Sự thật đằng sau các tín hiệu quá mua, quá bán trên các chỉ báo dao động mà nhiều trader chưa biết

Sự thật đằng sau các tín hiệu quá mua, quá bán trên các chỉ báo dao động mà nhiều trader chưa biết

Sự thật đằng sau các tín hiệu quá mua, quá bán trên các chỉ báo dao động mà nhiều trader chưa biết

Phương Thúy

Editor
Trial mod
6,334
28,931
Nhiều trader sử dụng chỉ báo kỹ thuật trong giao dịch, nhưng phần lớn trader chưa thực sự nắm được cách thức sử dụng những chỉ báo này một cách hiệu quả.

Để có được kết quả giao dịch tốt hơn, thì việc hiểu sâu chỉ báo kỹ thuật mà bạn sử dụng trong giao dịch là điều cực kỳ cần thiết, có như vậy bạn mới có thể đưa ra quyết định giao dịch đúng đắn.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ chủ yếu tìm hiểu cách thức đọc tín hiệu quá mua quá bán không chuẩn xác của chỉ báo dao động sẽ khiến trader đưa đến nhiều quyết định sai lầm như thế nào.

Giới thiệu về tín hiệu quá mua và quá bán


Tín hiệu quá mua quá bán được tìm thấy trên hầu hết các chỉ báo dao động. Trong đó phổ biến nhất là Stochastic, RSI và CCI.

Trạng thái quá mua xuất hiện khi chỉ báo dao động đạt đến giá trị cực đại (thường là trên 70 hoặc 80). Ngược lại, tín hiệu quá bán xuất hiện khi chỉ báo dao động giảm xuống tới một mức nhất định (thường là dưới 30 hoặc 20).

Nhiều trader cho rằng khi thị trường ở trạng thái quá mua cho thấy giá đã tăng quá lâu hoặc quá nhanh và sự đảo chiều sắp xảy ra vì một đợt tăng mạnh thường không bền vững trong một thời gian dài. Ngược lại với trạng thái quá bán cho thấy giá đã giảm xuống quá lâu và việc đảo chiều tăng lên có thể sẽ xảy ra. Tuy nhiên không phải lúc nào tín hiệu như vậy cũng đúng, như ví dụ bên dưới:

1.png

Chỉ báo Stochastic đo lường mức độ mạnh yếu của giá thông qua nến. Nếu, trong một xu hướng tăng, giá đóng cửa ở đỉnh nến và không để lại bóng nến, thì giá trị của Stochastic tăng. Khi Stochastic tăng, nó cho bạn biết rằng giá đã tăng cao hơn và đà tăng cũng đang mạnh hơn. Như hình bên dưới:

2.png

Vậy tín hiệu quá mua quá bán thực sự là gì?


Như các bạn cũng thấy sự biến động của giá ảnh hưởng đến giá trị của chỉ báo Stochastic và điều này có ý nghĩa như thế nào khi stochastic tăng lên hoặc giảm xuống. Khi Stochastic tiếp cận gần với mức cực đại đó là tín hiệu quá mua và tín hiệu này có ý nghĩa gì?

Giá trị Stochastic từ 80 trở lên có nghĩa là giá đã tăng cao hơn đáng kể và có giá đóng của gần đỉnh của nến. Cả hai yếu tố này đều cho thấy thị trường đang có động lực mạnh mẽ để tăng giá. Stochastic không thể hiện hay tập trung vào tín hiệu đảo chiều, kể cả cách đo lường tính toán ra nó cũng vậy, đó chỉ là một chỉ báo động lượng thuần túy. Vậy nhưng rất nhiều trader lại sử dụng stochastic để giao dịch đảo chiều. Đây có thể xem như là trader chưa thực sự hiểu rõ tín hiệu quá mua quá bán mà Stochastic cung cấp là gì.

3.png

Thay vì đi theo hướng mà chỉ báo Stochastic thực sự báo hiệu, các nhà giao dịch lại liên tục tìm kiếm các giao dịch theo hướng ngược lại và bỏ lỡ các cơ hội giao dịch có lợi nhuận tiềm năng.

Do đó, điều quan trọng là phải thực sự hiểu chỉ báo kỹ thuật bạn đnag dùng có ý nghĩa gì. Kết quả giao dịch không nhất quán thường là kết quả của sự thiếu hiểu biết và đó là những điều có thể tránh được.

Khi nào nên sử dụng Stochastic và bằng cách nào?


Có 3 cách chính để trdaer sử dụng chỉ báo stochastic hiệu quả hơn:

1. Đi theo xu hướng

Mặc dù đây không phải là mục đích thực sự, nhưng chỉ báo Stochastic cung cấp thông tin về sức mạnh của một xu hướng. Trong một xu hướng tăng, các giá trị Stochastic tăng/cao xác nhận động lượng mạnh. Các giá trị Stochastic cao cho thấy sự tồn tại của một xu hướng mạnh mẽ.

2. Điểm giá xoay chiều trong thị trường đi ngang

Trong thị trường đi ngang, giá dịch chuyển trong một phạm vi nhất định và trader có thể xác định được nó. Trong điều kiện thị trường như vậy, Stochastic có thể cung cấp manh mối về việc điểm mà giá xoay chiều. Nếu giá đạt đến phạm vi của vùng giá đi ngang và nến trở nên nhỏ hơn và bắt đầu đóng cửa thấp hơn, thì chỉ báo Stochastic cũng sẽ có sự xoay chiều.

3. Phân kỳphân kỳ ẩn

Một tín hiệu phân kỳ xuất hiện khi giá tạo ra đỉnh cao hơn nhưng trong khi chỉ báo Stochastic lại tạo đỉnh thấp hơn, đây là tín hiệu cho thấy động lượng giảm đi. Đỉnh mới được tạo không được xác nhận bởi động lượng cho thấy đỉnh mới được tạo không phải là một tín hiệu tăng giá mạnh.

4.png

Đó là những điểm cơ bản về tín hiệu quá mua khi sử dụng chỉ báo động lượng để giao dịch. Tín hiệu quá bán anh em trader có thể tư duy ngược lại nhé.

Bài viết này có hai mục tiêu. Đầu tiên là giải thích kỹ hơn về giá trị của Stochastic thực sự có ý nghĩa gì. Và thứ hai là hiểu hơn về tín hiệu quá mua quá bán trên chỉ báo stochastic có ý nghĩa như thế nào trong trading đối với các anh em trader. Những hiểu biết tưởng chừng rất đơn giản này sẽ giúp trader tránh được rất nhiều quyết định sai lầm trong giao dịch.

Và Stochastic là một trong nhiều chỉ báo kỹ thuật, mỗi một chỉ báo khi sử dụng, trader nên hiểu kỹ hơn về nó, tín hiệu chỉ báo tạo ra có ý nghĩa gì để chất lượng giao dịch của chúng ta cải thiện hơn.

Hy vọng bài viết hữu ích với mọi người nhé.

Trích nguồn: optimusfutures
 

Giới thiệu sách Trading hay
Trading In The Zone - Thực hành Kiểm soát Cảm xúc bằng Tâm lý học Hành vi trong Đầu tư và Giao dịch Tài chính

Là quyển sách Top 1 toàn cầu về chủ đề đầu tư/trading, Trading In The Zone giúp thấu hiểu và quản trị cảm xúc cũng như giữ vững kỷ luật khi tham gia thị trường tài chính, nhằm nâng cao trình độ và hiệu quả đầu tư lên mức cao nhất có thể

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 308 Xem / 27 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,293 Xem / 84 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 275 Xem / 16 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên