'Bắt đáy' và 'Bán đỉnh' với RSI - Phần 3

'Bắt đáy' và 'Bán đỉnh' với RSI - Phần 3

'Bắt đáy' và 'Bán đỉnh' với RSI - Phần 3

TraderViet News

Editor
Trial mod
6,447
34,773
Anh em chưa xem những phần đầu có thểm tham khảo theo link:

>> 'Bắt đáy' và 'Bán đỉnh' với RSI - Phần 1
>> 'Bắt đáy' và 'Bán đỉnh' với RSI - Phần 2

Tôi tiếp tục câu hỏi của bài viết trước, nếu lỡ kèo “bắt đáy” rồi thì làm gì? Khoan vội bàn đến vấn đề kỹ thuật, tôi nói đến cảm xúc trade. Nếu anh em lỡ rồi thì chọn giải pháp an toàn là bỏ đi, chúng ta đợi một cơ hội khác. Đừng thấy tim đập rộn ràng rồi bực quá chịu không nỗi mà vào luôn – đó là lúc anh em chết. Còn nếu anh em biết về phân tích kỹ thuật một chút, hoàn toàn có thể canh điểm vào lại mà kiếm lời. Có rất nhiều cách để chọn điểm vào lại chứ không chỉ xem RSI. Bài này tôi áp dụng sự xuất hiện của phân kỳ kín của RSI để chọn điểm vào lại sao cho xác xuất thắng vẫn cao.

Tuy nhiên, nếu anh em đã chọn được điểm vào lại, thì tâm thế nó khác với ai đã bắt được đáy, anh em phải canh me sát xao hơn, vì vị thế của mình không tốt như người ta, không thể ngồi rung đùi mà chờ chốt được.

Ngoài ra, tôi cũng tiết lộ trước, đây cũng chưa phải là phần cuối trong serie nhỏ về RSI này, vẫn còn một số vấn đề phải bàn tới, nên nếu anh em newbie đọc hết bài này, đừng vội nghĩ đã hoàn thành đủ, chính tôi là người viết còn chưa thấy đủ nữa là :).

Bước đầu, xác định giá đã đảo chiều chưa và đảo chiều ngắn hạn hay dài hạn?


Anh em có thể áp dụng sự xuất hiện của phân kỳ thường mà tôi đề cập đến trong bài trước để xác định điều này. Nhưng cái quan trọng mà tôi muốn nhấn mạnh là: giá đã đảo chiều trong khung giờ nào, nghĩa là ngắn hạn vài H1 hay dài hạn vài ngày. Nếu anh em thấy sự đảo chiều đã xuất hiện ở H4, thì có thể sự đảo chiều này sẽ được đảm bảo trong 1-2 ngày, nếu thấy xuất hiện trong H1, thì có thể kéo dào trong nửa ngày đến 1 ngày…tương tự như thế.

Bản chất của bước này là để bạn xác đinh trend trong khung thời gian tương ứng. Khi đã xác định được trend, chúng ta sẽ nương theo trend mà đánh. Sau khi đã xong bước xác định này, anh em bắt đầu tìm kiếm phân kỳ kín của RSI.

Vào lệnh mua khi xuất hiện phân kỳ kín RSI trong xu hướng tăng


Vừa rồi BTC tăng giá từ 6k lên đến gần 12k. Tôi đã bắt được giá 6k, tuy nhiên tôi đã vội bán khi giá đến quanh 8k. Tại đó giá tiếp tục side way cùng 8k-9k, và bằng những phân tích cá nhân tôi vẫn nhận định giá sẽ tiếp tục hạ (và tôi đã sai). Sau đó giá bất ngờ tăng lên đến 11k, và tôi biết mình đã lỡ kèo.

Tôi không FOMO và cũng không vội vào lệnh, nhưng đợi chờ thêm để tìm tín hiệu cho việc vào lệnh lại, và sự xuất hiện của phân kỳ kín của RSI đã giúp tôi quyết định vào lệnh với giá 10k1-10k3 và chốt lời sau đó.

Sự phân kì kín của RSI xuất hiện khi RSI tạo đáy thấp hơn nhưng giá tương ứng tại đó lại tạo đáy cao hơn. Đây là sự phân kỳ kín trong xu hướng tiếp tục tăng.

12.png

Tôi mua khi thấy sự xuất hiện của phân kỳ kín (ở đáy – màu cam) và bán khi thấy sự xuất hiện của phân kỳ thường (ở đỉnh – màu xanh)​

Anh em thấy đó, việc vào lại ở thời điểm này đòi hỏi chúng ta phải canh chốt sát xao hơn, vì khoảng cách mà tàu đến bến đã rất gần, nếu anh em lơ là, rồi tàu nó “trở lại điểm xuất phát” anh em lại từ lời thành lỗ. Hơn nữa, biên độ giao động thị trường lớn, rủi ro từ lời thành lỗ lại tăng cao.

Vì sao RSI tạo đáy thấp hơn mà giá lại tạo đáy cao hơn? Vấn đề này anh em hiểu như sau: Về cơ bản RSI không thể hiện được ý nghĩa của Vol hay nhiều yếu tố khác, nó chỉ đơn thuần là tương quan giữa lực mua và lực bán. Trong một xu hướng đang tăng, RSI tạo đáy thấp hơn như xác nhận lực bán tạm thời chiếm ưu thế tại thời điểm đó, nhưng ưu thế đó vẫn không thể thắng xu hướng lớn hơn là giá đang tăng, thế nên động thái này của RSI như “lùi một bước để lấy đà mà tiến thêm”. Đây là thời điểm một số nhà đầu tư quyết định chốt lời trước.

Sự xuất hiện sự phân kỳ kín RSI trong xu hướng giảm


Trong một xu hướng giảm, nếu sự phân kỳ kín xuất hiện, anh em đừng nên vào lệnh vì nó sẽ giảm thêm. Với anh em nào chơi margin, có thể vào lệnh Short.

Lần này, sự phân kì kín của RSI trong xu hướng giảm, được mô tả rõ ràng khi: RSI tạo đỉnh cao hơn nhưng giá tương ứng tại đó lại thấp hơn.

13.png

Khi giá đạt đỉnh 10k4, cũng là lúc sự phân kín RSI xuất hiện trong xu hướng giảm, tôi đã hô hào anh em bán (chốt lời) vì giá sẽ còn giảm thêm
Trong ví dụ này, giá đã một lần nữa test trở lại 10k4 nhưng vẫn không thắng nổi lực bán, và sau đó đã xuất hiện một cột đỏ xả rất mạnh (trên sàn BFX).

Vì sao RSI tạo đỉnh cao hơn như giá lại không thể? Anh em có thể tự trả lời câu hỏi này bằng lập luận ngược lại với lời giải thích của tôi về RSI phân kì kín trong xu hướng tăng, mà tôi đã nói ở trên.

Vấn đề về từ ngữ của các khái niệm


Tôi muốn tóm lại tất cả các khái niệm về phân kì thường và phân kì kín RSI mà tôi đã đề cập 3 bài viết vừa qua. Sự tóm tắt này giúp anh em đỡ rối và ghi nhớ những khái niệm tốt hơn.

Vị tríRSI phân kì thường (đảo chiều)RSI phân kì kín (tiếp tục xu hướng)
Phân kì ở đáy
(giá tăng)
– Bullish regular divergence
– RSI tạo đáy cao hơn, giá tạo đáy thấp hơn
– Giá tăng
– Bullish hidden divergence
– RSI tạo đáy thấp hơn, giá tạo đáy cao hơn
– Giá tăng
Phân kì ở đỉnh
(giá giảm)
– Bearish regular divergence
– RSI tạo đỉnh thấp hơn, giá tạo đỉnh cao hơn
– Giá giảm
– Bearish hidden divergence
– RSI tạo đỉnh cao hơn, giá tạo đỉnh thấp hơn
– Giá giảm
[TBODY] [/TBODY]

Một vài lưu ý


  • Tôi không muốn nhắc lại những lưu ý trong hai bài trước nhưng nó vẫn cần thiết cho mọi bài viết khác của tôi. Anh em nên xem lại.
  • Trong phân kỳ kín, anh em cần hiểu chúng ta đang nương theo trend, nghĩa là đang đánh với sự xác định là xu hướng đang tiếp diễn, nên trường hợp này anh em xác định sai xu hướng (từ lớn đến nhỏ) thì khả năng chết rất cao. Thế nên, tôi muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của bước đầu tiên mà tôi đã đề cập trước khi tìm kiếm phân kì kín: là xác định trend.
  • Những ví dụ này tôi chỉ đơn thuần đề cập đến RSI, nhưng anh em cũng cần kết hợp với nhiều chỉ số khác để tăng mức độ tin cậy khi vào lệnh.
  • Không có tín hiệu nào là hoàn hảo, anh em phải luôn tuân thủ kỷ luật trade trong việc quản lý vốn và cắt lỗ.

Tất cả không đơn giản như vậy…


Khi anh em xem các ví dụ trong bài viết, có thể anh em cảm thấy thật đơn giản khi tôi mua được giá này, bán được giá kia. Nhưng anh em cần hiểu, sự phân kỳ (dù là thường hay kín) đều nhìn thấy một cách rõ ràng khi nó đã trải qua, khi đó tôi mới chụp hình lại được cho anh em xem. Vậy tại thời điểm chúng ta vào giá, khi mà lúc nó chưa hình thành rõ ràng thì sao biết chắc nó là phân kỳ và mô hình phân kỳ sẽ không bị phá vỡ. Vấn đề nữa, sự phân kỳ RSI qua những gì tôi trình bày nghe có vẻ “hoàn hảo” và đáng tin cậy, vậy những trường hợp nó sai thì sao?

Nguồn: MMOERS
 

Giới thiệu sách Trading hay
Giao Dịch Theo Xu Hướng Để Kiếm Sống

Sách chia sẻ chiến lược giao dịch, tâm lý, phương pháp quản lý vốn thực chiến của Trader 18 năm kinh nghiệm giao dịch theo xu hướng
Chỉnh sửa lần cuối:
Phần sau bác bổ sung thêm với MACD và histogram thì sao với :D cảm ơn bác nhiều
 
Mình rất thích indi RSI rất mong bạn tag mình vào những bài tiếp theo nhé .!
Thank bạn nhiều , bài viết rất có tâm
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • captainfx trong Chuyện bên lề 668 Xem / 1 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 158 Xem / 6 Trả lời
  • TraderLC trong Hội Trader giao dịch Quỹ 2,226 Xem / 32 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 281 Xem / 12 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên