Chia sẻ về Forex & Phân Tích Kỹ Thuật của CaPhiLe

Chia sẻ về Forex & Phân Tích Kỹ Thuật của CaPhiLe

Chia sẻ về Forex & Phân Tích Kỹ Thuật của CaPhiLe
Còn mấy phần sau rất hay, nhưng vì sư phụ mình chỉ truyền miệng thông qua các kèo thực tế, rồi sau đó mình tự biên tập ra nội dung, nên cần 1 chút thời gian
Tuy nhiên, việc phân chia từng phần để post lên cũng giúp topic thêm phần thu hút, và cũng để các bác có thời gian để trao đổi, giao lưu, phản biện....
Một lần nữa, mong nhận lại nhiều phản hồi, mổ xẻ nội dung, với mục đích duy nhất là hoàn thiện hệ thống này.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
UPPPPPPPP:

3. Một số nguyên tắc cơ bản của MACD-NTC526244:

MACD sử dụng theo bộ chiêu thức này có thể lý giải được gần như toàn bộ "lịch sử của đường giá", tác giả tin tưởng rằng 1 system đáng tin cậy khi ít nhất nó phải lý giải được giá quá khứ, khi đó mới có cơ sở để tin tưởng nó có thể dự đoán được giá tương lai. Và dưới đây là 1 số nguyên tắc CƠ BẢN NHẤT trong bộ chiêu thức này.

- Cong và sọc luôn có khuynh hướng song hành: Có thể ví von cong đỏ và sọc xanh như đôi bạn tri kỷ khác giới, luôn đi song hành với nhau nhưng lại không bao giờ đến với nhau. Cong và sọc trong trạng thái cân bằng và hoàn hảo nó sẽ đi song song với nhau và giữ 1 khoảng cách cố định. Ở trên vùng 0 thì sọc nằm trên và cong nằm dưới, và ngược lại ở dưới 0 thì sọc nằm dưới và cong nằm trên. Như vậy khi cong xa sọc thì sẽ tạo lực hút để về lại gần sọc hơn, và dĩ nhiên theo cả 2 hướng là sọc lún và tích sọc.

- Cong đỏ không bao giờ chạy gấp khúc: Điều tiên quyết cần ghi nhớ là cong đỏ không bao giờ chạy gấp khúc và không thể tạo ra các góc nhọn. Nó luôn di chuyển theo đường cong, nó có thể chạy theo các hình dáng như hình parabol, chữ U và U ngược, dấu ngã,... tức là nó luôn lượn sóng. Quán triệt điều đó rất quan trọng nếu áp dụng hệ thống giao dịch này.

- Sọc nhú là tín hiệu cho khả năng giá quay đầu: Ở đây chúng ta chỉ nói tới việc giá CÓ KHẢ NĂNG quay đầu, tức là nó cũng có thể không quay đầu, nhưng xác suất cho việc giá quay đầu thường là lớn hơn (khoảng 70%). Và quan trọng hơn, giá quay đầu không đồng nghĩa với việc đảo chiều xu hướng, nó hoàn toàn có thể là 1 cú hồi lại hoặc cũng có thể là đảo chiều. Để dự đoán chính xác hơn các khả năng xảy ra khi xuất hiện sọc nhú thì chìa khóa nằm ở 2 yếu tố: ĐỘ DỐC VÀ CONG của đường CONG ĐỎ + PHÂN TÍCH ĐA KHUNG THỜI GIAN (cụ thể là phân tích khung thời gian lớn hơn so với khung xuất hiện sọc nhú).

- Cong xa thì giáp mí: Khi cong xa sọc (theo bất kỳ hướng nào) thì lực hút về cân bằng sẽ tạo nên áp lực lên giá quay đầu để tạo nên trạng thái giáp mí. Giáp mí có thể chỉ là 1 trạng thái do lực quán tính hoặc lực dư thừa từ đó, và hiển nhiên nó cũng có thể là 1 cú đảo chiều của giá.
- Dấu ngã qua 0: Đây là trạng thái giá nghỉ ngơi trước khi có cú đảo chiều. Cần lưu ý khi cong sọc đổ dốc và chạy qua 0 thì ngay tại vùng 0 chính là vùng có lực khá mạnh, và 1 trạng thái nghỉ ngơi ở vùng 0 thường sau đó sẽ là giá tiếp diễn để tạo thành 1 dấu ngã ở vùng 0. Nếu tại 0 giá quay đầu thì cong đỏ sẽ tạo thành chữ U chứ không còn là dấu ngã, trong số ít trường hợp nó vẫn sẽ tạo chữ U, nhưng đa số nếu không xuyên thẳng qua 0 luôn thì sẽ là dấu ngã. Tất nhiên việc sàng lọc và dự đoán chính xác hơn vẫn phải phụ thuộc vào việc phân tích khung thời gian lớn hơn.

a1.bp.blogspot.com__KOhFAN1ZghE_XkzImy_kLMI_AAAAAAAABck_HeSQ7K6f52e5742ff37bfe603885a2e74897e2.jpg


- Độ chênh của MACD so với nến: Hệ thống này sử dụng nến candlestick, và khi giao dịch trải nghiệm đủ dài, chúng ta sẽ nhận thấy giữa MACD và nến có 1 độ chênh nhất định. Ta sẽ nhìn ra rằng có những giai đoạn giá thay đổi nhưng MACD gần như không thấy có sự thay đổi. Từ đó ta sẽ nắm bắt và cảm nhận được độ chênh đó. Tất nhiên, độ chênh lớn hay nhỏ còn phụ thuộc vào xung lực và biên độ giao động của nến. Ví dụ ở hình dưới đây ta thấy ở vùng mũi tên đầu tiên là thế quả trứng cho thấy giá hồi lên 6 cây nến nhưng cong đỏ vẫn đi xuống và sọc xanh giảm dần độ dốc chứ chưa hẳn tạo thành các mũi sọc dốc lên. Hay ở vùng mũi tên thứ 2 có 1 cây nến trắng nhỏ nhưng cong và sọc vẫn đi xuống ổn định và gần như ta không thể nhìn ra điều đó nếu chỉ nhìn vào MACD. Từ đó cho ta 1 lưu ý là LUÔN PHẢI QUAN SÁT SONG HÀNH CẢ NẾN LẪN MACD:

a1.bp.blogspot.com__f_evhC_Mdew_XkzJj7T6lzI_AAAAAAAABcs_uiFnjqb5ecca871d6aac4bfe2c7d0ac642e89f.jpg


- MACD-NTC526244 giao dịch trong mọi trạng thái thị trường, nó dùng giao dịch thuận theo xu hướng, trong trạng thái sideway và cả bắt đỉnh đáy đảo chiều.

......
(chờ đón phần sau: Kết hợp đa khung thời gian - chìa khóa trong chiêu thức MACD-NTC526244...)

NGUỒN BÀI VIẾT: http://www.caphile.com/2020/02/su-dung-macd-ba-dao-theo-phong-cach-ntc526244.html
 
UPPPPPPPP:

3. Một số nguyên tắc cơ bản của MACD-NTC526244:

MACD sử dụng theo bộ chiêu thức này có thể lý giải được gần như toàn bộ "lịch sử của đường giá", tác giả tin tưởng rằng 1 system đáng tin cậy khi ít nhất nó phải lý giải được giá quá khứ, khi đó mới có cơ sở để tin tưởng nó có thể dự đoán được giá tương lai. Và dưới đây là 1 số nguyên tắc CƠ BẢN NHẤT trong bộ chiêu thức này.

- Cong và sọc luôn có khuynh hướng song hành: Có thể ví von cong đỏ và sọc xanh như đôi bạn tri kỷ khác giới, luôn đi song hành với nhau nhưng lại không bao giờ đến với nhau. Cong và sọc trong trạng thái cân bằng và hoàn hảo nó sẽ đi song song với nhau và giữ 1 khoảng cách cố định. Ở trên vùng 0 thì sọc nằm trên và cong nằm dưới, và ngược lại ở dưới 0 thì sọc nằm dưới và cong nằm trên. Như vậy khi cong xa sọc thì sẽ tạo lực hút để về lại gần sọc hơn, và dĩ nhiên theo cả 2 hướng là sọc lún và tích sọc.

- Cong đỏ không bao giờ chạy gấp khúc: Điều tiên quyết cần ghi nhớ là cong đỏ không bao giờ chạy gấp khúc và không thể tạo ra các góc nhọn. Nó luôn di chuyển theo đường cong, nó có thể chạy theo các hình dáng như hình parabol, chữ U và U ngược, dấu ngã,... tức là nó luôn lượn sóng. Quán triệt điều đó rất quan trọng nếu áp dụng hệ thống giao dịch này.

- Sọc nhú là tín hiệu cho khả năng giá quay đầu: Ở đây chúng ta chỉ nói tới việc giá CÓ KHẢ NĂNG quay đầu, tức là nó cũng có thể không quay đầu, nhưng xác suất cho việc giá quay đầu thường là lớn hơn (khoảng 70%). Và quan trọng hơn, giá quay đầu không đồng nghĩa với việc đảo chiều xu hướng, nó hoàn toàn có thể là 1 cú hồi lại hoặc cũng có thể là đảo chiều. Để dự đoán chính xác hơn các khả năng xảy ra khi xuất hiện sọc nhú thì chìa khóa nằm ở 2 yếu tố: ĐỘ DỐC VÀ CONG của đường CONG ĐỎ + PHÂN TÍCH ĐA KHUNG THỜI GIAN (cụ thể là phân tích khung thời gian lớn hơn so với khung xuất hiện sọc nhú).

- Cong xa thì giáp mí: Khi cong xa sọc (theo bất kỳ hướng nào) thì lực hút về cân bằng sẽ tạo nên áp lực lên giá quay đầu để tạo nên trạng thái giáp mí. Giáp mí có thể chỉ là 1 trạng thái do lực quán tính hoặc lực dư thừa từ đó, và hiển nhiên nó cũng có thể là 1 cú đảo chiều của giá.
- Dấu ngã qua 0: Đây là trạng thái giá nghỉ ngơi trước khi có cú đảo chiều. Cần lưu ý khi cong sọc đổ dốc và chạy qua 0 thì ngay tại vùng 0 chính là vùng có lực khá mạnh, và 1 trạng thái nghỉ ngơi ở vùng 0 thường sau đó sẽ là giá tiếp diễn để tạo thành 1 dấu ngã ở vùng 0. Nếu tại 0 giá quay đầu thì cong đỏ sẽ tạo thành chữ U chứ không còn là dấu ngã, trong số ít trường hợp nó vẫn sẽ tạo chữ U, nhưng đa số nếu không xuyên thẳng qua 0 luôn thì sẽ là dấu ngã. Tất nhiên việc sàng lọc và dự đoán chính xác hơn vẫn phải phụ thuộc vào việc phân tích khung thời gian lớn hơn.

View attachment 134831


- Độ chênh của MACD so với nến: Hệ thống này sử dụng nến candlestick, và khi giao dịch trải nghiệm đủ dài, chúng ta sẽ nhận thấy giữa MACD và nến có 1 độ chênh nhất định. Ta sẽ nhìn ra rằng có những giai đoạn giá thay đổi nhưng MACD gần như không thấy có sự thay đổi. Từ đó ta sẽ nắm bắt và cảm nhận được độ chênh đó. Tất nhiên, độ chênh lớn hay nhỏ còn phụ thuộc vào xung lực và biên độ giao động của nến. Ví dụ ở hình dưới đây ta thấy ở vùng mũi tên đầu tiên là thế quả trứng cho thấy giá hồi lên 6 cây nến nhưng cong đỏ vẫn đi xuống và sọc xanh giảm dần độ dốc chứ chưa hẳn tạo thành các mũi sọc dốc lên. Hay ở vùng mũi tên thứ 2 có 1 cây nến trắng nhỏ nhưng cong và sọc vẫn đi xuống ổn định và gần như ta không thể nhìn ra điều đó nếu chỉ nhìn vào MACD. Từ đó cho ta 1 lưu ý là LUÔN PHẢI QUAN SÁT SONG HÀNH CẢ NẾN LẪN MACD:

View attachment 134832


- MACD-NTC526244 giao dịch trong mọi trạng thái thị trường, nó dùng giao dịch thuận theo xu hướng, trong trạng thái sideway và cả bắt đỉnh đáy đảo chiều.

......
(chờ đón phần sau: Kết hợp đa khung thời gian - chìa khóa trong chiêu thức MACD-NTC526244...)

NGUỒN BÀI VIẾT: http://www.caphile.com/2020/02/su-dung-macd-ba-dao-theo-phong-cach-ntc526244.html
mình góp ý bổ sung, độ chênh lệch của MACD với nến nó chỉ là một yếu tố gây nhiễu thôi, ngoài ra nó còn bị gây nhiễu bởi xung lực trong quá khứ của giá và thời gian hình thành tổ hợp nến đấy nữa
 
mình góp ý bổ sung, độ chênh lệch của MACD với nến nó chỉ là một yếu tố gây nhiễu thôi, ngoài ra nó còn bị gây nhiễu bởi xung lực trong quá khứ của giá và thời gian hình thành tổ hợp nến đấy nữa
Cảm ơn bạn đã góp ý, khi xem xét dưới lăng kính phân tích kỹ thuật thì đúng là đa số nó chỉ là gây nhiễu.
Với MACD, có thểm 1 ý nghĩa quan trọng nữa, độ chênh khi xảy ra nó giúp cho cong và sọc "bớt xa nhau" hơn -> nó hút lại gần nhau hơn bởi lực hút của sự cân bằng
 
Cảm ơn bạn đã góp ý, khi xem xét dưới lăng kính phân tích kỹ thuật thì đúng là đa số nó chỉ là gây nhiễu.
Với MACD, có thểm 1 ý nghĩa quan trọng nữa, độ chênh khi xảy ra nó giúp cho cong và sọc "bớt xa nhau" hơn -> nó hút lại gần nhau hơn bởi lực hút của sự cân bằng
lực hút của sự cân bằng mình nghe nói nhiều rồi nhưng ko hiểu nó là cái gì bạn có thể giải thích giúp mình ? mình nghe mấy bạn dùng ichimoku cũng hay nói về cái này, còn theo ý mình hiểu thì giá nó xu hướng di chuyển về giá trị trung bình, có mấy cái độ chênh lệch này mới giúp dễ vào lệnh chứ nó đi một mạch thì ngồi há hốc mồm chờ
 
Tuyệt đỉnh công phu , một cú đá luyện 10000 lần mới làm ngài MARKET run sợ . Mỗi hệ thống giao dịch được nghiên cứu kỹ và thực hành nhiều sẽ cho ta thành công !
 
lực hút của sự cân bằng mình nghe nói nhiều rồi nhưng ko hiểu nó là cái gì bạn có thể giải thích giúp mình ? mình nghe mấy bạn dùng ichimoku cũng hay nói về cái này, còn theo ý mình hiểu thì giá nó xu hướng di chuyển về giá trị trung bình, có mấy cái độ chênh lệch này mới giúp dễ vào lệnh chứ nó đi một mạch thì ngồi há hốc mồm chờ
"sự cân bằng" trong hệ thống này chính là trạng thái cong và sọc đi song song với nhau.
Với xu hướng tăng và macd trên 0 thì sọc nằm trên và cong nằm dưới và CÙNG DỐC LÊN, nếu giá đột ngột tăng mạnh quá thì tích sọc nhiều và sọc bật lên xa cong khi đó lực hút sẽ kéo sọc về gần cong hơn chính là lực cân bằng. Ngược lại nếu giá đột ngột giảm mạnh quá thì sọc lún cắt xuống dưới cong đỏ và sọc hở ra xa quá nó cùng hút ngược giá hồi lại để cân bằng hơn. "Cân bằng" ở đây ko nên hiểu theo nghĩa giá đi ngang.
Bạn có thể tham khảo thêm bài viết này của mình để hiểu đúng hơn về sự cân bằng: http://www.caphile.com/2017/09/xu-huong-va-thuyet-am-duong.html
 
Tuyệt đỉnh công phu , một cú đá luyện 10000 lần mới làm ngài MARKET run sợ . Mỗi hệ thống giao dịch được nghiên cứu kỹ và thực hành nhiều sẽ cho ta thành công !
Bạn nói rất đúng ý mình, hiện mình cũng đang dùng duy nhất 1 chiêu thức (được tích hợp 1 phần từ hệ thống MACD-NTC526244 này và 1 phần những gì mình đúc rút từ phân tích kỹ thuật) và nó đang cho kết quả thuận lợi.
Riêng với hệ thống này tác giả đã sử dụng nó suốt 1 thập kỷ, và giao dịch mỗi ngày để lướt sóng, do vậy cá nhân mình tin rằng đã luyện tới cả triệu lần chứ ko còn là hàng nghìn lần nữa :)
 
giờ thì các cụ đã hiểu là tại sao tôi hay chém là "thằng đi dạy và viết sách hầu như éo bao giờ trade dc". Các cụ có thấy ở đâu miêu tả MACD vãi như vậy chưa. Đó là vì đa số kiến thức ngoài kia được viết ra bởi những thằng nhai đi nhai lại lý thuyết chứ éo thực hành được.

MACD phải dùng như vậy nên viết nhập hồn nó vào EA gần như là k thể. Chỉ có thể dùng mắt

Cảm ơn cụ Cá lần nữa. Trc giờ tui cứ thắc mắc sao ông NTC có thể tăng tk nhanh như vậy dc . Té ra ổng cũng dùng MACD nhưng ở tầm thượng thừa.
Cá ơi, ông NTC dùng MACD trên TF nào thế
 
"sự cân bằng" trong hệ thống này chính là trạng thái cong và sọc đi song song với nhau.
Với xu hướng tăng và macd trên 0 thì sọc nằm trên và cong nằm dưới và CÙNG DỐC LÊN, nếu giá đột ngột tăng mạnh quá thì tích sọc nhiều và sọc bật lên xa cong khi đó lực hút sẽ kéo sọc về gần cong hơn chính là lực cân bằng. Ngược lại nếu giá đột ngột giảm mạnh quá thì sọc lún cắt xuống dưới cong đỏ và sọc hở ra xa quá nó cùng hút ngược giá hồi lại để cân bằng hơn. "Cân bằng" ở đây ko nên hiểu theo nghĩa giá đi ngang.
Bạn có thể tham khảo thêm bài viết này của mình để hiểu đúng hơn về sự cân bằng: http://www.caphile.com/2017/09/xu-huong-va-thuyet-am-duong.html
dùng thuyết âm dương để lý giải sự cân bằng là rất hay nha bác, cảm ơn bài chia sẽ của bác, đang hứng nên mình bổ sung luôn thật ra đường sọc nó cũng là một đường MACD đi thôi nhưng nó là đường MACD con của đường màu đỏ, nó sẽ nhạy với sự chuyển động của giá hơn nhưng sẽ bị nhiễu nhiều hơn còn đường MACD đỏ nó thật ra là đường xác định xu hướng
 
giờ thì các cụ đã hiểu là tại sao tôi hay chém là "thằng đi dạy và viết sách hầu như éo bao giờ trade dc". Các cụ có thấy ở đâu miêu tả MACD vãi như vậy chưa. Đó là vì đa số kiến thức ngoài kia được viết ra bởi những thằng nhai đi nhai lại lý thuyết chứ éo thực hành được.

MACD phải dùng như vậy nên viết nhập hồn nó vào EA gần như là k thể. Chỉ có thể dùng mắt

Cảm ơn cụ Cá lần nữa. Trc giờ tui cứ thắc mắc sao ông NTC có thể tăng tk nhanh như vậy dc . Té ra ổng cũng dùng MACD nhưng ở tầm thượng thừa.
Cá ơi, ông NTC dùng MACD trên TF nào thế
Theo mình được biết thì sư phụ mình dùng MACD trên mọi khung thời gian, và đa số đánh lướt sóng ngắn hay đánh trên M15 - H1, điểm vào ở cả M5 thậm chí M1, bổ trợ thì H4 D1
Về phần khung thời gian mình sẽ viết tiếp trong phần tiếp theo, thông cảm và đợi thêm nhé bạn
 
dùng thuyết âm dương để lý giải sự cân bằng là rất hay nha bác, cảm ơn bài chia sẽ của bác, đang hứng nên mình bổ sung luôn thật ra đường sọc nó cũng là một đường MACD đi thôi nhưng nó là đường MACD con của đường màu đỏ, nó sẽ nhạy với sự chuyển động của giá hơn nhưng sẽ bị nhiễu nhiều hơn còn đường MACD đỏ nó thật ra là đường xác định xu hướng
Bạn nói rất chính xác, đường sọc nhạy hơn, nó phản ứng trước và sát sao với giá và nến, còn cong đỏ biểu hiện xu hướng và thay đổi chậm hơn.
Trong các phần nội dung tiếp theo mình sẽ lưu ý ko để sót phần này, tks
 
4. Kết hợp đa khung thời gian - Chìa khoá trong chiêu thức MACD-NTC526244:
Chúng ta ai cũng biết việc phân tích đa khung thời gian là không thể thiếu trong hầu hết mọi hệ thống giao dịch forex, và bộ chiêu thức này cũng không nằm ngoài ngoại lệ. Cụ thể hơn, việc phân tích và xem xét khung thời gian lớn hơn khung chính (ví dụ phân tích H1 thì xem xét thêm khung H4 là hợp lý) là điều hết sức cần thiết, nó quyết định đến sự chính xác của phân tích.

Sau đây mình sẽ minh họa điều đó thông qua 1 vài ví dụ:

Trên cặp tiền USDCAD tại khung chính H4 có 4 vùng đánh dấu vạch đỏ, tại đó đều xuất hiện sọc nhú và đều là không phải nhịp sóng 1 (tức là xu hướng tăng không phải ở vùng mạnh nhất). Tuy nhiên, chỉ tại vùng giá ở 2 vạch thứ 3 và 4 giá mới thật sự có cú hồi xuống đáng kể. Vậy nếu chúng ta chọn giao dịch theo sọc nhú và chọn cú sell trên cặp tiền ở H4 chẳng hạn, thì tại vạch 3 và chính xác là tại 4 mới là cú sell chuẩn xác nhất.

a1.bp.blogspot.com__dTjSrMQNFLM_Xk4FR7SXLbI_AAAAAAAABc8_n0T9eR46570fc7f4582b8e360a051333b28591.jpg

Và lý do cho việc lựa chọn đó hãy xem ở D1, tại D1 cho thấy vạch 1 và 2 giá đang đổ dốc đi lên qua vùng 0 chứng tỏ lực UP còn tương đối mạnh, đồng thời do có các cây nến đen xen kẽ nên sọc cũng không thật sự xa cong, do đó tại H4 ở vạch 1 và 2 nếu sell chỉ là đặt cược vào cú hồi nhẹ (ẩn chứa rủi ro cao). Còn khi vạch 3 và 4 xuất hiện thì ta thấy cong và sọc đã đi lên qua 0 được 1 đoạn, sọc bắt đầu dày lên rồi, và đường cong bắt đầu "đi vào góc cua" để bẻ cong tròn lại, do đó với D1 báo hiệu lực đi lên đã suy giảm thì H4 tạo sọc nhú là 1 cú sell đáng để xuống tiền.

a1.bp.blogspot.com__XrKYLcyqtpQ_Xk4F4wIvxWI_AAAAAAAABdE_tyyJGL3c26e8bebcf7aece05601d3cb02ebce9.jpg

Tiếp theo, cũng với ví dụ là biểu đồ trên, nhưng vùng đánh dấu sẽ là ở các điểm sọc lún xa cong, với trader giao dịch thuận xu hướng thì việc đánh buy lên tại các vùng đánh dấu sẽ được xem xét tới. Tuy nhiên chỉ có vạch 1 và 2 là nên vào lệnh buy, còn 3 và 4 nên cân nhắc kỹ.

a1.bp.blogspot.com__SCgEH3yC1kA_Xk4HIOoof0I_AAAAAAAABdQ_UqfWkf139ff2135809cfc7fb5bb28983d987e2.jpg

Lý do cũng tương tự như trên, vì tại D1 vùng 1 và 2 cong sọc đều đi lên qua vùng 0 nên áp lực tăng giá vẫn còn khá mạnh, còn vùng 3 và 4 đã tích sọc và cong bắt đầu tạo độ cong nên việc buy sẽ rủi ro hơn.

a1.bp.blogspot.com__XcWcSDBwMz8_Xk4Hjd2tIYI_AAAAAAAABdY_YMJPoU7a8f2afd8393d41feee69bbc932b055e.jpg

Tiếp theo là ví dụ tại chính thời điểm này, trên cặp tiền USDCHF, tại khung H4 chúng ta nhận thấy lực tăng có vẻ đã yếu đi (tín hiệu từ nhịp sóng), đường cong đỏ (chỉ hướng) đang đi ngang, cong sọc đang ở sát nhau và có 2 khả năng là bật tăng để sọc nhú lên và cong sẽ quẹo lên để tăng tiếp, và 2 là sẽ giảm mạnh để sọc hở ra đồng thời cong sẽ bo tròn đi xuống:

a1.bp.blogspot.com__1fvRr1_c8q0_Xk4JdYHD7tI_AAAAAAAABdo_sPhf1Hf88c20fe4c2a1b2afa9b74b0f607cb9e.jpg

Tuy nhiên, xem xét khung D1 ta thấy sọc đã được tích tương đối, và cong đỏ cũng không còn quá dốc nữa. Vậy D1 đang ủng hộ cho cú sell hơn là việc buy. Dĩ nhiên sell sẽ hoàn hảo hơn nếu tại D1 độ dày của sọc nhiều hơn hoặc đang ở nhịp sóng 2,3...
Và kết luận là ủng hộ sell với mức xác suất khoảng 80%.

a1.bp.blogspot.com__DtgSbiHhhqM_Xk4JWq9mTlI_AAAAAAAABdk_ltIdRy1c098aa4f1b59a1866e7ca34c44cdf76.jpg

Điều đáng lưu ý khi phân tích đa khung thời gian là xem xét hướng của lực hút cân bằng giữa cong và sọc, nếu nó cộng hưởng (cùng hướng) thì sẽ là hoàn hảo, nếu khi phân tích khung lớn hơn mà cho ra kết quả 50:50 thì ta phải xem xét tới khung lớn hơn nữa để cho ra kết quả chính xác hơn, hoặc ta nên bỏ kèo đó và tìm tín hiệu trên 1 cặp tiền khác. Ví dụ ta phân tích khung chính H4 thấy giá ở đỉnh và có sọc nhú (báo có thể sell), nhưng phân tích D1 lại thấy cong sọc đang giáp mí và độ dốc đường cong không rõ ràng, thì phải xem xét tới W1 để xem W1 báo tăng hay giảm cho khung D1, sau đó hướng của D1 có ủng hộ H4 hay không để ra quyết định cho H4...

(chờ đón phần sau: Điểm vào lệnh và ra lệnh theo nến Candlestick - nguyên tắc cốt lõi

...)
NGUỒN BÀI VIẾT: http://www.caphile.com/2020/02/su-dung-macd-ba-dao-theo-phong-cach-ntc526244.html
 
Cách xét đa KTG này rất được ưa chuộng , tuy nhiên theo tôi nên làm ngược lại , nếu ở H4 không rõ ràng thì nên xét XH ở H1 để quyết định .
 
Hay quá, xài bao nhiêu indi rồi em thấy mỗi macd là mình bớt lỗ nhất hihi, mong luyện dc thành như các bác. Bác có tài liệu gì hay chuyên về macd share em với nha
 
Cách xét đa KTG này rất được ưa chuộng , tuy nhiên theo tôi nên làm ngược lại , nếu ở H4 không rõ ràng thì nên xét XH ở H1 để quyết định .
Cảm ơn bạn, tuy nhiên với góc nhìn của tác giả, thì xem tf nhỏ hơn chỉ để tối ưu hóa điểm vào lệnh, còn nguyên tắc vẫn là "sóng lớn đè sóng nhỏ", tức là tf lớn sẽ quan trọng hơn tf nhỏ
 
Hay quá, xài bao nhiêu indi rồi em thấy mỗi macd là mình bớt lỗ nhất hihi, mong luyện dc thành như các bác. Bác có tài liệu gì hay chuyên về macd share em với nha
Bạn cứ tiếp tục theo dõi topic này, vẫn còn nhiều phần nữa sẽ lần lượt được post lên.
Và quan trọng hơn, sau khi post đủ nội dung, chúng ta sẽ cùng phân tích các kèo live dưới lăng kính chiêu thức này.
 
Đọc 1 lượt cảm giác như đâm đầu vào tường, đúng là không dễ dàng để lĩnh hội. Nhưng đó là quy luật rồi, đừng hy vọng kiếm tiền với những phương pháp phổ cập, dễ hiểu dễ học. Trong cuộc chơi khắc nghiệt như chiến trường này, hãy dành thời gian và công sức để mài dũa vũ khí thật sắc bén trước đã chứ đừng vội nhặt một thanh sắt để nhanh nhanh ra trận.
Thanks CPL.
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 232 Xem / 21 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 853 Xem / 57 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 184 Xem / 9 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên