Bong bóng, Parabolic pattern và sự vô dụng của PTKT

Bong bóng, Parabolic pattern và sự vô dụng của PTKT

Bong bóng, Parabolic pattern và sự vô dụng của PTKT

Nick Halden

Active Member
917
1,483
Đây là biểu đồ cổ phiếu Apple

ai.imgur.com_sEd63iE.png


Và đây là biểu đồ của cổ phiếu Banana, vì nó trông giống hình quả chuối.

ai.imgur.com_psHjmJl.png


Không đâu, nó vẫn là biểu đồ cổ phiếu Apple, nhưng được trình bày dưới dạng khác.
Hình trên là Apple, trên Linear scale; hình dưới cũng là Apple, nhưng trên Logarit scale.
Nếu để đánh giá mức độ sinh lời của cổ phiếu, thì Log scale thể hiện tốt hơn. Lý do đơn giản và rất tự nhiên, đó là một cổ phiếu có mức sinh lời = nhau khi tăng từ 30 lên 60 hoặc từ 300 lên 600 = 100%, điều đó được thể hiện = Log scale chart. Nhưng với chart thông thường (Linear scale) thì sẽ thấy 2 khoảng cách là 30 và 300, hơn đến 10 lần tạo nên một kiểu biểu đồ kinh khủng như hình đầu tiên.
Tuy nhiên nó thể hiện một điều là lượng tiền cần để giá cổ phiếu tăng gấp đôi chỉ là $30/cổ phiếu đối với trường hợp thứ nhất, còn với trường hợp thứ 2 thì phải đến ($300/cổ phiếu * tổng số cổ phiếu lưu hành) để cho mức sinh lời tương đương.
Như hình thứ 2, dề nhận thấy rằng tuy mức giá tăng ngày càng mạnh, nhưng sự thật mức sinh lời mà cổ phiếu Apple dành cho NĐT đã giảm trong mấy năm gần đây (xu hướng tăng bớt dốc hơn trước).

Thêm ví dụ:
Đây là biểu đồ chỉ số chứng khoán Việt Nam VNIndex, được trình bày trên Linear scale.

ai.imgur.com_Va5aLK8.png


và cũng là VNIndex được trình bày trên Logarit scale

ai.imgur.com_RMEIbVs.png


Ở dạng biểu đồ thông dụng Linear scale, các khoảng cách tuyệt đối được hiển thị bằng nhau (ví dụ mỗi 100 điểm ở trên có khoảng cách = đúng 100 điểm ở dưới). Trong khi đó, trên Log scale, khoảng cách 60 điểm ở dưới cho mức sinh lời > 100 điểm ở trên nên 60 điểm có khoảng cách > 100 điểm.

Bây giờ tôi thử vẽ xu hướng (có thể cách vẽ đúng hay sai tùy theo phương pháp của bạn), nhưng tôi cứ cố gắng một vài đường xu hướng trên 2 phương pháp chia tỷ lệ biểu đồ khác nhau:

Linear scale

ai.imgur.com_ifRTBfj.png


Log scale

ai.imgur.com_zjplIDB.png


Như đã nói ở trên, biểu đồ Linear scale thể hiện mỗi khoảng cách bằng con số tuyệt đối, 100 này = 100 kia, và cũng rất phổ biến. Lý do dễ hiểu là nó tương đối đơn giản, vì thông thường nó hấp dẫn trí óc người ta hơn là kiểu tư duy theo tỷ lệ phần trăm. Nhưng vì vậy mà trong một số trường hợp như trên, sự kết hợp với PTKT đã thất bại trong việc đưa ra lời giải thích.
So sánh với đồ thị ở trên thì việc phân tích biểu đồ Log đơn giản hơn. Nếu tính từ cuối năm 2012 (đáy thị trường) đến hết năm 2018 (năm thị trường tạo đỉnh), VNindex tăng khoảng gần 150%, mức sinh lời trung bình khá ổn định theo độ dốc khoảng 15.5%/năm dao động quanh một kênh giá. 2 năm 14, 15 cho mức sinh lời gần 0%, 2 năm sau bùng nổ lợi nhuận nhưng thực ra vẫn nằm trong kênh giá đó. 18 & 19 cho mức sinh lời âm.
Nếu thị trường vẫn giữ nguyên mức sinh lời trung bình trong dài hạn trên, thì bây giờ là thời điểm. Nhưng lưu ý PTKT là PTKT, độ dốc đó có thể thay đổi, nếu yếu tố cơ bản cho thấy sự tăng tốc hay chậm lại (về tiềm năng tăng trưởng chứ không phải là lợi nhuận ngắn hạn) thì con dốc đó sẽ thay đổi. Điều đó có thể là thay đổi hệ số góc của đường tăng trưởng dài hạn.

ai.imgur.com_ZADQmvq.png


VIC của tập đoàn Vingroup
Kiểu tăng cấp số mũ này xuất hiện nhiều trong các thị trường đầu cơ giá lên như cổ phiếu, giá tài sản
Một số phương pháp PTKT thông dụng có thể sẽ đầu hàng trong việc lý giải chuyển động giá

ai.imgur.com_iYE0CA6.png


Chart trên Log scale, lưu ý khoảng cách giữa 50k-20k bằng khoảng cách giữa 50k-125k vì mức sinh lời bằng nhau

ai.imgur.com_SKxMHFk.png


Tesla - TSLA

Linear scale

ai.imgur.com_sroz7hg.png


Log scale
Có thể đường tăng trưởng có thể vẽ như thế này, tôi không chắc lắm. Chúng ta sẽ thấy sự tích lũy của Tesla những năm vừa qua dễ hiểu là một sự điều chỉnh trên kênh xu hướng.
(mà ở đây nên gọi là đường xu hướng thì đúng hơn, vì xu hướng theo PTKT thông thường hiểu là đỉnh & đáy cao hơn, nhưng cũng có thể định nghĩa là sự tăng lên đều đặn của giá trị trung bình - trung bình ở đây là "mean" chứ không phải "average")

ai.imgur.com_c8cZLJn.png


Năm 2013, cổ phiếu tăng 480%, nếu lấy điểm khởi đầu từ đáy cuối năm 12, thì là khoảng 630%. Lúc đó, "bong bóng" Tesla trông như thế này

ai.imgur.com_brz6IKA.png


Ở thời điểm hiện tại, kể từ đáy giữa năm ngoái, Tesla đã tăng đến gần 450%. Cũng nên nhớ rằng so với lúc đó, một cổ phiếu khoảng $100 thì bây giờ dao động trong $700-gần $1000, nghĩa là để có mức sinh lời tương đương, số tiền cần có để đổ vào thị trường phải lớn gấp 7-10 lần. Đây chỉ là con số đơn thuần, tôi không Bullish hay Bearish bias gì ở đây cả.
 

Giới thiệu sách Trading hay
Thấu hiểu Hành vi giá Thị trường Tài chính - Understanding Price Action

Là quyển sách hướng dẫn giao dịch Phương Pháp Price Action của Bob Volman, chỉ sử dụng duy nhất một đường MA và cấu trúc thị trường cùng hành vi giá để tìm kiếm lợi nhuận
Nhưng liệu 10% tăng trưởng của một công ty 1 tỷ và 10% của một công ty 100 tỷ có thực sự giống nhau?
 
Túm cái váy lại là nếu PTKT là vô dụng đối với trứng vịt hay mẽo,vậy thì áp dụng cái gì hay naked mới hữu dụng đây?:confused:
 
S&P 500
Đây là biểu đồ của chỉ số này mà các nhà phân tích vẫn hay dùng
ai.imgur.com_RlXP0EY.png


Tôi nghĩ là họ không thường mở biểu đồ với một khoảng thời gian dài như vậy. Tuy nhiên, nếu xem biểu đồ với Linear scale thông thường thì cũng chả khác gì đánh đố.

Biểu đồ Log Scale thể hiện sự tăng trưởng của chỉ số

ai.imgur.com_C4HaJ3c.png


Thập kỷ 80, chỉ số chạy theo một kênh tăng trưởng trung bình khoảng 13%/năm; thập kỷ 90 với sự bùng nổ của công nghệ với các công ty internet, năng suất tăng cao và sự đầu tư quá mức dẫn đến độ dốc cao của kênh tăng trưởng, trung bình 15%/năm, đặc biệt từ sau 1995 khi tốc độ tăng GDP cao và dòng tiền đổ vào thị trường lớn.
Từ 2010-2020, thị trường phục hồi sau khủng hoảng tài chính, tuy nhiên kinh tế chậm lại và năng suất ở mức thấp so với thời kỳ trước. Thị trường hồi phục với mức tăng trung bình 11%/năm.
Như vậy, để thay đổi hệ số của đường tăng trưởng dài hạn, cần có sự thay đổi lớn đến từ nội tại, ví dụ như sự bùng nổ công nghệ mới kéo theo tăng năng suất. Có một điều chắc chắn là nếu thị trường không đi cùng với nền kinh tế thực, vì bất kỳ lý do nào đó khiến dòng tiền đổ dồn về đẩy giá tài sản lên quá cao không đi cùng tăng trưởng năng suất, sự điều chỉnh sẽ xảy ra và càng trì hoãn, sự điều chỉnh đó sẽ càng khủng khiếp.

Có thể S&P sẽ tăng tới 3600 :oops:
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • captainfx trong Chuyện bên lề 647 Xem / 1 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 155 Xem / 6 Trả lời
  • TraderLC trong Hội Trader giao dịch Quỹ 2,226 Xem / 32 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 271 Xem / 12 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên