Việt Nam có thể quản lý Bitcoin như quản lý Vàng!

Việt Nam có thể quản lý Bitcoin như quản lý Vàng!

Việt Nam có thể quản lý Bitcoin như quản lý Vàng!

TraderViet Crypto

Editor
Trial mod
3,501
9,116
Lời toà soạn:Thủ tướng Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu, xây dựng và thí điểm sử dụng tiền ảo dựa trên công nghệ chuỗi khối (Blockchain) trong chiến lược phát triển chính phủ điện tử giai đoạn 2021-2025.

Nhân dịp này, VietNamNet đã có buổi trao đổi với TS. David Trần về cách mà Việt Nam có thể ứng xử với Bitcoin và tiền số.

TS. David (Đức) Trần là Giáo sư (Associate Professor) Khoa học Máy tính và Giám đốc Phòng thí nghiệm Nghiên Cứu về Tính Toán Mạng, Đại học Massachusetts (Boston, Hoa Kỳ). Ông hiện cũng là Giáo sư nghiên cứu tại Vin University và là cộng tác viên chuyên về Blockchain tại Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán (Việt Nam).

1. TIỀN SỐ SẼ MANG LẠI NHIỀU HIỆU QUẢ:


Phóng viên: El-Salvador đã trở thành quốc gia đầu tiên công nhận Bitcoin như một loại tiền tệ hợp pháp. Ông có thể chia sẻ suy nghĩ và quan điểm của mình về câu chuyện này được không?

TS. David Trần: El-Salvador công nhận Bitcoin là tiền tệ hợp pháp là bằng chứng cho thấy, không những Bitcoin có một giá trị nhất định, giá trị này còn đủ lớn để đến mức được dùng là một tiền tệ cho cả một quốc gia. Điều này rất quan trọng để phản biện lại những ý kiến hoài nghi về việc Bitcoin là một giá trị "ảo".

upload_2021-7-29_11-49-34.png


Tuy nhiên, việc một quốc gia dùng Bitcoin là một tiền tệ hợp pháp có cả hai mặt hay và dở. Điều này phụ thuộc vào những đặc thù kinh tế chính trị của riêng quốc gia đó.

Nếu đồng tiền trung ương của một quốc gia ngày càng mất giá trị, không ổn định và nhà nước không đủ khả năng để quản lý, việc dùng Bitcoin có thể là một lựa chọn tốt để cứu vãn nền kinh tế. Với một quốc gia cần nguồn thu đáng kể từ ngoại hối như trường hợp của El-Salvador, việc dùng Bitcoin cũng sẽ tăng được nguồn thu ngoại hối.

Tuy nhiên, nếu muốn quản lý chặt tiền tệ, không muốn đồng tiền trung ương bị mất giá hoặc tránh thất thoát tiền ra khỏi phạm vi quốc gia, việc công nhận Bitcoin là một tiền tệ chính thống có thể dẫn tới rủi ro. Điều này đặc biệt cần quan tâm trong bổi cảnh giá Bitcoin vẫn chưa ổn định, thường xuyên lên xuống với biên độ lớn.

Tôi cho rằng khi nào Bitcoin có được giá trị ổn định, lúc đó chúng ta hãy nói tới chuyện một quốc gia có nên coi nó là một tiền tệ tương đương tiền tệ trung ương hay hay không.

Từ giờ tới lúc đó, cách làm tốt nhất là sinh ra một tiền số quốc gia (phiên bản số của tiền giấy hiện tại). Nhưng đồng thời, từ khía cạnh quốc gia, chúng ta cũng nên có một cái nhìn tích cực về Bitcoin cũng như các loại tiền số tương tự.

Ngành tài chính thế giới đã phát triển rất lâu đời và cũng đã áp dụng nhiều thành tựu mới như ví điện tử, các ứng dụng mobile banking, thẻ tín dụng,... Vậy tại sao chúng ta phải cần thêm tới công nghệ Blockchain và những đồng tiền số?

TS. David Trần: Một câu hỏi hay. Tiền số khác với tiền điện tử mà chúng ta thường biết tới (giao dịch tiền qua app/thẻ). Tiền điện tử chẳng qua chỉ là một hình thức hiển thị đại diện trong app/thẻ cho số tiền thực (VND hay USD) đặt trong ngân hàng. Các thành tựu, hay ứng dụng bạn nói tới chỉ phục vụ cho loại tiền này.

Tiền số có thể phân ra làm 2 loại. Loại thứ nhất hoàn toàn tự do, không phụ thuộc quốc gia hay tổ chức (kiểu Bitcoin). Loại tiền số thứ 2 do một nhà nước phát hành, gọi là Central Bank Digital Currency (CBDC). Ví dụ ở đây là đồng Nhân dân tệ số của Trung Quốc hay tiền Shekel của Israel.

Tôi sẽ nói về CBDC trước, cụ thể là cho Việt Nam. Nó sẽ là phiên bản số hoá của tiền VND. Nhờ công nghệ số, thay vì Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phải in ra tiền giấy để đưa ra thị trường, chúng ta chỉ cần phát hành thêm tiền số trên hệ thống máy tính và quản lý nó bằng công nghệ số.

Chi phí in ấn tiền, vận chuyển tiền, chuyển đổi tiền ra các loại tiền tệ khác, giao dịch và truy vết liên quan đến tiền, ngay cả việc chống rửa tiền, sẽ hiệu quả hơn rất nhiều nếu ta dùng tiền số VND.

Về loại tiền số kiểu Bitcoin, tại sao lại cần đến chúng? Không ai hỏi chúng ta có thực sự cần vàng không, nhưng ai cũng ngầm hiểu sự quan trọng của vàng.

Nếu ta có thể số hoá vàng, việc số hoá này có cần thiết không? Tương tự như số hoá VND, số hoá vàng nếu làm được sẽ là thành tựu.

Nhiều người cho rằng, Bitcoin giống như một phiên bản số của vàng. Đó là bởi Bitcoin có những thuộc tính tương tự như vàng nhưng lại dễ dàng và thuận tiện hơn khi sử dụng. Vậy nên, Bitcoin là cần thiết.

Trong tương lai, thay vì sở hữu vàng, một loại tài sản khó thanh khoản, khó vận chuyển, khó quản lý, lưu trữ, chưa kể rủi ro bị mất mát nếu để ở nhà, trong khi không tin tưởng nếu giao ngân hàng giữ hộ, chúng ta sẽ lưu trữ tài sản bằng Bitcoin, một loại tài sản an toàn, không lạm phát, dễ thanh khoản, dễ giao dịch.

Tất nhiên, điều này sẽ phụ thuộc vào việc liệu trong tương lai Bitcoin có được chấp nhận rộng rãi hay không. Tuy vậy, hiện tại cho thấy Bitcoin đang ngày càng trở nên phổ biến.

Sự phổ biến của Bitcoin còn xuất phát từ mong muốn tự do quản lý tài sản cá nhân mà không phải lo về ảnh hưởng của một bên thứ ba. Điều này chỉ có tiền số dựa trên Blockchain mới có thể mang tới.

2. BA HƯỚNG SONG SONG:


Ở góc quan sát của ông, chính phủ các nước đang có quan điểm thế nào đối với việc ứng dụng công nghệ blockchain và tiền số?

TS. David Trần: Blockchain có thể được áp dụng trong hầu hết các ngành tài chính kinh tế, công nghiệp sản xuất, y tế, giáo dục, tài nguyên môi trường, thương mại, du lịch, dịch vụ, v.v.

Riêng về tiền số, ngày càng nhiều chính phủ rất quan tâm. Từ năm 2019, một báo cáo kinh tế của Quốc hội Mỹ gửi Văn phòng tổng thống Mỹ đã đánh giá tiềm năng cao của Blockchain trong vấn đề đảm bảo an ninh cho hạ tầng số quốc gia của Mỹ.

Trung Quốc từ năm 2016 đã coi Blockchain là một trọng điểm quốc gia trong kế hoạch phát triên kinh tế 5 năm. Gần đây, quốc gia này mong muốn sẽ trở thành nước dẫn đầu thế giới về Blockchain trước năm 2025.

upload_2021-7-29_11-49-54.png


Hiện trên 80 nước đã và đang nghiên cứu triển khai tiền số trung ương (CBDC - Central Bank Digital Currency). Nhiều ngân hàng lớn trên thế giới đã lập các quỹ, các mạng xử lý, và các chương trình hỗ trợ vận hành tiền số.

Thủ tướng Chính phủ đã giao Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu, thí điểm sử dụng tiền ảo dựa trên công nghệ Blockchain. Ông có thể chia sẻ góc nhìn của mình về động thái này không?

TS. David Trần: Tôi có thể dùng 2 từ “tuyệt vời” để nói về cảm xúc của mình. Động thái mới đây thể hiện rằng chính phủ rất cởi mở với xu hướng này, Việt Nam đã nhìn thấy cơ hội và sẵn sàng đi sớm, quyết tâm trở thành một nước tiên phong trong lĩnh vực Blockchain. Tôi mong rằng từ chủ trương này sẽ đẫn tới những hành động cụ thể.

Có một điều tôi muốn nói là chúng ta không nên dùng từ "tiền ảo" ở đây, vì từ “ảo” làm chúng ta liên tưởng tới sống ảo, ảo tưởng, tiêu cực.

Tài sản số kiểu như Bitcoin không phải là ảo. Nó có giá trị, nó dùng được để thanh toán, được công nhận ở rất nhiều nơi trên thế giới. Đơn giản hãy gọi là “tiền số”. Vì nó là một khái niệm “số hoá” của tiền tệ, được sinh ra bằng các kỹ thuật tính toán rất thông minh và các kết quả toán học chặt chẽ.

Theo ông, chúng ta nên nghiên cứu, thí điểm sử dụng tiền ảo dựa trên công nghệ Blockchain theo hướng nào?

TS. David Trần: Tôi mong muốn Việt Nam có một chương trình trọng điểm về Blockchain. Tiền số nên được vận hành trên một nền tảng phi tập trung, vì nếu chỉ dựa vào các máy chủ tập trung (như của các hệ thống tài chính, ví dụ sàn chứng khoán), thì chỉ cần một sai sót hoặc phá hoại (do con người hay lỗi máy tính), hệ thống tiền tệ sẽ sụp đổ.

Israel đang thử nghiệm CBDC của họ trên Blockchain. Ở Trung Quốc, phiên bản đầu tiên của tiền số nhân dân tệ không chạy trên Blockchain, nhưng một số chuyên gia của họ khuyên dùng Blockchain.

Trung Quốc đã xây dựng hẳn một mạng lưới Blockchain quốc gia (National Blockchain Network). Tôi sẽ rất ngạc nhiên nếu trong tương lai họ không dùng Blockchain trong các giao dịch tiền số.
Việt Nam rất giống Trung Quốc ở nhiều khía cạnh và có thể học hỏi từ họ. Chúng ta cũng có thể cởi mở hơn một chút giống như Hàn Quốc.

Theo tôi có 3 hướng chính cần làm song song. Một là xây dựng một đồng tiền số CBDC cho VND. Hai là xây dựng một mạng lưới Blockchain quốc gia (National Blockchain Network). Đây là một hạ tầng Blockchain phục vụ cho các mục đích của Việt Nam.

Ba là cho phép người dân đầu tư và sở hữu tiền số kiểu Bitcoin giống như nhà nước cho phép đầu tư và sở hữu vàng. Các giao dịch mua bán này được thực hiện qua hệ thống các ngân hàng Việt Nam, tránh dùng các sàn giao dịch thứ 3, không tin cậy và khó quản lý.

Điều số 1 và số 2 là cách người Trung Quốc đã làm. Điều số 3 là cách làm của người Hàn Quốc. Học theo mô hình Hàn Quốc sẽ giúp mở ra cơ hội các ngân hàng Việt Nam, để họ không bị đứng ngoài cuộc và tránh được chuyện chảy máu tài sản từ VND ra khỏi hệ thống ngân hàng, trong khi vẫn cho phép người dân có cơ hội đầu tư tài sản số.

3. VIỆT NAM NÊN QUẢN LÝ BITCOIN NHƯ QUẢN LÝ VÀNG


Trong trường hợp Việt Nam phát hành một loại VND điện tử hay VND số, điều này sẽ tác động thế nào đến nào kinh tế nước ta?

TS. David Trần: Nếu Việt Nam phát hành CBDC thì chỉ có tốt hơn cho nền kinh tế chứ không có kém đi. Chỉ có điều Việt Nam có làm được việc này tốt hay không thôi.

CBDC cho phép mọi người dân Việt Nam có thể dùng được các dịch vụ tài chính, giao dịch thương mại thuận lợi dễ dàng hơn, với chi phí thấp hơn.

CBDC cho phép các giao dịch liên ngân hàng nhanh chóng hơn. Một đồng tiền số do ngân hàng trung ương quản lý giúp quản trị dòng tiền hữu hiệu hơn, tạo cơ hội để cộng đồng có thể phát triển các ứng dụng Fintech hữu ích. CBDC đảm bảo rằng tiền của người dân sẽ không bị mất ngay cả khi ngân hàng tư nhân quản lý tài khoản của họ bị đổ vỡ.

upload_2021-7-29_11-50-11.png


Về ảnh hưởng xã hội, CBDC cũng giúp ích cho nhiều công tác xã hội, ví dụ như gây quỹ từ thiện hay phân phát trợ cấp cho người nghèo, được thực hiện một cách nhanh chóng, minh bạch, dễ truy xuất.

Với độ phổ biến cao của tiền số cao tại Việt Nam, chúng ta nên có góc nhìn nào khi tiếp cận về mặt pháp luật đối với tiền số và các loại tài sản số ?

TS. David Trần: Về mặt pháp luật, tôi thấy cách nhà nước Việt Nam đang áp dụng với các tài sản số kiểu Bitcoin là hợp lý. Đó là không cho phép thanh toán để mua bán hàng trực tiếp như một tiền tệ chính thức, nhưng vẫn không cấm người dân tham gia đầu tư và sở hữu.

Tôi nghĩ chúng ta có thể quản lý tài sản số kiểu Bitcoin như là cách chúng ta quản lý vàng. Có thể cho phép một số giao dịch dùng Bitcoin mà nhẽ ra nếu dùng vàng thì sẽ rất khó khăn (do cân đo đong đếm, vận chuyển vật lý, theo dõi quản lý).

Không gian tiền số rất lớn, nhiều người cho rằng nó sẽ lớn không thua gì thị trường vàng. Nếu đứng ngoài cuộc, các ngân hàng, tổ chức tài chính sẽ mất cơ hội. Việt Nam nên cho phép các ngân hàng cung cấp dịch vụ giao dịch và quản lý tài sản số, tất nhiên là chỉ các tài sản uy tín.

Theo ông, Việt Nam bắt tay nghiên cứu, thí điểm sử dụng tiền ảo như hiện nay là sớm hay muộn? Cơ hội và thách thức nào sẽ mở ra với chúng ta?

TS. David Trần: Chủ trương của Chính phủ về việc nghiên cứu triển khai tiền số vào lúc này là rất tốt, rất đúng thời điểm. Không nên quá vội vàng, vì phải làm rất kỹ, nhưng Việt Nam cần đẩy nhanh bởi Trung Quốc mất tới 7 năm mới cho ra đời đồng Nhân dân tệ số.

Để thúc đẩy lĩnh vực này, Việt Nam cần đầu tư lớn về tài chính, con người và phải làm thực sự nghiêm túc vì CBDC là dự án có ảnh hưởng đến nền kinh tế và an ninh quốc gia. Nếu làm tốt cơ hội của Việt Nam là rất lớn.

Các kỹ sư Blockchain Việt Nam được biết đến vì khả năng tiếp cận công nghệ tốt, do nền tảng toán học và lập trình tốt. Nếu nước ta có được mạng Blockchain quốc gia và CBDC, đó sẽ là cơ hội vàng để Việt Nam vào nhóm các nước tiên phong của nền kinh tế mới dựa trên công nghệ.

Thách thức lớn nhất trong lĩnh vực này là liệu chúng ta có quyết tâm để làm hay không. Vấn đề này liên quan tới nhiều cơ quan, tổ chức, cả nhà nước lẫn tư nhân. Do vậy, cần làm sao để tất cả cùng ủng hộ và tham gia dự án. Chính phủ nên có chính sách thí điểm (sandbox) và cho phép nhiều đơn vị cùng triển khai công việc này.

Nguồn: Báo Vietnamnet
 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp Wyckoff Hiện Đại - Kỹ thuật Nhận diện Xu hướng Thị trường Tiềm năng

Phương pháp Wyckoff là một phương pháp price action kinh điển và đem lại thành công cho nhiều trader. Phương pháp này là nền tảng của nhiều phương pháp trading nổi tiếng khác
mình nghĩ mảng ngoại hối việt nam mình còn chưa quản lý cho tốt và còn đang diễn ra nhiều vụ lừa đảo. bây giờ thêm quản lý bit nữa lại càng khó . cũng có khả năng xảy ra vì VN mình cần có máu mặt, tay to, chức quyền thì nó muốn gì mà chẳng được miễn có lợi cho nó.
 
nghe bọn chúng nó nói làm gì, hãy nhìn những gì chúng nó làm đó.. cái đất đông lào nghĩ nó tủi nhục cho dân tộc
 
mình nghĩ mảng ngoại hối việt nam mình còn chưa quản lý cho tốt và còn đang diễn ra nhiều vụ lừa đảo. bây giờ thêm quản lý bit nữa lại càng khó . cũng có khả năng xảy ra vì VN mình cần có máu mặt, tay to, chức quyền thì nó muốn gì mà chẳng được miễn có lợi cho nó.
Haha, cần gì FX cho xa bác, TTCK của Việt Nam cũng đang là thị trường chứng khoán cận biên mà :D
 
ý bác là TTCK VN mình có nhiều công ty lừa đảo nhiều hả? mình không rành nhìu về chứng khoán việt.
Không bác, lừa thì không có lừa, nhưng thiếu minh bạch thôi! Với lại thị trường tài chính Việt Nam mình là 1 thị trường chưa hoàn chỉnh, khi các công cụ phái sinh có rất ít,....
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 238 Xem / 19 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 933 Xem / 62 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 137 Xem / 3 Trả lời
  • Berkeley trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 92 Xem / 2 Trả lời
  • LuTienSinh trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 107 Xem / 3 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 23,967 Xem / 81 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 230 Xem / 9 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên