Ichimoku - cách nhìn hoàn toàn mới

Ichimoku - cách nhìn hoàn toàn mới

Ichimoku - cách nhìn hoàn toàn mới

Lê Cao Trường

Active Member
111
131
Em mở topic này để thảo luận về cách dùng Ichimoku trong giao dịch!

Em đã đọc nhiều thread trong diễn đàn, cũng xem nhiều video youtube, đọc các tài liệu về ichimoku, tuy nhiên chưa thấy được nhiều cái hay, hầu hết chỉ nói về những khái niệm cơ bản của ichimoku. Tài liệu duy nhất viết đầy đủ nhất về ichimoku có lẽ là quyển Ichimoku chart của Nicole Elliot - đã được anh Thái Phạm dịch ra Tiếng Việt. Tuy nhiên, nội dung trong sách vẫn khá khó hiểu. Em mất 2 tháng để hiểu được những nội dung quan trọng của cuốn sách (không biết em đã hiểu hết chưa, nhưng hiện tại đủ hiểu để sử dụng ichimoku).

Hiện tại em đang soạn 1 tài liệu để tóm tắt các cách nhìn của mình về ichimoku trong giao dịch. Dưới đây là mục lục của file. Không biết có bao nhiêu bác đang dùng món này để trade nhỉ? Vì món này khá khó và kén người dùng.

Em sẽ chia sẻ từng phần ở topic này. Nếu các bác cũng đang quan tâm về ichimoku như em!
Capture.PNG
 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp Wyckoff Hiện Đại - Kỹ thuật Nhận diện Xu hướng Thị trường Tiềm năng

Phương pháp Wyckoff là một phương pháp price action kinh điển và đem lại thành công cho nhiều trader. Phương pháp này là nền tảng của nhiều phương pháp trading nổi tiếng khác
Phần I: Ichimoku là gì?

- Hiểu rõ cái tên ichimoku trong tiếng nhật?
- Các thành phần cấu tạo nên ichimoku?
1, Hiểu rõ cái tên ichimoku trong tiếng nhật?

- Ichimoku tên gọi đầy đủ là Ichimoku Kinko Hyo. Theo tiếng Nhật (Kanji), Ichimoku có nghĩa là “trong nháy mắt” hay “một cái nhìn thoáng qua”, Kinko là cân bằng, Hyo là biểu đồ. Vì vậy chúng ta có thể hiểu ý nghĩa tổng thể của cái tên này là “Một cái nhìn thoáng qua về sự cân bằng của biểu đồ”. Nội dung này chắc hẳn ai tìm hiểu về ichimoku cũng đọc được rất nhiều trên internet rồi. Mình viết thêm vào đây cho đủ nội dung thôi.
- Khi sử dụng ichimoku, bạn không cần thiết kết hợp với bất kỳ chỉ báo kỹ thuật nào khác (RSI, MACD, mô hình nến, các đường MA...). Đã có lần mình đọc được ở đâu đó, có người nói rằng Ichimoku là một trong hai chỉ báo toàn năng (chỉ báo còn lại là Fibonaci). Toàn năng ở đây không phải là hoàn hảo, không phải là đúng 100%. Mà theo ý mình hiểu, trong chỉ báo ichimoku này, có tất cả những thứ cần - đủ để một trader có thể sử dụng trong giao dịch mà không cần kết hợp với các chỉ báo khác. Mình không nói việc kết hợp với các chỉ báo khác là đúng hay sai, là hiệu quả hay không, nhưng đối với mình - việc kết hợp thêm chỉ báo khác là không cần thiết. Có chăng, mình thường kết hợp thêm 1 đường trendline.
2, Ichimoku được tạo nên từ 2 nhóm?

- Nhóm A: các đường tính hiệu được thể hiện trên biểu đồ gồm: Tenkan-sen, Kijun-sen, Chikou-Span, Senkou-Span A, Senkou-Span B
Nói nhanh 1 chút về lý thuyết 5 đường cơ bản này:
+ Tenkan là trung bình cộng giá max và min của 9 phiên giao dịch.
+ Kijun là trung bình cộng giá max và min của 26 phiên giao dịch.
+ Chikou là đường giá được dịch chuyển lùi về quá khứ 26 phiên
+ Senkou-Span A là trung bình cộng của Tenkan và Kijun
+ Senkou-Span B là trung bình cộng giá max và min của 52 phiên giao dịch.
+ Trong đó Span A và Span B được dịch chuyển đến tương lai 52 phiên giao dịch.
- Nhóm B: các nguyên tắc ichimoku bao gồm Nguyên tắc sóng, Nguyên tắc giá, Nguyên tắc thời gian.
Có lẽ chưa nhiều người biết về 3 nguyên tắc này.
+ Nguyên tắc sóng: Khác với lý thuyết sóng của Elliot, 1 chu kỳ giá gồm 5 sóng hoặc 3 sóng, trong sóng có sóng. Với ichimoku, 1 chu kỳ giá không bị giới hạn bởi số lượng sóng. Mà 1 chu kỳ giá được ghép lại bởi các con sóng cơ bản. Đặt tên là sóng I, sóng V, sóng N, sóng 4. Và 1 vài con sóng trung gian là sóng S, sóng P, sóng Y. Trong các tài liệu ichi, không thấy nói tới việc các chu kỳ giá bắt đầu và kết thúc ở đâu. Nên mình thường sử dụng trenline kết hợp để giải quyết vấn đề này. Cụ thể cách dùng sẽ nói ở phần sau. Ví dụ về các sóng cơ bản trong ichimoku nằm ở hình dưới.
upload_2021-9-20_0-50-25.png

Nếu để các sóng 1, 2, 3, 4 riêng lẻ sẽ được gọi là sóng I, nếu ghép 2 sóng thành cặp 1-2, 2-3, 3-4 sẽ được gọi là sóng V, nếu ghép 3 sóng với nhau sẽ thành sóng N, ghép 4 sóng sẽ là sóng 4.
+ Nguyên tắc giá: rất đơn giản, được dùng để tính toán target cho mỗi con sóng riêng lẻ. Được thể hiện bằng 2 hình ảnh dưới đây (ảnh được cắt từ sách Ichimoku chart - Nicole Elliot.
upload_2021-9-20_0-55-22.png


upload_2021-9-20_0-55-46.png

+ Nguyên tắc thời gian: Dùng để tính toán thời điểm vào lệnh, thoát lệnh. Các con số được đưa ra để sử dụng cho nguyên tắc này gồm: (9-17-26)-(33-42-65-76-129-172-257). Trong đó, 3 số đầu tiên được xem là các con số cơ bản. Việc lựa chọn 3 số này có liên quan tới thời gian làm việc của thị trường chứng khoán. Và có 1 quy luật duy nhất của nguyên tắc này "Hai con sóng nằm cạnh nhau sẽ có số bước sóng tương đương nhau, bất kể là đấy là sóng I, V hay N"
- Trong đó: nhóm A là các thành phần cấu tạo nên cái vỏ của ichimoku và nhóm B là các thành phần cốt lõi của ichimoku. Đặc biệt, yếu tố thời gian được xem là quan trọng nhất trong giao dịch.
- Thật sự mà nói thì khi tìm hiểu đến phần nguyên tắc thời gian này của ichimoku, mình mới thấy được sự bá đạo của tác giả Goichi Hosoda và chỉ báo ichimoku này. Và mình nhận thấy Thời gian mới là yếu tố quan trọng nhất trong giao dịch chứ không phải Giá như trước đây vẫn nghe. Hai điều không thể phủ nhận là:
+ Thời gian ảnh hưởng tới tâm lý của trader
+ Thời gian ảnh hưởng tới lượng cung - cầu của thị trường
Thật vậy, nếu phải lựa chọn giữa việc mua 1 BTC giá 10.000$ năm 2017 và bán 60.000$ giữa năm 2021 hay mua giá 20.000$ cuối năm 20 và bán 60.000$ giữa năm 2021? Đừng quên rằng khi bạn mua vào, bán không biết có thể bán lời ở giá nào và vào lúc nào. Mà ngay cả khi biết trước kết quả, mình nghĩ phần lớn các bạn vẫn chọn trường hợp 2. Thời gian bào mòn tâm lý nhà đầu tư 1 cách kinh khủng, nó tạo ra áp lực tâm lý rất lớn. Từ việc ảnh hưởng tâm lý này, lượng cung cầu của thị trường ắt hẳn cũng sẽ thay đổi theo. Bạn còn nhớ hồi tháng 2, khi Tesla xác nhận đã mua số lượng Bitcoin trị giá 1,5 tỷ USD. Đẩy giá BTC tăng từ 46k lên 57k? Quá trình tăng giá này diễn ra trong 12 ngày. Theo thời gian, lượng cầu - lực mua đã giảm xuống khiến giá không thể tăng tiếp, sau đấy là 1 đợt điều chỉnh do lượng lực bán tăng lên. Tổng kết lại, thì giá cũng bị ảnh hưởng bởi thời gian. Và ichimoku là chỉ báo kỹ thuật duy nhất mình biết có nhắc tới yếu tố này. (còn tiếp)
 
Có lẽ sẽ ít người dùng được món khó nhằn này. Nhưng mình vẫn viết lên, xem như lưu lại tài liệu cho chính bản thân mình vậy. Kk
hay bác. Đúng có vài pp luôn nói về thời gian quan trọng chứ không phải giá nhưng cách thức như nào thì chả thấy nói . em thì dùng mây với chikou để xác định sớm trend break để lấy điểm vào LTF kèm 2 SMA để sớm thấy xu hướng lớn HTF
 
Ichimoku có vẻ xa lạ với tôi như một khái niệm và có rất ít thông tin rõ ràng về kỹ thuật này. Có thể là do không ai biết chính xác nó là gì?
 
hay bác. Đúng có vài pp luôn nói về thời gian quan trọng chứ không phải giá nhưng cách thức như nào thì chả thấy nói . em thì dùng mây với chikou để xác định sớm trend break để lấy điểm vào LTF kèm 2 SMA để sớm thấy xu hướng lớn HTF
Với ichimoku thì có em có 4 cách dùng để dự đoán thời gian. Kijun, Chikou, mây và nguyên tắc thời gian. Các pp á âu ta tàu gì khác em cũng đã thử qua mà thấy mình không phù hợp. May mà tìm được món này, việc trade mới khá lên được.
 
Ichimoku có vẻ xa lạ với tôi như một khái niệm và có rất ít thông tin rõ ràng về kỹ thuật này. Có thể là do không ai biết chính xác nó là gì?
Ichimoku cũng là 1 trong những chỉ báo kỹ thuật thôi bác. Tác giả là người Nhật bản. Nếu bác vẫn chưa tìm được pp giao dịch phù hợp thì có thể tìm hiểu về ichimoku xem sao.
 
Mong ra sớm. Tôi cũng quan tâm nhiều đến thời gian, tâm lý trader hơn là giá
 
Bác nhớ theo dõi thread nhé. Chia sẻ của mình về ichi chủ yếu là cách nhìn về Thời điểm vào lệnh. Thời điểm gồm 2 yếu tố: Giá và Thời gian.
ra bài tiếp đi bác ơi. mình mong đọc bài tiếp theo của bác. có lưu ý gì khi sử dụng cho các khung thời gian không chứ mình dùng có thể chưa đúng nên toàn lỗ.
 
Mình thì đang dùng Ichimoku để giao dịch chứng khoán, mục tiêu là trung hạn, ở mức cơ bản thôi, nhưng mình thấy Ichimoku là một hệ thống toàn diện, có thể dùng nó để giao dịch theo xu hướng rất tốt, chỉ là chúng ta không kiên nhẫn chờ đợi thôi. Với tính chu kỳ của các đường cũng rất hay. Như với Ichimoku thì hiện giờ là mình sẽ không đưa ra các quyết định giao dịch. Vì sao:
- Kijun chưa hướng lên
- Chikou chưa tự do do còn giao cắt nhiều với giá và mây ( rõ ràng thôi, vùng cản ở trên còn nhiều mà )
- Mây tương lai đi ngang chứ không hướng lên.( Cũng dễ hiểu, giá trung bình 52 tuần cũng đang ở mức cân bằng thôi )

Như anh em thấy, ở đây nếu là tái tích lũy thì giá sẽ còn kéo đi ngang, trước khi bứt những vùng cản, còn nếu yếu đang phân phối, giá sẽ lọt xuống vùng cân bằng và kích thích lực bán. Còn hiện giờ, giá chưa hề có tín hiêu hấp dẫn lực cầu, cũng không có nhiều lực cung, nó đang cân bằng, nó giúp mình tránh việc đưa ra những quyết định giao dịch nhiễu vào lúc này. Mình là một thằng đầu cơ, và có tài khoản đầu cơ, mình chỉ mua mạnh khi thị trường có xu hướng. Còn đầu tư thì mình có tài khoản riêng rồi, đầu cơ là đầu cơ, đầu tư là đầu tư, không phải ai cứ thấy tín hiệu là mua cũng là đầu cơ. Jesse Livermoore cũng nói, bạn không thể đầu cơ mỗi ngày mà đúng không.

upload_2021-9-20_20-12-56.png
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • captainfx trong Chuyện bên lề 668 Xem / 1 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 158 Xem / 6 Trả lời
  • TraderLC trong Hội Trader giao dịch Quỹ 2,226 Xem / 32 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 281 Xem / 12 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên