Chỉ báo kỹ thuật có "làm ăn" được gì không mà sao nhiều Trader tôn sùng đến thế?

Chỉ báo kỹ thuật có "làm ăn" được gì không mà sao nhiều Trader tôn sùng đến thế?

Chỉ báo kỹ thuật có "làm ăn" được gì không mà sao nhiều Trader tôn sùng đến thế?

Le Hue Truong

Editor
Trial mod
7,217
32,341
Xin chào cả nhà!

Cả nhà biết đấy, các phần mềm giao dịch hiện đại cho phép các trader sử dụng các chỉ báo kỹ thuật khác nhau. Trên thực tế, khi bạn mới bắt đầu làm quen với thị trường tài chính, bạn có thể sẽ bị choáng ngợp trước sự phong phú và đa dạng các kiểu con đà điểu như thế này. Hơn nữa, có nhiều trader còn cho rằng các chỉ báo kỹ thuật cũng có thể đánh lừa bạn và cung cấp các tín hiệu giao dịch không chính xác. Cho nên, mời mọi người hãy cùng mình tìm ra chân lý sự thật: Liệu rằng trader nên sử dụng các chỉ báo kỹ thuật hay chỉ nên phân tích đơn thuần trên hành động giá? Có nhất thiết phải đưa ra lựa chọn ở đây không?

Chi-bao-ky-thuat-co-lam-an-duoc-gi-khong-TraderViet1.jpg


Về cơ bản, các chỉ báo kỹ thuật là các công thức giúp trader phân tích dữ liệu biểu đồ lịch sử. Chúng chính xác, chúng tiết kiệm thì giờ của bạn và cung cấp định hướng trực quan đáng kể cho biểu đồ giá. Tuy nhiên, bạn không nên cho rằng bất kỳ chỉ báo nào cũng sẽ cho bạn cơ hội để thực hiện giao dịch có lãi 100%!

Hạn chế của các chỉ báo kỹ thuật


Các chỉ báo kỹ thuật có điểm yếu của riêng chúng. Khi nó tính toán dựa trên cơ sở giá trong quá khứ thì tức là nó sẽ không cung cấp thêm bất kỳ hiểu biết bên ngoài nào. Vì vậy, nếu bạn đang giao dịch cổ phiếu thì các chỉ báo kỹ thuật sẽ không cung cấp cho bạn bất kỳ thông tin nào về vấn đề quản trị của công ty. Nếu bạn đang giao dịch Forex thì các chỉ báo kỹ thuật sẽ không thể tính đến các dữ liệu kinh tế.

Thêm vào đó, các chỉ báo thường có độ trễ so với biểu đồ giá. Khi mức giá hiện tại thay đổi, thì những ngưỡng gần nhất của một chỉ báo sẽ được thay đổi. Vậy nếu bạn đang vào lệnh dựa trên những ngưỡng cũ thì bạn rất có khả năng sẽ đi đời. Đó là chưa nói đến các chỉ báo khác nhau có thể cho ra những kết quả mâu thuẫn với nhau, và cùng một chỉ báo cũng có thể hiển thị những thông điệp khác nhau trên các khung thời gian khác nhau. Tất cả những gì mình vừa kể là những nhược điểm làm mất uy tín của các chỉ báo kỹ thuật trong mắt của nhiều trader.

Chi-bao-ky-thuat-co-lam-an-duoc-gi-khong-TraderViet2.jpg

Tuy nhiên, mình hy vọng các bạn sẽ không vội vã thất vọng với chúng. Hãy nhớ rằng các phiên bản đầu tiên của chỉ báo kỹ thuật đã tồn tại ngay cả trước thời đại của máy tính. Trước đây, những người mua bán các tài sản tài chính đã nhìn thấy giá trị trong các chỉ báo. Trong thế kỷ qua, các chuyên gia đã phát triển lên hàng trăm chỉ báo khác nhau. Phần mềm ngày nay cũng cho phép các trader tự phát triển ra các chỉ báo của riêng mình. Nhìn chung, sự phổ biến như vậy chứng tỏ rằng các chỉ báo kỹ thuật thực sự khá hữu ích. Bí quyết ở đây là chúng ta phải sử dụng chung một cách chính xác!

Cách tiếp cận đúng với các chỉ báo kỹ thuật


Quy tắc đầu tiên bạn cần nhớ đó là bạn không nên mong đợi quá nhiều từ bất kỳ chỉ báo nào. Nói cách khác, hãy thoải mái hy vọng rằng phân tích thị trường của bạn sẽ trở nên hiệu quả hơn với các chỉ báo. Tuy nhiên, đừng đặt toàn bộ lòng tin và đưa toàn quyền quyết định của bạn cho một chỉ báo duy nhất nhé!

Mình khuyên anh em nên dành ra chút ít thời gian để tìm hiểu các chỉ báo, đặc biệt là các chỉ báo cổ điển. Bạn sẽ sớm phát hiện ra rằng mỗi chỉ báo có một logic và mục đích riêng. Ví dụ, Stochastic Oscillator sẽ đánh giá động lượng thị trường. Để làm được điều đó, nó sẽ so sánh mức giá đóng cửa với một mức giá trong một khoảng thời gian nhất định Sau đó, bộ dao động sẽ biểu thị kết quả dưới dạng các đường dao động trong khoảng từ 0 đến 100. Điều này cho phép các bạn đọc tín hiệu của nó chỉ bằng một cái liếc mắt.

Chi-bao-ky-thuat-co-lam-an-duoc-gi-khong-TraderViet3.gif

Ngoài ra, còn có nhiều loại chỉ báo khác nhau, chẳng hạn như chỉ báo xu hướng, chỉ báo dao động, chỉ báo biến động... Các chỉ báo kỹ thuật sẽ có giá trị với bạn khi và chỉ khi bạn sử dụng chúng đúng mục đích, chức năng của chúng. Ví dụ, các chỉ báo xu hướng được tận dụng để các trader xác định và theo dõi một xu hướng. Nếu bạn sử dụng một chỉ báo xu hướng trong lúc giá đang đi ngang ( sideway) thì nó sẽ không thể phát huy toàn bộ khả năng của nó. Thậm chí, các chỉ báo còn có thể cung cấp cho bạn những thông tin sai lệch, kể cả khi thị trường có đang tạo trend . Oscillator có thể cho thấy khi nào tài sản đang bị quá mua hoặc quá bán. Chúng có thể báo hiệu những dấu hiệu của những động thái đảo chiều và rất hữu ích trong lúc giá đang đi ngang.

Số lượng chỉ báo hợp lý


Một quy tắc quan trọng khác của việc giao dịch theo chỉ báo kỹ thuật đó là sử dụng một số lượng chỉ báo thích hợp để xác định khi nào và cách vào thị trường. Một chỉ báo duy nhất có khả năng sẽ tạo ra nhiều tín hiệu sai. Bạn có thể tự mình kiểm chứng nhé!

Ví dụ, người ta nói rằng, nếu biểu đồ MACD nằm dưới đường tín hiệu thì bạn nên bán. Tuy nhiên, nếu bạn bán mỗi khi điều đó xảy ra, bạn sẽ có rất nhiều giao dịch tệ. Một giải pháp ở đây là hãy kết hợp thêm một chỉ báo thuộc thể loại khác để hoạt động như một bộ lọc. Mình lấy ví dụ như đường trung bình động MA để xác định thêm xu hướng chẳng hạn.

Bằng cách này, bạn sẽ chỉ tuân theo các tín hiệu bán từ đường MACD khi nào giá ở dưới đường MA và có xu hướng giảm mà thôi. Làm như vậy và bạn sẽ thấy rằng tỷ lệ của những tín hiệu tốt sẽ tăng đáng kể chỉ với bước đơn giản này.

Chi-bao-ky-thuat-co-lam-an-duoc-gi-khong-TraderViet4.png


Tuy nhiên, hãy nhớ rằng sử dụng quá nhiều chỉ báo cũng sẽ không tốt cho biểu đồ của bạn. Điều này được gọi là "overanalysis" ("lạm dụng phân tích). Rốt cuộc, bạn sẽ cần phải nhìn được hướng đi của giá đằng sau các chỉ báo. Khuyến cáo là không nên sử dụng quá 5 chỉ báo cùng một lúc. Trong hầu hết các trường hợp, 3 chỉ báo là quá đủ cho một chiến lược giao dịch mạnh mẽ.

Lời kết


Tóm lại, các chỉ báo kỹ thuật đại diện cho một phần quan trọng của phân tích kỹ thuật. Nhưng, với câu hỏi "Bạn có thực sự cần đến các chỉ báo kỹ thuật để giao dịch có lợi nhuận?" thì mình xin trả lời là "Không".

Các chỉ báo kỹ thuật chỉ đóng vai trò là nhân tố hỗ trợ cho phân tích của bạn thêm phần đáng tin và nâng cao hiệu suất giao dịch chứ không phải là nhân tố quyết định. Do vậy, chúng ta chỉ nên nghiên cứu và sử dụng chúng một cách hợp lý chứ đừng thần thánh hoá mọi thứ lên, nhé!

Nguồn: news.tradimo

Nếu thấy bài viết hay và hữu ích thì đừng quên THẢ TIM, SHARE VÀ COMMENT để ủng hộ mình nhiều hơn nữa nhé!! Nice day cả nhà ;););)
 

Giới thiệu sách Trading hay
Nhật Ký Giao Dịch Thực Chiến của Phù Thủy Thị trường Tài Chính

Sách chia sẻ 05 tháng giao dịch thực tế trên thị trường tài chính, sử dụng Price Action và Mô hình Biểu đồ của Phù thủy trader Peter Brandt, người có gần 50 năm kinh nghiệm trading và đạt lợi nhuận bình quân 68% lợi nhuận mỗi năm
Indicator giống như phụ kiện trên xe oto, nó là những chỉ báo giúp đọc thị trường tốt hơn.
Tôi là trader kg đọc nến - hiểu 1 cách đơn giản là đọc nến kg có trong check list vào lệnh- nên tôi dám nói ai nói indicator vô dụng là chưa hiểu rõ indicator
 
Indicator giống như phụ kiện trên xe oto, nó là những chỉ báo giúp đọc thị trường tốt hơn.
Tôi là trader kg đọc nến - hiểu 1 cách đơn giản là đọc nến kg có trong check list vào lệnh- nên tôi dám nói ai nói indicator vô dụng là chưa hiểu rõ indicator
Theo em thì anh ví dụ thế nó ko chuẩn. Indicator, nhìn chung đều là dùng các hàm trung bình cộng kèm thêm vài cái biến số nào đó để kẻ 1 đường line sao cho nó mượt hơn chứ hoàn toàn ko phải như a nói là tương tự phụ kiện trên xe ô tô.
Mà a cũng biết rồi đó, hàm trung bình cộng cũng chả để làm gì cả, vẫn luôn là có số liệu, rồi cộng vào, và hiển thị lên chart. Do vậy, em ko nghĩ là indicator cho cái j đó tốt hơn, em chỉ đang nghĩ rằng nó rối hơn thôi :D
 
Indicator giống như phụ kiện trên xe oto, nó là những chỉ báo giúp đọc thị trường tốt hơn.
Tôi là trader kg đọc nến - hiểu 1 cách đơn giản là đọc nến kg có trong check list vào lệnh- nên tôi dám nói ai nói indicator vô dụng là chưa hiểu rõ indicator
Đưa check list indicator của bạn đây, mình code thành EA chạy backtest là biết ngay độ thần thánh của indi thôi mà. PA cũng có lúc toang thôi, tất cả là xác suất, một setup hoàn hảo nhất vẫn có thể là trade thua.
 
Theo em thì anh ví dụ thế nó ko chuẩn. Indicator, nhìn chung đều là dùng các hàm trung bình cộng kèm thêm vài cái biến số nào đó để kẻ 1 đường line sao cho nó mượt hơn chứ hoàn toàn ko phải như a nói là tương tự phụ kiện trên xe ô tô.
Mà a cũng biết rồi đó, hàm trung bình cộng cũng chả để làm gì cả, vẫn luôn là có số liệu, rồi cộng vào, và hiển thị lên chart. Do vậy, em ko nghĩ là indicator cho cái j đó tốt hơn, em chỉ đang nghĩ rằng nó rối hơn thôi :D
chỉ báo đo tỷ lệ mà tại đó
Indicator giống như phụ kiện trên xe oto, nó là những chỉ báo giúp đọc thị trường tốt hơn.
Tôi là trader kg đọc nến - hiểu 1 cách đơn giản là đọc nến kg có trong check list vào lệnh- nên tôi dám nói ai nói indicator vô dụng là chưa hiểu rõ indicator
Mình thấy giá thường tăng với tốc độ nhanh nhât trước khi đạt đỉnh và thường giảm với tốc độ lớn nhất trước khi đạt đáy. Do đó chỉ báo đưa ra các chỉ dẫn thiết thực về điểm mạnh và diểm yếu tiềm năng trong một xu hướng giá. Sử dụng chỉ báo có thể cảnh báo độ mạnh và yếu điểm tiềm ẩn về chỉ báo và giá đang được xem xét, thường ở phía trước điểm rẽ. Đây là công dụng tốt nhất của chỉ báo mà mình ít thấy mọi người nghiên cứu và áp dụng .
 
Theo tui - 1 người chưa từng trade tài khoản thực bao giờ, là nên xác định xu hướng rồi tìm điểm vào lệnh.
 
Xin chào cả nhà!

Cả nhà biết đấy, các phần mềm giao dịch hiện đại cho phép các trader sử dụng các chỉ báo kỹ thuật khác nhau. Trên thực tế, khi bạn mới bắt đầu làm quen với thị trường tài chính, bạn có thể sẽ bị choáng ngợp trước sự phong phú và đa dạng các kiểu con đà điểu như thế này. Hơn nữa, có nhiều trader còn cho rằng các chỉ báo kỹ thuật cũng có thể đánh lừa bạn và cung cấp các tín hiệu giao dịch không chính xác. Cho nên, mời mọi người hãy cùng mình tìm ra chân lý sự thật: Liệu rằng trader nên sử dụng các chỉ báo kỹ thuật hay chỉ nên phân tích đơn thuần trên hành động giá? Có nhất thiết phải đưa ra lựa chọn ở đây không?

View attachment 133962

Về cơ bản, các chỉ báo kỹ thuật là các công thức giúp trader phân tích dữ liệu biểu đồ lịch sử. Chúng chính xác, chúng tiết kiệm thì giờ của bạn và cung cấp định hướng trực quan đáng kể cho biểu đồ giá. Tuy nhiên, bạn không nên cho rằng bất kỳ chỉ báo nào cũng sẽ cho bạn cơ hội để thực hiện giao dịch có lãi 100%!

Hạn chế của các chỉ báo kỹ thuật


Các chỉ báo kỹ thuật có điểm yếu của riêng chúng. Khi nó tính toán dựa trên cơ sở giá trong quá khứ thì tức là nó sẽ không cung cấp thêm bất kỳ hiểu biết bên ngoài nào. Vì vậy, nếu bạn đang giao dịch cổ phiếu thì các chỉ báo kỹ thuật sẽ không cung cấp cho bạn bất kỳ thông tin nào về vấn đề quản trị của công ty. Nếu bạn đang giao dịch Forex thì các chỉ báo kỹ thuật sẽ không thể tính đến các dữ liệu kinh tế.

Thêm vào đó, các chỉ báo thường có độ trễ so với biểu đồ giá. Khi mức giá hiện tại thay đổi, thì những ngưỡng gần nhất của một chỉ báo sẽ được thay đổi. Vậy nếu bạn đang vào lệnh dựa trên những ngưỡng cũ thì bạn rất có khả năng sẽ đi đời. Đó là chưa nói đến các chỉ báo khác nhau có thể cho ra những kết quả mâu thuẫn với nhau, và cùng một chỉ báo cũng có thể hiển thị những thông điệp khác nhau trên các khung thời gian khác nhau. Tất cả những gì mình vừa kể là những nhược điểm làm mất uy tín của các chỉ báo kỹ thuật trong mắt của nhiều trader.


Tuy nhiên, mình hy vọng các bạn sẽ không vội vã thất vọng với chúng. Hãy nhớ rằng các phiên bản đầu tiên của chỉ báo kỹ thuật đã tồn tại ngay cả trước thời đại của máy tính. Trước đây, những người mua bán các tài sản tài chính đã nhìn thấy giá trị trong các chỉ báo. Trong thế kỷ qua, các chuyên gia đã phát triển lên hàng trăm chỉ báo khác nhau. Phần mềm ngày nay cũng cho phép các trader tự phát triển ra các chỉ báo của riêng mình. Nhìn chung, sự phổ biến như vậy chứng tỏ rằng các chỉ báo kỹ thuật thực sự khá hữu ích. Bí quyết ở đây là chúng ta phải sử dụng chung một cách chính xác!

Cách tiếp cận đúng với các chỉ báo kỹ thuật


Quy tắc đầu tiên bạn cần nhớ đó là bạn không nên mong đợi quá nhiều từ bất kỳ chỉ báo nào. Nói cách khác, hãy thoải mái hy vọng rằng phân tích thị trường của bạn sẽ trở nên hiệu quả hơn với các chỉ báo. Tuy nhiên, đừng đặt toàn bộ lòng tin và đưa toàn quyền quyết định của bạn cho một chỉ báo duy nhất nhé!

Mình khuyên anh em nên dành ra chút ít thời gian để tìm hiểu các chỉ báo, đặc biệt là các chỉ báo cổ điển. Bạn sẽ sớm phát hiện ra rằng mỗi chỉ báo có một logic và mục đích riêng. Ví dụ, Stochastic Oscillator sẽ đánh giá động lượng thị trường. Để làm được điều đó, nó sẽ so sánh mức giá đóng cửa với một mức giá trong một khoảng thời gian nhất định Sau đó, bộ dao động sẽ biểu thị kết quả dưới dạng các đường dao động trong khoảng từ 0 đến 100. Điều này cho phép các bạn đọc tín hiệu của nó chỉ bằng một cái liếc mắt.


Ngoài ra, còn có nhiều loại chỉ báo khác nhau, chẳng hạn như chỉ báo xu hướng, chỉ báo dao động, chỉ báo biến động... Các chỉ báo kỹ thuật sẽ có giá trị với bạn khi và chỉ khi bạn sử dụng chúng đúng mục đích, chức năng của chúng. Ví dụ, các chỉ báo xu hướng được tận dụng để các trader xác định và theo dõi một xu hướng. Nếu bạn sử dụng một chỉ báo xu hướng trong lúc giá đang đi ngang (sideway) thì nó sẽ không thể phát huy toàn bộ khả năng của nó. Thậm chí, các chỉ báo còn có thể cung cấp cho bạn những thông tin sai lệch, kể cả khi thị trường có đang tạo trend . Oscillator có thể cho thấy khi nào tài sản đang bị quá mua hoặc quá bán. Chúng có thể báo hiệu những dấu hiệu của những động thái đảo chiều và rất hữu ích trong lúc giá đang đi ngang.

Số lượng chỉ báo hợp lý


Một quy tắc quan trọng khác của việc giao dịch theo chỉ báo kỹ thuật đó là sử dụng một số lượng chỉ báo thích hợp để xác định khi nào và cách vào thị trường. Một chỉ báo duy nhất có khả năng sẽ tạo ra nhiều tín hiệu sai. Bạn có thể tự mình kiểm chứng nhé!

Ví dụ, người ta nói rằng, nếu biểu đồ MACD nằm dưới đường tín hiệu thì bạn nên bán. Tuy nhiên, nếu bạn bán mỗi khi điều đó xảy ra, bạn sẽ có rất nhiều giao dịch tệ. Một giải pháp ở đây là hãy kết hợp thêm một chỉ báo thuộc thể loại khác để hoạt động như một bộ lọc. Mình lấy ví dụ như đường trung bình động MA để xác định thêm xu hướng chẳng hạn.

Bằng cách này, bạn sẽ chỉ tuân theo các tín hiệu bán từ đường MACD khi nào giá ở dưới đường MA và có xu hướng giảm mà thôi. Làm như vậy và bạn sẽ thấy rằng tỷ lệ của những tín hiệu tốt sẽ tăng đáng kể chỉ với bước đơn giản này.

View attachment 133964

Tuy nhiên, hãy nhớ rằng sử dụng quá nhiều chỉ báo cũng sẽ không tốt cho biểu đồ của bạn. Điều này được gọi là "overanalysis" ("lạm dụng phân tích). Rốt cuộc, bạn sẽ cần phải nhìn được hướng đi của giá đằng sau các chỉ báo. Khuyến cáo là không nên sử dụng quá 5 chỉ báo cùng một lúc. Trong hầu hết các trường hợp, 3 chỉ báo là quá đủ cho một chiến lược giao dịch mạnh mẽ.

Lời kết


Tóm lại, các chỉ báo kỹ thuật đại diện cho một phần quan trọng của phân tích kỹ thuật. Nhưng, với câu hỏi "Bạn có thực sự cần đến các chỉ báo kỹ thuật để giao dịch có lợi nhuận?" thì mình xin trả lời là "Không".

Các chỉ báo kỹ thuật chỉ đóng vai trò là nhân tố hỗ trợ cho phân tích của bạn thêm phần đáng tin và nâng cao hiệu suất giao dịch chứ không phải là nhân tố quyết định. Do vậy, chúng ta chỉ nên nghiên cứu và sử dụng chúng một cách hợp lý chứ đừng thần thánh hoá mọi thứ lên, nhé!

Nguồn: news.tradimo

Nếu thấy bài viết hay và hữu ích thì đừng quên THẢ TIM, SHARE VÀ COMMENT để ủng hộ mình nhiều hơn nữa nhé!! Nice day cả nhà ;););)
quan điểm của bạn sai rồi , chỉ báo kỹ thuật cho ta biết tất cả , chỉ có điều ta có nhìn thấy hay không thôi , nếu ta nhìn thấy 50% thì ta sẽ có 50% lệnh thắng .....tôi cũng thống nhất với bạn một hệ thống giao dịch mạnh chỉ cần ba chỉ báo kỹ thuật là đủ , theo quan điểm cá nhân thì ba chỉ báo này phải phù hợp với nhau để tránh ông chẳng bà chuộc
 
Đưa check list indicator của bạn đây, mình code thành EA chạy backtest là biết ngay độ thần thánh của indi thôi mà. PA cũng có lúc toang thôi, tất cả là xác suất, một setup hoàn hảo nhất vẫn có thể là trade thua.
ema 34: cao, thấp, đóng cửa
Ema 144, 169 đóng cửa
Bollinger band (20,2); (34, 2.4): (50, 2.1)
Tdi
%b
Bollinger band width
Bộ indicator của tôi đấy - mời bác
 
Vẫn câu chuyện cũ nên dùng súng hay dao hay kiếm để thịt Market. Không có cài nào tốt hay ko tốt, quan trọng là mình dùng dc hay ko dùng dc, cái nào dùng mà thịt được market là tốt. Còn ai mà chê PA hay chê một chỉ báo nào đó thì trước tiên nên hiểu rõ cặn kẻ về nó rồi hãy phán, còn chưa luyện thành Master về nó mà cứ phán như biết rõ về nó vậy.
 
Ai thích PA thì cứ theo PA, ai thích Indicator thì cứ dùng indicator. Cách dùng thôi mà, miễn là kết quả cuối cùng thế nào thôi.
Ông A đi xe không trang trí tem tiếc hoa hòe hay độ điếc gì thì đâu thể nào chê ông B dán tem đầy xe hay độ xe là không biết dùng xe, không cần thiết. Ngược lại, ông B thì cũng đâu có cơ sở nào phán ông kia là không biết dùng xe.
 
Bộ này có hơi nhiều không bạn ?
kể nhiều thì cũng nhiều mà ít thì cũng ít
Bb, %b, bbwidth là bộ combo của bollinger band - chỉ là dùng 3 thông số của bb để nhìn 3 chu kỳ: ngắn, trung và dài thôi
Bộ ema là chiến lược wavy tunnel => nhìn viêw cycle của thị trường
Tdi hỗ trợ báo trend và quá mua quá bán
 
kể nhiều thì cũng nhiều mà ít thì cũng ít
Bb, %b, bbwidth là bộ combo của bollinger band - chỉ là dùng 3 thông số của bb để nhìn 3 chu kỳ: ngắn, trung và dài thôi
Bộ ema là chiến lược wavy tunnel => nhìn viêw cycle của thị trường
Tdi hỗ trợ báo trend và quá mua quá bán
Cảm ơn ông nha.
 
Vẫn câu chuyện cũ nên dùng súng hay dao hay kiếm để thịt Market. Không có cài nào tốt hay ko tốt, quan trọng là mình dùng dc hay ko dùng dc, cái nào dùng mà thịt được market là tốt. Còn ai mà chê PA hay chê một chỉ báo nào đó thì trước tiên nên hiểu rõ cặn kẻ về nó rồi hãy phán, còn chưa luyện thành Master về nó mà cứ phán như biết rõ về nó vậy.
Đồng quan điểm bác, theo tôi PP nào cũng được miễn là phù hợp với bản thân và hiệu quả. Mọi người quá đào sâu vào vấn đề chỉ chiếm phần nhỏ trong kế hoạch giao dịch đó là điểm ra, vào ( đánh giá cá nhân chỉ chiếm 10-30%). Điều quan trọng sống còn theo tôi là quản trị vốn và kiểm soát cảm xúc.
P/S: check avatar của tôi để thấy quan điểm của tôi về tầm quan trọng của các thành phần trong kế hoạch giai dịch.
 
quan điểm của bạn sai rồi , chỉ báo kỹ thuật cho ta biết tất cả , chỉ có điều ta có nhìn thấy hay không thôi , nếu ta nhìn thấy 50% thì ta sẽ có 50% lệnh thắng .....tôi cũng thống nhất với bạn một hệ thống giao dịch mạnh chỉ cần ba chỉ báo kỹ thuật là đủ , theo quan điểm cá nhân thì ba chỉ báo này phải phù hợp với nhau để tránh ông chẳng bà chuộc
Đồng quan điểm vs bác, indicator cho ta biết tất cả những thứ đã xảy ra trong quá khứ, vấn đề là ta nhìn thấy đc bn %, Và nên nhớ, lịch sử là nền tảng tạo ra tương lai, lịch sử viết lên tương lai, nên nếu nhìn tốt lịch sử, chúng ta sẽ biết nó đang vẽ lên tương lai ntn :D
 
tôi gieo hạt ổi phải mọc cây ổi không nhẻ mọc cây vú sữa, còn thị trường thì sao?, mua nhiều giá lên bán nhiều giá xuống=> quá khứ chỉ định tương lai
 
Thực ra các sếp theo PA viết chán chê mệt nghỉ nhưng chưa thất sếp nào nói rõ lý do hình thành nến nhật, tại sao lại có quá trình hình thành bấc nến. o_Oo_Oo_O
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,117 Xem / 72 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 248 Xem / 14 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 270 Xem / 22 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên