Các quốc gia BRICS bàn bạc về tiền điện tử chung để tách khỏi USD và SWIFT

Các quốc gia BRICS bàn bạc về tiền điện tử chung để tách khỏi USD và SWIFT

Các quốc gia BRICS bàn bạc về tiền điện tử chung để tách khỏi USD và SWIFT

NguyenHuy89

Active Member
102
34
Khối kinh tế BRICS bao gồm các quốc gia như Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi hiện cùng nhau thảo luận về tiền kỹ thuật số xuyên quốc gia nhằm hạn chế phụ thuộc kinh tế vào Hoa Kỳ. Vậy tiền điện tử mới sẽ trông như thế nào, nhóm BRICS có kế hoạch sử dụng nó ra sao và có dự án nào đang thực hiện mục tiêu độc lập tương tự như vậy không?
awww.tapchibitcoin.vn_wp_content_uploads_2019_11_cac_quoc_gia_93e6f7fff7e7e3168600cf9374327171.jpg

BRICS và các vấn đề hiện hữu

BRICS là khối địa chính trị lớn nhất bao gồm các quốc gia trải dài ba lục địa và mang lại sức mạnh kinh tế đáng kể trong các vấn đề toàn cầu. Tính đến năm 2018, 5 quốc gia của khối BRICS có tổng sản phẩm quốc nội danh nghĩa là 40 nghìn tỷ đô la, tương đương khoảng 23,2% tổng sản phẩm thế giới.
Tuy nhiên, sức mạnh kinh tế thậm chí còn có thể hơn như thế nữa nếu không có các quốc gia cạnh tranh tại các thị trường mà BRICS phục vụ. Đối thủ lớn nhất là Liên minh châu Âu và Hoa Kỳ.
Các vấn đề chính trị trong những năm gần đây cho thấy các nước BRICS đã thất bại về lĩnh vực ngoại giao và không thể xoa dịu lệnh trừng phạt quốc tế, đặc biệt là tại các thị trường nhạy cảm về chính trị như vũ khí và vận chuyển năng lượng. Tuy nhiên, những tiến bộ trong công nghệ như blockchain và tài sản kỹ thuật số có tiềm năng mở ra những chân trời hoàn toàn mới cho ngành tài chính tại các quốc gia này.
Ý tưởng sử dụng một loại tiền điện tử duy nhất để làm phương tiện thanh toán và truyền tải giá trị không phải là phương thức mới và nó đang được tích cực sử dụng không chỉ ở các quốc gia như Venezuela mà còn giữa các quốc gia BRICS. Lợi thế của tiền điện tử chung được sử dụng như một phương thức thanh toán phổ quát giữa các quốc gia BRICS sẽ giải quyết nhiều vấn đề họ gặp phải trên thị trường kinh tế toàn cầu.
Biện pháp phá vỡ các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ

Theo tin tức trích dẫn lời của Kirill Dmitriev – một thành viên của Hội đồng kinh doanh BRICS và là Tổng giám đốc của Russian Direct Investment Fund (Quỹ đầu tư trực tiếp tại Nga), Hội đồng đã thảo luận về việc tạo ra một loại tiền điện tử phổ biến như một giải pháp tiềm năng cho những vấn đề này trong hội nghị thượng đỉnh BRICS lần thứ 11 được tổ chức tại Brazil vào ngày 13-14/11. Dmitriev cho biết hệ thống thanh toán BRICS hiệu quả có thể được sử dụng để kích thích thanh toán giữa các quốc gia trong khi hạn chế sử dụng đồng đô la Mỹ cho các mục đích này.
awww.tapchibitcoin.vn_wp_content_uploads_2019_11_kirill.jpg

Kirill Dmitriev – Tổng giám đốc của Russian Direct Investment Fund
Ngoài ra, hệ thống mới có thể trở thành lựa chọn thay thế cho cơ chế thanh toán quốc tế SWIFT để tạo thuận lợi cho thương mại với các quốc gia bị Hoa Kỳ trừng phạt.
Dmitriev cũng lưu ý rằng trong những năm gần đây, tỷ lệ thanh toán bằng đô la Mỹ giữa các quốc gia BRICS đã giảm đáng kể. Ví dụ, ở Nga, trong 5 năm qua, tỷ lệ USD trong các giao dịch ngoại thương đã giảm từ 92% xuống 50%, trong khi đồng rúp của Nga tăng từ 3 đến 14%.
Đồng thời, tiềm năng giảm sự thống trị của đồng đô la Mỹ vẫn còn rất lớn. Theo nhà phân tích kinh tế vĩ mô Oleg Dushin khi trả lời hãng truyền thông BFM của Nga, điều đó có thể xảy ra nếu Nga và Ấn Độ thay đổi loại tiền mà họ sử dụng để thanh toán qua lại với nhau.
Dushin cũng khẳng định Nga và Trung Quốc đã ngừng sử dụng đô la Mỹ trong một nửa các thanh toán giữa họ và hiện đang có xu hướng chung là đẩy đồng USD ra khỏi hệ thống thanh toán quốc tế. Theo chuyên gia, điều này sẽ giúp các nước BRICS làm suy yếu ảnh hưởng của đồng đô la trong hệ thống tiền tệ toàn cầu và giảm rủi ro thanh toán bị Washington đóng băng.
Denis Smirnov, nhà tư vấn blockchain tại Nga, cho rằng hệ thống tiền điện tử chung cho các quốc gia BRICS sẽ thuận tiện hơn và giúp giảm chi phí giao dịch nhờ vào một số lợi thế. Anh gọi đó là một lựa chọn thay thế cho trái phiếu.
Nhận xét về khả năng các quốc gia BRICS sử dụng một loại tiền điện tử duy nhất, Vladimir Rozhankovsky, một chuyên gia tại Trung tâm tài chính quốc tế, nói với BFM:
“Nếu có thể giảm rủi ro tiền tệ thì tốt hơn là thực hiện thanh toán giao dịch trực tiếp và hiển nhiên là không thông qua việc mua đô la. Phần lớn các nền kinh tế toàn cầu đang xúc tiến kế hoạch này”.
Được chốt bằng vàng, không phải đô la Mỹ

Mặc dù vẫn chưa biết chính xác tiền điện tử của BRICS sẽ trông như thế nào nên các chuyên gia hiện đưa ra rất nhiều giả thiết về tài sản được quy ước tính toán. Nhận xét về các lựa chọn mà tiền điện tử quốc tế này có thể bị ràng buộc, trưởng nhóm làm việc Elina Sidorenko của Duma thuộc Nhà nước Nga về các vấn đề về tiền điện tử cho biết có một số tùy chọn đáng xem xét.
Ví dụ, nó có thể được gắn với giá trị của một loại tiền điện tử khác “nhưng trong trường hợp này, không thể tránh được sự ảnh hưởng trực tiếp của đồng đô la Mỹ” hay có thể được chốt với giá của một nguyên liệu thô hoặc hàng hóa, nhưng sau đó nguy cơ thao túng thị trường trở thành một mối đe dọa. Cô kết luận:
“Tùy chọn thứ ba là liên kết với vàng và có tính đến Hiệp định Basel mới nhất. Một quyết định như vậy có vẻ rất thuyết phục và kịp thời”.
Thành viên hội đồng và chuyên gia cố vấn Olinga Taeed tại Ủy ban Blockchain thương mại điện tử Trung Quốc cho biết đất nước đang nghiên cứu khả năng phát hành token được hỗ trợ bằng vàng bởi vì quốc gia này có khả năng tiếp cận với trữ lượng khoáng sản tự nhiên ở châu Phi thông qua sáng kiến Vành đai và Con đường. Ông tiếp tục nói thêm:
“Gần đây, thương mại quốc tế điện tử đã trở nên nổi bật với DLT (công nghệ sổ cái phân tán) được coi là một giải pháp khả thi cho Brexit, ví dụ, thay thế thời gian ấp ủ dự án thông thường từ 5-10 năm. Vì vậy, đây có vẻ là một ý kiến hay những vẫn còn mới lạ. Tuy nhiên, chúng tôi sẵn sàng ban hành nó và bằng chứng của điều này chắc chắn được thể hiện rõ. Trump đã chỉ rõ việc sử dụng lâu dài công cụ tài chính của đồng đô la Mỹ để gây áp lực với Iran, Nga, Trung Quốc… nhằm thu lợi phi tài chính”.
Nga tìm kiếm giải pháp thay thế cho SWIFT

Nga đã trở thành mục tiêu của các lệnh trừng phạt kể từ năm 2014. Do nhiều hạn chế về kinh tế, chính quyền Nga đã xem xét khả năng tạo ra các lựa chọn thay thế cho SWIFT.
Một trong số đó là hệ thống chuyển tin nhắn tài chính (SFPS), được cho là chiếm 18% số lượt chuyển tiền trong nước và các tổ chức tài chính nước ngoài bắt đầu tham gia SPFS vào năm 2018. Tuy nhiên, vào tháng 4, Bộ trưởng Bộ Tài chính Anton Siluanov của Nga lưu ý rằng SPFS không phải là lựa chọn thay thế chính thức cho SWIFT và không có khả năng làm được như vậy trong tương lai gần.
Bây giờ, chính phủ Nga đang xem xét một phương án khác: tiền điện tử quốc gia được bảo đảm bằng vàng. Theo Giám đốc Ngân hàng Trung ương Elvira Nabiullina của Nga, crypto như vậy có thể được sử dụng để thực hiện thanh toán với các quốc gia khác, phục vụ cho giao dịch thương mại. Tuy nhiên, Nabiullina cũng cho biết điều quan trọng hơn hết là tiền tệ quốc gia tạo điều kiện phát triển thanh toán quốc tế tốt hơn tiền điện tử.
awww.tapchibitcoin.vn_wp_content_uploads_2019_11_elvira_nabiullina.jpg

Elvira Nabiullina – Giám đốc Ngân hàng Trung ương của Nga
Các lệnh trừng phạt đã chặn ít nhất 20% giao dịch quốc phòng của Nga trong năm 2018 do sự ràng buộc của họ đối với đồng đô la Mỹ. Mặc dù các nhà chức trách Nga đang dần chuyển sang thanh toán bằng tiền quốc gia với các nước BRICS nhưng ý tưởng về một loại tiền điện tử thống nhất đang được thảo luận công khai như một công cụ hiệu quả, minh bạch, không thể kiểm soát và ổn định để tránh các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ và giảm sự phụ thuộc vào đồng đô la Mỹ.
Các quốc gia BRICS sẽ không bị chênh lệch tỷ giá hối đoái ảnh hưởng nếu sử dụng tiền điện tử chung và Nga sẽ có được sự hỗ trợ vững chắc cho đồng Rúp của mình hiện bị mất giá một nửa.
Trung Quốc xem xét tiền điện tử quốc gia để tránh né lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ

Trung Quốc là quốc gia hàng đầu của khối BRICS về GDP và là quốc gia cởi mở nhất khi nói về việc triển khai blockchain. Trung Quốc đang có ý định thúc đẩy phát triển tiền kỹ thuật số do ngân hàng trung ương hỗ trợ và nỗ lực tích hợp các công nghệ blockchain vào các trụ cột tài chính quan trọng khác của đất nước, như là Alibaba, Tencent và các tổ chức ngân hàng khác nhau.
Sự phát triển vội vàng như vậy một phần có thể là kết quả của cuộc tranh luận sôi nổi về Libra của Facebook. Các nhà phân tích Trung Quốc lo ngại rằng tiền kỹ thuật số toàn cầu của một công ty được coi là có liên kết mạnh mẽ với Hoa Kỳ sẽ đe dọa sự tồn tại của tiền tệ quốc gia và làm suy yếu tỷ giá hối đoái của họ. Một stablecoin như vậy được đồng đô la Mỹ hỗ trợ có thể làm tăng sức mạnh thâm nhập vào nền kinh tế toàn cầu và do đó củng cố vị thế chính trị của Washington.
Chính quyền Trung Quốc không chỉ quan tâm đến việc phát triển một loại tiền điện tử thống nhất cho các thỏa thuận với các nước BRICS mà còn ra mắt tiền điện tử quốc gia đóng vai trò là lá chắn chống lại đối thủ kinh tế trên vùng Thái Bình Dương.
Brazil có lập trường tích cực về việc sử dụng stablecoin

Tin tức cho biết Brazil đang có tỷ lệ giao dịch Bitcoin cao nhất ở Mỹ Latinh. Khả năng thâm nhập rộng rãi của các tài sản kỹ thuật số ở Brazil khiến đất nước này trở thành mảnh đất màu mỡ để phát triển tiền điện tử quốc gia và là nền tảng vững chắc để hỗ trợ cho crypto BRICS thống nhất, phục vụ thanh toán giữa các quốc gia thành viên.
Với quan điểm tích cực của đất nước đối với blockchain, các nhà chức trách Brazil dường như khá cởi mở khi trao đổi với các nhà phát hành stablecoin. Một ví dụ gần đây là Mile Unity Foundation, đại diện của tổ chức đã gặp gỡ các thành viên của Bộ Công nghiệp, Bộ Công thương và Dịch vụ Brazil để thảo luận về việc sử dụng stablecoin XDR cho hoạt động chuyển tiền quốc tế.
Như đã biết, Brazil có số dư xuất/nhập khẩu từ 219 tỷ đô la đến 140 tỷ đô la trong năm 2017, do đó, tiềm năng sử dụng một loại tiền điện tử duy nhất với các quốc gia thành viên BRICS để thúc đẩy phát triển hơn nữa là rất lớn.
Mặc dù Brazil không bị áp dụng các lệnh trừng phạt nhưng các đối tác thương mại chính về công nghệ như Nga thì có. Sử dụng đồng đô la Mỹ cho các thỏa thuận đôi bên cùng có lợi giữa các quốc gia sẽ hạn chế đáng kể các hoạt động.
Ấn Độ đang chiến đấu với nghèo đói và tham nhũng

Tin tức cho biết các nhà chức trách Ấn Độ đang bàn bạc về việc giới thiệu một loại tiền kỹ thuật số quốc gia. Có thể có những lý do quan trọng cho một động thái như vậy, chứ không chỉ là để xóa đói giảm nghèo cho 1,3 tỷ người dân.
Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ hiện cũng thúc đẩy một loại tiền kỹ thuật số như vậy, được hỗ trợ và quy định bởi ngân hàng trung ương như một hình thức đấu thầu hợp pháp. RBI hy vọng blockchain có thể làm giảm bớt vấn đề tham nhũng đang tràn lan ở Ấn Độ và giảm đáng kể sự phụ thuộc của hàng triệu người Ấn Độ làm việc ở nước ngoài vào các trung gian tài chính cung cấp chuyển tiền xuyên biên giới.
Các cơ quan công quyền ở Ấn Độ cũng đề xuất cần có tiền kỹ thuật số quốc gia để giảm sự phụ thuộc của dân chúng vào các loại tiền kỹ thuật số khác. Với tư cách là quốc gia mua vũ khí chính của Nga và được cho là một trong những đối tác thương mại năng lượng quan trọng nhất trong BRICS, việc thanh toán đôi bên có lợi giữa Ấn Độ và các đối tác bằng một loại tiền kỹ thuật số thống nhất sẽ mở ra triển vọng hoàn toàn mới cho giao thương.
Nam Phi đang thực hiện phương thức chuyển tiền công dân có thể truy cập

Khả năng phát hành tiền kỹ thuật số quốc gia thậm chí đã được South African Reserve Bank (Ngân hàng Dự trữ Nam Phi) khẳng định đang xem xét, có thể cho phép công dân tự do giao dịch mà không cần đến ngân hàng.
Với số lượng cá nhân không có tài khoản ngân hàng đáng kể (ước tính khoảng 11 triệu người) và những người không có bất kỳ hình thức ID chính thức nào trong nước, tiền kỹ thuật số quốc gia sẽ giúp hàng triệu công dân tiếp cận với các dịch vụ tài chính và thúc đẩy phát triển kinh tế. Nam Phi cũng bị ràng buộc với đồng đô la Mỹ như tất cả các thành viên BRICS khác trong quá trình thanh toán với Trung Quốc và Nga, có nghĩa là cũng bị ảnh hưởng từ chế độ trừng phạt.
Chuyên gia nói gì?

Theo các chuyên gia, ý tưởng tạo ra một loại tiền kỹ thuật số cho BRICS có thể trở nên rất khả thi, do sự chuyển đổi của thế giới từ mô hình chính trị đơn cực sang đa cực và thay đổi nền kinh tế từ các tổ chức tài chính truyền thống sang nền tảng giao dịch.
Và người hưởng lợi chính cho đến nay chính là Trung Quốc vì họ rất quan tâm đến việc mở rộng thị trường bán hàng trong bối cảnh thương chiến với Hoa Kỳ như hiện nay. Smirnov nói với BFM rằng ông tin các hệ thống như vậy sẽ ngày càng lan rộng theo thời gian:
“Ví dụ, trong 2 năm gần đây, liên minh của một số ngân hàng châu Âu đã thử nghiệm giải pháp thanh toán qua lại mà không dùng đến hệ thống SWIFT và cho phép thanh toán liên ngân hàng”.
Các loại tiền tệ quốc gia riêng lẻ của các quốc gia BRICS đã giảm so với đồng đô la Mỹ trong 10-20 năm qua, nhưng không rõ liệu hệ thống thanh toán BRICS thống nhất có đảo ngược xu hướng này hay không? Tuy nhiên, có thể đồng đô la Mỹ sẽ bị suy yếu nếu thị phần phương thức thanh toán bằng đô la giảm đáng kể trên toàn thế giới.
Trong số các rủi ro khác có thể liên quan đến ý tưởng phát hành tiền kỹ thuật số quốc tế được chốt bằng vàng, trưởng nhóm nghiên cứu Vladimir Rojankovsky tại công ty đầu tư Nord Capital nhắc đến việc bãi bỏ quy định của thị trường và khả năng thao túng. Ông trả lời phỏng vấn với cơ quan truyền thông Nga Regnum: “Việc triển khai dự án này không có sự tham gia của bất kỳ bên nào, mà thay vào đó là một cơ quan giám sát trực tiếp”.
Nói về sự phát triển hơn nữa của sáng kiến BRICS, chuyên gia về tuân thủ pháp lý và là trợ giảng Teemo Puutio tại Trường Dịch vụ Chuyên nghiệp của Đại học New York (New York University School of Professional Services) cho biết:
“Cuối cùng, liệu tiền tệ được BRICS hỗ trợ có thành công trong việc thu hút, thực sự tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại hay là chỉ thêm một lớp công nghệ phức tạp khác cho người dùng cuối? Hiện tại, đây không là vấn đề của riêng BRICS và vẫn chưa rõ liệu tiền kỹ thuật số thống trị tương lai sẽ được công khai dưới dạng e-Euro hay Nhân dân tệ kỹ thuật số hay như tổ chức tư nhân phát hành theo kiểu Libra?”.
 

Giới thiệu sách Trading hay
Giao Dịch Theo Xu Hướng Để Kiếm Sống

Sách chia sẻ chiến lược giao dịch, tâm lý, phương pháp quản lý vốn thực chiến của Trader 18 năm kinh nghiệm giao dịch theo xu hướng
Mình không nghĩ các nước BRICS thực sự cần một loại tiền ảo để phân biệt với đồng đô la. Giá trị tiền tệ của họ đang tăng mạnh, do vậy ngoại trừ đồng đô la ra thì bất cứ loại tiền nào cũng có thể là lựa chọn với các quốc gia này
 
Thật vậy, vẫn còn sớm để nói về việc chuyển đổi từ đồng tiền tệ địa phương sang tiền điện tử cho bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Khái niệm tồn tại trong lý thuyết, nhưng không dễ để thực hiện nó trong thực tế
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,192 Xem / 71 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 294 Xem / 20 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 23,992 Xem / 82 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 195 Xem / 3 Trả lời
  • Berkeley trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 105 Xem / 2 Trả lời
  • LuTienSinh trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 123 Xem / 3 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 234 Xem / 9 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên