Technical Analysis Explained của Martin J Pring - Chương 10: Yếu tố động lượng (Phần 3)

Technical Analysis Explained của Martin J Pring - Chương 10: Yếu tố động lượng (Phần 3)

Technical Analysis Explained của Martin J Pring - Chương 10: Yếu tố động lượng (Phần 3)

Mạc An

Junior Mod
Thành viên BQT
Trial mod
17,846
84,327
Xin chào toàn thể anh em,

Mời anh em đến với phần tiếp theo của chương 10 - chủ đề mang tên MOMENTUM PRINCIPLES của cuốn sách Technical Analysis Explained

Nguyên lý và cách sử dụng của các chỉ báo Động lượng:



Những mô tả cho nguyên lý và cách sử dụng của các chỉ báo động lượng sau đây được áp dụng cho tất cả các chỉ báo khác, cho dù nó được cấu thành bằng giá hay là các chỉ báo động lượng đo độ rộng của thị trường, giống như ví dụ được minh họa trong Chương 24.

photo_2020-02-18_15-10-46.jpg

Một chỉ báo đo độ rộng của thị trường

Những nguyên lý này có thể được chia thành hai phần khác nhau:
  • Nguyên lý đầu tiên sẽ liên quan đến các trạng thái quá mua và quá bán, tình trạng phân kỳ, và những điều tương tự : Tôi gọi chúng là “Nguyên lý đặc trưng của các chỉ báo động lượng”. Nếu bạn nghiên cứu về các chỉ báo động lượng (hoặc chỉ báo dao động), bạn sẽ thấy chúng có các đặc trưng liên quan đến sức mạnh hoặc sự suy yếu tiềm ẩn trong xu hướng giá. Nó giống như những thứ nằm trong capo của chiếc xe hơi vậy. Nhiều lúc bạn sẽ phát hiện ra được những trục trặc kỹ thuật trước khi nó xảy đến. Động lượng và sự cảm tính của thị trường cũng gần giống nhau, và mối tương quan giữa chúng sẽ được đề cập sâu hơn ở chương 26, với chủ đề về phân tích sự cảm tính của thị trường.
  • Nguyên lý tiếp theo sẽ liên quan đến sự xác nhận đảo chiều xu hướng trong chính chỉ báo động lượng (momentum trend-reversal techniques): Đối với vấn đề này, chúng ta sẽ thiết lập các giả thuyết về việc khi nào sẽ có các sự đảo chiều xu hướng diễn ra ngay trong chỉ báo, đồng thời xem xét khi nào giá sẽ đảo chiều theo nó.
Các tín hiệu phá vỡ đường xu hướng, tín hiệu giao cắt của các đường MA,... là các kỹ thuật xác định xu hướng giá. Và chúng cũng được áp dụng tương tự đối với các chỉ báo.

Động lượng thường đảo chiều cùng lúc với giá, mặc dù có một chút trễ hơn, tuy nhiên xu hướng của chỉ báo thay đổi không có nghĩa là xu hướng giá cũng thế. Thông thường hơn, sự đảo chiều trong xu hướng của chỉ báo được xem như là sự xác nhận cho các tín hiệu đảo chiều của xu hướng giá. Vì thế, tín hiệu của chỉ báo động lượng thường được xem như các bằng chứng bổ sung trong việc tiếp cận giao dịch của chúng ta. Tôi sẽ nói thêm về điều này sau, nhưng từ bây giờ, chúng ta cần thống nhất với nhau rằng các tín hiệu mua và bán chỉ có thể đến từ sự đảo chiều trong xu hướng giá, không phải là xu hướng của chỉ báo.

Diễn giải các yếu tố động lượng


Vùng quá mua và quá bán



Có lẽ phương pháp được sử dụng rộng rãi nhất khi nhắc tới các chỉ báo động lượng chính là phân tích các vùng quá mua và quá bán. Điều này có thể được ví von như một người dắt một chú chó ''bất kham'' đi tản bộ. Sợi dây xích cứ thế được kéo căng bởi chú chó đang muốn thoát khỏi sự ràng buộc. Bất chấp mọi nỗ lực, chú chó vẫn không thể chạy xa hơn so với chiều dài của sợi xích.

Nguyên lý tương tự được áp dụng cho chỉ báo động lượng trên thị trường tài chính, chỉ trừ một điều là sợi xích thị trường được làm bằng cao su thay vì kim loại, chính vì thế xu hướng thị trường có thể được kéo giãn so với giới hạn thông thường, và được biến đến với tên gọi là “vùng quá mua” và “vùng quá bán”. Những khu vực đó được thể hiện trên đồ thị với một sự chênh lệch so với vùng cân bằng, được thể hiện ở hình 10-3. Phần biên được hình thành dựa trên biên độ của giá đo lường được và chu kỳ mà chỉ báo động lượng được cấu thành.

photo_2020-02-18_15-10-44.jpg


Lấy ví dụ, chỉ báo ROC có thiên hướng nằm ở vùng quá độ lâu hơn khi sử dụng các chu kỳ thời gian lớn thay vì các chu kỳ bé. Điều này cũng giống như việc giá sẽ ít có khả năng tăng 10% chỉ trong vòng 10 ngày trong khi đối với một xu hướng tăng hơn 1 năm, thì mức tăng trưởng 25% sẽ là bình thường. Trong khi đó với một số chỉ báo như RSI và Stochastics, thì sẽ được giới hạn trong một vùng biên được xác định trước.

Khi giá đạt đến các ngưỡng quá độ (quá mua và quá bán), khả năng cao rằng sẽ có một sự đảo chiều (Nhưng không đảm bảo một sự đảo chiều chắc chắn). Một khi dấu hiệu quá mua xảy ra, chúng ta có thể hiểu là đã đến lúc nên suy nghĩ tới việc bán, và một dấu hiệu quá bán có thể cho sự gợi ý về việc xem xét mở một vị thế mua.

Trong nhiều trường hợp, khi giá đạt đến ngưỡng quá mua, kết hợp với các yếu tố cơ bản đi kèm là tốt, những người tham gia thị trường cảm thấy lạc quan, thì bản năng sẽ thúc giục chúng ta nên mua vào. Thật không may, điều ngược lại thường xuyên xảy ra hơn trong những trường hợp như thế. Bên cạnh đó, một dấu hiệu quá bán thường đi kèm với những thông tin cơ bản thiếu tích cực. Điều cuối cùng chúng ta muốn làm là nhấc chiếc điện thoại lên, quay số và gọi cho anh bạn broker thân thiện của chúng ta và nói rằng chúng ta muốn mua vào, nhưng cũng có một số thời điểm hợp lý để làm chuyện này, và thường là ngoại lệ.

Đối với những chỉ báo động lượng như ROC, chúng ta không có những nguyên tắc bất di bất dịch về việc hình thành các ngưỡng quá mua và quá bán. Chúng ta chỉ có thể xác định nó qua việc đọc dữ liệu quá khứ và các yếu tố hình thành nên chỉ báo. Các đường quá độ thường được hình thành như các điểm xoay mà tại đó khi chỉ báo chạm hoặc xâm phạm vào ngưỡng đó, chúng ta sẽ có một sự đảo chiều trong chính chỉ báo đó. Đối với những chuyển động giá dốc, những đường biên này thường sẽ trở nên không hiệu quả. Thật không may, đây là sự thực, nhưng về cơ bản thì các vùng quá độ vẫn có thể được cấu thành mà tại các ngưỡng đó, giá sẽ trở nên nhạy cảm hơn. Một lần nữa, sợi xích của thị trường có tín đàn hồi và giá có thể nằm ở vùng quá độ một thời gian dài. Kết quả là chúng ta có thể nắm bắt được một số thông tin từ sự đảo chiều xu hướng giá trước khi thực hiện bất cứ hành động quyết liệt nào.

Nguồn: Martin J Prings
 

Giới thiệu sách Trading hay
Mô Hình Biểu Đồ - Phương Pháp Hiệu Quả Để Tìm Kiếm Lợi Nhuận

Được xem là cẩm nang về mô hình biểu đồ của các nhà đầu tư, giao dich tài chính toàn cầu và là kiến thức bắt buộc phải nắm về Phân Tích Kỹ Thuật

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 165 Xem / 13 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 277 Xem / 8 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 12 Xem / 1 Trả lời
  • Berkeley trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 57 Xem / 1 Trả lời
  • lapuma trong Kiến thức Trading - Kinh nghiệm Trading 488 Xem / 21 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 287 Xem / 8 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên