Mastering the trade - John Carter (Phần 12) Giai đoạn I, II, III của hành trình trở thành Pro Trader

Mastering the trade - John Carter (Phần 12) Giai đoạn I, II, III của hành trình trở thành Pro Trader

Mastering the trade - John Carter (Phần 12) Giai đoạn I, II, III của hành trình trở thành Pro Trader

g1nt4ma

Active Member
5,497
12,357
Giai đoạn I: Chắc chắn thua lỗ - Những đặc điểm làm cho một người thành công trong cuộc sống nhưng lại khiến họ thất bại trong trading.

Người nào sống bằng hy vọng sẽ sớm ra đi.

BENJAMIN FRANKLIN

Người ta nói rằng, con đường đến địa ngục được lát bằng những ý định tốt, và không ở đâu mà câu đó đúng hơn trong thế giới trading (nó cũng trở nên rất rõ ràng khi bạn thuê người thân để giúp bạn kinh doanh, nhưng câu truyện đó là dành cho một cuốn sách khác). Tôi cũng đã gặp một người lựa chọn giao dịch với mục tiêu là mất tiền. Dự định của mỗi người là khá khác biệt, và điều đầu tiên mà con người làm khi họ đến với thế giới trading là áp dụng những gì giúp họ thành công trong quá khứ. Vấn đề là những chiến thuật mà mọi người sử dụng để đạt được mục tiêu trong cuộc sống lại không hiệu quả trong giao dịch. Thực sự thì họ chính là lý do của thất bại. Trong khi giỏi phán đoán là tố chất quan trọng đối với những người muốn leo lên các nấc thang trong các tập đoàn hoặc bắt đầu kinh doanh, và chúng ta đã thấy tại sao “giỏi phán đoán” không hiệu quả trong ví dụ về giao dịch TASR. Điều này dẫn chúng ta đến bài học đau đớn nhất từng có về sự lạc quan tự nhiên của con người: chiến thuật mà một cá nhân sử dụng để theo đuổi những giấc mơ và mục tiêu trong cuộc sống không có hiệu quả trong giao dịch; trên thực tế, đó là một trong những lý do chính của những thất bại.
Sự quyết đoán, dũng cảm, suy nghĩ tích cực, và sự kiên định đã khiến con người thành công trong các lĩnh vực khác đơn giản là cái bẫy với họ trong thị trường. Có những kiểu trader luôn duy trì các vị thế thua, mua thêm khi nó xuống, sử dụng kỹ năng suy nghĩ tích cực để ảo tưởng hóa thất bại, chờ nó trở thành giao dịch thắng. Tôi không quan tâm công nhân của Enron đã nghe bao nhiêu cuốn băng của Tony Robbins; điều đó không giúp cổ phiếu của họ trở về giá 90$. Trader nào không quan tâm đến hiện tượng này thì sẽ thất bại ngay từ khi bắt đầu. Điều này không có nghĩa là một người không nên tích cực, lạc quan về kỹ năng của họ để trở thành trader thành công.
Hơn thế, một trader sẽ giỏi hơn nếu thừa nhận mỗi giao dịch của họ sẽ thất bại. Theo cách này, họ học được cách tập trung vào bảo vệ tài khoản và tối thiểu hóa rủi ro. Phần lợi nhuận sẽ tự nó lo được cho nó, cảm ơn mày rất nhiều. Phần thua lỗ luôn dễ dàng ngoài tầm kiểm soát của bạn. Hãy lạc quan trong cuộc sống nhưng hãy bi quan trong giao dịch tiếp theo của bạn. Trader mà “chơi với thị trường” với tư tưởng hướng tới những định kiến xã hội, tới “tốt” và “xấu” thì sớm muộn cũng thất bại. Ví dụ, “đóng lệnh bán khống” sẽ khó khăn khi vẫn có khả năng thị trường quay trở về điểm họ vào lệnh. Tại điểm này, trader không phải là “kẻ thua”. Điều này xuất phát từ những đánh giá của xã hội, nếu trader thoát vị thế nếu có lời, họ sẽ “thành công”. Điều này dẫn tới họ bỏ đi các điểm dừng lỗ “một lần vào một lúc nào đó” với hy vọng thoát lệnh tại điểm entry – để trở thành người chiến thắng trong mắt xã hội (haizz).
Điều này có thể ổn trong 10 lần liên tiếp, thậm chí 100 lần liên tiếp, nhưng chỉ cần 1 lần thất bại, nó sẽ hạ knock out bạn. Vào những ngày đặc biệt này, những trader này sẽ trong cảm giác cực kì tệ hại và tài khoản của họ có thể ra đi bất cứ lúc nào. Thói quen bỏ điểm dừng lỗ, thậm chí chỉ một lần duy nhất, được thúc đẩy bởi định kiến xã hội về sự thành bại, sẽ hủy hoại tài khoản của trader nhanh hơn bất cứ điều gì – tài khoản càng nhỏ thì ra đi càng nhanh.
Bằng cách sử dụng các điểm thoát lệnh cố định và gắn chặt với nó, trader nhỏ lẻ ít nhất cũng có thể có cơ hội chiến đấu để tồn tại. Còn đến điều đó cũng không thể thực hiện được thì không xứng đáng được gọi là trader, dù chỉ một chút. Điều gì xảy ra với trader lúc đầu sau này sẽ là bản năng của họ theo chu kỳ mà họ coi họ là trader giỏi trong ngày họ kiếm được tiền và là trader tồi trong ngày họ mất tiền. Điều này là một phản ứng bình thường đã được thấm nhuần dựa trên các nguyên tắc mà áp dụng cho xã hội nói chung. Sau cùng, các điểm A nghĩa là học sinh giỏi và điểm F là thất bại, có phải không ? Nếu có điều gì tôi có thể nhân mạnh trong cuốn sách này thì đó là: trading không có liên quan chút nào đến xã hội nói chung.
Thực tế thì thị trường được thiết lập theo cách để sử dụng những thứ mà hầu hết mọi người mong muốn, yêu thích nhất để đặt bẫy họ. Thị trường phát triển mạnh nhờ nắm bắt các quy tắc và lý tưởng chi phối xã hội nói chung, đưa chúng vào một quả cầu bằng thép, đốt cháy chúng, và nhét vào họng các trader mới. Trader nào không không để ý đến hiện tượng này thì sẽ như cá nằm trên thớt, sớm hay muộn thôi.
Xã hội nói với chúng ta rằng mất tiền thì tương đương với thất bại và kiếm được tiền thì là thành công. Sau những ngày thua lỗ, trader sẽ nghĩ một cách vô thức, “tôi đã mất tiền, tôi không thể làm điều này, nếu tôi rời điểm dừng lỗ, thị trường sẽ trở lại và tôi có thể thoát lệnh ở điểm vào, và tôi vẫn chưa phải là kẻ thất bại”. Điều này dẫn đến họ bắt đầu tìm kiếm cơ hội để thoát lệnh mà không bị thua lỗ. Không phải với mọi giao dịch, tất nhiên, chỉ với một số. Và khi nào thì họ quyết định làm điều này? Rất đơn giản, họ sử dụng “phán đoán” trong khi họ đang giao dịch. Và đây chính là lúc các trader chuyên nghiệp đi săn.
Sự quan tâm của xã hội về vấn đề tiền bạc chính là cái bẫy tạo nên cũng thói quen dẫn đến thất bại của họ. Bỏ điểm dừng lỗ với hy vọng thoát lệnh ở điểm vào là một trong những thói quen tệ hại nhất mà trader có thể gặp. Chắc chắn, đôi khi nó sẽ có hiệu quả, nhưng chỉ cần một lần thì nó cũng có thể thổi bay tài khoản.
Trong khi phần còn lại của thế giới nhìn thua lỗ là điều tệ hại, thì trong giao dịch, thua lỗ nhỏ cũng coi là dấu hiệu tốt nhất của thành công. Không ai ở ngoài kia có thể hiểu được điều này nếu chưa từng giao dịch, cho nên đừng tốn thời gian để nói với người thân của bạn rằng mất 2000$ hôm qua là một phần của kế hoạch thành công của bạn. Vâng, điều này nghĩa là bạn đang làm công việc của bạn, nhưng miễn là mặt trời còn tiếp tục mọc ở phía đông, chẳng ai hiểu điều này cho bạn đâu. Người duy nhất hiểu các trader chính là các trader.
Khi tôi ở trong bữa tiệc cocktail và mọi người hỏi tôi tôi làm gì để sống, tôi thấy dễ dàng nhất là nói với họ tôi làm từ thiện. Ít nhất thì họ cũng hiểu và thông cảm cho tôi. Vấn đề lớn nhất của các trader mới là lập trình lại tư duy của họ rằng trong trading, thua cũng là thắng. Công việc của một trader chuyên nghiệp là giữ cho các khoản lỗ nhỏ. Bất kỳ lúc nào. Hầu hết các trader không nhận ra rằng chỉ có vài ngày mỗi tháng là có thể kiếm được nhiều tiền. Phần còn lại là giữ cho đầu họ trên mặt nước (cố gắng sống sót đã). Ý tưởng giữ tài khoản giao dịch nguyên vẹn khi cơ hội thực sự lớn xuất hiện. Nếu vào Thứ hai vài trader thua liền vài lệnh nhỏ và đóng lệnh vào cuối ngày, họ đang làm công việc của họ và họ có cơ hội để trở thành trader chuyên nghiệp thành công, bởi vì họ đã giữ được phần lớn tài khoản của họ để sử dụng cho những ngày ít ỏi mà thị trường thực sự di chuyển. Đó là ý nghĩa của giao dịch. Đó là việc trader gắn với những thông số họ đã thiết lập cho bản thân và gắn với setup họ đã quyết định sử dụng. Chứ không phải phản ứng can đảm, và chạy theo những tin mới nhất trên CNBC, đó chỉ là con đường dẫn đến hủy hoại các giao dịch.
Tôi nhớ đã nhận được cuộc gọi vào giữa năm 2003 từ một anh chàng đang quản lý một quỹ phòng hộ cho gia đình anh ta, tôi cũng chẳng thể hiểu nổi tại sao anh ta được đảm nhận vai trò này, mặc dù tôi nghĩ anh ta đã nhắc đến điều gì đó về việc biết sử dụng Internet. Anh ta gửi cho tôi e-mail về YHOO (chắc là mã cổ phiếu của Yahoo). Tôi nhìn biểu đồ, cổ phiếu đang trong trend tăng với khối lượng giao dịch tốt, tôi nói với anh ta về vài setup khác nhau tôi sẽ sử dụng để mua cổ phiếu này. Rõ ràng đó không phải là câu trả lời anh ta mong muốn, bởi vì hôm sau anh ta gọi cho tôi và nói rằng tôi đã đọc biểu đồ sai. Tôi đã nghe anh ta chém gió về các thông tin trên mạng và về tỉ lệ P/E(price/earnings), đã có tín hiệu. Tôi ngắt lời anh ta và hỏi “anh bán khống ở giá nào?” Sau một lúc im lặng và một cơn ho, câu truyện đã rõ. Anh ta bán khống nó ở giá 12$ theo lời khuyên của một bản tin. Khi cổ phiếu phục hồi, bản tin đã bán khống thêm và anh ta cũng làm thế. Vào lúc tôi nói chuyện với anh ta, anh ta đã bán khống 400,000 cổ phiếu ở giá trung bình là 16.25$, với tổng số tiền giao dịch là 6.5 triệu USD. Tôi hỏi bản tin kia còn bán khống không, anh ta trả lời, không. Tôi kiểm tra trên màn hình của tôi và thấy YHOO đang được giao dịch ở mức giá 22.50$ và vừa phá vỡ mức giá cao nhất trong 52 tuần. Anh ta hỏi tôi có nên bán khống thêm để trung bình giá, “vậy nó không đi xuống để tôi thoát lệnh à?” Anh ta đã mất 2.5 triệu USD trong một giao dịch, anh ta cũng không thông báo cho gia đình, cố gắng cứu cánh cho sự nghiệp chuyên gia tài chính gia đình của mình. Không có chút hợp lý nào trong suy nghĩ của anh ta. Tôi nói anh ta cần thoát khỏi giao dịch này, hoặc ít nhất là mua quyền chọn mua để đối ứng lệnh. Tôi thậm chí còn nói YHOO sẽ còn lên cho đến khi những người bán khống khóc hết nước mắt và đóng lệnh. Và đương nhiên điều này cũng không phải lời khuyên anh ta muốn nghe. Anh ta quyết định bán khống thêm 100,000 cổ phiếu. Anh ta cuối cùng cũng đầu hàng khi YHOO chạm đến 30$, lỗ 6.25 triệu USD. Đó là một câu chuyện thú vị, nhưng nó xảy ra với tất cả các loại tài khoản lớn nhỏ khác nhau. Anh chàng này không muốn mất một khoản lỗ nhỏ vì anh ta không muốn trông giống một kẻ thất bại đối với gia đình. Câu châm ngôn của anh ta là, “miễn là tôi còn giữ vị thế, thì nghĩa là tôi chưa thua lỗ”. Điều này giống như máu trong người đang sôi lên nhưng bạn chọn không đến bác sĩ. “miễn là tôi không đến bác sĩ thì mọi người sẽ không biết là tôi đang chết”. Tin tôi đi, khi bạn chết rồi thì ai cũng biết thôi”. Trung bình giá xuống của lệnh mua giống như đổ thêm nước vào con thuyền đang chìm dần. Khi người quản lý vốn của gia đình tiếp tục bán khống cổ phiếu YHOO khi nó tạo thêm đỉnh mới, anh ta chẳng khác gì đang dùng móng tay cào lên bức Mona Lisa - đều là những hành động phá hoại.
Các chuyên gia lập kế hoạch tài chính thường nói về DCA (dollar cost averaging - Trung bình giá bằng dollar, là một chiến lược đầu tư, trong đó một nhà đầu tư chia tổng số tiền được đầu tư cho các giao dịch mua định kỳ của một tài sản mục tiêu nhằm nỗ lực giảm tác động của biến động lên tổng thể mua. Việc mua hàng xảy ra bất kể giá của tài sản và theo định kỳ; thực tế, chiến lược này loại bỏ phần lớn công việc chi tiết là cố gắng canh thời gian thị trường để mua cổ phiếu với giá tốt nhất). Tôi gọi nó là DLA (dollar loss averaging – trung bình thua lỗ bằng dollar). Nhồi lệnh khi bạn có giao dịch thắng thì được, nhưng nhồi thêm khi thua là điên rồ (trừ khi đó là để đạt đầy đủ vị thế - trước đó bạn chỉ vào một phần – theo kế hoạch giao dịch của bạn). Nếu bạn bắt được những công nhân ăn cắp đồ của bạn, bạn sẽ tăng lương hay sa thải họ hay tìm ai đó thay thế? Anh chàng giao dịch cổ phiếu YHOO đã tăng lương cho họ, trợ cấp nhà ở, và trả cả lương hưu. Khi trader đi đến cuối Giai đoạn I, hy vọng họ còn một chút trong tài khoản, họ cũng đã có vài kinh nghiệm xương máu, tuy nhiên, họ vẫn chưa hiểu tại sao họ bị thị trường đập cho te tua như vậy, vì không phải giao dịch nào họ cũng thua. Thậm chí, họ còn có một số giao dịch rất tuyệt vời. Đáng tiếc thay, họ cũng nhiều lần chịu những thua lỗ lớn và giờ thì tài khoản đang trong tình trạng nguy hiểm. Họ bắt đầu với sự lạc quan, nhưng giờ thì chỉ muốn cẩn thận thêm một chút. Và quan trọng nhất là họ không còn muốn mất thêm bất cứ đồng nào nữa. Chào mừng đến với Giai đoạn II.

Giai đoạn II: Sợ giao dịch, hoặc, “tại sao cái gì tui chạm vào cũng thành ***”

Rất nhiều trader nghĩ rằng một khi họ trở nên cẩn trọng hơn, việc giao dịch của họ sẽ được cải thiện. Họ đã sai. Khi trader quyết định họ không muốn tiếp tục mất tiền, họ thường đẩy mình vào tình trạng “vào lệnh muộn”. Họ đợi và đợi cho đến khi cảm thấy chắc chắn gấp đôi thì mới vào lệnh. Theo kịch bản này, thị trường bắt đầu hồi phục, đến lúc trader hoàn toàn tin vào việc nó sẽ hồi phục, họ nhảy vào (mua) ở điểm cao nhất. Khi làm điều này, thực chất họ chỉ cho thị trường thêm nhiên liệu mà nó cần để tiếp tục đi xuống. Tại sao? Bởi vì đột nhiên thị trường có rất nhiều điểm dừng lỗ bên dưới (khi họ mua và đặt stoploss đâu đó bên dưới) và giống như cháy rừng gặp thêm gió mạnh, tất nhiên số stoploss này sẽ thành mồi ngon.
Sự an toàn, thận trọng vào lệnh lại trở thành thua lỗ. Sự khác biệt ở lần này là các trader khôn ngoan biết tôn trọng điểm dừng lỗ của họ. Vấn đề là quá thận trọng đã đẩy họ đến điểm vào tệ hại, và tỉ lệ bị dừng lỗ của họ sẽ cực cao. Vâng, thua lỗ nhỏ thì tốt, nhưng nếu gần như tất cả các giao dịch đều là các thua lỗ nhỏ, thì tài khoản của bạn cũng sẽ bị bào mòn dần thôi. Giai đoạn II thường không kéo dài lâu. Trader trong giai đoạn này thường không mất nhiều tiền, như cũng đủ thua lỗ. Một khi trader phát hiện ra họ có thể tôn trọng điểm dừng lỗ, nhưng điểm vào lệnh còn gây khó chịu với họ, họ có cảm giác mà nghững người nghiện rượu gọi là “moment of clarity” (đột nhiên hiểu ra một vấn đề nào đó). Nếu điểm vào lệnh tồi, nghĩa là các chỉ báo họ dùng tồi. Cho nên họ kiếm cái gì đó tốt hơn. Và đương nhiên, bắt đầu hành trình đi tìm chén thánh – Holy Grail.

Giai đoạn III: Tại sao việc tìm Chén thánh sẽ hạn chế thành công của trader và investor (nhà đầu tư)?

Sự tìm kiếm chỉ báo không-thể-sai diễn ra thường xuyên làm cho trader trượt dài trong thất bại, giấc mơ tan vỡ. Rất nhiều trader bị kẹt mãi trong hành trình tìm kiếm này đến suốt đời. Mỉa mai thay, những người trong giai đoạn này nghĩ rằng họ đang phát triển tốt, khi họ thực sự nhận ra sự phát triển trong giao dịch của họ đang dừng lại nhanh hơn cả tương lai chính trị của Monica Lewinsky (Cô này chắc anh em cũng biết, bồ của Bill Clinton).
Trader trong Giai đoạn III, kẹt trong cát lún, cố thủ trong một trò chơi thất bại trong hàng năm, thập kỷ hoặc có thể còn lâu hơn. Kết quả cuối cùng là trader tốn thời gian để lặp lại những sai lầm giống nhau hết lần này đến lần khác hoặc hạnh phúc vì tìm được gì đó mới mẻ. Vòng lặp này tiếp tục khi họ tìm thấy gì đó tốt hơn. Đó là hành trình tìm kiếm cho cái gọi là “ồ chỉ báo (indicator) này thật đặc biệt” hoặc hệ thống đem lại cho họ những phần thưởng hấp dẫn. Điều này đẩy họ lao đầu vào một vài chương trình hoặc ý tưởng giao dịch khác nhau và không ngừng điều chỉnh chúng cho đến khi chúng tiết lộ phép thuật cho họ.
Một kịch bản phổ biến là họ cho rằng có một hệ thống giao dịch đơn giản, tất nhiên được giữ bí mật, sẽ giúp cho họ đạt được lợi nhuận bền vững với số vốn nhỏ. Họ đặc biệt hứng thú khi họ thấy những phương pháp mới, khi thử backtest thì thấy hoạt động tuyệt vời. Những thứ không hiệu quả đã được “lọc bỏ”. Kiểu trader này thường chết với một bản tóm tắt về việc giao dịch hoạt động tốt như thế nào và một chồng 68 trang giải thích khi nào không thực hiện giao dịch.
Những trader khác kẹt trong Giai đoạn III sẽ tới các hội thảo để học về xu hướng và học được điều quan trọng là không bao giờ chống lại nó. Họ tìm ra ma thuật của các đường trung bình và nó giao cắt khi xu hướng thay đổi ra sao. Oh, thật mạnh mẽ! Khi thị trường có xu hướng, các phương pháp này hoạt động tốt. Cuối cùng thì các trader này cũng nhận ra 75% thời gian thị trường sideway (đi ngang) và các trader chuyên nghiệp đem Chén thánh của họ đi làm món thịt băm. Sau đó, nó còn có thể đưa các trader tới thế giới của các quyền chọn, nơi họ có thể bắt đầu tìm kiếm mức spread tốt để hạn chế rủi ro và viết phí bảo hiểm để tạo thu nhập hàng tháng. Chiến thuật này hoạt động tốt khi thị trường đi ngang, nhưng khi thị trường có xu hướng trở lại, những vị thế này có thể, và thường là bị thanh lý. Danh sách sẽ còn dài nữa.
Ở rất nhiều sân ga trên hành trình này, sau khi trader đã nghiên cứu rất nhiều hệ thống, chiến thuật, và chỉ báo, đến một ngày, họ sẽ ngồi xuống, tạo ra điều mà họ cho là đồ thị hoàn hảo với các chỉ báo hoàn hảo. Họ sẽ bắt đầu sử dụng nó. Nó có thể làm việc tốt trong vài ngày, thậm chí là vài tuần, nhưng khi trader dính phải thua lỗ với setup họ nghĩ là hoàn hảo thì thay vì sử dụng MACD với thiết lập 12,26,9 họ đọc ở đâu đó là thiết lập 12,17,10 sẽ nhanh hơn. Họ thiết lập lại đồ thị và chờ đợi ngày giao dịch tiếp theo. Setup của họ lại hoạt động hiệu quả vài ngày hoặc vài tuần, và rồi lại không hiệu quả và họ lại trở về với vạch xuất phát. Họ đã quyết đoán, họ đã tập trung, họ bỏ mặc gia đình, bỏ lỡ trận bóng mềm của con gái họ, và quên cả thời gian. Nhưng lợi ích của điều này là, bảy ngày sau, vào lúc 3 giờ 45 phút sáng, họ tìm ra điều họ đang tìm kiếm. Trên chỉ báo stochastic, họ đã sửn dụng thiết lập 14,3,3 trong khi lẽ ra phải sử dụng thông số 15,3,1! Họ sửa lại, backtest trên đồ thị. Nó hoạt động tốt hơn rất nhiều! Một lần nữa họ thiết lập lại tất cả đồ thị của họ, và một lần nữa nôn nóng chờ đợi ngày giao dịch tiếp theo. Và khi điều này không hiệu quả, họ đi từ biểu đồ 15 phút xuống biểu đồ 13 phút. Và khi vẫn không hiệu quả họ chuyển từ giao dịch E-mini S&P sang giao dịch E-mini Nasdaq. Và khi vẫn không hiệu quả, họ biết đến đồng Euro. Và khi nó không hiệu quả, họ trở thành dân buôn vàng, nó là thứ tiền thực duy nhất mà!!! Luôn luôn, luôn luôn, luôn luôn có điều tốt hơn tiếp theo. Vòng lặp luẩn quẩn này diễn ra mãi mãi cho đến khi họ phát ốm vì thử hết thứ này đến thứ khác. Đa số sẽ không tìm ra và kẹt ở đây cho đến hết phần còn lại của sự nghiệp trading của họ. Những đứa con của họ đã bỏ tã mà đến các ký túc xá, họ vẫn không để ý vì họ vẫn đang đi lạc, chỉnh sửa các thông số của những điều kì diệu mới phát hiện ra, họ không nhận ra được rằng họ là thằng ngốc với các chiến lược luôn được chào đón nồng nhiệt tại các sòng bạc. Giống như Duluth, Minnesota, vào tháng hai, là những nơi bạn không nên đến.
Toàn bộ vấn đề này được tóm tắt ngắn gọn bởi một trong những nhân vật của quỹ phòng hộ trong cuốn sách giải trí của Ben Mezrich, Người Mỹ xấu xí: Câu chuyện có thật về những chàng cao bồi của Ivy League đã kiếm được hàng triệu đô từ thị trường Châu Á:
“Toàn bộ trò chơi chứng khoán là chỉ ra ai là thắng khốn, nếu bạn không thể chỉ ra được thì đó chính là bạn”
 

Giới thiệu sách Trading hay
Đánh Bại Thị Trường Forex - Tư duy khác biệt và các kỹ thuật giao dịch của chuyên gia quản lý quỹ triệu đô

Sách chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm trading từ một chuyên gia quản lý quỹ, cùng các kỹ thuật giao dịch giúp quỹ này đứng trong top nhiều năm
Chỉnh sửa lần cuối:
Giai đoạn I: Chắc chắn thua lỗ - Những đặc điểm làm cho một người thành công trong cuộc sống nhưng lại khiến họ thất bại trong trading.

Người nào sống bằng hy vọng sẽ sớm ra đi.

BENJAMIN FRANKLIN

Người ta nói rằng, con đường đến địa ngục được lát bằng những ý định tốt, và không ở đâu mà câu đó đúng hơn trong thế giới trading (nó cũng trở nên rất rõ ràng khi bạn thuê người thân để giúp bạn kinh doanh, nhưng câu truyện đó là dành cho một cuốn sách khác). Tôi cũng đã gặp một người lựa chọn giao dịch với mục tiêu là mất tiền. Dự định của mỗi người là khá khác biệt, và điều đầu tiên mà con người làm khi họ đến với thế giới trading là áp dụng những gì giúp họ thành công trong quá khứ. Vấn đề là những chiến thuật mà mọi người sử dụng để đạt được mục tiêu trong cuộc sống lại không hiệu quả trong giao dịch. Thực sự thì họ chính là lý do của thất bại. Trong khi giỏi phán đoán là tố chất quan trọng đối với những người muốn leo lên các nấc thang trong các tập đoàn hoặc bắt đầu kinh doanh, và chúng ta đã thấy tại sao “giỏi phán đoán” không hiệu quả trong ví dụ về giao dịch TASR. Điều này dẫn chúng ta đến bài học đau đớn nhất từng có về sự lạc quan tự nhiên của con người: chiến thuật mà một cá nhân sử dụng để theo đuổi những giấc mơ và mục tiêu trong cuộc sống không có hiệu quả trong giao dịch; trên thực tế, đó là một trong những lý do chính của những thất bại.
Sự quyết đoán, dũng cảm, suy nghĩ tích cực, và sự kiên định đã khiến con người thành công trong các lĩnh vực khác đơn giản là cái bẫy với họ trong thị trường. Có những kiểu trader luôn duy trì các vị thế thua, mua thêm khi nó xuống, sử dụng kỹ năng suy nghĩ tích cực để ảo tưởng hóa thất bại, chờ nó trở thành giao dịch thắng. Tôi không quan tâm công nhân của Enron đã nghe bao nhiêu cuốn băng của Tony Robbins; điều đó không giúp cổ phiếu của họ trở về giá 90$. Trader nào không quan tâm đến hiện tượng này thì sẽ thất bại ngay từ khi bắt đầu. Điều này không có nghĩa là một người không nên tích cực, lạc quan về kỹ năng của họ để trở thành trader thành công.
Hơn thế, một trader sẽ giỏi hơn nếu thừa nhận mỗi giao dịch của họ sẽ thất bại. Theo cách này, họ học được cách tập trung vào bảo vệ tài khoản và tối thiểu hóa rủi ro. Phần lợi nhuận sẽ tự nó lo được cho nó, cảm ơn mày rất nhiều. Phần thua lỗ luôn dễ dàng ngoài tầm kiểm soát của bạn. Hãy lạc quan trong cuộc sống nhưng hãy bi quan trong giao dịch tiếp theo của bạn. Trader mà “chơi với thị trường” với tư tưởng hướng tới những định kiến xã hội, tới “tốt” và “xấu” thì sớm muộn cũng thất bại. Ví dụ, “đóng lệnh bán khống” sẽ khó khăn khi vẫn có khả năng thị trường quay trở về điểm họ vào lệnh. Tại điểm này, trader không phải là “kẻ thua”. Điều này xuất phát từ những đánh giá của xã hội, nếu trader thoát vị thế nếu có lời, họ sẽ “thành công”. Điều này dẫn tới họ bỏ đi các điểm dừng lỗ “một lần vào một lúc nào đó” với hy vọng thoát lệnh tại điểm entry – để trở thành người chiến thắng trong mắt xã hội (haizz).
Điều này có thể ổn trong 10 lần liên tiếp, thậm chí 100 lần liên tiếp, nhưng chỉ cần 1 lần thất bại, nó sẽ hạ knock out bạn. Vào những ngày đặc biệt này, những trader này sẽ trong cảm giác cực kì tệ hại và tài khoản của họ có thể ra đi bất cứ lúc nào. Thói quen bỏ điểm dừng lỗ, thậm chí chỉ một lần duy nhất, được thúc đẩy bởi định kiến xã hội về sự thành bại, sẽ hủy hoại tài khoản của trader nhanh hơn bất cứ điều gì – tài khoản càng nhỏ thì ra đi càng nhanh.
Bằng cách sử dụng các điểm thoát lệnh cố định và gắn chặt với nó, trader nhỏ lẻ ít nhất cũng có thể có cơ hội chiến đấu để tồn tại. Còn đến điều đó cũng không thể thực hiện được thì không xứng đáng được gọi là trader, dù chỉ một chút. Điều gì xảy ra với trader lúc đầu sau này sẽ là bản năng của họ theo chu kỳ mà họ coi họ là trader giỏi trong ngày họ kiếm được tiền và là trader tồi trong ngày họ mất tiền. Điều này là một phản ứng bình thường đã được thấm nhuần dựa trên các nguyên tắc mà áp dụng cho xã hội nói chung. Sau cùng, các điểm A nghĩa là học sinh giỏi và điểm F là thất bại, có phải không ? Nếu có điều gì tôi có thể nhân mạnh trong cuốn sách này thì đó là: trading không có liên quan chút nào đến xã hội nói chung.
Thực tế thì thị trường được thiết lập theo cách để sử dụng những thứ mà hầu hết mọi người mong muốn, yêu thích nhất để đặt bẫy họ. Thị trường phát triển mạnh nhờ nắm bắt các quy tắc và lý tưởng chi phối xã hội nói chung, đưa chúng vào một quả cầu bằng thép, đốt cháy chúng, và nhét vào họng các trader mới. Trader nào không không để ý đến hiện tượng này thì sẽ như cá nằm trên thớt, sớm hay muộn thôi.
Xã hội nói với chúng ta rằng mất tiền thì tương đương với thất bại và kiếm được tiền thì là thành công. Sau những ngày thua lỗ, trader sẽ nghĩ một cách vô thức, “tôi đã mất tiền, tôi không thể làm điều này, nếu tôi rời điểm dừng lỗ, thị trường sẽ trở lại và tôi có thể thoát lệnh ở điểm vào, và tôi vẫn chưa phải là kẻ thất bại”. Điều này dẫn đến họ bắt đầu tìm kiếm cơ hội để thoát lệnh mà không bị thua lỗ. Không phải với mọi giao dịch, tất nhiên, chỉ với một số. Và khi nào thì họ quyết định làm điều này? Rất đơn giản, họ sử dụng “phán đoán” trong khi họ đang giao dịch. Và đây chính là lúc các trader chuyên nghiệp đi săn.
Sự quan tâm của xã hội về vấn đề tiền bạc chính là cái bẫy tạo nên cũng thói quen dẫn đến thất bại của họ. Bỏ điểm dừng lỗ với hy vọng thoát lệnh ở điểm vào là một trong những thói quen tệ hại nhất mà trader có thể gặp. Chắc chắn, đôi khi nó sẽ có hiệu quả, nhưng chỉ cần một lần thì nó cũng có thể thổi bay tài khoản.
Trong khi phần còn lại của thế giới nhìn thua lỗ là điều tệ hại, thì trong giao dịch, thua lỗ nhỏ cũng coi là dấu hiệu tốt nhất của thành công. Không ai ở ngoài kia có thể hiểu được điều này nếu chưa từng giao dịch, cho nên đừng tốn thời gian để nói với người thân của bạn rằng mất 2000$ hôm qua là một phần của kế hoạch thành công của bạn. Vâng, điều này nghĩa là bạn đang làm công việc của bạn, nhưng miễn là mặt trời còn tiếp tục mọc ở phía đông, chẳng ai hiểu điều này cho bạn đâu. Người duy nhất hiểu các trader chính là các trader.
Khi tôi ở trong bữa tiệc cocktail và mọi người hỏi tôi tôi làm gì để sống, tôi thấy dễ dàng nhất là nói với họ tôi làm từ thiện. Ít nhất thì họ cũng hiểu và thông cảm cho tôi. Vấn đề lớn nhất của các trader mới là lập trình lại tư duy của họ rằng trong trading, thua cũng là thắng. Công việc của một trader chuyên nghiệp là giữ cho các khoản lỗ nhỏ. Bất kỳ lúc nào. Hầu hết các trader không nhận ra rằng chỉ có vài ngày mỗi tháng là có thể kiếm được nhiều tiền. Phần còn lại là giữ cho đầu họ trên mặt nước (cố gắng sống sót đã). Ý tưởng giữ tài khoản giao dịch nguyên vẹn khi cơ hội thực sự lớn xuất hiện. Nếu vào Thứ hai vài trader thua liền vài lệnh nhỏ và đóng lệnh vào cuối ngày, họ đang làm công việc của họ và họ có cơ hội để trở thành trader chuyên nghiệp thành công, bởi vì họ đã giữ được phần lớn tài khoản của họ để sử dụng cho những ngày ít ỏi mà thị trường thực sự di chuyển. Đó là ý nghĩa của giao dịch. Đó là việc trader gắn với những thông số họ đã thiết lập cho bản thân và gắn với setup họ đã quyết định sử dụng. Chứ không phải phản ứng can đảm, và chạy theo những tin mới nhất trên CNBC, đó chỉ là con đường dẫn đến hủy hoại các giao dịch.
Tôi nhớ đã nhận được cuộc gọi vào giữa năm 2003 từ một anh chàng đang quản lý một quỹ phòng hộ cho gia đình anh ta, tôi cũng chẳng thể hiểu nổi tại sao anh ta được đảm nhận vai trò này, mặc dù tôi nghĩ anh ta đã nhắc đến điều gì đó về việc biết sử dụng Internet. Anh ta gửi cho tôi e-mail về YHOO (chắc là mã cổ phiếu của Yahoo). Tôi nhìn biểu đồ, cổ phiếu đang trong trend tăng với khối lượng giao dịch tốt, tôi nói với anh ta về vài setup khác nhau tôi sẽ sử dụng để mua cổ phiếu này. Rõ ràng đó không phải là câu trả lời anh ta mong muốn, bởi vì hôm sau anh ta gọi cho tôi và nói rằng tôi đã đọc biểu đồ sai. Tôi đã nghe anh ta chém gió về các thông tin trên mạng và về tỉ lệ P/E(price/earnings), đã có tín hiệu. Tôi ngắt lời anh ta và hỏi “anh bán khống ở giá nào?” Sau một lúc im lặng và một cơn ho, câu truyện đã rõ. Anh ta bán khống nó ở giá 12$ theo lời khuyên của một bản tin. Khi cổ phiếu phục hồi, bản tin đã bán khống thêm và anh ta cũng làm thế. Vào lúc tôi nói chuyện với anh ta, anh ta đã bán khống 400,000 cổ phiếu ở giá trung bình là 16.25$, với tổng số tiền giao dịch là 6.5 triệu USD. Tôi hỏi bản tin kia còn bán khống không, anh ta trả lời, không. Tôi kiểm tra trên màn hình của tôi và thấy YHOO đang được giao dịch ở mức giá 22.50$ và vừa phá vỡ mức giá cao nhất trong 52 tuần. Anh ta hỏi tôi có nên bán khống thêm để trung bình giá, “vậy nó không đi xuống để tôi thoát lệnh à?” Anh ta đã mất 2.5 triệu USD trong một giao dịch, anh ta cũng không thông báo cho gia đình, cố gắng cứu cánh cho sự nghiệp chuyên gia tài chính gia đình của mình. Không có chút hợp lý nào trong suy nghĩ của anh ta. Tôi nói anh ta cần thoát khỏi giao dịch này, hoặc ít nhất là mua quyền chọn mua để đối ứng lệnh. Tôi thậm chí còn nói YHOO sẽ còn lên cho đến khi những người bán khống khóc hết nước mắt và đóng lệnh. Và đương nhiên điều này cũng không phải lời khuyên anh ta muốn nghe. Anh ta quyết định bán khống thêm 100,000 cổ phiếu. Anh ta cuối cùng cũng đầu hàng khi YHOO chạm đến 30$, lỗ 6.25 triệu USD. Đó là một câu chuyện thú vị, nhưng nó xảy ra với tất cả các loại tài khoản lớn nhỏ khác nhau. Anh chàng này không muốn mất một khoản lỗ nhỏ vì anh ta không muốn trông giống một kẻ thất bại đối với gia đình. Câu châm ngôn của anh ta là, “miễn là tôi còn giữ vị thế, thì nghĩa là tôi chưa thua lỗ”. Điều này giống như máu trong người đang sôi lên nhưng bạn chọn không đến bác sĩ. “miễn là tôi không đến bác sĩ thì mọi người sẽ không biết là tôi đang chết”. Tin tôi đi, khi bạn chết rồi thì ai cũng biết thôi”. Trung bình giá xuống của lệnh mua giống như đổ thêm nước vào con thuyền đang chìm dần. Khi người quản lý vốn của gia đình tiếp tục bán khống cổ phiếu YHOO khi nó tạo thêm đỉnh mới, anh ta chẳng khác gì đang dùng móng tay cào lên bức Mona Lisa - đều là những hành động phá hoại.
Các chuyên gia lập kế hoạch tài chính thường nói về DCA (dollar cost averaging - Trung bình giá bằng dollar, là một chiến lược đầu tư, trong đó một nhà đầu tư chia tổng số tiền được đầu tư cho các giao dịch mua định kỳ của một tài sản mục tiêu nhằm nỗ lực giảm tác động của biến động lên tổng thể mua. Việc mua hàng xảy ra bất kể giá của tài sản và theo định kỳ; thực tế, chiến lược này loại bỏ phần lớn công việc chi tiết là cố gắng canh thời gian thị trường để mua cổ phiếu với giá tốt nhất). Tôi gọi nó là DLA (dollar loss averaging – trung bình thua lỗ bằng dollar). Nhồi lệnh khi bạn có giao dịch thắng thì được, nhưng nhồi thêm khi thua là điên rồ (trừ khi đó là để đạt đầy đủ vị thế - trước đó bạn chỉ vào một phần – theo kế hoạch giao dịch của bạn). Nếu bạn bắt được những công nhân ăn cắp đồ của bạn, bạn sẽ tăng lương hay sa thải họ hay tìm ai đó thay thế? Anh chàng giao dịch cổ phiếu YHOO đã tăng lương cho họ, trợ cấp nhà ở, và trả cả lương hưu. Khi trader đi đến cuối Giai đoạn I, hy vọng họ còn một chút trong tài khoản, họ cũng đã có vài kinh nghiệm xương máu, tuy nhiên, họ vẫn chưa hiểu tại sao họ bị thị trường đập cho te tua như vậy, vì không phải giao dịch nào họ cũng thua. Thậm chí, họ còn có một số giao dịch rất tuyệt vời. Đáng tiếc thay, họ cũng nhiều lần chịu những thua lỗ lớn và giờ thì tài khoản đang trong tình trạng nguy hiểm. Họ bắt đầu với sự lạc quan, nhưng giờ thì chỉ muốn cẩn thận thêm một chút. Và quan trọng nhất là họ không còn muốn mất thêm bất cứ đồng nào nữa. Chào mừng đến với Giai đoạn II.

Giai đoạn II: Sợ giao dịch, hoặc, “tại sao cái gì tui chạm vào cũng thành ***”

Rất nhiều trader nghĩ rằng một khi họ trở nên cẩn trọng hơn, việc giao dịch của họ sẽ được cải thiện. Họ đã sai. Khi trader quyết định họ không muốn tiếp tục mất tiền, họ thường đẩy mình vào tình trạng “vào lệnh muộn”. Họ đợi và đợi cho đến khi cảm thấy chắc chắn gấp đôi thì mới vào lệnh. Theo kịch bản này, thị trường bắt đầu hồi phục, đến lúc trader hoàn toàn tin vào việc nó sẽ hồi phục, họ nhảy vào (mua) ở điểm cao nhất. Khi làm điều này, thực chất họ chỉ cho thị trường thêm nhiên liệu mà nó cần để tiếp tục đi xuống. Tại sao? Bởi vì đột nhiên thị trường có rất nhiều điểm dừng lỗ bên dưới (khi họ mua và đặt stoploss đâu đó bên dưới) và giống như cháy rừng gặp thêm gió mạnh, tất nhiên số stoploss này sẽ thành mồi ngon.
Sự an toàn, thận trọng vào lệnh lại trở thành thua lỗ. Sự khác biệt ở lần này là các trader khôn ngoan biết tôn trọng điểm dừng lỗ của họ. Vấn đề là quá thận trọng đã đẩy họ đến điểm vào tệ hại, và tỉ lệ bị dừng lỗ của họ sẽ cực cao. Vâng, thua lỗ nhỏ thì tốt, nhưng nếu gần như tất cả các giao dịch đều là các thua lỗ nhỏ, thì tài khoản của bạn cũng sẽ bị bào mòn dần thôi. Giai đoạn II thường không kéo dài lâu. Trader trong giai đoạn này thường không mất nhiều tiền, như cũng đủ thua lỗ. Một khi trader phát hiện ra họ có thể tôn trọng điểm dừng lỗ, nhưng điểm vào lệnh còn gây khó chịu với họ, họ có cảm giác mà nghững người nghiện rượu gọi là “moment of clarity” (đột nhiên hiểu ra một vấn đề nào đó). Nếu điểm vào lệnh tồi, nghĩa là các chỉ báo họ dùng tồi. Cho nên họ kiếm cái gì đó tốt hơn. Và đương nhiên, bắt đầu hành trình đi tìm chén thánh – Holy Grail.

Giai đoạn III: Tại sao việc tìm Chén thánh sẽ hạn chế thành công của trader và investor (nhà đầu tư)?

Sự tìm kiếm chỉ báo không-thể-sai diễn ra thường xuyên làm cho trader trượt dài trong thất bại, giấc mơ tan vỡ. Rất nhiều trader bị kẹt mãi trong hành trình tìm kiếm này đến suốt đời. Mỉa mai thay, những người trong giai đoạn này nghĩ rằng họ đang phát triển tốt, khi họ thực sự nhận ra sự phát triển trong giao dịch của họ đang dừng lại nhanh hơn cả tương lai chính trị của Monica Lewinsky (Cô này chắc anh em cũng biết, bồ của Bill Clinton).
Trader trong Giai đoạn III, kẹt trong cát lún, cố thủ trong một trò chơi thất bại trong hàng năm, thập kỷ hoặc có thể còn lâu hơn. Kết quả cuối cùng là trader tốn thời gian để lặp lại những sai lầm giống nhau hết lần này đến lần khác hoặc hạnh phúc vì tìm được gì đó mới mẻ. Vòng lặp này tiếp tục khi họ tìm thấy gì đó tốt hơn. Đó là hành trình tìm kiếm cho cái gọi là “ồ chỉ báo (indicator) này thật đặc biệt” hoặc hệ thống đem lại cho họ những phần thưởng hấp dẫn. Điều này đẩy họ lao đầu vào một vài chương trình hoặc ý tưởng giao dịch khác nhau và không ngừng điều chỉnh chúng cho đến khi chúng tiết lộ phép thuật cho họ.
Một kịch bản phổ biến là họ cho rằng có một hệ thống giao dịch đơn giản, tất nhiên được giữ bí mật, sẽ giúp cho họ đạt được lợi nhuận bền vững với số vốn nhỏ. Họ đặc biệt hứng thú khi họ thấy những phương pháp mới, khi thử backtest thì thấy hoạt động tuyệt vời. Những thứ không hiệu quả đã được “lọc bỏ”. Kiểu trader này thường chết với một bản tóm tắt về việc giao dịch hoạt động tốt như thế nào và một chồng 68 trang giải thích khi nào không thực hiện giao dịch.
Những trader khác kẹt trong Giai đoạn III sẽ tới các hội thảo để học về xu hướng và học được điều quan trọng là không bao giờ chống lại nó. Họ tìm ra ma thuật của các đường trung bình và nó giao cắt khi xu hướng thay đổi ra sao. Oh, thật mạnh mẽ! Khi thị trường có xu hướng, các phương pháp này hoạt động tốt. Cuối cùng thì các trader này cũng nhận ra 75% thời gian thị trường sideway (đi ngang) và các trader chuyên nghiệp đem Chén thánh của họ đi làm món thịt băm. Sau đó, nó còn có thể đưa các trader tới thế giới của các quyền chọn, nơi họ có thể bắt đầu tìm kiếm mức spread tốt để hạn chế rủi ro và viết phí bảo hiểm để tạo thu nhập hàng tháng. Chiến thuật này hoạt động tốt khi thị trường đi ngang, nhưng khi thị trường có xu hướng trở lại, những vị thế này có thể, và thường là bị thanh lý. Danh sách sẽ còn dài nữa.
Ở rất nhiều sân ga trên hành trình này, sau khi trader đã nghiên cứu rất nhiều hệ thống, chiến thuật, và chỉ báo, đến một ngày, họ sẽ ngồi xuống, tạo ra điều mà họ cho là đồ thị hoàn hảo với các chỉ báo hoàn hảo. Họ sẽ bắt đầu sử dụng nó. Nó có thể làm việc tốt trong vài ngày, thậm chí là vài tuần, nhưng khi trader dính phải thua lỗ với setup họ nghĩ là hoàn hảo thì thay vì sử dụng MACD với thiết lập 12,26,9 họ đọc ở đâu đó là thiết lập 12,17,10 sẽ nhanh hơn. Họ thiết lập lại đồ thị và chờ đợi ngày giao dịch tiếp theo. Setup của họ lại hoạt động hiệu quả vài ngày hoặc vài tuần, và rồi lại không hiệu quả và họ lại trở về với vạch xuất phát. Họ đã quyết đoán, họ đã tập trung, họ bỏ mặc gia đình, bỏ lỡ trận bóng mềm của con gái họ, và quên cả thời gian. Nhưng lợi ích của điều này là, bảy ngày sau, vào lúc 3 giờ 45 phút sáng, họ tìm ra điều họ đang tìm kiếm. Trên chỉ báo stochastic, họ đã sửn dụng thiết lập 14,3,3 trong khi lẽ ra phải sử dụng thông số 15,3,1! Họ sửa lại, backtest trên đồ thị. Nó hoạt động tốt hơn rất nhiều! Một lần nữa họ thiết lập lại tất cả đồ thị của họ, và một lần nữa nôn nóng chờ đợi ngày giao dịch tiếp theo. Và khi điều này không hiệu quả, họ đi từ biểu đồ 15 phút xuống biểu đồ 13 phút. Và khi vẫn không hiệu quả họ chuyển từ giao dịch E-mini S&P sang giao dịch E-mini Nasdaq. Và khi vẫn không hiệu quả, họ biết đến đồng Euro. Và khi nó không hiệu quả, họ trở thành dân buôn vàng, nó là thứ tiền thực duy nhất mà!!! Luôn luôn, luôn luôn, luôn luôn có điều tốt hơn tiếp theo. Vòng lặp luẩn quẩn này diễn ra mãi mãi cho đến khi họ phát ốm vì thử hết thứ này đến thứ khác. Đa số sẽ không tìm ra và kẹt ở đây cho đến hết phần còn lại của sự nghiệp trading của họ. Những đứa con của họ đã bỏ tã mà đến các ký túc xá, họ vẫn không để ý vì họ vẫn đang đi lạc, chỉnh sửa các thông số của những điều kì diệu mới phát hiện ra, họ không nhận ra được rằng họ là thằng ngốc với các chiến lược luôn được chào đón nồng nhiệt tại các sòng bạc. Giống như Duluth, Minnesota, vào tháng hai, là những nơi bạn không nên đến.
Toàn bộ vấn đề này được tóm tắt ngắn gọn bởi một trong những nhân vật của quỹ phòng hộ trong cuốn sách giải trí của Ben Meszrich, Người Mỹ xấu xí: Câu chuyện có thật về những chàng cao bồi của Ivy League đã kiếm được hàng triệu đô từ thị trường Châu Á:
“Toàn bộ trò chơi chứng khoán là chỉ ra ai là thắng khốn, nếu bạn không thể chỉ ra được thì đó chính là bạn”
đọc cái giai đoạn III mà thấy cảm xúc dâng trào, làm nhớ lại cảnh hưng phấn như thằng điên khi nghĩ mình tìm được chén thánh rồi sau đó bị đạp từ thiên đường xuống địa ngục, ko biết bao nhiêu lần như thế, đến mức sau này khi tìm ra điều gì đó hay ho cũng ko còn cảm giác vui hay buồn luôn
 
“Toàn bộ trò chơi chứng khoán là chỉ ra ai là thắng khốn, nếu bạn không thể chỉ ra được thì đó chính là bạn”
"The whole game of arbitrage is spotting who the asshole is. If you can’t spot the asshole—well, then you’re the asshole.”
Nguyên văn đây bác :D không biết dịch có đúng không
 
đọc cái giai đoạn III mà thấy cảm xúc dâng trào, làm nhớ lại cảnh hưng phấn như thằng điên khi nghĩ mình tìm được chén thánh rồi sau đó bị đạp từ thiên đường xuống địa ngục, ko biết bao nhiêu lần như thế, đến mức sau này khi tìm ra điều gì đó hay ho cũng ko còn cảm giác vui hay buồn luôn
Ai cũng trải qua rồi bác nhỉ, cảm giác tìm thấy chén thánh, backtest điên cuồng, đến khi foward test lại sấp mặt :D
 
Ai cũng trải qua rồi bác nhỉ, cảm giác tìm thấy chén thánh, backtest điên cuồng, đến khi foward test lại sấp mặt :D
mỗi lần em nghĩ mình tìm ra dc chén thánh vừa mừng nhưng cũng vừa lo bác à, lúc đó em cứ nghĩ sao mình dễ dàng tìm dc chén thành vậy, trong khi ai cũng bảo ko có chén thánh, rồi cứ bảo trading rất khó, rồi 95% sẽ thua, ....lúc đó cứ bị phân vân nghĩ mình chắc sai ở đâu đó rồi nhưng ko biết sai ơ đâu cảm giác rất khó chịu, đến giờ em cũng ko dám backtest hệ thống luôn bác vì em thấy backtest nó chỉ là 1 phần trong quá trình tìm ra hệ thống hợp với mình thôi, 1 hệ thống phức tạp thường rất khó backtest mà một hệ thống đơn giản thì backtest khả năng ko bị cái này cũng bị cái kia
 
mỗi lần em nghĩ mình tìm ra dc chén thánh vừa mừng nhưng cũng vừa lo bác à, lúc đó em cứ nghĩ sao mình dễ dàng tìm dc chén thành vậy, trong khi ai cũng bảo ko có chén thánh, rồi cứ bảo trading rất khó, rồi 95% sẽ thua, ....lúc đó cứ bị phân vân nghĩ mình chắc sai ở đâu đó rồi nhưng ko biết sai ơ đâu cảm giác rất khó chịu, đến giờ em cũng ko dám backtest hệ thống luôn bác vì em thấy backtest nó chỉ là 1 phần trong quá trình tìm ra hệ thống hợp với mình thôi, 1 hệ thống phức tạp thường rất khó backtest mà một hệ thống đơn giản thì backtest khả năng ko bị cái này cũng bị cái kia
Giờ em cũng không backtest mà chuyển qua forward test với khối lượng nhỏ bác ạ. Phần cũng lười nữa :D
Với việc gì cũng thế, ngộ tính mỗi người khác nhau nên có người đi nhanh có người đi chậm, bác tư duy đúng sẽ đi nhanh hơn.
Có người tiệm ngộ (đi từ từ), có người đốn ngộ (tìm được ra ngay).
Gọi nó là gì cũng được, miễn là giúp bác kiếm tiền ổn định:D
 
Giờ em cũng không backtest mà chuyển qua forward test với khối lượng nhỏ bác ạ. Phần cũng lười nữa :D
Với việc gì cũng thế, ngộ tính mỗi người khác nhau nên có người đi nhanh có người đi chậm, bác tư duy đúng sẽ đi nhanh hơn.
Có người tiệm ngộ (đi từ từ), có người đốn ngộ (tìm được ra ngay).
Gọi nó là gì cũng được, miễn là giúp bác kiếm tiền ổn định:D
forward test là sao bác, em trade CKVN chỉ mới trade demo forex nên cũng ko rành mấy cái này lắm, em cũng thấy tư duy mới là cái quan trọng nhất trong bất cứ trong lĩnh vực nào cũng vậy, tư duy đúng mới giúp mình đi nhanh hơn, thành công cao hơn và hi sinh ít hơn ;)
 
forward test là sao bác, em trade CKVN chỉ mới trade demo forex nên cũng ko rành mấy cái này lắm, em cũng thấy tư duy mới là cái quan trọng nhất trong bất cứ trong lĩnh vực nào cũng vậy, tư duy đúng mới giúp mình đi nhanh hơn, thành công cao hơn và hi sinh ít hơn ;)
đúng đó bác, làm gì cũng cần tư duy đúng và học tốt những cái căn bản (thường bị bỏ qua, xem thường).
Foward test là trade thật đó bác
https://traderviet.org/threads/huong-dan-day-du-ve-forward-test-phan-1-khai-niem-co-ban.2052/
TraderViet có bài về cái này rồi, bác tham khảo nhé.
 
"The whole game of arbitrage is spotting who the asshole is. If you can’t spot the asshole—well, then you’re the asshole.”
Nguyên văn đây bác :D không biết dịch có đúng không
Câu này khó dịch 1 phát thông được. Vì tác giả dùng ví dụ để vi von. Diễn giải thế này:
"trò chơi chênh lệch giá chính là tìm ra thằng đần chi tiền. Nếu mày tìm không ra thằng đần thì chính mày là sẽ là thằng đần mất tiền".
arbitrage - chênh lệch giá - hình thức kiếm lời này được cho là ít rủi ro khi mua hàng giá rẻ ở thi trường này và bán ra được giá cao hơn ở thị trường khác. Ví dụ 1 BTC ở binance đắt hơn coinbase hẳn $1k: mình mua 1 BTC ở coinbase, chuyển sang binance rồi bán ra => lời $1k. coinbase là thằng đần (update: chỗ này vi dụ thôi, chưa biết coinbase hay binance đần, vi dụ hôm sau giá BTC sập cái ầm thì binance đần. Mà nói chung là 2 đứa nó có 1 thằng đần, khg phải là mình được rồi)
Câu đó vi von cho những người chạy vòng vòng từ hệ thống pt này sang hê thống pt khác, thậm chí 1 hệ thống thôi mà cứ thay đổi thông số vòng vòng sao cho hiệu quả. Hành trinh tìm chén Thánh này là chơi trò arbitrage. Nếu anh ta không tìm ra 1 hệ thống ổn định có ưu thế hơn cả để chinh chiến mà cứ mải tìm, thì anh ta là thằng đần mất tiền trong trò chơi này.
 
Bài dịch tuyệt vời tuy nhiên có một vài thuật ngữ về quyền chọn bạn dịch theo kiểu tiếng anh phổ thông quá. Ví dụ như "phí bảo hiểm" nó là "phí quyền chọn". Ngoài ra mọi thứ is good.
Tâm lý tìm holy grail rồi trải qua trạng thái "tìm ra rồi" cũng dễ hiểu. Đơn giản là người ta nghĩ là mình "dự đoán" được thị trường ngay từ đầu nên với vậy. Nói ra thì khá là khó hiểu chỉ mấy ae lâu năm chút là hiểu ngay. Không một ai trên trái đất này dự đoán được tương lai chính xác. Vượt qua giai đoạn này tâm lý người ta ngay lập tức sẽ biết được rằng "À thì ra PTKT" hay chén thánh gì gì đó là phản ứng chớ hổng có phải "dự đoán". Như Ngài Peter Brandt đã nói "Mô hình giá là chủ quan tùy theo cách diễn giải từng người à". Ồ điều này không thực sự quan trọng. ^^
 
Bài dịch tuyệt vời tuy nhiên có một vài thuật ngữ về quyền chọn bạn dịch theo kiểu tiếng anh phổ thông quá. Ví dụ như "phí bảo hiểm" nó là "phí quyền chọn". Ngoài ra mọi thứ is good.
Tâm lý tìm holy grail rồi trải qua trạng thái "tìm ra rồi" cũng dễ hiểu. Đơn giản là người ta nghĩ là mình "dự đoán" được thị trường ngay từ đầu nên với vậy. Nói ra thì khá là khó hiểu chỉ mấy ae lâu năm chút là hiểu ngay. Không một ai trên trái đất này dự đoán được tương lai chính xác. Vượt qua giai đoạn này tâm lý người ta ngay lập tức sẽ biết được rằng "À thì ra PTKT" hay chén thánh gì gì đó là phản ứng chớ hổng có phải "dự đoán". Như Ngài Peter Brandt đã nói "Mô hình giá là chủ quan tùy theo cách diễn giải từng người à". Ồ điều này không thực sự quan trọng. ^^
cảm ơn bác đã góp ý, đợt bắt đầu dịch e cũng tìm các thuật ngữ tiếng anh trong trading mà không có, nhiều từ phải tra từ anh - anh rồi dịch ngược lại, nhiều từ để nguyên vì cũng quá quen thuộc rồi. Một số lĩnh vực như chứng khoán, quyền chọn chưa trade bao giờ nên mù tịt :D
Hôm trước cũng định bảo bác Dương Huy làm 1 bài về thuật ngữ tiếng anh trong trading để anh em đọc tài liệu dễ hơn.
Nó tương tự câu châm ngôn của bọn Mỹ(hay của buffet, ko rõ lắm), "trong 1 ván bài poker nếu bạn ko tìm ra được thằng nào gà thì rất có thể bạn chính là thằng đó"
Đại ý là thế đó bác, đều là zerosum game nên nếu bạn không lấy tiền được của người khác thì người mất tiền đương nhiên là bạn
 
Nó tương tự câu châm ngôn của bọn Mỹ(hay của buffet, ko rõ lắm), "trong 1 ván bài poker nếu bạn ko tìm ra được thằng nào gà thì rất có thể bạn chính là thằng đó"
uh, nhung trong ngữ cảnh trên thì cái ví dụ trò chênh lệch giá nó ẩn dụ hơn:
+ đem món hàng của mình mua/bán vòng vòng qua các thị trường để ăn chênh lệch.
+ áp dụ đủ món phân tích hay thay đổi đủ loại thông số để giao dịch có lơi nhuận.
nhưng mà không có cái đích cuối cùng ~ cứ luân chuyển hàng vòng vong thì mình cứ tốn chi phi giao dich thôi.
 
Đọc phần này thấm vãi bác ạ. Kiểu như ngồi review lại hết thảy mấy lỗi mà mình đã từng mắc, xong rút kinh nghiệm rồi trade tiếp trong quá khứ vậy :D
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 259 Xem / 29 Trả lời
  • phaisinh trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 38 Xem / 1 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 367 Xem / 8 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 114 Xem / 1 Trả lời
  • Bianas trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 77 Xem / 2 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 24,373 Xem / 85 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên