Phân tích cơ bản Forex ngày 14/06 - Đợi FOMC tạo chất xúc tác

Phân tích cơ bản Forex ngày 14/06 - Đợi FOMC tạo chất xúc tác

Phân tích cơ bản Forex ngày 14/06 - Đợi FOMC tạo chất xúc tác

DuongHuy

Administrator
Thành viên BQT
28,583
153,948
Lược dịch từ bài viết U.S. Dollar Soars As Investors Look To FOMC của Kathy Lien
-------------
TÓM LƯỢC
  • Dữ liệu tốt cộng với kỳ vọng thị trường vào cuộc họp của Cục dự trữ liên bang Mỹ (cuộc họp #FOMC) vào giữa tuần này là động lực cho #USD tăng giá vào cuối tuần qua.
  • Thị trường đang kỳ vọng #FED sẽ có phản ứng giảm bơm tiền vì áp lực lạm phát đang thể hiện mạnh mẽ tại Mỹ.
  • #EUR giảm do nhu cầu thị trường đối với #USD
  • #GBP có thể giảm vì thị trường đang thiên về khả năng Anh lùi hạn mở cửa toàn diện vào ngày 21/06 tới do số ca nhiễm tăng. Tuần này #GBP cũng có nhiều dữ liệu quan trọng được lên lịch công bố
  • #NZD#AUD giảm do dữ liệu kinh tế xấu
-------------​
Đồng #USD đã kết thúc tuần rồi ở mức cao hơn so với tất cả các đồng tiền chính với đà tăng vào thứ Sáu, được xem một phản ứng chậm đối với báo cáo lạm phát hôm thứ Năm. Dữ liệu Niềm tin của người tiêu dùng Mỹ mạnh hơn mong đợi cũng giúp thúc đẩy nhu cầu đối với #USD trước khi có thông báo về chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ #FED vào tuần này. Các nhà hoạch định chính sách của Mỹ đã nhấn mạnh rằng sự gia tăng lạm phát chỉ là tạm thời, thể hiện qua dữ liệu chi tiêu tiêu dùng đáng thất vọng và số liệu thị trường lao động không khuyến khích việc giảm bớt chương trình bơm tiền vào cuộc họp #FED tuần này.

Tuy nhiên, nhiều ngân hàng trung ương các nước khác vốn ở các vị thế phục hồi yếu hơn so với Mỹ đã bắt đầu quá trình bình thường hóa chính sách bằng cách giảm mua tài sản, vì vậy ngày càng có nhiều niềm tin rằng đã đến lúc #FED cũng cần làm như vậy. Sẽ khó đoán hành vi của #FED#FED đã liên tục bỏ qua áp lực giá cả, nhưng mức tăng trong dữ liệu #CPI ở mức 5% so với cùng kỳ năm ngoái là mức tăng lớn nhất trong hơn một thập kỷ qua. Nếu không tính giá cả lương thực và năng lượng, mức tăng này là lớn nhất trong gần ba thập kỷ. Không có quốc gia lớn nào khác đang phải đối mặt với lạm phát nóng như Mỹ và vấn đề là giá cả vốn đang cao cho việc đi lại, thực phẩm và ô tô có thể không giảm nhanh như #FED dự đoán vì một số doanh nghiệp trong nhóm lĩnh vực này đang tìm cách bù đắp lại phần doanh thu bị mất.

Sự phục hồi của đồng #USD và lợi suất trái phiếu kho bạc tăng cho chúng ta biết rằng các nhà đầu tư mong đợi các nhà hoạch định chính sách Mỹ thảo luận về việc giảm bớt bơm tiền và thực hiện những thay đổi tinh tế trong ngôn ngữ của họ để chuẩn bị cho tình huống đó. Với việc thị trường bị chia rẽ do không rõ đường hướng của #FED, báo cáo doanh số bán lẻ hôm thứ Ba này sẽ rất quan trọng trong việc gợi ý cho cuộc họp chính sách của #FED vào thứ Tư.

Suy đoán về khả năng giảm bớt bơm tiền của #FED và quyết định của Ngân hàng Trung ương Châu Âu #ECB trong việc tránh né vấn đề này đã khiến #EURUSD lao dốc vào thứ Sáu rồi. Do không có báo cáo kinh tế quan trọng của Khu vực đồng tiền chung châu Âu #Eurozone trên lịch của tuần này, #EUR sẽ biến động dựa trên nhu cầu của thị trường đối với #USD. #GBP suy yếu bất chấp dữ liệu hỗn hợp. Tăng trưởng #GDP hàng tháng và cán cân thương mại Anh mạnh hơn dự kiến, nhưng sản xuất công nghiệp bất ngờ sụt giảm. Hiện nay nhiều người tin rằng mục tiêu mở cửa lại hoàn toàn của Vương quốc Anh sẽ bị trì hoãn từ ngày dự kiến là 21/06 lùi đến cuối tháng 6 do các trường hợp nhiễm #COVID gia tăng. Bộ trường tài chính Vương quốc Anh Rishi Sunak cho biết ông có thể chấp nhận hoãn mở cửa toàn diện tới 4 tuần. Như chúng tôi đã đề cập trong bài viết trước, sự chậm trễ mở cửa này sẽ ảnh hưởng đến #GBP. Tuần này là một tuần bận rộn đối với Vương quốc Anh do có các báo cáo lạm phát, việc làm và doanh số bán lẻ dự kiến được công bố.

Đồng #NZD#AUD có hoạt động kém nhất, với #NZD giảm do dữ liệu sản xuất đáng thất vọng. Trong khi chỉ số sản xuất #PMI của quốc gia này tăng từ 58,3 lên 58,6, mức tăng này hầu như không bù đắp được sự sụt giảm mạnh của tháng trước. New Zealand đang tiến xa hơn trong quá trình phục hồi so với Mỹ, và Ngân hàng Dự trữ New Zealand #RBNZ ít ôn hòa hơn so với #FED, nhưng vì là đồng tiền có beta cao nên #NZD đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi nhu cầu về rủi ro và nhu cầu đối với #USD. Số liệu #GDP quý đầu tiên của New Zealand sẽ được công bố vào tuần này. Dữ liệu ở Úc kém ấn tượng hơn, điều này giải thích cho sự sụt giảm của #AUD. Số liệu thị trường lao động Úc cũng sẽ được công bố và sau 2 tháng tăng trưởng việc làm thấp, các nhà đầu tư đang hy vọng vào sự phục hồi mạnh mẽ hơn trong lĩnh vực việc làm của nước này. #USDCAD tăng lên mức mạnh nhất trong 3 tuần, nhưng sự phục hồi thêm nữa phụ thuộc vào sự lạc quan của #FED.
 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp Wyckoff Hiện Đại - Kỹ thuật Nhận diện Xu hướng Thị trường Tiềm năng

Phương pháp Wyckoff là một phương pháp price action kinh điển và đem lại thành công cho nhiều trader. Phương pháp này là nền tảng của nhiều phương pháp trading nổi tiếng khác

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 49 Xem / 2 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,076 Xem / 39 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 230 Xem / 30 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 61 Xem / 3 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 504 Xem / 32 Trả lời
  • duc1551 trong Trao Đổi về Broker 622 Xem / 1 Trả lời
  • Berkeley trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 49 Xem / 1 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên