Bóc tách các kỹ thuật quản lý vốn nâng cao - Đâu là cách tiếp cận tối ưu nhất cho trader?

Bóc tách các kỹ thuật quản lý vốn nâng cao - Đâu là cách tiếp cận tối ưu nhất cho trader?

Bóc tách các kỹ thuật quản lý vốn nâng cao - Đâu là cách tiếp cận tối ưu nhất cho trader?

Le Hue Truong

Editor
Trial mod
7,275
32,415
Các kỹ thuật quản lý vốn mô tả cách một trader xác định quy mô của các vị thế giao dịch của mình. Có rất nhiều kỹ thuật quản lý vốn khác nhau mà một trader có thể lựa chọn.

Yếu tố quan trọng nhất ở đây là bạn phải chọn một cách tiếp cận cụ thể và không nhảy lung tung quá nhiều. Sự nhất quán trong cách định cỡ vị thế có thể giúp việc phát triển tài khoản trơn tru hơn nhiều và trader thường có thể tránh được những biến động dữ dội đến từ việc quản ly sai kích thước vị thế.

Kỹ thuật quản lý vốn số 1: Tỷ lệ phần trăm cố định


Uu-nhuoc-diem-cua-cac-ky-thuat-quan-ly-von-nang-cao-TraderViet4.jpeg


Phương pháp định cỡ vị thế tiêu chuẩn còn được gọi là tỷ lệ phần trăm cố định. Tại đây, trader sẽ xác định mức phần trăm trong tổng số dư tài khoản của mình mà anh ta sẵn sàng chịu rủi ro cho mỗi giao dịch.

Thông thường, các con số phần trăm nằm trong khoảng từ 1% đến 3%. Tài khoản càng lớn, phần trăm rủi ro thường càng thấp.

Nếu bạn trade với tài khoản $10.000, bạn sẽ mạo hiểm $100 trên mỗi giao dịch nếu ngưỡng rủi ro của bạn là 1%. Điều này có nghĩa là khi stoploss của bạn bị chạm, bạn sẽ mất $100.

Ưu điểm của phương pháp tỷ lệ phần trăm cố định này là bạn đưa ra cùng một trọng số cho tất cả các giao dịch của bạn. Do đó, đồ thị tài khoản thường trông mượt mà và ít biến động hơn.

Kỹ thuật quản lý vốn số 2: Averaging up


Uu-nhuoc-diem-cua-cac-ky-thuat-quan-ly-von-nang-cao-TraderViet5.jpeg


"Averaging up" còn được gọi là "thêm vốn vào trade thắng" hay "scaling into" một giao dịch, có nghĩa là khi giao dịch bắt đầu có lợi nhuận, trader sẽ thêm nhiều tiền vào vị thế hiện tại khi giá tăng lên.

Ưu điểm


Các trade thua lỗ tiềm năng sẽ tương đối nhỏ hơn vì vị thế ban đầu không lớn bằng khi thực hiện theo cách tiếp cận "averaging up".

Đặc biệt là đối với phương pháp giao dịch theo xu hướng, cách tiếp cận "averaging up" có thể có lợi vì nó cho phép trader tăng thêm kích thước vị thế khi xu hướng tự củng cố sức mạnh.

Nhược điểm


Việc tìm kiếm một mức giá hợp lý và tối ưu để thêm tiền vào một vị thế có thể đặt ra nhiều thách thức cho trader. Hơn nữa, một khi giá đảo chiều, thì thua lỗ có thể lấn át chiến thắng khá nhanh chóng.

Để chống lại tác động này, trader thường sử dụng vị thế lớn hơn ở những lệnh ban đầu rồi mới giảm dần kích thước lệnh khi họ bắt đầu "averaging up", nhưng điều này phần nào làm yếu đi lập luận ủng hộ cho cách tiếp cận này.

Kỹ thuật quản lý vốn số 3: Trung bình giá giảm


Kỹ thuật này thường được gọi là "thêm tiền vào các vị thế thua" và nó được thảo luận trái chiều giữa các trader. Ngược lại với phương pháp "averaging up", bạn sẽ mở những lệnh mới để tăng kích thước vị thế của mình một khi giao dịch đi ngược lại với bạn.

Ưu điểm


Ý tưởng đằng sau cách tiếp cận này thua lỗ có thể được giảm bớt và điểm hoà vốn có thể đạt được nhanh hơn khi một giao dịch đi ngược lại với bạn bắt đầu đảo chiều một lần nữa.

Nhược điểm


Phương pháp này thường bị lạm dụng, đặc biệt bởi các trader nghiệp dư, những người đang ở trong thế thua và đầy cảm xúc với thua lỗ. Do thiếu một kế hoạch và nguyên tắc giao dịch hợp lý, những trader như vậy tự ý mở các lệnh mới trên đà giảm với hy vọng giá cuối cùng sẽ phải quay đầu.

Việc sử dụng không đúng cách trung bình giá giảm chính là nguyên nhân phổ biến gây ra thiệt hại đáng kể cho các trader nghiệp dư.

Uu-nhuoc-diem-cua-cac-ky-thuat-quan-ly-von-nang-cao-TraderViet1.png


Kỹ thuật quản lý vốn số 4: Martingale


Phương pháp định cỡ vị thế Martingale cũng được thảo luận sôi nổi như phương pháp trung bình giá giảm vậy.

Về cơ bản, sau một giao dịch thua lỗ, trader sẽ tăng gấp đôi quy mô vị thế của mình với hy vọng thu hồi lỗ ngay lập tức với trade thắng đầu tiên bởi vì nó sẽ bù đắp tất cả các khoản lỗ trước đó.

Ưu điểm


Tất cả các khoản lỗ trước đó có thể được phục hồi chỉ với một trade thắng.

Nhược điểm


Trong dài hạn, tất cả các trader sẽ trải qua một chuỗi thua lỗ và chỉ một khoảng thời gian thua lỗ kéo dài thường là đủ để xoá sạch tài khoản giao dịch.

Nếu trader có xu hướng thực hiện giao dịch trả thù và hấp tấp tham gia giao dịch sau khi thua lỗ, thì kỹ thuật Martingale sẽ đặt ra những thách thức lớn và trong những trường hợp như vậy, nó thậm chí có thể dẫn đến việc mất hoàn toàn tài khoản nhanh hơn.

Bắt đầu với rủi ro chỉ 1% cho mỗi giao dịch, một trader sẽ mất toàn bộ tài khoản của mình sau cú trade thua lỗ thứ 8 liên tiếp.

Uu-nhuoc-diem-cua-cac-ky-thuat-quan-ly-von-nang-cao-TraderViet2.png


Và, như các số liệu thống kê đã xác nhận, thì việc thua lỗ sẽ xảy ra bất kể bạn có trade tốt như thế nào. Vì vậy, việc cháy tài khoản với cách tiếp cận Martingale chỉ là vấn đề về thời gian.

Uu-nhuoc-diem-cua-cac-ky-thuat-quan-ly-von-nang-cao-TraderViet3.png

Kỹ thuật quản lý vốn số 5: Anti-Martingale


Phương pháp Anti-Martingale này cố gắng loại bỏ các rủi ro của phương pháp Martingale thuần tuý.

Uu-nhuoc-diem-cua-cac-ky-thuat-quan-ly-von-nang-cao-TraderViet6.jpeg


Với cách tiếp cận này, trader sẽ không tăng gấp đôi vị thế sau khi thua lỗ và sử dụng mức rủi ro thông thường của mình. Do đó, một chuỗi thua lỗ sẽ không thể xoá sạch tài khoản giao dịch nhanh chóng.

Mặt khác, một khi trader có chuỗi chiến thắng, anh ta sẽ tăng gấp đôi vị thế và rủi ro gấp đôi trong lần giao dịch tiếp theo. Ý tưởng đằng sau cách tiếp cận này là sau một trade thắng, bạn đang giao dịch với tiền "miễn phí".

Ví dụ: Một trader chốt lời $200 trên giao dịch của mình, trong đó mạo hiểm 1% trên tài khoản $10.000. Bây giờ, quy mô tài khoản mới của anh ấy là $10.200. Trong cú trade tiếp theo, anh ấy có thể mạo hiểm $200 (tức là 1,96% của $10.200). Nếu cú trade đó lại là một trade thắng khác với một tỷ lệ R:R là 1:2, anh ấy sẽ kiếm về $400 và quy mô tài khoản mới của anh ấy bây giờ là $10.600. Trong lần giao dịch tiếp theo, anh ta có thể mạo hiểm với $600 (tức là 5,7% của $10.600)...

Ưu điểm


Các trader sẽ có khả năng kiếm được nhiều tiền hơn trong chuỗi chiến thắng và không dễ dàng sụt giảm xuống dưới số dư tài khoản ban đầu của họ.

Nhược điểm


Chỉ cần một cú thua cũng có thể quét sạch tất cả những gì có được trước đó. Vì lý do này, trader không nên chỉ tăng gấp đôi kích thước vị thế của họ, mà hãy sử dụng hệ số nhỏ hơn 2 để xác định kích thước vị thế sau một trade thắng. Bằng cách này, họ vẫn sẽ có lợi nhuận sau khi chịu một trade thua.

Sự biến động tài khoản với kỹ thuật Anti-Martingale có thể rất đáng kể vì tổn thất sau chuỗi chiến thắng có thể rất lớn. Nếu một trader không thể đối phó với những khoản lỗ như vậy, thì phương pháp Anti-Martingale có thể dẫn đến các vấn đề khác.

Trader nên xác định một mức nhất định khi anh ta không tăng gấp đôi quy mô vị thế của mình nữa, mà quay trở lại cách tiếp cận ban đầu của mình, để đảm bảo cho lợi nhuận kiếm được trước đó không bị quét sạch.

Kỹ thuật quản lý vốn số 6: Tiêu chuẩn Kelly


Uu-nhuoc-diem-cua-cac-ky-thuat-quan-ly-von-nang-cao-TraderViet7.jpeg

Mục tiêu của Tiêu chuẩn Kelly là tối đa hoá lợi nhuận gộp có thể đạt được bằng cách tái đầu tư lợi nhuận.

Tiêu chuẩn Kelly sử dụng winrate (tỷ lệ chiến thắng) và loss rate (tỷ lệ thua lỗ) để xác định quy mô vị thế tối ưu. Công thức như sau:

Quy mô vị thế = Winrate - (1 - Winrate/ Tỷ lệ R:R)

Tuy nhiên, quy mô vị thế được đề xuất cho Tiêu chuẩn Kellu thường đánh giá thấp tác động của các khoản lỗ và chuỗi thua lỗ. Dưới đây là 2 ví dụ để minh hoạ cho quan điểm này:

Ví dụ 1: Quy mô vị thế = 55% - (1 - 55%/ 1,5) = 25%

Ví dụ 2: Quy mô vị thế = 60% - (1 - 60%/ 1) = 20%

Như bạn có thể thấy, quy mô vị thế được đề xuất của Tiêu chuẩn Kelly là rất cao và cao hơn nhiều so với mức cần được xem xét để quản lý rủi ro hợp lý.

Để chống lại hiệu ứng này, cách tiếp cận phổ biến là sử dụng một phần nhỏ của Tiêu chuẩn Kelly. Ví dụ: 1/10 của Tiêu chuẩn Kelly sẽ dẫn đến quy mô vị thế là 2,5% và 2% trong ví dụ trên.

Ưu điểm


Tối đa hoá tốc độ tăng trưởng.

Cung cấp khung tính toán cho cách tiếp cận có cấu trúc.

Nhược điểm


Một Tiêu chuẩn Kelly đầy đủ có thể dẫn đến mức drawdown (sụt giảm tài khoản) đáng kể rất nhanh. Việc sử dụng một phần nhỏ của Tiêu chuẩn Kelly nên được cân nhắc hơn.

Nguồn: tradeciety

Đừng quên THẢ TIM, SHARE VÀ COMMENT để ủng hộ mình nhiều hơn nữa nhé!! Nice day cả nhà ;););)
 

Giới thiệu sách Trading hay
Giao Dịch Theo Xu Hướng Để Kiếm Sống

Sách chia sẻ chiến lược giao dịch, tâm lý, phương pháp quản lý vốn thực chiến của Trader 18 năm kinh nghiệm giao dịch theo xu hướng
Các tiêu chuẩn này tuy được sử dụng rộng rãi nhưng không mang lại kết quả kỳ vọng ! Hãy nghĩ khác đi , đưa ra và kiểm nghiệm thử nhiều ý tưởng mới hơn về quản lý rủi ro , biết đâu " chó ngáp phải ruồi ":D ! Tư duy đổi mới , sáng tạo sẽ cho bạn phương pháp quản lý rủi ro mới khác biệt và đột phá !:D
 
Các tiêu chuẩn này tuy được sử dụng rộng rãi nhưng không mang lại kết quả kỳ vọng ! Hãy nghĩ khác đi , đưa ra và kiểm nghiệm thử nhiều ý tưởng mới hơn về quản lý rủi ro , biết đâu " chó ngáp phải ruồi ":D ! Tư duy đổi mới , sáng tạo sẽ cho bạn phương pháp quản lý rủi ro mới khác biệt và đột phá !:D
Bác có ý tưởng nào khác không ạ.:D
Bác có thể cho em một ví dụ không ạ.:D
 
Có một ý tưởng rất đơn giản , bạn có thể thử nghiệm ngay :
1. Bạn đã có một hệ thống giao dịch ( HTGD ) cho phép bạn xác định tín hiệu GD ( THGD ) đồng dạng ở tối thiểu 3 khung thời gian ( KTG ) để thực hiện ý tưởng GD 3 KTG của A.Elder .
2. Bạn thực hiện ngược lại cách làm của A.Elder : đặt lệnh dừng lỗ
ở KTG lớn nhất và đặt lệnh chốt lãi ở KTG nhỏ nhất !
Tôi nghĩ rằng xác suất thành công của lệnh làm như vậy sẽ cao hơn rất nhiều so với cách làm của A.Elder ( lưu ý : đừng có tham đặt tỉ lệ lãi/lỗ quá cao , tỉ lệ này mang tính chủ quan , áp đặt của người GD ( NGD ) quá cao nên cũng cần phải sửa đổi , bạn cần mạnh dạn dám đi ngược đám đông ? !:cool:
Ý kiến này mang tính cá nhân , bạn nên thử nghiệm ở tài khoản ( TK ) demo trước khi áp dụng vào TK thực . Tôi không chịu trách nhiệm khi bạn thất bại .:D
 
Có một ý tưởng rất đơn giản , bạn có thể thử nghiệm ngay :
1. Bạn đã có một hệ thống giao dịch ( HTGD ) cho phép bạn xác định tín hiệu GD ( THGD ) đồng dạng ở tối thiểu 3 khung thời gian ( KTG ) để thực hiện ý tưởng GD 3 KTG của A.Elder .
2. Bạn thực hiện ngược lại cách làm của A.Elder : đặt lệnh dừng lỗ
ở KTG lớn nhất và đặt lệnh chốt lãi ở KTG nhỏ nhất !
Tôi nghĩ rằng xác suất thành công của lệnh làm như vậy sẽ cao hơn rất nhiều so với cách làm của A.Elder ( lưu ý : đừng có tham đặt tỉ lệ lãi/lỗ quá cao , tỉ lệ này mang tính chủ quan , áp đặt của người GD ( NGD ) quá cao nên cũng cần phải sửa đổi , bạn cần mạnh dạn dám đi ngược đám đông ? !:cool:
Ý kiến này mang tính cá nhân , bạn nên thử nghiệm ở tài khoản ( TK ) demo trước khi áp dụng vào TK thực . Tôi không chịu trách nhiệm khi bạn thất bại .:D
Như vậy tức là bác đang tập trung tăng winrate lên cao và giảm RR xuống ạ. Em chưa quen thế này lắm. Cám ơn bác về ý tưởng này.
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 112 Xem / 3 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 45 Xem / 7 Trả lời
  • Berkeley trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 34 Xem / 1 Trả lời
  • lapuma trong Kiến thức Trading - Kinh nghiệm Trading 478 Xem / 21 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 279 Xem / 8 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,062 Xem / 40 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 23,786 Xem / 78 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên