Siêu trader Nhật & Ichimoku Kinko Hyo | Phần 4: "Thời gian là tất cả trên thị trường"!

Siêu trader Nhật & Ichimoku Kinko Hyo | Phần 4: "Thời gian là tất cả trên thị trường"!

Siêu trader Nhật & Ichimoku Kinko Hyo | Phần 4: "Thời gian là tất cả trên thị trường"!

Le Hue Truong

Editor
Trial mod
7,217
32,342
Xin chào cả nhà!

Đây là chia sẻ của trader Nhật, tên là Kei (phát âm như chữ "K" trong tiếng Anh). Kei là một Forex trader cá nhân và cũng là một mentor (cố vấn) ở Nhật Bản.

Anh bắt đầu giao dịch Forex từ năm 2013 và đến giờ vẫn cảm thấy nó thú vị như thuở ban đầu. Anh không chỉ kiếm tiền mà còn có thể hiểu được tâm lý của mọi người, nhìn lại tư duy của bản thân để tiếp tục phát triển và biết những yếu tố quan trọng khác trong cuộc sống nói chung.

Kết quả giao dịch của trader Kei từ năm 2013-2019 như sau:

ichimoku-kinko-hyo-may-kumo-va-duong-chiko-span-TraderViet0-png.200750


Đôi nét về nhân vật chính vậy là đủ rồi, bây giờ chúng ta cùng theo dõi chia sẻ của anh ấy về Phần 4 của Series " Ichimoku Kinko Hyo" này nhé!

----------------------------------------


Xin chào, tôi là Kei đến từ Nhật Bản. Ban đầu tôi dự định sẽ nói về Lý thuyết Sóng và Lý thuyết Quan sát giá trong video này. Tuy nhiên, tôi chợt nhận ra rằng tôi vẫn chưa nói hết một vài thứ cần nói về Lý thuyết Thời gian - một điều cũng rất quan trọng để có thể hiểu về 2 lý thuyết trên.

Cho nên, trong video này, tôi sẽ tóm tắt lại Lý thuyết Thời gian, phân tích sâu hơn và nói về Taito Suchi cùng một vài biến thể của nó, để bạn thực sự nắm được bức tranh toàn cảnh của Lý thuyết Thời gian. Bạn biết đấy, đây là phần quan trọng nhất trong Ichimoku Kinko Hyo, như Ichimoku Sanji (người tạo ra chỉ báo) từng nói rằng: "Thời gian là tất cả trên thị trường".

Giờ thì bắt đầu thôi!

Trong Ichimoku, thời gian là thứ quan trọng nhất bởi vì bạn biết đấy, giá trên thị trường thực ra chủ yếu chịu ảnh hưởng bởi yếu tố thời gian. Nói cách khác, thời gian kiểm soát và định hình nên giá.

Ly-thuyet-thoi-gian-trong-Ichimoku-Kinko-Hyo-TraderViet1.png


Điều này nghe có vẻ lạ với bạn, nhưng nó thực sự là cách Ichimoku nhìn nhận thị trường và lúc đầu, tôi cũng rất bối rối bởi khái niệm này khi mới học nó, nhưng bây giờ thì tôi hoàn toàn đồng tình với nó. Nhưng quyển sách tôi đọc khá là phức tạp, nên tôi phải mất một khoảng thời gian thì mới nắm bắt được và có khả năng sử dụng nó vào giao dịch thực tế.

Tuy nhiên, bây giờ thì tôi đã "tiêu hoá" được kiến thức ấy rồi, cho nên tôi sẽ chỉ cho bạn khái niệm này theo cách dễ hiểu hơn một chút so với cuốn sách gốc.

Okay, vậy trong Ichimoku Kinko Hyo, thời gian được xem là thiết yếu để thấu hiểu thị trường. Nó thực sự cho chúng ta một loại "thước đo" để bạn có thể đo lường thời gian và thước đo đó được gọi là "Kihon Suchi".

Ly-thuyet-thoi-gian-trong-Ichimoku-Kinko-Hyo-TraderViet2.png


Ví dụ, khi bạn thử sáng tạo và lắp thành một chiếc ghế bằng gỗ cùng với một người bạn, bạn đâu thể chỉ cắt gỗ bằng trực giác của mình? Bởi lẽ, nơi bạn nghĩ gỗ nên được cắt có thể sẽ khác với nơi mà bạn của bạn nghĩ. Và điều này có thể dẫn đến kết quả các phần không kết nối lại với nhau được.

Ly-thuyet-thoi-gian-trong-Ichimoku-Kinko-Hyo-TraderViet3.png


Nhưng khi bạn có một quy tắc, một cách đo lường, thì cả hai có thể có một ý thức chung về chính xác nơi gỗ cần được cắt theo centimet hay inch. Vì thế, cả hai sẽ cắt gỗ với cùng một chiều dài chính xác, và ghép nối các phần lại một cách hoàn hảo.

Và điều này cũng hoàn toàn tương tự đối với Forex. Giống như khi bạn nhìn chart với một người bạn hay một ai đó khác, bạn có thể có trải nghiệm giống vậy. Cả hai có thể nhìn nhận về nơi xu hướng bắt đầu và kết thúc khác nhau, hoặc khi thị trường tích luỹ. Lý do là vì mỗi người có một quy tắc của riêng họ và họ nhìn thấy những gì họ thấy, nhưng không thấy những gì bạn thấy, như thể bạn đang sử dụng một ngôn ngữ khác vậy.

Vì thế, để tránh sự rối loạn đó, Ichimoku sẽ cho bạn một thước đo và nó nằm trên trục thời gian nằm ngang này, bởi vì một lần nữa, thời gian được xem là phần quan trọng nhất. Thước đo được gọi là Kihon Suchi 9, 17, 26, 33, 42... Tôi sẽ hiển thị chúng trên màn hình... Đây là những con số điển hình cho thấy thời điểm khi thị trường đảo chiều, hoặc tăng đến điểm nào thì xu hướng cụ thể sẽ được giữ vững.

Ly-thuyet-thoi-gian-trong-Ichimoku-Kinko-Hyo-TraderViet4.png


Giả sử, bạn nhìn thấy một thị trường có các đỉnh thấp dần (lower highs) và giả sử giá vừa bắt đầu đi lên. Và khi bạn lấy điểm B làm chuẩn rồi lùi lại 26 cây nến, bạn tìm thấy cây nến ở điểm A, sau đó bạn có thể nói rằng thị trường từ A đến B là trong một chu kỳ 26 ngày (hay thị trường đang ở trong một trong những chu kỳ của Kihon Suchi).

Tiếp theo, bạn đo lường từ điểm B đến C, nó cũng có thể là 26 cây nến, hoặc 25, hoặc 27, nhưng chủ yếu là gần với con số 26. Trong trường hợp đó, bạn có thể kỳ vọng về một đỉnh tiếp theo, điểm D có thể là một chu kỳ 26 ngày khác.

Ly-thuyet-thoi-gian-trong-Ichimoku-Kinko-Hyo-TraderViet5.png


Thực ra, còn có một kiểu thước đo khác trong Ichimoku Kinko Hyo, và nó được gọi là "Taito Suchi", được dịch trực tiếp trong tiếng Nhật là "con số bằng nhau".

Khi thị trường tạo đỉnh thấp hơn như thế này, thì thời gian từ điểm A đến B và thời gian từ điểm B đến C có thể bằng nhau, và nó có thể là bất kỳ con số nào, ví dụ như 11, hay 28, hay 90,... Đấy chính là Taito Suchi.

Ly-thuyet-thoi-gian-trong-Ichimoku-Kinko-Hyo-TraderViet6.png


Vậy khi bạn đo từ điểm A đến B và nhận thấy kết quả là 11 cây nến, rồi từ B đến C (hoặc đôi khi là từ B đến D) cũng là 11 cây nến, thì đây là cách bạn phân tích hành vi thị trường theo thời gian.

Để làm rõ hơn, Kihon Suchi là một chuỗi các con số, như 9 hoặc 26, có khả năng là điểm đảo chiều trên thị trường, giống như một chu kỳ thời gian về tâm lý mà trader có thể chịu đựng để nắm giữ vị thế của họ. Còn Taito Suchi là nơi mà các con số giống nhau xuất hiện trên thị trường (nó có thể là các con số Kihon Suchi, nhưng cũng có thể là bất kỳ con số nào). Và những điểm đáng chú ý này được gọi là "Henka Bi", hay dịch đơn giản là "ngày thay đổi" - ngày mà thị trường sẽ đảo chiều (những điểm màu xanh trên hình).

Ly-thuyet-thoi-gian-trong-Ichimoku-Kinko-Hyo-TraderViet7.png


Những điểm Henka Bi này có thể nằm chính xác trong một chu kỳ với cùng số ngày, nhưng nó cũng có thể chênh nhau nhẹ 1 hoặc 2 ngày. Ý tưởng đằng sau là tìm mô hình trên thị trường và đánh dấu mốc trong tương lai để chúng ta có thể nhận thức được điểm Henka Bi trong tương lai khi giá tiến gần hơn và để sẵn sàng về mặt tâm lý trong X ngày tới.

Bây giờ, hãy cùng nhìn vào một biểu đồ để thực sự thấy cách những con số này xuất hiện nhé!

Ly-thuyet-thoi-gian-trong-Ichimoku-Kinko-Hyo-TraderViet8.png


Đây là chart khung Daily của EURUSD và nếu bạn nhìn biểu đồ này chỉ với những cây nến mà không có bất kỳ indicator nào, bạn có thể thấy rõ hành động giá (đẹp và đơn giản).

Giờ tôi sẽ đặt những đường nằm dọc màu vàng vào, nơi thị trường tạo các đỉnh và đáy, và nơi các cây nến bắt đầu hay kết thúc xu hướng.

Ly-thuyet-thoi-gian-trong-Ichimoku-Kinko-Hyo-TraderViet9.png


Và những gì tôi làm là đếm số cây nến trên mỗi khoảng thời gian và cố gắng tìm một mô hình nhất định với Kihon Suchi hoặc với bất kỳ con số nào để tìm nơi Taito Suchi bị che giấu trên thị trường.

Ly-thuyet-thoi-gian-trong-Ichimoku-Kinko-Hyo-TraderViet10.png


Bạn thấy đấy, con số trên chart thực sự là con số giữa các đường tôi kẻ. Ví dụ, đối với số 9, thì tức là có 9 cây nến nằm giữa 2 đường màu vàng. Vậy từ đây đến đây, bạn sẽ thấy các đỉnh và đáy.

Ly-thuyet-thoi-gian-trong-Ichimoku-Kinko-Hyo-TraderViet11.png


Và từ ngày này đến ngày này, các đỉnh và đáy di chuyển chính xác theo chu kỳ 9 ngày. Bạn nhớ chứ? 9 là một trong những con số Kihon Suchi trong Ichimoku Kinko Hyo.

Ly-thuyet-thoi-gian-trong-Ichimoku-Kinko-Hyo-TraderViet12.png


Cái này cũng vậy, sau khi tạo đỉnh cao nhất, phải mất 17 ngày để thị trường giảm rồi đi lên, và từ đó, mất 16 ngày khác để xuống rồi đi lên, và sau 17 ngày, thị trường tạo mức giá thấp nhất. Vậy, bạn có thể một chu kỳ gồm 17, hoặc 16 ngày của các động lượng tăng và giảm. Và 17 là một con số khác của Kihon Suchi.

Như bạn có thể thấy, thời gian mà thị trường di chuyển theo chu kỳ Kihon Suchi thường là 9, 17, 26, 33... Tuy nhiên, có những khoảng thời gian mà thị trường di chuyển theo một chu kỳ với bất kỳ con số nào. Ví dụ, nhìn vào đây, bạn có thấy chu kỳ 13 ngày không? Nó không nằm trong Kihon Suchi.

Ly-thuyet-thoi-gian-trong-Ichimoku-Kinko-Hyo-TraderViet13.png


Khi thị trường không di chuyển theo chu kỳ Kihon Suchi, nhưng vẫn di chuyển theo cùng một số lượng nến (như 30 hoặc 31), thì nó vẫn được xem là di chuyển với một mô hình với cùng số lượng các cây nến. Và đây được gọi là "Taito Suchi", đúng chứ?

Vậy, để có thể xác định những mô hình này, bạn cần phải ngồi xuống và nhìn vào một biểu đồ:
  • Đầu tiên là xác định các đỉnh và đáy.
  • Đếm số nến nằm giữa.
Ví dụ, tôi sẽ xác định cây nến có đỉnh cao nhất như ở đây, và đếm số đỉnh và đáy với Kihon Suchi (đếm lùi và đếm tới) và xem liệu thị trường có cộng hưởng với những con số này hay không.

Ly-thuyet-thoi-gian-trong-Ichimoku-Kinko-Hyo-TraderViet14.png


Nếu bạn vừa bắt đầu, đừng chọn những đỉnh và đáy như thế này, bởi vì chúng không phải là đỉnh cao nhất và đáy thấp nhất, nên sẽ rất dễ khiến bạn bối rối khi phân tích.

Ly-thuyet-thoi-gian-trong-Ichimoku-Kinko-Hyo-TraderViet15.png


Nếu bạn sử dụng MT4 hoặc MT5, bạn có thể sử dụng công cụ gọi là "Cycle Lines" rồi nhập 9 hoặc 17 hoặc bất kỳ con số Kihon Suchi nào vào để nó tự động cho bạn khoảng thời gian giữa các cây nến. Như thế, bạn có thể dễ dàng xác định được các chu kỳ hơn.

Ly-thuyet-thoi-gian-trong-Ichimoku-Kinko-Hyo-TraderViet16.png


Khi đã xác định xong các con số, hãy bắt đầu đo lường số nến giữa các đỉnh và đáy một cách thủ công. Một lần nữa, nếu bạn sử dụng MT4 hoặc MT5, bạn chỉ cần nhấn Ctrl+F để hiển thị công cụ đo lường và đếm số nến nằm giữa, như vậy bạn có thể xác định những mô hình chu kỳ khác như 13 ở đây hoặc 31 ở kia.

Ly-thuyet-thoi-gian-trong-Ichimoku-Kinko-Hyo-TraderViet17.png


Trên thực tế, chúng ta còn có một vài biến thể của Taito Suchi, và tôi sẽ cho thấy chúng thực sự xuất hiện trên chart như thế nào, nhưng đây là một kỹ thuật hơi nâng cao, nên nếu bạn cảm thấy hơi choáng ngợp bởi thông tin, bạn có thể nghe lại một lần nữa để hiểu Taito Suchi toàn bộ trước đã nhé!

Tuy nhiên, những biến thể này cũng rất quan trọng để biết toàn bộ khái niệm của Ichimoku Kinko Hyo.

Một lần nữa, Taito Suchi là một con số bằng nhau của các cây nến xuất hiện trên thị trường ngay cạnh nhau, và nó có thể là một trong những con số Kihon Suchi, nhưng cũng có thể là bất kỳ con số nào.

Có 2 loại Taito Suchi và chúng được gọi là "Jugi" và "Kakugi". Hãy nhìn vào biểu đồ này.

Ly-thuyet-thoi-gian-trong-Ichimoku-Kinko-Hyo-TraderViet18.png


Từ cây nến này đến cây nến này, có tất cả 43 cây nến. Và từ cây nến này đến cây nến này, có 44 cây nến.

Như bạn có thể thấy, chúng gần như là những con số tương tự nhau, bạn biết đấy, Taito Suchi, những con số bằng nhau, nhưng một vài cây nến trùng lặp nhau, và trong trường hợp này, nó được gọi là "Jugi". "Ju" có nghĩa là chồng lên nhau.

Ly-thuyet-thoi-gian-trong-Ichimoku-Kinko-Hyo-TraderViet19.png


Và một biến thể khác là "Kakugi". Nó có nghĩa là, bạn lấy 27 cây nến hay số cây nến tương tự nhau làm một chu kỳ, nhưng có một khoảng gap nhỏ ở giữa. Vậy, thị trường vẫn di chuyển với cùng số nến, nhưng khi có một khoảng gap nhỏ ở giữa, thì nó được gọi là "Kakugi".

Ly-thuyet-thoi-gian-trong-Ichimoku-Kinko-Hyo-TraderViet20.png


Bây giờ, nếu khoảng gap quá rộng, nó sẽ không được gọi là "Kakugi" nữa. Lý tưởng nhất, khoảng gap chỉ nên là một nửa số nến của một chu kỳ cụ thể. Trong trường hợp này, khi bạn nhận ra một chu kỳ gồm 27 nến, thì gap nên chiếm ít hơn 13 hoặc 14 cây nến, vậy bạn mới gọi nó là "Kakugi" được.

Tóm lại, bạn sẽ nhìn vào một biểu đồ:

Ly-thuyet-thoi-gian-trong-Ichimoku-Kinko-Hyo-TraderViet21.png

  1. Trước tiên, bạn nhìn vào các đỉnh/đáy trên thị trường.
  2. Xem liệu thị trường có di chuyển theo số nến nhất định như 9, 17 hoặc 26 (Kihon Suchi) hay không.
  • Nếu thị trường di chuyển theo một số nến giống nhau liên tiếp, vậy nó được xem là Taito Suchi, đúng chứ?
  • Và khi thị trường di chuyển bới cùng số nến, nhưng nếu một phần của nến trùng lắp, thì nó được gọi là "Jugi".
  • Và khi có một khoảng gap ở giữa, nó được gọi là "Kakugi".
Đủ rõ ràng rồi chứ?

Thành thật mà nói, khi lần đầu bạn thử áp dụng điều này vào biểu đồ, nó sẽ hơi khó một chút. Bởi vì về cơ bản, bạn cần phải đo lường thủ công số nến. Tuy nhiên, một khi bạn đã quen với nó, bạn sẽ có khả năng xác định Kihon Suchi hay Taito Suchi chỉ bằng cách nhìn vào chart mà không cần phải tính từng nến một.

Nếu bạn quen với việc nhìn nhận thị trường như thế này, nó sẽ cho bạn ý tưởng mới về cách nhìn thị trường ở một góc nhìn khác, thứ mà nhiều người không để ý, vì thế mà bạn có thể tách biệt mình với số đông. Đó là lý do vì sao tôi quyết định chia sẻ tất cả những kiến thức về Ichimoku Kinko Hyo này, đơn giản bởi vì nó là một khái niệm quyền năng và là một quá trình training giúp tôi trở thành một trader chuyên nghiệp.

Khi bạn đã quen với việc xác định những chu kỳ này (như thể bạn có thể đánh máy mà không cần nhìn bàn phím vì đã quen tay), bạn sẽ có thể tự tin phân tích được thị trường nhanh hơn và giao dịch của bạn sẽ được cải thiện đáng kể.

Bạn không thể một bước mà lên tiên, mỗi hành trình luôn bắt đầu với từng bước một. Như vậy, bây giờ bạn đã sẵn sàng cho Lý thuyết Sóng và Lý thuyết Quan sát giá mà tôi sẽ nói trong video tiếp theo.

Ly-thuyet-thoi-gian-trong-Ichimoku-Kinko-Hyo-TraderViet22.png


Hãy cùng chờ đón nhé!

Nguồn: forex-kei

Đừng quên THẢ TIM, SHARE VÀ COMMENT để ủng hộ mình nhiều hơn nữa nhé!! Nice day cả nhà ;););)
 

Giới thiệu sách Trading hay
Giao Dịch Theo Xu Hướng Để Kiếm Sống

Sách chia sẻ chiến lược giao dịch, tâm lý, phương pháp quản lý vốn thực chiến của Trader 18 năm kinh nghiệm giao dịch theo xu hướng
Chỉnh sửa lần cuối:
cảm ơn @Le Hue Truong vì bài dịch, mình thắc mắc độ tin cậy của trader Kei này là bao nhiêu vậy bạn? mình search thử nhưng không tìm thấy thông tin gì về trader này. thanks bạn
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 59 Xem / 1 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,792 Xem / 99 Trả lời
  • DuongHuy trong Hệ thống giao dịch - Trading system 37,533 Xem / 18 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 397 Xem / 29 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 415 Xem / 18 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên