Tâm sự về chứng khoán và các loại thị trường chứng khoán

Tâm sự về chứng khoán và các loại thị trường chứng khoán

Tâm sự về chứng khoán và các loại thị trường chứng khoán

buingoc

New Member
2
0
Các chứng chỉ như: cổ phiếu, trái phiếu,... có khả năng quy đổi thành tiền mặt được gọi là chứng khoán. Người nắm giữ chứng khoán sẽ là chủ nợ của công ty nếu như nắm giữ trái phiếu hoặc là người sở hữu một phần của công ty nếu như nắm giữ cổ phiếu. Nhà nước quản lý Trung tâm lưu ký Chứng Khoán Việt Nam là nơi lưu ký của tất cả các loại chứng khoán. Hiểu theo khía cạnh đơn giản thì đầu tư chứng khoán là bạn dùng tiền của mình để mua các phần nhỏ của một công ty, công ty này ăn nên làm ra và phát triển tốt thì giá cổ phiếu công ty này sẽ tăng và bạn sẽ có được lợi nhuận. Hiểu theo khía cạnh chuyên môn thì đầu tư chứng khoán là các tổ chức, công ty, doanh nghiệp, cá nhân thực hiện hành động dùng tiền của mình để đầu tư vào các mã chứng khoán đang được lưu hành trên thị trường với mục đích giống như các hình thức đầu tư sinh lời khác là nhận được phần lợi nhuận sinh lời từ số tiền đầu tư ban đầu đã bỏ ra, khi các tổ chức, công ty, doanh nghiệp, cá nhân nắm giữ cổ phiếu của một công ty trong tay thì sẽ có các quyền như: kiểm soát, tham gia quản trị công ty.

Nơi diễn ra các hoạt động giao dịch và mua bán chứng khoán được gọi là thị trường chứng khoán và nơi diễn ra các hoạt động của thị trường chứng khoán sẽ được thông qua chủ yếu tại sở giao dịch chứng khoán và các công ty môi giới chứng khoán. Thị trường chứng khoán có 2 loại: thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp.

Nơi các công ty, doanh nghiệp phát hành chứng khoán ra bên ngoài thị trường với mục đích tạo sự thu hút đối với các nguồn vốn đầu tư được gọi là thị trường sơ cấp. Bên mua sẽ là người sở hữu và nắm giữ chứng khoán của công ty, bên bán là công ty phát hành chứng khoán sẽ nhận được nguồn tiền từ bên phía mua do đã bán chứng khoán cho bên mua.

Nơi các hoạt động mua bán, giao dịch và trao đổi các loại chứng khoán đã được phát hành trên thị trường sơ cấp được gọi là thị trường thứ cấp. Bên mua tại thị trường sơ cấp ở trên sẽ thực hiện mua bán chứng khoán đối với các nhà đầu tư chứng khoán khác trên thị trường. Nói về hình thức thì thị trường thứ cấp là nơi diễn ra sự thay đổi quyền sở hữu giữa bên mua và bên bán. Các nhà đầu tư cá nhân cũng có thể tham gia thị trường thứ cấp này.

Gọi một cách có chuyên môn thì việc dùng tiền của mình để mua các mã chứng khoán cụ thể là đầu tư cổ phiếu gọi là đầu tư chứng khoán, gọi một cách dân dã thì là chơi chứng khoán. Có 3 đặc trưng gắn liền với chứng khoán nói chung và cổ phiếu nói riêng đó chính là: khả năng sinh lợi, rủi ro và thanh khoản. Điều lý tưởng nhất khi đầu tư vào chứng khoán đó chính là tìm được cổ phiếu có khả năng sinh lời cao, rủi ro thấp và thanh khoản cao. Tuy điều kiện lý tưởng là vậy nhưng đôi khi trên thị trường chứng khoán cũng có một vài cổ phiếu cũng có khả năng sinh lời cao, rủi ro thấp nhưng tính thanh khoản không cao, nên khi bạn bán ra thì không có ai mua và muốn mua thì cũng không ai bán.

Khi bạn muốn đầu tư chứng khoán cụ thể là tiến hành mua cổ phiếu của một công ty thì bạn có thể mua ở trên 3 thị trường chính đó chính là: thị trường phi tập trung (OTC), thị trường Upcom và thị trường niêm yết.

Nói về thị trường phi tập trung (OTC) còn có tên gọi khác là thị trường trao tay là thị trường vận hành theo cơ chế thương lượng. Giả sử bạn muốn sở hữu và nắm giữ cổ phiếu A của công ty A thì bạn phải tìm đích danh người đang sở hữu và nắm giữ cổ phiếu A một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua môi giới để thỏa thuận việc mua bán. Bạn không thể tiến hành đặt lệnh mua cổ phiếu A trên sàn Upcom, HNX, Hose vì cổ phiếu A không đăng ký giao dịch trên các sàn này.

Nói về thị trường Upcom thì là nơi giao dịch cổ phiếu của các công ty đại chúng chưa niêm yết. Bạn có thể tiến hành đặt lệnh mua, bán cổ phiếu một cách bình thường thông qua các cách như: viết phiếu đặt lệnh trực tiếp tại công ty chứng khoán mà bạn mở tài khoản, gọi điện thoại trực tiếp đến công ty chứng khoán để đặt lệnh hoặc đặt lệnh trực tiếp bằng tài khoản của bạn được cấp bởi công ty chứng khoán trên hệ thống giao dịch chứng khoán của công ty chứng khoán. Để tiến hành giao dịch, bạn phải nạp tiền vào tài khoản của mình tại công ty chứng khoán. Các công ty và doanh nghiệp muốn cổ phiếu của mình được lên sàn Upcom thì phải đáp ứng nhất định được những yêu cầu của Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội, các yêu cầu này không quá khắt khe và chặt chẽ nên các công ty và doanh nghiệp có thể dễ dàng thực hiện được.

Giá cổ phiếu tối đa có biên độ dao động trong một ngày trên sàn Upcom hiện là +/- 15%. Giả sử cổ phiếu B của công ty B mở cửa ngày giao dịch ở mức 40.000đ/ cổ phiếu. Trong ngày giao dịch, cổ phiếu B được phép tăng tối đa lên 46.000đ/ cổ phiếu (tăng kịch trần) và giảm tối đa xuống 34.000đ/ cổ phiếu (giảm kịch sàn). Đối với ngày giao dịch đầu tiên trên sàn Upcom thì giá cổ phiếu có biên độ giao động +/- 40% và khối lượng đặt mua, bán trên sàn Upcom là 100 cổ phiếu.

Nói về thị trường niêm yết thì là đầu mối tập trung cổ phiếu của các công ty đã đăng ký giao dịch trên sàn HNX (quản lý bởi Sở giao dịch Chứng Khoán Hà Nội) hoặc sàn Hose (quản lý bởi Sở giao dịch Chứng Khoán TP. Hồ Chí Minh). Điều kiện để các công ty và doanh nghiệp có cổ phiếu niêm yết trên sàn HNX hoặc Hose sẽ khắt khe và chặt chẽ hơn sàn Upcom. Chính vì vậy mà yêu cầu về tính minh bạch thông tin sẽ cao hơn, các thông tin như: công bố báo cáo tài chính tự lập, báo cáo tài chính đã kiểm toán, các nghị quyết của HĐQT, các giao dịch nội bộ,…

Giá cổ phiếu tối đa có biên độ dao động trong một ngày trên sàn HNX là +/- 10% và khối lượng đặt mua, bán tối thiểu là 100 cổ phiếu. Giá cổ phiếu tối đa có biên độ dao động trong một ngày trên sàn Hose là +/- 7% và khối lượng đặt mua, bán tối thiểu là 10 cổ phiếu.

Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho mọi người một cái nhìn tổng quan về chứng khoán cũng như là hiểu rõ được các loại thị trường chứng khoán để từ đó bạn sẽ tìm hiểu, lựa chọn và quyết định đầu tư nguồn tiền của mình vào loại thị trường chứng khoán nào để có thể sinh lời hiệu quả, bền vững và thành công.

Hiện nay tại Việt Nam có các công ty chứng khoán lớn và uy tín mà bạn có thể tìm hiểu và tham khảo như: VNDIRECT, FPTS, MBS, SSI, HSC, VCBS, VietCapital Securities, BVSC, SHS, BSC, Yuanta Việt Nam,... Mỗi công ty sẽ có những chương trình ưu đãi khác nhau nhằm gửi tặng đến các khách hàng đã tin tưởng và lựa chọn mở tài khoản tại công ty đó, bạn cũng nên tìm hiểu và tham khảo qua các chương trình ưu đãi của mỗi công ty để có sự lựa chọn phù hợp nhất cho bản thân của mình. Khi đã trở thành một nhà đầu tư chứng khoán, hãy là một nhà đầu tư chứng khoán nghiêm túc, tôn trọng những kỷ luật của mục tiêu mà bạn đã đặt ra cho chính nguồn tài chính của bạn, chắc chắn thành công sẽ mỉm cười với bạn.
 

Giới thiệu sách Trading hay
Trading In The Zone - Thực hành Kiểm soát Cảm xúc bằng Tâm lý học Hành vi trong Đầu tư và Giao dịch Tài chính

Là quyển sách Top 1 toàn cầu về chủ đề đầu tư/trading, Trading In The Zone giúp thấu hiểu và quản trị cảm xúc cũng như giữ vững kỷ luật khi tham gia thị trường tài chính, nhằm nâng cao trình độ và hiệu quả đầu tư lên mức cao nhất có thể

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 220 Xem / 13 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 130 Xem / 16 Trả lời
  • Bianas trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 10 Xem / 1 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,281 Xem / 58 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 399 Xem / 24 Trả lời
  • nlinh trong Lập trình MQL - Expert Advisor - Indicator 13,932 Xem / 15 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên