu thức này. Nói đơn giản hơn thì mình sẽ không gọi là các "đường signal" hay "đường histogram"..., mà thay vào đó là các "đường cong đỏ" hoặc "đường sọc xanh"... Và cả các chiêu thức được sử dụng trong đó, nó cũng thật sự khác lạ, "phi lý thuyết" và được đúc kết từ trải nghiệm thực tế - mang tính chất dân dã và chú trọng đến thực chiến, trực quan, đặc biệt là không có bất kỳ rào cản gia nhập nào (tức là bất kỳ trader nào cũng có thể tiếp cận nó).
- Bản thân mình tuy được tác giả truyền thụ lại bằng 100% tâm huyết, tuy nhiên mức độ hấp thụ, trải nghiệm và áp dụng luôn khác nhau ở mỗi người (kể cả bạn đọc sau khi xem toàn bộ nội dung này cũng sẽ áp dụng nó không hề giống nhau), do đó cá nhân mình không dám đảm bảo mình truyền đạt lại hết 100% nội dung từ bộ chiêu thức này, tuy nhiên mình sẽ cố gắng chia sẻ sát nhất có thể với các ý niệm và cốt lõi của chiêu thức.
- Về mức độ hiệu quả của chiêu thức này, các bạn có thể tìm kiếm topic "Cuộc thi Fxpro Grand Prix lần 2" trên diễn đàn VangSaiGon cách đây mấy năm, với tài khoản ban đầu 200$ chỉ chưa đầy 1 tháng tác giả (với nick name NTC526244) đã giao dịch đạt đỉnh hơn 13.000$ - tức là tăng trưởng liên tục và nhân lên hơn 65 lần tài khoản (dù sau đó đã sẩy chân cháy vì full tài khoản) - và chỉ sử dụng duy nhất MACD. Còn với những trader nào hay tham gia các cuộc thi nước ngoài cũng có thể search với nickname này cũng dễ dàng tìm thấy các thành tích rất bá đạo mà tác giả đã từng tạo lập. Hoặc ai cần tham khảo thêm thì có thể hỏi những trader kỳ cựu trên diễn đàn VangSaiGon để kiểm chứng thông tin. Có 1 điều duy nhất là suốt chặng đường gần thập kỷ giao dịch forex thì tác giả chỉ xài duy nhất MACD và sử dụng nó theo cách không giống ai - độc nhất vô nhị - mà hôm nay mình sẽ chia sẻ lại cho các bạn cùng tham khảo với tên gọi chiêu thức "MACD-NTC526244".
- Một thực tế bất kỳ ai cũng sẽ thừa nhận là ở trên đời này không có gì là hoàn hảo, và hiển nhiên trong thị trường forex lại càng không. Do đó, dù luôn có niềm tin tuyệt đối vào chiêu thức, và nó cũng đã từng mang lại nhiều thành quả to lớn, nhưng thật sự nó vẫn còn thiếu 1 chút gì đó để hoàn thiện. Và với tâm thế chia sẻ - giao lưu - học hỏi, mình thay mặt tác giả để truyền đạt lại bộ chiêu thức này cũng với kỳ vọng có cơ duyên để tiếp thu thêm những góp ý từ các bạn, và chúng tôi rất trân trọng những góp ý đó.
- Có thể, với nhiều bạn đọc, sau khi xem toàn bộ nội dung này sẽ nhìn nhận nó cũng "bình thường" như bao hệ thống khác. Nhưng đối với chúng tôi - những người đã "ăn ngủ - và cả hít thở" cùng với MACD suốt chặng đường gần 1 thập kỷ qua, thì nó thật sự như 1 món bảo bối cần được trân trọng. Do đó, nếu bạn đọc có phản bác thông tin hay nội dung thì mong rằng hãy dùng những lời lẽ lịch sự và nhẹ nhàng, mang tính chất xây dựng, chúng tôi sẽ rất biết ơn bạn vì điều đó.

OK, giờ thì chúng ta bắt đầu, bộ chiêu thức này gồm các phần sau đây:

1. Hình thái của MACD-NTC526244:
Rất đơn giản, đầu tiên chúng ta chèn chỉ báo kỹ thuật MACD mặc định vào biểu đồ giá trên MT4, nó sẽ có hình dạng như dưới đây:

View attachment 134751
Sau đó, để trực quan nhất, chúng ta sẽ điều chỉnh lại màu sắc của các thành phần bằng cách chuột phải vào chỉ báo và chọn "Properties" để tùy chỉnh.
Các yếu tố cấu thành MACD vẫn được giữ nguyên số phiên mặc định là (12, 26, 9):
View attachment 134752

Trong phần màu sắc, chúng ta chỉnh "Main" về màu xanh da trời và nét liền mảnh, đường "Signal" màu đỏ mặc định và là nét liền:
View attachment 134753

Ở phần level chúng ta chèn thêm đường phân cách âm dương (mốc 0) với nét đứt và màu nhạt để dễ dàng trong phân tích:
View attachment 134754

OK, và đây là hình thái sau khi chỉnh, tất cả các chiêu thức với tên gọi MACD-NTC526244 sẽ chỉ sử dụng hình thái chỉ báo kỹ thuật duy nhất này:
View attachment 134755



2. Các khái niệm (tên gọi) của MACD-NTC526244:
Rất dễ dàng khi nhìn vào hình thái của chỉ báo này, tác giả đã đặt những tên gọi dân dã và dễ hiểu, gồm có:

- Đường "Cong Đỏ" - hay còn gọi tắt là "Cong": Trong chiêu thức này, cần lưu ý đến độ cong của đường cong này, nó là linh hồn của chiêu thức và như là tín hiệu quyết định cho mọi nhận định, phân tích và dự báo về hướng đi của giá.
View attachment 134756

- Đường "Sọc Xanh" - hay còn gọi tắt là "Sọc": Với đường sọc, chúng ta cần để ý đến phần mũi của sọc (đỉnh của cây sọc tính từ gốc là mốc 0), và mặc định khi nói đến sọc tức là nói tới mũi của sọc nhé. Điều quan trọng khi xem xét sọc là khoảng cách của sọc tới cong và vị trí tương quan của sọc so với cong.
View attachment 134757

- "Sọc Nhú": Là khi sọc có độ cao nhất định (không quá gần đường 0) bất kể là nằm dưới 0 hay trên 0 đều được, và sọc di chuyển từ khoảng giữa của cong đỏ với 0 di chuyển vượt ra và cắt đường cong đỏ, tạo thành các cây sọc nhú. Khi có hiện tượng sọc nhú thì thông thường giá sẽ hồi lại (có thể hồi tạm thời hoặc sẽ đảo chiều, tùy vào tình huống cụ thể, sẽ được đề cập ở phần dưới), tuy nhiên có 1 số trường hợp chiêu thức cũng chỉ ra tình huống nào sọc nhú thì "quẹo đi luôn" chứ không hồi lại, ví dụ hình dưới đây ở mũi tên đầu tiên và mũi tên thứ 4 thì xuất hiện sọc nhú nhưng giá quẹo lên hoặc đi ngang chứ không hồi xuống, còn 2 mũi tên ở giữa thì giá có sự hồi lại tương đối. Thông thường giao dịch theo tín hiệu này sẽ phù hợp cho các trader giao dịch ngược xu hướng (bắt đỉnh đáy).
View attachment 134758

- "Tích Sọc": Đây là hiện tượng sọc được tích lũy liên tục nằm ngoài vùng cong (theo phía đối xứng với 0) và đồng thời giá cũng di chuyển liên tục cùng hướng. Khi sọc được tích lũy nhiều và có tín hiệu từ đường cong sẽ xuất hiện khả năng giá hồi lại, ví dụ như ở hình dưới đây. Chúng ta cần lưu ý hiện tượng tích sọc chỉ xảy ra khi tối thiểu có khoảng 3-4 cây nến chạy cùng hướng và đồng thời sọc cũng không quá gần vùng 0:
View attachment 134759

- "Sọc Lún Xa Cong": Đây là hiện tượng ngược lại với tích sọc, có nghĩa là sọc nằm ở vùng giữa của cong và 0, khi sọc quá xa cong thì sẽ tạo thành lực hút cho nó di chuyển về gần với cong. Thông thường giao dịch theo hiện tượng này rất phù hợp cho các trader đi thuận xu hướng.
View attachment 134760

- "Giáp Mí": Đây đơn giản chỉ là cách gọi thay cho việc giao cắt của sọc và cong:
View attachment 134761


- "Quả Trứng": Đây là hiện tượng đường cong đỏ tạo độ cong về hướng 0 và bo tròn, đồng thời sọc (các mũi của sọc) cũng bo tròn theo hướng ngược lại, 2 độ cong đó bo vào nhau như tạo thành hình quả trứng (hình elip). Khi hiện tượng này xảy ra thì giá có 2 khả năng là có thể chạy tiếp theo hướng cong đỏ (tiến về 0) thậm chí có thể đảo chiều xu hướng (xuyên qua 0 và chạy tiếp như hình dưới), và khả năng thứ 2 là giá sẽ chạy ngược lại để sọc giáp mí và cắt lên cong tạo thành hình thái "sọc nhú" như đã mô tả ở trên. Việc phân tích tình huống và dự đoán khả năng di chuyển của giá sẽ phụ thuộc rất lớn vào việc phân tích đa khung thời gian (được mô tả ở phần dưới).
View attachment 134762


- "Dấu Ngã": Đây là hình dạng di chuyển của đường cong, chúng ta cần lưu ý đường cong luôn di chuyển theo đúng cái tên của nó "luôn cong" - tức là không gấp khúc tạo thành các góc nhọn được. Ví dụ minh họa ở dưới đây là 2 dấu ngã di chuyển của đường cong (2 mũi tên đỏ là 2 đầu của dấu ngã).
View attachment 134763


- "Cong Quẹo đóng nắp": Đây là hiện tượng xảy ra sau khi tình huống sọc lún cong xa được chạy, có thể hình dung ban đầu là sọc lún => tới cong xa => và kết quả là giáp mí theo hướng ngược lại với vùng 0 (đóng nắp).
View attachment 134764


- "Nhịp sóng 1, 2, 3,...": Là cách gọi đơn giản khi cong và sọc đi qua vùng 0 (lên hoặc xuống) và giáp mí cắt nhau lần đầu (tạo sọc lún) được gọi là nhịp sóng 1 (nhịp 1), sau đó nếu giá tiếp tục theo hướng cũ và lại cắt nhau lần 2 tạo sọc lún thì là nhịp sóng 2... Nhịp sóng góp phần biểu hiện độ mạnh yếu của xu hướng và ảnh hưởng đến kết quả phân tích cũng như dự đoán của chúng ta.
View attachment 134765


Rất mong nhận được nhiều phản hồi, góp ý, thảo luận, thậm chí là phản biện về nội dung, với mục đích cuối cùng là hoàn thiện bộ chiêu thức này.

......
(chờ đón phần sau: một số nguyên tắc trong bộ MACD-NTC526244 và các chiêu thức cụ thể...)

(NGUỒN BÀI VIẾT: http://www.caphile.com/2020/02/su-dung-macd-ba-dao-theo-phong-cach-ntc526244.html)
hay đó bác, bao quát hết mô hình của MACD, thích giao dịch kiểu dấu ngã, một mô hình bắt đáy tuyệt vời
 
ông kẹ NTC này vác kiếm đi thi đấu khắp nơi và oánh vãi lắm.
Các bác có thấy độ công phu trong việc quan sát và ghi nhớ các thế của MACD chưa. Phải chi tiết cỡ đó mới quật market dc. Ẩn dưới các chiêu thức đó là 1 nền nội công được tích lũy trong quá trình nghiên cứu các chiêu thức đó. Các bác xem cho mở rộng tầm mắt chứ 99.99% các bác k copy để sài được đâu, hehe.

Cảm ơn cụ Cá nhé.
 
MỘT GÓC NHÌN VỀ PHÂN KỲ TRONG PHÂN TÍCH KỸ THUẬT:
Hôm nay mình sẽ chia sẻ với các bạn về PHÂN KỲ - là tín hiệu tin cậy trong phân tích kỹ thuật khi áp dụng để xác định đảo chiều xu hướng, hay còn gọi là tín hiệu để bắt đỉnh đáy thị trường.
View attachment 134511
Ok, giờ vào nội dung chính, riêng cá nhân mình định nghĩa về Phân Kỳ như sau:
Phân Kỳ (Divergence) là 1 dấu hiệu sớm nhất cho thấy sự suy yếu tiềm ẩn của XUNG LỰC thị trường thông qua các chỉ báo kỹ thuật. Nói cách khác thì Phân Kỳ cho thấy dấu hiệu sớm nhất của khả năng đảo chiều.
Như vậy, chúng ta cần hiểu rằng Phân Kỳ như 1 con sóng ngầm bên dưới ĐI NGƯỢC LẠI với con sóng giá đang nổi trên mặt nước. Điều đó có nghĩa rằng trong 1 xu hướng tăng giá thì giá đang tạo thành các con sóng tăng dần lên và khi xuất hiện phân kỳ tức là có 1 con sóng ngầm của xung lực tiềm ẩn đang đi ngược lại (đi xuống), điều này cảnh báo giá có thể sẽ đảo chiều đi xuống, hoặc ít nhất nó cũng cho thấy sức tăng của thị trường đang suy yếu đáng kể. Trong 1 xu hướng giảm giá thì ngược lại.
Sau đây là 3 trường hợp Phân Kỳ báo hiệu 1 khả năng đảo chiều từ tăng thành giảm (tín hiệu báo đỉnh) thường thấy và dễ nhận biết:
1. Giá đi lên tạo thành các đỉnh cao hơn nhưng chỉ báo kỹ thuật tạo thành các đỉnh thấp hơn
2. Giá đi lên tạo thành các đỉnh cao hơn nhưng chỉ báo kỹ thuật tạo thành các đỉnh ngang bằng nhau
3. Giá tạo thành các đỉnh bằng nhau nhưng chỉ báo kỹ thuật tạo thành các đỉnh thấp hơn

Tương tự là 3 trường hợp Phân Kỳ báo hiệu 1 khả năng đảo chiều từ giảm thành tăng (tín hiệu báo đáy):
1. Giá đi xuống tạo thành các đáy thấp hơn nhưng chỉ báo kỹ thuật tạo thành các đáy cao hơn
2. Giá đi xuống tạo thành các đáy thấp hơn nhưng chỉ báo kỹ thuật tạo thành các đáy ngang bằng nhau
3. Giá đi xuống tạo thành các đáy bằng nhau nhưng chỉ báo kỹ thuật tạo thành các đáy cao hơn

Thực ra nếu xem xét đúng bản chất của Phân Kỳ, thì có rất nhiều trường hợp khác nữa, ví dụ như tín hiệu báo đỉnh có độ dốc của các đỉnh giá LỚN HƠN so với độ dốc của các đỉnh chỉ báo kỹ thuật là đã cảnh báo 1 sự suy yếu của xu hướng rồi, tuy nhiên để trực quan và dễ áp dụng thì thông thường ta chỉ cần để ý 1 trong 3 trường hợp ở trên là được, cần đặc biệt lưu ý trường hợp 1 vì nó có ĐỘ TIN CẬY CAO NHẤT (xung lực tiềm ẩn để gây áp lực đảo chiều xu hướng là mạnh nhất)
Tất nhiên tín hiệu Phân Kỳ trong Phân Tích Kỹ Thuật có thể áp dụng cho mọi biểu đồ giá của các loại thị trường khác nhau từ chứng khoán, tới forex, vàng, tiền ảo bitcoin BTC, dầu, cà phê, nông sản,... chính bởi tính ứng dụng không giới hạn của Phân Tích Kỹ Thuật là lý do hấp dẫn nhất khiến rất đông các tín đồ đi theo trường phái này.
Giờ mình sẽ minh họa cụ thể với chỉ báo MACD (thông số mặc định 12,26,9), qua các biểu đồ cụ thể trên các cặp tiền forex:
TÍN HIỆU BÁO ĐỈNH TRƯỜNG HỢP 1: Giá tạo đỉnh cao hơn, macd tạo đỉnh thấp hơn
View attachment 134512
Biểu đồ giá cho thấy sau khi macd báo đỉnh thấp hơn (tức là đã xác nhận phân kỳ) thì giá đã đảo chiều đi xuống, dĩ nhiên việc giá đi xuống nhiều hay ít và xu hướng giảm hình thành và chạy được xa hay gần còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa (ít nhất là phụ thuộc vào việc phân tích đa khung thời gian), bài toán biên độ này chúng ta sẽ giải trong 1 bài viết khác nha)
TÍN HIỆU BÁO ĐỈNH TRƯỜNG HỢP 2: Giá tạo đỉnh cao hơn, macd tạo đỉnh ngang bằng nhau
View attachment 134513
TÍN HIỆU BÁO ĐỈNH TRƯỜNG HỢP 3: Giá tạo đỉnh ngang bằng, macd tạo đỉnh thấp hơn
View attachment 134514
TÍN HIỆU BÁO ĐÁY TRƯỜNG HỢP 1: Giá tạo đáy thấp hơn, macd tạo đáy cao hơn
View attachment 134515
TÍN HIỆU BÁO ĐÁY TRƯỜNG HỢP 2: Giá tạo đáy thấp hơn, macd tạo đáy ngang bằng
View attachment 134516
TÍN HIỆU BÁO ĐÁY TRƯỜNG HỢP 3: Giá tạo đáy ngang bằng, macd tạo đáy cao hơn
View attachment 134517
Như vậy, qua hình ảnh minh họa trên đây, dễ dàng nhận thấy tại các đỉnh và đáy (vùng đảo chiều) thường là luôn có dấu hiệu phân kỳ. Vấn đề còn lại là làm sao ta có thể lọc được những tín hiệu nhiễu (những tín hiệu sai, hoặc nó phát huy quá ít - giá đảo chiều chạy quá ngắn) là có thể giải quyết được phần lớn vấn đề BẮT ĐỈNH - BẮT ĐÁY.
Một số khái niệm bạn sẽ đọc qua ở các nơi khác khi tìm hiểu về phân kỳ như Phân Kỳ Ẩn, Tam Phân Kỳ, Tứ Phân Kỳ,... tất cả những điều đó không quá quan trọng bằng việc bạn hiểu rõ và hiểu đúng về bản chất của Phân Kỳ. Và cá nhân mình khẳng định rằng tín hiệu Phân Kỳ không bao giờ là 1 tín hiệu báo khả năng tiếp diễn của xu hướng (như 1 số bài viết ở các nơi khác đề cập tới), nó chỉ thuần túy cung cấp dấu hiệu cho việc đảo chiều xu hướng mà thôi, còn việc bạn đọc đánh giá đúng sai thế nào chắc chắn theo thời gian tự giao dịch các bạn cũng sẽ tự rút ra được.
Trong phạm vi bài viết này, mình sẽ chỉ chia sẻ để bạn hiểu đúng về Phân Kỳ trong phân tích kỹ thuật, còn để áp dụng nó cho hiệu quả thì nhất định vẫn phải cần chính bạn tự trải nghiệm và áp dụng nó cũng như dần đúc rút kinh nghiệm riêng trong quá trình giao dịch, từ đó sẽ nâng dần hiệu quả lên. Tuy nhiên, cá nhân mình cũng có vài gợi ý nhỏ như sau:
- Chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng Phân Kỳ với bất kỳ một chỉ báo kỹ thuật thông dụng như RSI, STOCHASTIC OSCILLATOR, MACD, CCI,... tùy vào sở thích và sự phù hợp mà chúng ta sẽ chọn cho mình 1 chỉ báo kỹ thuật khi tìm kiếm tín hiệu Phân Kỳ.

- Cần kết hợp phân tích đa khung thời gian, ít nhất là nên xem xét thêm khung thời gian lớn hơn (khoảng 4 đến 6 lần đơn vị thời gian so với khung chính đang phân tích, ví dụ đang phân tích H1 thì xem thêm H4, đang phân tích M15 thì xem thêm H1,...) để tránh các khu vực "nhạy cảm" dẫn tới tín hiệu Phân Kỳ có khả năng không chính xác.
- Cần kết hợp với yếu tố xu hướng, nhất là xu hướng của khung lớn hơn
- Lưu ý thêm vấn đề khối lượng, tuy rằng tín hiệu Phân Kỳ bản chất cốt lõi nó chứa dấu hiệu của khối lượng trong đó rồi nhưng nếu xem thêm khối lượng giao dịch cụ thể của từng cây nến ngay khu vực tạo các đỉnh đáy phân kỳ thì sẽ càng hiệu quả hơn
- Tín hiệu Phân Kỳ nếu xảy ra ở khu vực quan trọng - là các mức Cản kỹ thuật thì càng đáng tin cậy hơn

- Khi tạo đỉnh đáy 2 để hoàn tất dấu hiệu phân kỳ thì cần lưu ý đó là 1 VÙNG giá - tức là gồm nhiều cây nến, do vậy việc xem xét vào lệnh chính xác tại cây nến nào nó quyết định rất lớn đến sự thành bại của lệnh giao dịch, sự chính xác sẽ tăng dần lên sau khi chúng ta có trải nghiệm thực chiến và đúc rút thêm trong quá trình giao dịch bạn nhé.

- Chúng ta cũng hoàn toàn có thể áp dụng tín hiệu Phân Kỳ cho quyết định chốt lời 1 lệnh đang chạy, ít nhất nó cũng sẽ mang lại cho chúng ta sự chủ động về tâm lý và tránh được những tình trạng "ăn quá non" (vào lệnh mới lời được chút xíu đã vội vàng chốt lời)
- Cần lưu ý Phân Kỳ cũng có thể bị phá thế (sai), việc áp dụng nó sao cho đúng sẽ dựa hoàn toàn vào khả năng và kinh nghiệm của mỗi người, nói đúng hơn thì PHÂN KỲ CÓ TỶ LỆ ĐÚNG CAO, NHƯNG CŨNG CÓ SAI, VIỆC CỦA CHÚNG TA LÀ TÌM NHỮNG CÁI ĐÚNG ĐỂ LẶP LẠI ÁP DỤNG
(Nguồn bài viết: http://www.caphile.com/2018/04/hieu-dung-ve-phan-ky-trong-phan-tich-ky-thuat.html)
Một chân công phu trong việc hiểu, phân tích, nắm vững và vận dụng linh hoạt indicator.

Chúc bác thành công, em mong có ngày có khả năng xây dựng nên được một hệ thống tầm cỡ vậy.
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 0 Xem / 1 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 916 Xem / 47 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 23,888 Xem / 80 Trả lời
  • forex_vn trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,682 Xem / 13 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 348 Xem / 19 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 183 Xem / 4 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 258 Xem / 3 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên