Kênh RSI! Vẽ như thế nào cho đúng!?

Kênh RSI! Vẽ như thế nào cho đúng!?

Kênh RSI! Vẽ như thế nào cho đúng!?

Huygia1412

Active Member
779
1,063
Tiếp tục chuỗi bài viết giới thiệu về các nội dung chuyên sâu của RSI. Tôi xin trình bày tiếp 01 số vấn đề Kênh RSI!

1. Sự giao thoa chuyển đổi xu hướng giá qua hình ảnh thay đổi của chỉ báo RSI:

- Như một số nội dung bài viết trước, tôi có đề cập về vấn đề xác định xu hướng giá hiện tại thông qua hướng di chuyển của chỉ báo RSI qua giới hạn các vùng mức, cụ thể như:

A. Xu hướng tăng: RSI di chuyển trong vùng mức từ 40-80
B. Xu hướng giảm: RSI di chuyển trong vùng mức từ 60-20.
awww_tradingview_com_x_W5mFVMtt_.png

Vì tranh thủ thời gian rãnh để viết bài, nên dùng phone, hình ảnh bị thu hẹp khó tìm khung thích hợp. Tôi lấy ảnh tf M1 để mô tả. Mong anh chị thông cảm.

- Như hình trên, cặp EU bắt đầu khởi điểm xu hướng tăng với mức dao động của chỉ báo RSI xung quanh vùng mức từ 40-80, đồng thời tạo đỉnh giá cao hơn cho đến cuối năm 2009. Đến đầu năm 2009, RSI di chuyển xuống mức giới hạn 40 của vùng tăng, tuy nhiên trong 01 đoạn thời gian đến đầu năm 2014, chỉ báo RSI không vượt qua được mức 60, đồng thời đẩy giá tạo các đỉnh và đáy mới thấp hơn đỉnh và đáy cũ - và đây cũng là 01 nội dung của bài viết trước về RSI, đó là RSI Squeeze. Phân tích 01 tí rằng, trong 01 xu hướng tăng hiện tại, chỉ báo RSI bị nén tại vùng từ 40-60, và giá ngày mỗi lúc suy giảm, điều này minh chứng cho thấy rằng thị trường đang suy kiệt, dự báo trong thời gian tới sẽ xảy ra xu hướng suy giảm về giá làm thay đổi xu hướng tăng hiện tại thành giảm.

- Và cho đến đầu năm 2014, chỉ báo RSI sụt giảm thoát khỏi giới hạn mức 40 của vùng tăng, đi về vùng mức 20. Điều này đánh dấu 01 lần nữa về xu hướng giảm giá đã dần trở thành xu hướng chính hiện tại thay thế cho xu hướng tăng trước đó.

2. Kênh RSI:

2.1. Kênh tăng RSI:


- Kênh tăng RSI được vẽ bằng 02 đường thẳng song song, line trên nối liền các đỉnh cao nhất của nó, và line dưới nối liền các đáy cao nhất của nó. Ví dụ:
awww_tradingview_com_x_YOxEGR5r_.png

Kênh tăng RSI khi được vẽ như thế này, thường có diễn biến khá sát đối với giá, khung thời gian càng cao, chỉ báo RSI và giá sẽ càng sát. Như hình trên, kênh tăng RSI được vẽ ngay trước thời điểm manh nha hình thành sự đảo chiều xu hướng từ giảm sang tăng (thường thì ta sẽ thấy sự phân kỳ xuất hiện ở thời điểm này), với chỉ báo RSI sẽ thể hiện bằng cách di chuyển từ vùng mức 20 dần lên trên mức 80 của chỉ báo. Và khi xu hướng đã được khẳng định, RSI sẽ di chuyển trong vùng tăng của nó, tức là từ mức 40 trở lên trên 80.

2.2. Kênh giảm RSI:

- Kênh giảm RSI được vẽ bằng 02 đường thẳng song song, line trên nối liền các đỉnh cao nhất của nó, và line dưới nối liền các đáy thấp nhất của nó. Ví dụ:
awww_tradingview_com_x_Z3BtpVxj_.png

Cũng như cách vẽ kênh tăng, kênh giảm RSI sẽ cho thấy RSI di chuyển từ vùng tăng ở mức trên 60 và xuống dưới mức 20. Và xu hướng được chắc chắn hơn khi chỉ báo RSI cho thấy rằng nó kg vượt được mức 60 và giá được tạo ra với các đỉnh/đáy mới thấp hơn đỉnh/đáy cũ.

3. Vậy kênh tăng và kênh giảm RSI có thể "ăn" được market không?


- Xin thưa là có thể! Với cơ bản cách hiểu như trên, thì vẫn có thể đánh bằng các lệnh cặp theo line xu hướng để theo xu hướng. Tuy nhiên, điều này vẫn chưa đủ đâu nhé. Ví dụ: trong xu hướng tăng, chờ rsi về mức 40 để "đón đáy" đánh thuận theo xu hướng tăng hiện tại thì cẩn thận, rất nhiều khả năng rsi sẽ sẵn sàng phá mức hoặc như trong trường hợp RSI Squeeze ở trên, RSI kg vượt mức 40 nhưng giá luôn tạo ra đỉnh và đáy thấp hơn, đỉnh và đáy cũ.

- Do đó, dựa hoàn toàn vào kênh tăng hay giảm của RSI để vào lệnh theo xu hướng thì mức độ rủi ro là rất cao, chúng ta cần thêm nhiều tín hiệu hay các bộ lọc thêm để chắc chắn rằng đó là điểm đảo chiều của RSI và giá. Tôi sẽ giới thiệu với các bạn thêm nội dung kế tiếp về kênh phân kỳ RSI (DD), điểm mua (DD+), điểm bán (DD-).

4. Kênh phân kỳ RSI, điểm mua, điểm bán:

(Còn tiếp...)
 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp Wyckoff Hiện Đại - Kỹ thuật Nhận diện Xu hướng Thị trường Tiềm năng

Phương pháp Wyckoff là một phương pháp price action kinh điển và đem lại thành công cho nhiều trader. Phương pháp này là nền tảng của nhiều phương pháp trading nổi tiếng khác
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
4. Kênh phân kỳ RSI, điểm mua, điểm bán:
Chúng ta cùng nhìn hình minh họa cho cặp GOLD hôm nay:
awww_tradingview_com_x_L50pj9I9__.png

Được biết với nội dụng kênh RSI ở trên, chúng ta tiến hành vẽ kênh tăng RSI như hình nhé.Cùng lúc này, ta thấy RSI rơi xuống mức 40 của kênh tăng, cũng tức là đầu ngày hôm nay. Ok. Chúng ta tiếp tục:
awww_tradingview_com_x_FdswOd8P__.png

Đây là cách đơn giản nhất kẽ đường tham chiếu đầu tiên để tìm kênh phân kỳ RSI (DD). Từ đường tham chiếu này ngay đáy, ta vẽ đường song song với nó nối tại đỉnh, như vậy ta sẽ được kênh phân kỳ RSI (DD)
awww_tradingview_com_x_YTMT0cxM__.png

Đây là kênh phân kỳ (DD) đầu tiên được vẽ trên 01 kênh và kênh giảm RSI cũng làm tương tự bạn nhé! Tiếp theo lần lượt ta sẽ vẽ các kênh phân kỳ tiếp của kênh hiện tại, như sau:
awww_tradingview_com_x_P8PbpYS9__.png

Đây chính là phần vẽ các đường tham chiếu song song theo đường ban đầu từ các đỉnh hoặc đáy của RSI.
OK! Đây là phần giải thích:
* Kênh phân kỳ (DD) để làm gì?
- Xin thưa, kênh phân kỳ có tác dụng như là 01 bộ lọc để tìm điểm mua và điểm bán hợp lý trên cùng 01 xu hướng!
- Vì sao phải dùng nó? Bởi vì nếu chỉ vẽ kênh tăng hoặc kênh giảm RSI thì chúng ta kg thể tìm được điểm vào hoàn chỉnh cho nên chúng ta cần thêm 01 dạng kênh phân kỳ (D), nó là đại diện cho xu hướng giá hồi phục. Tức là xu hướng tăng thì sẽ có giá phục hồi (sóng hồi), và thường để đánh cùng xu hướng chính thì phải xét vào sóng hồi, nhận định xem sóng hồi này có đủ lớn để làm suy giảm xu hướng chính hoặc đi xa hơn là làm xu hướng đổi chiều hay không. Căn cứ vào điều này, việc xác định điểm mua và điểm bán phải dựa vào nó mới có cơ sở vững chắc và ít rủi ro để thực hiện vào lệnh cùng xu hướng.chính.
* Điểm mua, điểm bán là gì?
- Điểm mua sẽ được hình thành trong kênh phân kỳ giảm của xu hướng tăng.
- Điểm bán sẽ được hình thành trong kênh phân kỳ tăng của xu hướng giảm.
Ví dụ đối với trường hợp trên, điểm mua được xác định như sau:
awww_tradingview_com_x_iHkY0sG4__.png

Tại kênh tăng này, ta thấy RSI đi xuống, đồng thời giá cũng đi xuống tương tự, đây chính là sự đồng thuận về RSI và giá. Cho nên ở đây ta không có sự xuất hiện điểm mua.
awww_tradingview_com_x_02sndiPp__.png

Khi RSI thoát mạnh ra khỏi kênh phân kỳ đầu tiên của kênh tăng, đồng thời giá cũng đi mạnh ra khỏi trend giảm của nó. Đây tôi gọi là tín hiệu mua NHANH. Tìn hiệu này là sơ khởi tạo nền tảng cho việc xảy ra các điểm mua sẽ lần lượt xuất hiện. Và chúng ta hoàn toàn không BUY tại đây nhé! Tôi sẽ giải thích sau.
awww_tradingview_com_x_DJCiuOKs__.png

Sau đó RSI tiếp tục đi lên thoát khỏi vùng giảm của RSI, sau đó rơi xuống vùng mức 36 tạo ra sự phân kỳ giữa RSI và giá. Cụ thể RSI tạo đáy thấp hơn đáy trước, trong khi giá đáy sau cao hơn đáy trước. Đây chính là ĐIỂM MUA đầu tiên được hình thành, và nó được viết tắt là (DD-). Nhìn chung thì bản chất của Điểm Mua nó chính là sự phân ký giữa RSI và giá, tuy nhiên, đây là sự phân kỳ này cho thấy nó được hiển thị trong 01 kênh phân kỳ giảm (sự phục hồi giá), cụ thể hơn là giá phục hồi kg tạo ra đáy thấp hơn đáy trước, nó chính là hình ảnh cho thấy sự tồn tại của động lực giữa giá và RSI mà nội dung trước tôi có đề cập.
awww_tradingview_com_x_OC9Nf0l6__.png

Sau khi RSI có nhựng chuyển biến tiếp theo khi lên mức 63, nhưng kg tạo ra được đỉnh mới cao hơn đỉnh cũ đã trở lại vào trong kênh phân kỳ nó vừa tăng trước đó. Tiếp theo nó lại 01 lần nữa thoát khỏi kênh phân kỳ giảm này để tiếp tục đi lên. Cũng như lần đầu, nó lại được xem là tín hiệu mua NHANH, nhưng đây lại là điểm entry nên vào lệnh go LONG đầu tiên của việc theo xu hướng. Vì sao ạ? Bởi vì tại điểm này nó đang nằm trong vùng tăng (43) của RSI, trong khi 02 tín hiệu mua trước đó đều không nằm trong vùng tăng này và RSI chưa đạt mức trên mức 70, để giá tạo đỉnh mới hình thành 01 xu hướng tăng tạm thời. Vì lý do đó, điểm này sẽ được chọn là điểm mua đầu tiên của việc đi theo xu hướng.
awww_tradingview_com_x_ENXVcMjU__.png

Và cho đến đầu ngày hôm nay, ta thấy RSI thoát khỏi vùng mức 40 của để hướng về vùng mức 20 đồng thời lại đi lên tạo ra 01 Điểm MUA lần này, và lần này, xin lỗi quý bạn là chúng ta cũng không thể vào lệnh, lý do vì nó nằm dưới mức 40 của vùng mua nhé! Do đó chúng ta phải chờ đợi RSI vượt khỏi kênh phân kỳ của nó và nằm trong vùng tăng (từ 40-80) thì mới có thể tiếp tục vào lệnh tiếp theo.
Diễn biến tiếp theo thì Quý bạn cũng đã rõ, khi RSI vượt kênh phân kỳ tạo mức giá cao kỳ vọng tại vùng mức 69 đã quay đầu lại để retest lại line này. Nếu như nó vẫn thỏa đủ điều kiện là trên vùng 40, khi trở đầu RSI thì đây là điểm entry để gia tăng vị thế hoặc là điểm để chúng ta trailing sl đi lên.
- Và hiện tại cho đến đây, 01 số nội dung cơ bản ban đầu của RSI cũng đã giúp quý anh chị có cái nhìn khách quan hơn về việc tìm kiếm điểm vào lệnh BUY/SELL và tìm cho mình mức đặt sl hợp lý với rủi ro thấp nhất. Thời gian tiếp tôi sẽ viết tiếp về phần phân tích đa khung thời gian về cách nhìn RSI toàn cảnh, cũng như xác định lệnh đánh ngắn hạn hay dài hạn.
Srry vì bài viết khá dài! Quý anh chị có cấu hỏi xin vui lòng liên hệ phần cmt. Tôi sẽ giải đáp trong tầm hiểu biết!
HT!
 
Đường trend rsi thì chỉ quan trọng đường support đối với uptrend và đường resitance đối với down trend thôi. Hiếm khi xuất hiện cả 2 đường song song trong trend.. vẽ vào chỉ miễn cưỡng mà k chính xác.
 
Đường trend rsi thì chỉ quan trọng đường support đối với uptrend và đường resitance đối với down trend thôi. Hiếm khi xuất hiện cả 2 đường song song trong trend.. vẽ vào chỉ miễn cưỡng mà k chính xác.
Bác có cao kiến ntn, xin chỉ bảo rõ giúp để tôi mở thêm kiến thức về RSI với!
 
Rất hay nhưng nếu chỉ dùng duy nhất 1 chỉ báo RSI và chờ đủ nhiều yếu tố (phân kỳ, vào ngưỡng hợp với trend, chưa vào quá mua/quá bán) thì khá là hiếm. Nếu đánh khung D thì chắc 1 tháng chỉ 1,2 lần. Như trong hình thì đã bỏ qua khá nhiều cơ hội và bản thân ở điểm vào tối ưu cũng vẫn gặp nguy cơ đảo chiều chứ ko phải an toàn. Mình đánh khung ngắn nên RSI lại càng nhiễu, cách của mình là cứ vào lệnh và chấp nhận xác suất. Dù gì R:R 1-3 thì 50% vẫn có lợi nhuận. Bài viết rất hay, hi vọng nhận đc nhiều chia sẻ từ bạn hơn nữa.
 
Rất hay nhưng nếu chỉ dùng duy nhất 1 chỉ báo RSI và chờ đủ nhiều yếu tố (phân kỳ, vào ngưỡng hợp với trend, chưa vào quá mua/quá bán) thì khá là hiếm. Nếu đánh khung D thì chắc 1 tháng chỉ 1,2 lần. Như trong hình thì đã bỏ qua khá nhiều cơ hội và bản thân ở điểm vào tối ưu cũng vẫn gặp nguy cơ đảo chiều chứ ko phải an toàn. Mình đánh khung ngắn nên RSI lại càng nhiễu, cách của mình là cứ vào lệnh và chấp nhận xác suất. Dù gì R:R 1-3 thì 50% vẫn có lợi nhuận. Bài viết rất hay, hi vọng nhận đc nhiều chia sẻ từ bạn hơn nữa.
Thật chất ra thì các điểm mua như nội dung ở trên tôi viết khi nó xuất hiện ở giai đoạn đầu tiên của kênh tăng RSI thì go Long vẫn được. Tuy nhiên, phải xác định rằng đó chỉ là giai đoạn sơ khởi của việc nhấp nhá hình thành điểm đảo chiều từ giảm sang tăng cho nên việc đi tiền ở đó sẽ có rủi ro khá lớn và sl đặt ra cũng khá to. Bởi theo nguyên tắc khởi tạo swing thì ban đầu loạt sóng thay đổi sẽ rất là dốc, với đường giá đi gần như dựng đứng. Bên cạnh đó, là nội dung về RSI là đi theo xu hướng khi nó đã được xác định với mức độ được xem là an toàn, ví như xây cái nhà mà muốn lên ở trong khi móng chưa vững thì sẽ sập là vậy.
- Về việc muốn nhiều lệnh hay không thì bạn phải xem cách đánh nào là phù hợp, như: lướt sóng, ngắn hạn, trung hạn, dài hạn để lựa chọn tf thích hợp. Ví dụ như vào lệnh trong ngày thì dùng 01 tf như m15 chẳng hạn để vào lệnh thì mức độ nhiễu gây ra rủi ro lớn là có, do đó có thể áp dụng phân tích nhiều tf hơn để có góc nhìn đa chiều của xu hướng để tăng thêm độ an toàn cho lệnh kèm với sl thấp nhất. Về RR thì mạn phép chưa bàn tới ở nội dung bài viết này!
Mong rằng nội dung của bài viết này về RSI sẽ giúp bạn hiểu thêm về nó. Nếu còn gì thắc mắc, bạn cmt bên dưới nhé! Rất vui vì bạn quan tâm!
HT!
 
Đường trend rsi thì chỉ quan trọng đường support đối với uptrend và đường resitance đối với down trend thôi. Hiếm khi xuất hiện cả 2 đường song song trong trend.. vẽ vào chỉ miễn cưỡng mà k chính xác.
Đối với việc vẽ đường hỗ trợ cho kênh tăng và kháng cự cho kênh giảm RSI cũng chỉ để xem xét đánh theo xu hướng nếu nó đập về đường này, hoặc đánh theo breakout line này. Và như nội dung trên tôi cũng có nêu rõ rằng việc bắt giá đảo chiều tại các kênh theo xu hướng cần dựa vào phân tích động lực giá dựa trên phân kỳ rsi/giá, và và đây là cách lọc tín hiệu đảo chiều dựa trên RSI tôi đang học và tìm hiểu. Tất nhiên, ta sẽ còn nhiều biện pháp lọc nữa như: trung bình động, macd, mô hình nến,... Đó là tùy anh chị cảm thấy phù hợp thì dùng vậy thôi.
- Còn về kênh phân kỳ là dựa vào đường tham chiếu. Và kênh của nó được hình thành như bao cách vẽ trend bình thường là nối đỉnh/đáy với nhau, và 02 đường tạo kênh sẽ thường là song song ở đầu đỉnh và đáy, như đường xu hướng giá cũng vậy. Mặc nhiên, là nó sẽ khá miễn cưỡng, nhưng theo tôi là vẫn chấp nhận được vì bản thân nó cũng chỉ đơn giản là đường tham chiếu mà thôi.
 
Đối với việc vẽ đường hỗ trợ cho kênh tăng và kháng cự cho kênh giảm RSI cũng chỉ để xem xét đánh theo xu hướng nếu nó đập về đường này, hoặc đánh theo breakout line này. Và như nội dung trên tôi cũng có nêu rõ rằng việc bắt giá đảo chiều tại các kênh theo xu hướng cần dựa vào phân tích động lực giá dựa trên phân kỳ rsi/giá, và và đây là cách lọc tín hiệu đảo chiều dựa trên RSI tôi đang học và tìm hiểu. Tất nhiên, ta sẽ còn nhiều biện pháp lọc nữa như: trung bình động, macd, mô hình nến,... Đó là tùy anh chị cảm thấy phù hợp thì dùng vậy thôi.
- Còn về kênh phân kỳ là dựa vào đường tham chiếu. Và kênh của nó được hình thành như bao cách vẽ trend bình thường là nối đỉnh/đáy với nhau, và 02 đường tạo kênh sẽ thường là song song ở đầu đỉnh và đáy, như đường xu hướng giá cũng vậy. Mặc nhiên, là nó sẽ khá miễn cưỡng, nhưng theo tôi là vẫn chấp nhận được vì bản thân nó cũng chỉ đơn giản là đường tham chiếu mà thôi.
Nguyên tắc của đường hỗ trợ kháng cự là bắt nguồn từ điểm phân kỳ. Thường dân rsi sẽ vào đỉnh (đáy) thứ 3 của phân kỳ. Phá đường này thì xem xét đảo chiều, đồng thời sẽ xuất hiện phân kỳ đảo chiều. Còn rsi mỗi người có một cách dùng. Rsi cũng có double top bottom, xác suất chính xác hơn trên đường giá.
 
Nguyên tắc của đường hỗ trợ kháng cự là bắt nguồn từ điểm phân kỳ. Thường dân rsi sẽ vào đỉnh (đáy) thứ 3 của phân kỳ. Phá đường này thì xem xét đảo chiều, đồng thời sẽ xuất hiện phân kỳ đảo chiều. Còn rsi mỗi người có một cách dùng. Rsi cũng có double top bottom, xác suất chính xác hơn trên đường giá.
Không mê lắm về món mô hình rsi hay mô hình giá. Và việc vẽ kháng cự, hỗ trợ theo phân kỳ thì hoàn toàn đồng ý! Và như nội dung bác viết được miêu tả trong sách của Mr.Harley về đường kháng cự và hỗ trợ theo phân kỳ, xác định phân kỳ mạnh yếu, còn cái double top bottom có vẻ giống như phân kỳ ẩn mà tác giả này miêu tả.
Thks bác chia sẻ!
HT!
 
Không mê lắm về món mô hình rsi hay mô hình giá. Và việc vẽ kháng cự, hỗ trợ theo phân kỳ thì hoàn toàn đồng ý! Và như nội dung bác viết được miêu tả trong sách của Mr.Harley về đường kháng cự và hỗ trợ theo phân kỳ, xác định phân kỳ mạnh yếu, còn cái double top bottom có vẻ giống như phân kỳ ẩn mà tác giả này miêu tả.
Thks bác chia sẻ!
HT!
Hihi, k mê rsi thì bác viết về rsi làm gì? K phải phân kỳ ẩn.. phân kỳ ẩn thường dùng cho vị thế trend tiếp diễn. Như Giá HH nhưng rsi HL. Chứ liên quan gì đến top với bottom
 
Rsi dùng tín hiệu pk (2 loại) hay vẽ kênh thì cần kết hợp volume để đánh giá thanh khoản, chủ yếu là cần volume giảm, rồi tăng dần đến điểm entry
 
Rsi dùng tín hiệu pk (2 loại) hay vẽ kênh thì cần kết hợp volume để đánh giá thanh khoản, chủ yếu là cần volume giảm, rồi tăng dần đến điểm entry
Ai cũng có cách để phân tích đo động lượng giá để vào thôi bạn! Phù hợp thì cứ dùng!
 
Kg mê mô hình, chứ vẫn đang học và tìm hiểu nó nhưng theo phương pháp khác bác ạ!
Ok. Mình chỉ dùng rsi trong 5 năm nay. Pp mình hơi khác. Mới cả. Mình dùng khung h1 trở lên. Khi nào sideway mới hạ xuống m15. Nhưng rsi mình phài dùng từ 25 trờ lên( tuỳ độ nhanh chậm của cặp tiền) . Rsi 14 mình chưa bg dùng cả' nên k biết hiệu quả thế nào
 
Ok. Mình chỉ dùng rsi trong 5 năm nay. Pp mình hơi khác. Mới cả. Mình dùng khung h1 trở lên. Khi nào sideway mới hạ xuống m15. Nhưng rsi mình phài dùng từ 25 trờ lên( tuỳ độ nhanh chậm của cặp tiền) . Rsi 14 mình chưa bg dùng cả' nên k biết hiệu quả thế nào
Vâng. Em vẫn chưa có cơ hội vào lệnh dài hạn nên xét bao nhiêu ngày thì ok thì kg dám nói bừa. Nhưng theo chủ quan mà nói rằng, số ngày càng cao thì độ nhiễu sẽ ít hơn, đồng thời signal cũng ít hơn.
 
Hihi, k mê rsi thì bác viết về rsi làm gì? K phải phân kỳ ẩn.. phân kỳ ẩn thường dùng cho vị thế trend tiếp diễn. Như Giá HH nhưng rsi HL. Chứ liên quan gì đến top với bottom
Vâng, nhưng theo Mr.Harley thì phân kỳ ẩn là 01 trong các yếu tố bắt buộc để xác định sự thay đổi xu hướng.
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Hệ thống giao dịch - Trading system 37,489 Xem / 18 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,561 Xem / 94 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 367 Xem / 29 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 345 Xem / 18 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên