Hướng dẫn tổng quan về Phương pháp Wyckoff: CÁC SỰ KIỆN BÊN TRONG QUÁ TRÌNH TÍCH LŨY (Phần II - Bài 3)

Hướng dẫn tổng quan về Phương pháp Wyckoff: CÁC SỰ KIỆN BÊN TRONG QUÁ TRÌNH TÍCH LŨY (Phần II - Bài 3)

Hướng dẫn tổng quan về Phương pháp Wyckoff: CÁC SỰ KIỆN BÊN TRONG QUÁ TRÌNH TÍCH LŨY (Phần II - Bài 3)

Mạc An

Junior Mod
Thành viên BQT
Trial mod
17,848
84,341
Xin chào toàn thể anh em,

Vậy là phần 2: Hướng dẫn tổng quan về Phương pháp Wyckoff cũng đã đi qua được phần giới thiệu rồi. Ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về một phần rất quan trọng trong phương pháp, đó là QUÁ TRÌNH TÍCH LŨY - Bao gồm các GIAI ĐOẠN và các SỰ KIỆN XẢY RA PHÍA BÊN TRONG NÓ. Trước khi đi vào chi tiết thì chúng ta cùng tìm hiểu nhanh qua các khái niệm về PHẠM VI GIAO DỊCH (TRADING RANGE) cũng như là LƯỢC ĐỒ CỦA PHƯƠNG PHÁP cũng như là CÁC GIAI ĐOẠN của quá trình:

1. PHẠM VI GIAO DỊCH:


Điều mà phương pháp Wyckoff nhắm đến đó chính là dự báo các động thái sắp tới dựa trên một phạm vi giao dịch. Việc phân tích phạm vi giao dịch sẽ giúp chúng ta cải thiện khả năng xác định thời điểm mở vị thế bằng cách xác định nơi có tỷ lệ Rủi ro/Lợi nhuận tốt nhất. PHẠM VI GIAO DỊCH (TR) là nơi mà xu hướng trước đó (tăng hoặc giảm) đã bị chững lại và có sự cân bằng tương đối giữa cung và cầu. Các tổ chức và nhóm tay to đang chuẩn bị cho chiến dịch tiếp theo của họ khi họ tiếp tục tích lũy (hoặc phân phối) cổ phiếu phía bên trong phạm vi giao dịch này. Trong cả phạm vi giao dịch tích lũy và phân phối, PHE LÁI đều tích cực mua và bán - sự khác biệt ở chỗ, trong quá trình tích lũy, số cổ phiếu được mua vào nhiều hơn số cổ phiếu được bán ra trong khi ở quá trình phân phối thì ngược lại. Mức độ tích lũy hoặc phân phối sẽ là "nguyên nhân" cho đợt di chuyển của giá ra khỏi TR.

2. LƯỢC ĐỒ CỦA PHƯƠNG PHÁP:


Một người sử dụng phương pháp Wyckoff thành công phải có khả năng phán đoán chính xác hướng cũng như độ lớn của của giá phá ra khỏi TR. May mắn thay, Wyckoff cung cấp các hướng dẫn đã được kiểm chứng theo thời gian để xác định và phác thảo các GIAI ĐOẠN (PHA) và SỰ KIỆN phía bên trong TR, từ đó, cung cấp cơ sở để ước tính mục tiêu giá trong xu hướng tiếp theo. Những khái niệm này được minh họa trong bốn lược đồ bên dưới (Tạm thời hôm nay mình post ă, ngày hôm sau sẽ post tiếp)

3. QUÁ TRÌNH TÍCH LŨY - CÁC SỰ KIỆN XUẤT HIỆN BÊN TRONG PHẠM VI GIAO DỊCH:


upload_2021-1-7_14-31-56.png

  • PS — HỖ TRỢ ĐẦU TIÊN (preliminary support): Tại đây xuất hiện một lực mua đáng kể tạo một hỗ trợ rõ rệt trong hành động giá sau một đợt giảm giá kéo dài. Khối lượng tăng và biên độ giá mở rộng, báo hiệu rằng xu hướng giảm có thể sắp kết thúc.
  • SC — CAO TRÀO BÁN (selling climax): Biên độ giá tăng rõ rệt và áp lực bán lên đến đỉnh điểm. Đây là giai đoạn bán ra trong hoảng loạn của đám đông và cũng là nơi mà các tổ chức hoặc nhóm lợi ích bắt đầu hấp thụ cổ phiếu. Thông thường, giá sẽ đóng cửa cao hơn nhiều so với đáy thấp nhất trong SC, phản ánh việc mua vào của những nhóm lợi ích này.
  • AR — Sự phục hồi hệ quả (automatic rally): Xảy ra do áp lực bán mạnh đã giảm đi đáng kể. Làn sóng mua vào đẩy giá lên cao; sự phục hồi tăng thêm khi phe bán khống chốt lời (Thực hiện bằng cách mua vào để cover vị thế bán). Đỉnh của đợt phục hồi này sẽ giúp xác định ĐỈNH của vùng phạm vi giá tích lũy.
  • ST — Kiểm chứng hỗ trợ lần 2 (secondary test): Giá kiểm chứng lại SC (Cao trào bán) để kiểm tra sự cân bằng cung/cầu ở vùng này. Nếu một đáy mới được xác nhận, biên độ giá và khối lượng tại ST sẽ giảm đáng kể so với SC. Thông thường sẽ có nhiều ST sau một SC.
Lưu ý: Các đợt phục hồi và rung lắc thường xảy ra trong vùng TR cho phép PHE LÁI thực hiện kiểm chứng lại nguồn cung sẵn có trước khi chiến dịch của họ được bắt đầu. Một “spring” đưa giá xuống dưới mức đáy thấp nhất của TR và sau đó đảo chiều, đóng cửa trong TR; hành động này cho phép các nhóm lợi ích lớn đánh lừa đám đông về hướng xu hướng trong tương lai cũng như mua thêm cổ phiếu với giá hời. Điều này cũng tương tự như Phân phối.
  • Test (KIỂM CHỨNG): Các nhóm lợi ích sử dụng việc kiểm chứng lại thị trường tại đáy của TR để xác định lại nguồn cung (ví dụ: ST và spring) và tại một số điểm trong quá trình phục hồi. Nếu nguồn cung đáng kể xuất hiện trong một đợt kiểm chứng, điều này có nghĩa là thị trường thường chưa sẵn sàng để được tăng. Việc kiểm chứng kết thúc (cho thấy rằng giá sẽ tăng tiếp theo) thường đi kèm với các đáy cao hơn, khối lượng giao dịch thấp hơn.
  • SOS — DẤU HIỆU CỦA SỨC MẠNH (sign of strength): Phục hồi mạnh đi kèm với các thanh giá lớn và khối lượng giao dịch lớn. Thường thì một SOS diễn ra sau một Spring, xác thực cách giải thích về hành động trước đó.
  • LPS — ĐIỂM HỖ TRỢ CUỐI CÙNG (last point of support), đây là một đáy nông hoặc một sự thoái lui nhẹ xuất hiện trước và sau SOS. BU/LPS có nghĩa là một đợt pullback lại hỗ trợ mà trước đây là kháng cự, các đợt pull back này đi kèm với các thanh giá có thân nhỏ hoặc là biên độ giá hẹp và khối lượng giảm dần. Trong một số trường hợp, có thể có nhiều hơn một LPS, bất chấp thuật ngữ này mang tên "CUỐI CÙNG".
  • BU — LÙI NHẸ (back up). Thuật ngữ này là viết tắt của một phép ẩn dụ đầy màu sắc do Robert Evans, một trong những nhà nghiên cứu hàng đầu của phương pháp Wyckoff đặt ra từ những năm 1930 đến những năm 1960. Evans đã ví SOS như một "bước nhảy vọt qua kênh" - là đỉnh của TR và BU là một sự "quay trở lại kênh", nó đại diện cho việc chốt lời ngắn hạn cũng như kiểm chứng lại nguồn cung bổ sung xung quanh vùng kháng cự. Lùi nhẹ là một hành động giá phổ biến xuất hiện trước một đợt tăng giá mạnh và có thể có nhiều dạng khác nhau, bao gồm một cú thoái lui đơn giản (Thoái lui rồi vọt tăng) hoặc một TR nhỏ mới nằm ở mức cao hơn. Anh em có thể xem back up như là hành động lùi hoặc de ô tô!
Nói chung cái phương pháp này khá dài nên anh em chịu khó nghiên cứu từ từ và chắc chắn đã nhé. Cứ đọc lý thuyết rồi mình thực hành sau!

Chúc anh em buổi tối vui vẻ!
Mạc An
 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp VPA - Kỹ Thuật Nhận Diện Dòng Tiền Thông Minh bằng Hành Động Giá kết hợp Khối Lượng Giao Dịch

Phương pháp VPA - Volume Price Analysis - là phương pháp Price Action hướng dẫn ĐỌC GIÁ / NẾN kết hợp với KHỐI LƯỢNG GIAO DỊCH để tìm ra hướng đi của DÒNG TIỀN THÔNG MINH
cái này rất hay, với thị trường coin, là nên áp dụng trên khung D trở đii. Rất thú vị :x thanks bác Mạc, e cũng là fan của Wyckoff,

Nhg dùng cái này để oánh margin thì hơi chuối đấy >:<
 
Để vẽ được các điểm phải nói cả 1 quá trình.
Sau quen rồi nhìn là được bác, mình cứ để trong tâm trí là được, đến thời điểm chính muồi rồi mình vô lệnh thôi, bác ko cần phức tạp hoặc căng thẳng hoặc vẽ để làm gì, chỉ cần chú ý một số điểm quan trọng trong hành động giá!
 
bác Mạc An ơi, có link tổng hợp các bài ko ạ, em mò mà ko biết đủ hết các bài về wyckoff của bác ko.
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 108 Xem / 3 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 877 Xem / 61 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 223 Xem / 17 Trả lời
  • Berkeley trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 91 Xem / 2 Trả lời
  • LuTienSinh trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 105 Xem / 3 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 23,967 Xem / 81 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 227 Xem / 9 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên