Phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật dưới góc nhìn các huyền thoại: Cái nào lợi hại hơn?

Phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật dưới góc nhìn các huyền thoại: Cái nào lợi hại hơn?

Phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật dưới góc nhìn các huyền thoại: Cái nào lợi hại hơn?

namthang

Editor
Trial mod
3,019
16,127
Xin chào các bạn,

Ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau trao đổi về một vấn đề: Đó chính là sự lợi hại của phân tích kỹ thuậtphân tích cơ bản, cái nào sẽ tốt hơn cùng những bài học mà chúng ta có thể trao đổi với nhau.

Trong thực tế, đây là một vấn đề được gây tranh cãi khá rộng lớn. Ngay cả với những huyền thoại của thị trường tài chính như là Jim Rogers hay Marty Schwartz.

Jim Rogers là một nhà đầu tư tài năng trong lịch sử. Năm 1973, ông hợp tác với huyền thoại George Soros thành lập quỹ Quantum Fund – một trong những quỹ thành công nhất từ trước đến nay. Năm 1980, Rogers rời khỏi quỹ Quantum Fund vì quỹ này đã trở nên quá lớn, kéo theo đó là những gánh nặng rườm rà về quản trị. Ông quyết định rời khỏi quỹ Quantum Fund để tập trung vào công việc nghiên cứu thị trường và đầu tư theo phong cách phân tích cơ bản. Hai minh chứng thuyết phục nhất cho thành công của Jim Rogers là lần ông đầu tư trên thị trường vàng và lần ông đầu cơ trên thị trường cổ phiếu Nhật Bản.

2.jpg

Tính đến năm 1988, giá vàng đã giảm trong 8 năm liên tục. Tuy nhiên trong một cuộc phỏng vấn, Jim Rogers quả quyết xu thế giá xuống sẽ còn tiếp tục trong một thập kỷ nữa. Ông nói “Có quan điểm cho rằng vàng là phương tiện tích trữ giá trị tốt nhưng tôi cho rằng quan điểm này là sai lầm. Đã từng có lúc vàng bị mất sức mua, nó đã kéo dài liên tục cả chục năm liên tiếp”. Quả thực giá vàng tiếp tục giảm trong 11 năm sau đó.

Còn về thị trường cổ phiếu Nhật Bản, cuối thập niên 1980 thị trường này đang trong thời kỳ giá lên đến chóng mặt tuy nhiên Jim Rogers tin rằng thị trường chuẩn bị lao dốc không phanh. Ông nói trong một cuộc phỏng vấn “Tôi đảm bảo rằng thị trường cổ phiếu Nhật Bản sắp sụp đổ, có thể là trong một hoặc hai năm tới. Cổ phiếu Nhật Bản sẽ mất 80-90% giá trị”. Thực tế hơn một năm sau, thị trường chứng khoán Nhật Bản đạt đỉnh rồi bắt đầu một đợt suy giảm kéo dài liên tục 14 năm và mất 80% giá trị.

Tuy nhiên, khi được hỏi về phân tích kỹ thuật và cách đọc biểu đồ. Ông thẳng thắn “Tôi chưa từng gặp người nào giàu lên nhờ phân tích kỹ thuật, ngoại trừ những người bán sách hoặc dịch vụ phân tích kỹ thuật cho người khác và kiếm tiền từ đó”.

Trên đây là quan điểm của huyền thoại Jim Rogers, tiếp theo chúng ta cùng view qua quan điểm của một huyền thoại khác - Marty Schwartz

Marty Schwartz là một nhà đầu tư cực kỳ thành công. Từ tài khoản ban đầu trị giá 40.000 USD, ông đã biến nó thành 20 triệu USD và không có tháng nào bị lỗ trên 3%. Ông cũng tham gia 10 cuộc thi giao dịch chứng khoán. 9 trong tổng số 10 cuộc thi này có thời hạn 4 tháng và Marty Schwartz đạt suất sinh lợi trung bình 210%/4 tháng. Trong cuộc thi duy nhất có thời hạn 1 năm, ông đạt suất sinh lợi 781%.

1.jpeg

Ông đã có 9 năm đầu tư bằng phân tích cơ bản nhưng không đi đến đâu và sau đó ông chuyển sang phân tích kỹ thuật. Khi được hỏi ông đã hoàn toàn chuyển từ phân tích cơ bản sang kỹ thuật chưa, ông khẳng định: “Chắc chắn rồi. Tôi luôn luôn cười khi có ai đó nói “Tôi chưa từng gặp ai giàu lên nhờ phân tích kỹ thuật”. Tôi thích câu nói ngạo mạn và hết sức vô lý đó. Tôi sử dụng phân tích cơ bản trong 9 năm liền nhưng cuối cùng chính phân tích kỹ thuật mới giúp tôi trở nên giàu có”.

Trên đây là quan điểm của 2 nhà đầu tư và nhà giao dịch huyền thoại trên thị trường tài chính. Vậy phân tích cơ bảnphân tích kỹ thuật cái nào lợi hại hơn, dưới đây là một số quan điểm cá nhân tôi:
  • Phân tích cơ bản hay phân tích kỹ thuật tùy thuộc vào thị trường giao dịch: Chắc chắn, nếu bạn giao dịch trong thị trường cổ phiếu, bạn phải có một nền tảng phân tích cơ bản tốt để lọc và đánh giá những công ty tốt nhất trong một nhóm ngành trước khi đi vào phân tích chi tiết. Trong khi đó, thị trường tiền tệ sẽ phù hợp hơn dành cho những nhà phân tích kỹ thuật. Jim Rogers là một nhà đầu tư, trong khi Marty Schwartz lại là một nhà giao dịch trên thị trường phái sinh.
  • Phân tích cơ bản hay phân tích kỹ thuật tùy thuộc vào phong cách giao dịch: Có khá nhiều phong cách giao dịch, bạn có thể là một swing trader, scalper, đầu tư dài hạn, giao dịch theo position hay là mua và giữ. Chắc chắn bạn không thể là một nhà phân tích cơ bản nếu bạn là một scalper, và ngược lại, chắc chắn bạn cũng không thể là một nhà phân tích kỹ thuật nếu bạn là một nhà đầu tư. Trong ngắn hạn, giá có thể thao túng, nhưng về dài hạn, giá sẽ về với giá trị thực của nó.
  • Phân tích cơ bản hay phân tích kỹ thuật tùy thuộc vào sở thích cá nhân: Chắc chắn rồi, bạn sẽ chỉ đạt được tới đỉnh cao với những gì bạn yêu thích, còn nếu bạn đã không thích, bạn sẽ không đặt nó vào tâm trí của mình.
Trên đây chỉ là 3 ý kiến cá nhân, các bạn có thể đóng góp thêm và trao đổi cùng mình. Bên cạnh đó, sự linh hoạt luôn là điều cần thiết trong giao dịch. Nếu được, hãy cố gắng kết hợp cả hai.

Chúc các bạn thành công,
Nguồn: Có tham khảo một số nguồn trên internet​
 

Giới thiệu sách Trading hay
Giao Dịch Theo Xu Hướng Để Kiếm Sống

Sách chia sẻ chiến lược giao dịch, tâm lý, phương pháp quản lý vốn thực chiến của Trader 18 năm kinh nghiệm giao dịch theo xu hướng

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 106 Xem / 6 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 205 Xem / 23 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 411 Xem / 12 Trả lời
  • lapuma trong Kiến thức Trading - Kinh nghiệm Trading 327 Xem / 13 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,419 Xem / 53 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên