Nhìn lại dữ liệu lao động NFP vừa qua, cần chú ý những điểm nào?

Nhìn lại dữ liệu lao động NFP vừa qua, cần chú ý những điểm nào?

Nhìn lại dữ liệu lao động NFP  vừa qua, cần chú ý những điểm nào?

Bianas

Senior Mod
Đã Xác Nhận
Trial mod
5,126
29,788
Sau ba tháng liên tiếp giảm tỷ lệ thất nghiệp, nước Mỹ chỉ mới quay lại mức thất nghiệp ngang với mức độ của cuộc khủng hoảng tài chính. Báo cáo việc làm phi nông nghiệp (NFP) cuối tuần qua tiết lộ rằng tỷ lệ thất nghiệp giảm từ 11.1% trong tháng 6 xuống 10.2% vào tháng 7 và có thêm gần 1.8 triệu việc làm mới trong tháng.

6.png

Dù đã giảm rất nhiều nhưng mức thất nghiệp hiện tại vẫn ngang với mức đỉnh của thời khủng hoảng tài chính
Vì vậy, có thể thấy rằng sự phục hồi kinh tế vẫn đang tiếp tục nhưng rất chậm, và thậm chí báo cáo lao động này còn có thể tồi tệ hơn. Rốt cuộc, lượng đơn thất nghiệp hàng tuần đã tăng một chút trong tháng 7 sau khi giảm trong 15 tuần liên tiếp kể từ mức đỉnh được thiết lập hồi cuối tháng 3 do tình hình dịch diễn biến xấu trở lại.

Sự cải thiện trong lĩnh vực lao động kể từ tháng 6 đến tháng 7 chỉ bằng ½ so với mức cải thiện từ tháng 5 đến tháng 6. Và nếu động lực của nền kinh tế đang chậm lại, nó gợi ý rằng quá trình hồi phục sẽ rất khó khăn, đặc biệt là khi gói kích thích hỗ trợ người lao động đã hết hạn vào cuối tháng 7 ($600/người/tuần) và các nhà làm luật của Mỹ thì chưa thể tìm được giải pháp thay thế.

7.png

Mặc dù thất nghiệp tiếp tục giảm nhưng nó vẫn ở mức cực kỳ cao, trên 10 triệu người
Một thông điệp rõ ràng trong báo cáo việc làm của tháng này là sự gia tăng gần đây về số ca nhiễm COVID-19 trên toàn quốc dường như không thể đảo ngược sự phục hồi kinh tế. Điều đó có phần trái ngược với các tín hiệu kinh tế hỗn hợp mà chúng tôi nhận được trong vài tuần qua: Ngoài tỷ lệ thất nghiệp hàng tuần gia tăng, tăng trưởng GDP trong quý hai của năm là vô cùng ảm đạm trong lịch sử (với mức -32.9% tính theo năm).

8.png

Có hàng triệu người thất nghiệp mới mỗi tuần, và nó đang có dấu hiệu gia tăng sau chuỗi giảm
Tuy nhiên, không phải tất cả dữ liệu kinh tế thời gian thực mà chúng tôi thấy gần đây đều xấu. Ví dụ, dữ liệu từ các trang web tìm kiếm việc làm như Indeed cho thấy các tin tuyển dụng đã có xu hướng tăng dần kể từ khi giảm hàng loạt vào tháng 4. Vào đầu tháng 5, các tin tuyển dụng đã giảm gần 40% so với cùng kỳ năm 2019, nhưng hiện chỉ giảm 18% so với năm ngoái. Chúng tôi hy vọng rằng sự cải thiện đó sẽ đi kèm với việc giảm tỷ lệ thất nghiệp kể từ tháng 5 - đặc biệt là vì mức tăng trong các bài đăng tuyển gần như đều và ổn định.

Khi đi sâu hơn vào báo cáo NFP của tháng này, một số xu hướng đáng ngạc nhiên sẽ xuất hiện.

Trước tiên, chúng ta sẽ bắt đầu với tin tốt: số người bị sa thải vĩnh viễn không tăng lên đáng kể và nhiều người bị mất việc tạm thời dường như đang tìm được việc làm. Vào tháng 7 có 76% nhân viên thất nghiệp bị sa thải tạm thời trong khi 24% mất việc vĩnh viễn. Con số này cao hơn một chút so với tháng 6, khi 21% số nhân viên bị sa thải là vĩnh viễn và cao hơn nhiều so với mức 10% vào tháng 4. Nhưng nhìn chung, tỷ lệ thất nghiệp vĩnh viễn không tăng mạnh là một dấu hiệu đầy hứa hẹn.

9.png

Những người thất nghiệp tạm thời (lay-off worker) đang quay trở lại làm việc trong khi số người bị sa thải vĩnh viễn (permanent lay-off) không tăng nhiều
Đi sâu vào từng ngành, tất cả các ngành kinh tế chính mà chúng tôi đã theo dõi trong suốt quá trình phục hồi đều tiếp tục tạo được việc làm trong tháng 7:

10.png

Việc làm vẫn chưa quay lại mức trước khủng hoảng Covid-19
Về nhân khẩu học, báo cáo tháng 7 cho thấy một số người lao động dễ bị tổn thương nhất vẫn bị bỏ lại phía sau. Tỷ lệ thất nghiệp của công nhân da đen hầu như không có sự cải thiện nào (dưới 1%), tỷ lệ thất nghiệp của nhóm này vẫn ở mức cao nhất so với bất kỳ nhóm chủng tộc nào khác (14.6%), đây cũng có thể là lý do thúc đẩy cuộc biểu tình bạo loạn tại Mỹ vừa qua.

12.png

Tỷ lệ thất nghiệp trong nhóm người da đen được cải thiện rất ít
Tóm lại, trong báo cáo NFP vừa qua chúng ta thấy được một số điểm sau:
  • Dù liên tục giảm nhưng mức thất nghiệp của Mỹ vẫn ngang với mức đỉnh của khủng hoảng tài chính 2008;
  • Sự gia tăng số ca nhiễm Covid-19 mới “có vẻ” không đảo ngược sự phục hồi kinh tế mà chỉ khiến nó chậm lại;
  • Số lượng người bị sa thải vĩnh viễn không tăng đáng kể, đó là dấu hiệu tốt;
  • Mức độ cải thiện trong nhóm người da màu là kém nhất, tiềm ẩn nhiều bất ổn;
Tham khảo: Fivethirtyeight
Giới thiệu SÁCH MỚI về MÔ HÌNH BIỂU ĐỒ cho anh em: https://bit.ly/mo-hinh-bieu-do-1
[TBODY] [/TBODY]
 

Giới thiệu sách Trading hay
Nhật Ký Giao Dịch Thực Chiến của Phù Thủy Thị trường Tài Chính

Sách chia sẻ 05 tháng giao dịch thực tế trên thị trường tài chính, sử dụng Price Action và Mô hình Biểu đồ của Phù thủy trader Peter Brandt, người có gần 50 năm kinh nghiệm trading và đạt lợi nhuận bình quân 68% lợi nhuận mỗi năm
:D Mình chỉ có thắc mắc là tại sao dữ liệu lao động PMI và ADP NF đều xấu mà Non farm thứ 6 lại xanh thế. Có anh em thiện lành nào biết không?
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • nlinh trong Lập trình MQL - Expert Advisor - Indicator 13,926 Xem / 15 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 360 Xem / 23 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 94 Xem / 3 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 878 Xem / 6 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,238 Xem / 57 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 369 Xem / 7 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên