Phân tích cơ bản Forex ngày 04/05 - Kỳ vọng việc làm tốt mà sao USD không thể tăng?

Phân tích cơ bản Forex ngày 04/05 - Kỳ vọng việc làm tốt mà sao USD không thể tăng?

Phân tích cơ bản Forex ngày 04/05 - Kỳ vọng việc làm tốt mà sao USD không thể tăng?

DuongHuy

Administrator
Thành viên BQT
28,590
153,959
Lược dịch từ bài viết With A Million New Jobs Looming, Why Can’t U.S. Dollar Rally? của Kathy Lien
----------
TÓM LƯỢC
  • #USD giảm trong ngày giao dịch đầu tiên của tháng Năm dù kỳ vọng dữ liệu Bảng lương Phi nông nghiệp Mỹ cuối tuần này rất tốt.
  • Khả năng cho sự sụt giảm của #USD là nhà đầu tư đang thoát ra khỏi các đồng tiền trú ẩn an toàn để chuyển dòng tiền vào các đồng tiền có rủi ro cao hơn.
  • Việc Cục dự trữ Liên bang Mỹ #FED vẫn giữ quan điểm cũ khiến thị trường giảm bớt nhu cầu về #USD hơn
  • Cuộc họp của NHTW Úc #RBA và NHTW Anh #BOE là những tâm điểm khác của tuần này.
----------​
Đồng #USD đã bắt đầu ngày giao dịch đầu tiên của tháng Năm với đà giảm trên diện rộng. Vào thứ Sáu này, dữ liệu kinh tế quan trọng là Bảng lương phi nông nghiệp Mỹ (Nonfarm Payrolls - #NFP) sẽ được công bố và với việc Bộ lao động Mỹ dự kiến sẽ có 1 triệu việc làm mới được tạo ra, một số nhà đầu tư đang tự hỏi tại sao #USD không thể tăng. Với một trong những tỷ lệ tiêm chủng tốt nhất thế giới, các chương trình kích thích và việc áp dụng các biện pháp hạn chế, Mỹ không chỉ đang phục hồi nhanh chóng mà còn nổi lên như một động lực tăng trưởng hàng đầu thế giới.

Vấn đề lớn nhất đối với đồng #USD là ở cấp độ cơ bản nhất thì #USD là một loại tiền tệ trú ẩn an toàn. Mỹ dẫn đầu sự phục hồi kể từ đầu năm, vì vậy các nhà đầu tư có nhiều thời gian để mua #USD và chốt lời. Hiện nay, tỷ lệ tiêm chủng đang tăng lên ở châu Âu và ở đây đang tìm cách giảm bớt các hạn chế. Quý đầu tiên là sự phục hồi thương mại của Mỹ, nhưng quý thứ hai đến quý thứ ba chúng ta nên tập trung vào sự phục hồi toàn cầu. Tăng trưởng toàn cầu mạnh mẽ nhìn chung tích cực hơn đối với các loại tiền tệ rủi ro hơn so với các loại tiền tệ là nơi trú ẩn an toàn như #USD. Khi các quốc gia ở #Eurozone (khu vực đồng tiền chung Châu Âu) cuối cùng đã thoát khỏi các hạn chế và cho thấy các dữ liệu kinh tế mạnh mẽ hơn, sẽ có sự quan tâm và nhu cầu mới đối với đồng #EUR. Sự suy yếu gần đây của đồng #USD phản ánh việc các nhà đầu tư đang đón đầu cơ hội giao dịch này.

Thêm vào đó là sự khăng khăng của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ #FED rằng chưa đạt được tiến bộ đáng kể và sự sụt giảm bất ngờ trong chỉ số #ISM Sản xuất và chúng ta có thể thấy lý do tại sao đồng #USD từ chối tăng bất chấp triển vọng của về báo cáo việc làm rất mạnh vào thứ Sáu. Các nhà kinh tế đang kỳ vọng chỉ số #ISDM Sản xuất tăng lên 65 từ 64,7 nhưng nó đã giảm xuống 60,7 vào tháng Tư. Theo chi tiết của báo cáo, chính việc giá cả cao và sự thiếu hụt nguồn cung đã kéo lùi hoạt động sản xuất chứ không phải do nhu cầu, nhưng sản lượng cũng giảm. Các dữ liệu khác như #ISM Dịch vụ và báo cáo Bảng lương phi nông nghiệp vẫn được kỳ vọng sẽ cho thấy sự phục hồi mạnh. Đồng #USD sẽ phản ứng tích cực với những báo cáo này, nhưng khi sự phục hồi toàn cầu trở thành câu chuyện lớn hơn, nhu cầu đối với #USD sẽ suy yếu.

Ngoài báo cáo việc làm của Mỹ, các thông báo về chính sách tiền tệ của Ngân hàng Dự trữ Úc #RBA và Ngân hàng Anh #BOE cũng là tiêu điểm trong tuần này. #RBA nhóm họp sáng nay và dự kiến sẽ giữ chính sách tiền tệ không thay đổi. #RBA nên chia sẻ mối quan tâm của #RBNZ (NHTW New Zealand) về giá nhà, nhưng với áp lực lạm phát tổng thể đã giảm bớt, họ không cần vội vàng hành động. Ngay cả với độ lớn chương trình kích thích bất thường mà #RBA đang cung cấp, mức tăng trưởng giá cốt lõi chỉ đạt mức thấp nhất từ trước đến nay trong quý đầu tiên. Phần lớn điều này được thúc đẩy bởi tăng trưởng tiền lương chậm, và đây là một thách thức cho quá trình phục hồi, vì vậy có thể phải mất một thời gian trước khi áp lực giá tăng tốc đến một mức có thể gây tác động.

#GBP là đồng tiền hoạt động tốt nhất vào thứ Hai khi các nhà đầu tư chuẩn bị tinh thần cho sự lạc quan từ Ngân hàng Trung ương Anh #BOE. Mặc dù không có thay đổi nào được mong đợi từ #BoE, nhưng sự phục hồi mạnh mẽ sẽ khiến ngân hàng trung ương này xem xét lại triển vọng của mình. Đánh giá về kinh tế của #BOE sẽ tích cực hơn khi chính phủ chuẩn bị chấm dứt quy tắc dãn cách xã hội ở mức 1m vào ngày 21 tháng 6. Điều này sẽ mở đường cho việc mở lại các buổi hòa nhạc trực tiếp, các trận đấu thể thao và nhà hát ngay trong mùa hè.

Đồng #AUD#NZD cũng giao dịch cao hơn, nhưng đồng #CAD bị tụt lại phía sau. Không giống như Mỹ, các nhà kinh tế đang kỳ vọng tình trạng mất việc làm ở Canada trong tháng Tư. Phần lớn đất nước này vẫn đang trong tình trạng phong tỏa, nhưng lý do chính dẫn đến sự thất vọng về dữ liệu tiềm ẩn là do báo cáo việc làm tăng đột biến trong vài tháng qua.
 

Giới thiệu sách Trading hay
Giao Dịch Theo Xu Hướng Để Kiếm Sống

Sách chia sẻ chiến lược giao dịch, tâm lý, phương pháp quản lý vốn thực chiến của Trader 18 năm kinh nghiệm giao dịch theo xu hướng
Vấn đề lớn nhất đối với đồng #USD là ở cấp độ cơ bản nhất thì #USD là một loại tiền tệ trú ẩn an toàn. Mỹ dẫn đầu sự phục hồi kể từ đầu năm, vì vậy các nhà đầu tư có nhiều thời gian để mua #USD và chốt lời.

tôi thấy giải thích vầy chưa thỏa mãn cho lắm. Việc giải thích USD là tài sản trú ẩn có thể là một kiểu giải thích quá đơn giản hóa: vế sau thì đúng nhưng vế đầu tiên có vẻ miễn cưỡng. Có một số lưu ý: USD tăng do nhiều lý do và không nhất thiết là "sự trú ẩn".

Từ đầu năm, USD di chuyển ngược với 3 loại "tài sản trú ẩn" truyền thống
upload_2021-5-4_17-10-15.png


Nhưng lại đi cùng 2 chỉ báo thể hiện risk appetite là tỷ lệ giữa "small cap vs large cap" và "high yield bond vs high grade bond" (tài sản "rủi ro/an toàn hơn" trong cùng một lớp tài sản).

upload_2021-5-4_17-12-7.png


Nếu sử dụng chỉ số chứng khoán phổ biến như SnP hay Dow jones để xem risk on/off thì có lẽ sẽ dễ nhầm lẫn. Những chỉ số này bị ảnh hưởng lớn bởi một số công ty khổng lồ. Trong khi high yield bonds và small cap vẫn đang consolidate, thì SnP liên tục phá đỉnh. Trong khi emerging market nhiều khi bị ảnh hưởng bởi giá hàng hóa (giá hàng hóa có thể, nhưng không nhất thiết đi cùng tăng trưởng), tôi nghĩ có lẽ Japan stock thể hiện tốt hơn cái risk on/off khi nó thường chạy ngược đồng yen.
Tỷ lệ số cổ phiếu > moving average 50 giảm dần trong khi SnP liên tục phá đỉnh cho thấy đà tăng lỏng lẻo của chỉ số
aimgur.com_hIbtN6Q.jpg


Sự phân kỳ trên currency market đã kể câu chuyện khác
USD tăng (nhưng chậm hơn AUD) so với JPY từ đầu năm đến khoảng đầu t3 cho thấy cái theme của thị trường là lạm phát (giá hàng hóa tăng) kết hợp kỳ vọng tăng trưởng (yield tăng). Sự " phân kỳ" sau đó diễn ra giữa AUDUSD và AUDJPY chỉ thể hiện kỳ vọng phục hồi ở Mỹ mạnh hơn các thị trường khác kéo yield tăng mạnh, đồng thời giá hàng hóa chững lại.

upload_2021-5-4_17-23-29.png


yield spread cũng thể hiện điều đó. Lợi suất trái phiếu Mỹ tăng cùng (nhưng yếu hơn) lợi suất trái phiếu Úc cho tới đầu tháng 3.
upload_2021-5-4_17-36-27.png


USD giảm trở lại cùng US yield vào tháng 4, trong khi các tài sản "trú ẩn" như US Treasury và Vàng, JPY tăng.
Giá vàng tăng mạnh hơn trái phiếu nhờ hưởng lợi kép: lợi suất trái phiếu (thể hiện khả năng sinh lời trên tài sản tài chính) giảm + giá hàng hóa tăng (rủi ro lạm phát cao hơn).

upload_2021-5-4_17-46-36.png


Nếu như năm trước cái theme là rủi ro/tăng trưởng toàn cầu -> rủi ro đầu năm 2020 và đến cuối năm, giá hàng hóa tăng cùng yield thể hiện kinh tế phục hồi, thì hiện tại có lẽ thị trường thay đổi cái theme sang sự khác biệt tăng trưởng giữa các quốc gia.
 
tôi thấy giải thích vầy chưa thỏa mãn cho lắm. Việc giải thích USD là tài sản trú ẩn có thể là một kiểu giải thích quá đơn giản hóa: vế sau thì đúng nhưng vế đầu tiên có vẻ miễn cưỡng. Có một số lưu ý: USD tăng do nhiều lý do và không nhất thiết là "sự trú ẩn".

Từ đầu năm, USD di chuyển ngược với 3 loại "tài sản trú ẩn" truyền thống
View attachment 208458

Nhưng lại đi cùng 2 chỉ báo thể hiện risk appetite là tỷ lệ giữa "small cap vs large cap" và "high yield bond vs high grade bond" (tài sản "rủi ro/an toàn hơn" trong cùng một lớp tài sản).

View attachment 208460

Nếu sử dụng chỉ số chứng khoán phổ biến như SnP hay Dow jones để xem risk on/off thì có lẽ sẽ dễ nhầm lẫn. Những chỉ số này bị ảnh hưởng lớn bởi một số công ty khổng lồ. Trong khi high yield bonds và small cap vẫn đang consolidate, thì SnP liên tục phá đỉnh. Trong khi emerging market nhiều khi bị ảnh hưởng bởi giá hàng hóa (giá hàng hóa có thể, nhưng không nhất thiết đi cùng tăng trưởng), tôi nghĩ có lẽ Japan stock thể hiện tốt hơn cái risk on/off khi nó thường chạy ngược đồng yen.
Tỷ lệ số cổ phiếu > moving average 50 giảm dần trong khi SnP liên tục phá đỉnh cho thấy đà tăng lỏng lẻo của chỉ số
View attachment 208487

Sự phân kỳ trên currency market đã kể câu chuyện khác
USD tăng (nhưng chậm hơn AUD) so với JPY từ đầu năm đến khoảng đầu t3 cho thấy cái theme của thị trường là lạm phát (giá hàng hóa tăng) kết hợp kỳ vọng tăng trưởng (yield tăng). Sự "phân kỳ" sau đó diễn ra giữa AUDUSD và AUDJPY chỉ thể hiện kỳ vọng phục hồi ở Mỹ mạnh hơn các thị trường khác kéo yield tăng mạnh, đồng thời giá hàng hóa chững lại.

View attachment 208469

yield spread cũng thể hiện điều đó. Lợi suất trái phiếu Mỹ tăng cùng (nhưng yếu hơn) lợi suất trái phiếu Úc cho tới đầu tháng 3.
View attachment 208474

USD giảm trở lại cùng US yield vào tháng 4, trong khi các tài sản "trú ẩn" như US Treasury và Vàng, JPY tăng.
Giá vàng tăng mạnh hơn trái phiếu nhờ hưởng lợi kép: lợi suất trái phiếu (thể hiện khả năng sinh lời trên tài sản tài chính) giảm + giá hàng hóa tăng (rủi ro lạm phát cao hơn).

View attachment 208476

Nếu như năm trước cái theme là rủi ro/tăng trưởng toàn cầu -> rủi ro đầu năm 2020 và đến cuối năm, giá hàng hóa tăng cùng yield thể hiện kinh tế phục hồi, thì hiện tại có lẽ thị trường thay đổi cái theme sang sự khác biệt tăng trưởng giữa các quốc gia.
Năm nay CRB tăng quá bác nhỉ
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 207 Xem / 10 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 982 Xem / 41 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,252 Xem / 41 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 314 Xem / 7 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 24,314 Xem / 84 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 336 Xem / 31 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên