Lược dịch tài liệu về SMC - Smart Money Concept của JAY FOREX HOUSE (Phần 3 - Supply & Demand, Range)

Lược dịch tài liệu về SMC - Smart Money Concept của JAY FOREX HOUSE (Phần 3 - Supply & Demand, Range)

Lược dịch tài liệu về SMC - Smart Money Concept của JAY FOREX HOUSE (Phần 3 - Supply & Demand, Range)
2.6 Order Blocks & Reclaimed Order Block (Breaker Block)
Khối lệnh – OB và khái niệm về khối lệnh đã được hoàn trả - khối lệnh bị phá qua

2.6.1 Khối lệnh – OB
Ở trên, trong tài liệu này thì bạn đã được biết về khối lệnh – OB, nhưng thực ra đó không phải là OB mà chỉ đơn giản là các vùng cung – cầu. Vậy thực ra OB là gì?
Khái niệm về OB được đưa ra đầu tiên bởi ICT. Theo đó, OB là một vùng (hành động) giá gây nên sự thao túng nhằm xử lý thanh khoản. Với khái niệm đó thì OB không chỉ là cây nến ngược hướng cuối cùng được nhìn thấy bất kỳ đâu trên chart, mà còn phải là một dấu hiệu rõ ràng thể hiện là nó đã thực hiện vai trò quét thanh khoản trước khi thả/đẩy cho giá đi mạnh sau đó. Điều này rất quan trọng. Nó (OB) được mô tả là một hành động mở một vị thế, hoặc là thúc đẩy sự thiếu cân bằng (unmitigated) của bigboys, được sử dụng để đẩy các retailTrader ra khỏi vị thế của họ. Về mặt thực tiễn thì nó có thể là cây nến thể hiện cho một phiên bán trước khi mua / phiên mua trước khi bán, nhưng đó (là kết quả) không phải là nguyên nhân mà chúng ta gọi nó là một OB.
upload_2022-9-3_9-10-41.png

upload_2022-9-3_9-10-51.png

Hình chart ở trên là một ví dụ về việc nhận diện và áp dụng OB một cách phù hợp.
Người dịch:
· Với ý nghĩa là OB được tạo ra phải đi kèm với một dấu hiệu quét thanh khoản, OB của một HTF có thể bao gồm cả một nhịp đẩy, hoặc là toàn bộ một trading range đi ngang (trước khi giá di chuyển mạnh về một hướng) trong LTF.
· Trên chart, mỗi khối OB được tạo ra thì đi kèm với một dấu hiệu hoàn thành của việc quét thanh khoản, thể hiện bằng dấu tích V.
· Với ý nghĩa này, khi một OB được tạo ra, nó là unmitigated, và một khi nó đã được tested / mitigated, thì giá không nhất thiết phải quay trở lại vùng đó nữa (vì lý do thanh khoản đã được xử lý).
 
2.6.2 khối lệnh bị hỏng - Reclaimed order block (Breaker block):
Khối lệnh bị hỏng là những khối lệnh không giữ được giá, hầu hết các trường hợp xảy ra là (sau khi) khi giá chạm vào (phản ứng) với một vùng cung cầu của HTF, hoặc là OB bị phá là một OB ngược hướng với xu hướng hiện tại và giá có xu hướng phá vỡ OB đó để tiếp tục di chuyển theo trend.
Giao dịch với OB bị hỏng – breaker OB:
Thông thường thì giá phản ứng với một OB (bị hỏng) sẽ như cách mà giá phản ứng với một OB (hoặc một vùng thanh khoản). Trong trường hợp này, chúng ta chọn OB bị hỏng bởi vì nguyên nhân là có sự hiện diện của yếu tố thanh khoản đã đẫn dụ các retailTrader vào đó. OB bị hỏng là điểm gần nhất mà giá có thể “với” tới trước khi tiếp tục hành trình theo hướng đã phá vỡ OB trước đó. Cần lưu ý yếu tố FVG (khi lựa chọn đểm entry).
upload_2022-9-4_10-35-37.png

Sơ đồ trên minh họa mẫu hình một bullish OB bị hỏng, và trở thành một vùng supply/ Breaker OB (bearish).
upload_2022-9-4_10-36-11.png

Sơ đồ ở trên minh họa cho một vùng demand / Breaker OB được hình thành từ sự phá vỡ của một vùng cung trước đó, theo cung cầu.
upload_2022-9-4_10-36-49.png

Các lưu ý khi setup với OB / breaker OB:
· Điểm SELL dựa trên một bullish OB (không giữ được giá) hay breaker OB nên được chọn trong vùng premium hoặc là sau khi giá phản ứng với vùng cung của HTF;
· Điểm BUY dựa trên một bearish OB (không giữ được giá) hay breaker OB nên được chọn trong vùng discount hoặc là sau khi giá phản ứng với vùng cầu của HTF;
· Khi tìm kiếm khối lệnh bị phá vỡ, nếu ta tìm thấy một vùng cung – supply zone (not OB) không giữ được giá và đổi vai trò thành một vùng cầudemand zone, trường hợp này là flip zone. Khi đó toàn bộ vùng flipzone này trở thành một OB của một khung thời gian gian lớn hơn, chúng ta cần nhớ điều đó.
· Sự giảm thiểu về breaker OB (và rồi giá đi ngược lại) chỉ tạo ra một xu hướng tạm thời và điểm quay đầu (tạm thời) đó vô hình dung hình thành một inducement, và 80% khả năng là giá sẽ quét qua inducement này để đi đến OB chính của cấu trúc (là OB được tạo ra ở mức HH trong hình minh họa ở trên).
Ngụ ý của tác giả là chúng ta nên đặt TP 1 hợp lý và đây chưa phải là một setup để Hold dài.
 
2.7 Order flow (OF) – chu trình đơn hàng:
Với việc sử dụng cấu trúc khung thời gian (đủ) lớn và và phân tích đa khung thời gian để xác nhận và tinh chỉnh các phân tích, chúng ta sẽ thấy được “chu trình đơn hàng” – order flow (OF), cho phép bạn giao dịch intra-day (inter-day) theo cấu trúc hay thậm chí hedging một cách dễ dàng và nhẹ nhàng. Các thành phần của một order flow là: điểm giảm thiểu (mitigation point), sự phá vỡ cấu trúc (break of structure) và lấy thanh khoản (liquidity grab), giá dịch chuyển mạnh mẽ. Chúng ta gọi (một chu kỳ) gồm các thành phần nêu trên là order flow và bạn cần biết mình ở đâu trong chu kỳ đó để tìm các cơ hội giao dịch phù hợp.
upload_2022-9-5_14-31-57.png

Một order flow tăng giá.
upload_2022-9-5_14-32-13.png

Một order flow giảm giá.
Người dịch: Các mẫu hình ở trên đều có đầy đủ các yếu tố của một order flow, gồm:

· Sự giảm thiểu - mitigation: có dấu hiệu xác nhận đã được giảm thiểu (các vùng giá chưa được giảm thiểu trước đó đều đã được giảm thiểu) trước khi giá di chuyển mạnh;
· Sự phá vỡ cấu trúc:
o Có sự phá vỡ cấu trúc xác nhận sự tiếp diễn / sự hình thành của xu hướng chính trong khung thời gian hiện tại;
o Có sự phá vỡ của các cấu trúc bên trong, với nguyên tắc của SMC là một khi cấu trúc chính đã được hình thành thì tất cả các cấu trúc bên trong nó đều có thể trở thành yếu tố thanh khoản.
· Hành động lấy thanh khoản: Để giá có thể di chuyển mạnh thì cần có sự lấy thanh khoản. Dấu hiệu của sự lấy thanh khoản – grab liquidity nên được xác nhận ở cả hai giai đoạn.
o Hành động quét thanh khoản – thường là stopHunt đã xảy ra trong quá trình hình thành nên OB (là POI của chúng ta).
o Hành động quét thanh khoản sau khi POI đã được hình thành. Nó bao gồm quét thanh khoản khi phá vỡ cấu trúc con và quét thanh khoản tại các vùng/cấu trúc có tính tích lũy/dẫn dụ (EQH/ EQL, trendline, nêm, vùng giá đi ngang,…)

upload_2022-9-5_14-33-2.png

Hình trên là một order flow giảm giá trong khung thời gian LTF.
Người dịch: trong trường hợp giá BOS của LTF nhưng cũng đồng thời là BOS của HTF thì cần xem xét lại cấu trúc của HTF đã được xác nhận, bởi vì: (1) cần tuân thủ nguyên tắc Premium/Discount của HTF, (2) các cấu trúc của LTF có thể là inducement của cấu trúc HTF.
upload_2022-9-5_14-38-26.png

Hình chart ở trên minh họa cho một OF (order flow) đảo chiều từ bearish sang bullish (của HTF).
Người dịch:

· Toàn bộ vùng giá đi ngang của OF trong LTF chỉ là một base của HTF (drop – base – rally);
· Giá trước khi phá qua cấu trúc chính để tăng lên thì nó có động thái mitigate một bearish OB (chỗ lệnh SELL thứ hai). Nếu vào lệnh SELL ở đây thì cũng là một lệnh thuận theo xu hướng HTF (nhưng có thể không nằm trong vùng premium của HTF range).
· Trong quá trình giá hình thành OF, có thể có những điểm vào lệnh kể cả buy/sell, có lệnh win, có lệnh loss. Tuy nhiên, một lệnh buy xác suất winrate và rr cao nên được đặt ở POI “cuối cùng”, là swing low mà tại đó nếu giá phá qua thì toàn bộ cấu trúc tăng giá được hình thành trong toàn bộ giai đoạn hình thành OF bị phá bỏ, khi đó thị trường sẽ tiếp tục xu hướng giảm của HTF.
Sự thất bại trong việc phá vỡ cấu trúc (để tiếp diễn / đảo chiều xu hướng):
Một khi giá thất bại trong việc phá vỡ cấu trúc, điều đó cho chúng ta thấy rằng thị trường hiện tại chưa sẵn sáng để tăng giá (bullish) hoặc giảm giá (bearish), khi đó chúng ta nên thoát khỏi giao dịch của mình để bảo toàn vốn. nếu bạn vẫn còn tin tưởng vào setup của mình thì bạn nên giảm thiểu rủi ro của mình (ví dụ kéo SL về hòa,…) và giữ lệnh.
Điều này cho thấy việc nắm rõ bối cảnh của khung thời gian cao hơn là điều hết sức cần thiết. Các yếu tố quan trọng của HTF cần luôn luôn được xem lại là động lượng, range giá của HTF, cấu trúc con và cấu trúc chính của HTF. Giá đã hình thành vùng thanh khoản ở đâu, chúng ta thấy CHoCH ở đâu, giá đang ở đâu của range giá (premium/discount). Chúng ta có các mẫu hình nào trước điểm entry dự kiến? Việc hiểu rõ những điều này sẽ giúp chúng ta xác định được khi nào nên thoát lệnh, khi nào nên giữ lệnh, khi nào nên vào lệnh hedging để bảo vệ cho vị thế của mình, và khi nào nên đứng ngoài.
upload_2022-9-5_14-36-50.png
 
2.8 Các kiểu vào lệnh – entries:
Có hai kiểu vào lệnh: vào lệnh chủ động/sớm (risky - nguy hiểm) – RE (Risky entry) và vào lệnh sau khi có xác nhận – CE (Confirmation entry).
2.8.1 Vào lệnh RE - Aggressive Entries:
Vào lệnh RE thì khá đơn giản, ta chỉ việc đặt limit entry tại HTF POI.
upload_2022-9-6_15-49-5.png

Người dịch: Lệnh SELL limit đầu tiên là lệnh RE. Cho dù giả sử xu hướng của HTF là giảm, giá khớp lệnh trong vùng cung còn mới của HTF, các yếu tố “rủi ro” ở đây là:
· Xu hướng/cấu trúc hiện tại trong LTF vẫn là bullish (Higher Highs và Lower Lows);
· Thông thường thì có một vùng cầu chưa được mitigate của LTF tại LTF HL trước khi giá khớp lệnh SELL limit, trước khi giá phá qua vùng cầu này thì trong khung thời gian hiện tại, giá vẫn trong xu hướng tăng.
(Tạm thời chỉ xét theo sơ đồ, chưa xét các yếu tố khác).
upload_2022-9-6_15-53-3.png

Lưu ý là điểm SL trên chart có thể không phù hợp với một số trader, vì bên trên nó vẫn còn có một OB unmitigated kèm theo một IMB.
Người dịch:
Setup này mặc dù được xếp vào loại RE, tuy nhiên nó có những yếu tố “xác nhận” như sau:
· Điểm vào lệnh được chọn là sau khi có hành động giá quét SH của một vùng tích lũy (các cây nến râu dài hướng lên);
· Giá đã tạo động lượng mạnh hướng xuống, hình thành vùng IMB-FVG khá rõ.
· Giá đã hình thành inducement, các vùng liquidity đã được thanh lý trước khi giá tiếp cận điểm vào lệnh.
2.8.2 Vào lệnh CE – confirmation entry:
Vào lệnh (chờ) xác nhận thì phức tạp hơn và được setup sau khi có sự phản ứng của giá với POI. Phản ứng của giá tại POI đã giảm thiểu được sự mất cân bằng, đồng thời phản ảnh được tâm lý của thị trường là giá có dấu hiệu đảo chiều phù hợp với ý tưởng giao dịch của chúng ta. Một cách lý tưởng, chúng ta mong muốn thấy có sự hình thành vùng thanh khoản và giá quét qua thanh khoản trước khi giá tiếp cận vùng POI, và sau đó là một mẫu hình CHoCH trước khi chúng ta chúng ta set Limit tại SDz mà CHoCH để lại.
Chúng ta cần hiểu rằng, sự giảm thiểu thực sự (thường) sau khi giá thâm nhập vào 50% vùng OB (chưa được giảm thiểu trước đó), và sau đó giá phải phá vỡ cấu trúc (CHoCH) trong LTF. Tức là, chúng ta chờ đợi vùng POI được giảm thiểu và sau đó có một sự phá vỡ - CHoCH, đưa đến một dấu hiệu rõ ràng có sự thay đổi xu hướng trong LTF. Sau đó, chúng ta sẽ dựa vào range của cấu trúc LTF mới được thiết lập để lựa chọn điểm vào lệnh. Thông thường thì chúng ta sẽ đặt SL ở ngay trên/dưới đỉnh/đáy của POI, và trong đa số trường hợp thì các seup này cho tỷ lệ RR khá cao.
Việc vào lệnh CE giúp chúng ta tránh khỏi một lệnh Loss vì chúng ta sẽ không vào lệnh, nếu như không thấy được dấu hiệu đảo chiều trong khung thời gian vào lệnh. Đồng thời, nếu bị hụt lệnh ban đầu tại thời điểm đảo chiều (trong LTF), chúng ta hoàn toàn có thể vào lệnh tiếp diễn theo xu hướng đã được xác trong LTF, là cách vào lệnh an toàn theo xu hướng hiện tại, thay vì phải “dự đoán” sự đảo chiều trong LTF như là điểm vào lệnh tại CHoCH. Tuy nhiên, vào lệnh tiếp diễn thì thường không có vị thế RR tốt như vào lệnh sau CHoCH, bạn cần phải xác định TP(1) một cách phù hợp (so sánh với SL) để có thể đóng lệnh đạt RR kỳ vọng, vừa đủ an toàn.
upload_2022-9-6_15-55-42.png

Mẫu hình vào lệnh confirmation entries.
upload_2022-9-6_15-56-4.png

Chart minh họa cho confirmation entries.
Người dịch:
Lưu ý hình chart ở trên không phải là một setup confirm đảo chiều của khung thời gian hiện tại mà confirm cho một vùng supply yếu (Drop – Base(CP) – Drop).
Người dịch:
Sau khi phân tích các kiểu vào lệnh ở trên, ta thấy rằng sự phân biệt RE – CE có tính tương đối: một setup CE cho khung thời gian lớn đồng nghĩa là setup đó là RE của khung thời gian nhỏ hơn (nếu như không xét đến cấu trúc, xu hướng, range giá của khung thời gian lớn hơn khung HTF).
Trong bất kỳ khung thời gian nào, nếu có một setup thuận cấu trúc của khung thời gian đó, được bổ sung thêm các yếu tố về thanh khoản, điểm entry có IMB, có StopHunt trước đó,… đồng thời phù hợp với cấu trúc và/hoặc range giá của khung thời gian lớn hơn (HTF) thì setUp đó có độ tin cậy đủ cao để ta có thể tin tưởng.
(Còn tiếp, mời các bạn comment thảo luận bên dưới).
 
2.9 Target – điểm chốt lời:
Điểm chốt lời cũng quan trọng như điểm vào lệnh. Bạn cần phải xác định được khi nào thì nên giữ lệnh, và điểm thoát lệnh nên đặt tại đâu, và đừng để cho lợi nhuận vuột khỏi tay bạn. Có một số cách bạn có thể set TP, phụ thuộc vào hệ thống giao dịch phù hợp nhất với bạn.
2.9.1 Xác định TP theo R/R - Risk to reward R:R
Đây là một kiểu setUp TP rất cơ bản, nhưng lại máy móc, với một giả thiết là các giao dịch đều có chung một mức chốt lời. phương pháp này rất hiệu quả đối với các scalper tìm kiếm mức lợi nhuận 10-20 pip. Đó là một phương pháp máy móc (nhưng có hệ thống) đặt TP để có độ xác suất cao đạt lợi nhuận nếu bạn tuân thủ quy tắc và tỷ lệ R:R phù hợp. Nếu bạn đặt R:R của mình từ 3-5, tất cả các TP trên 5R đều không nhất quán với hệ thống đó và chắc là bạn thường gặp tình trạng giá sẽ quay về entry / SL của bạn. Việc hold lệnh trong trường hợp này có thể là là một ý tưởng hay nếu như bạn chốt lãi phần lớn vốn của mình và để lại một phần nhỏ để tiếp tục hold.
2.9.2 Xác định TP theo thanh khoản và nguyên tắc đỉnh/đáy mạnh/yếu:
Với ý tưởng là giá có xu hướng tiếp cận lại vùng thanh khoản, bạn có thể đặt TP của mình tại các đỉnh/đáy yếu hoặc các đỉnh/đáy của cấu trúc bên trong. Những vùng thanh khoản này luôn hút giá về đến một vài điểm nào đó của nó, do đó chúng ta biết rằng chúng có khả năng cao là sẽ được hit vào một lúc nào đó, tuy nhiên điều này không có nghĩa là chúng sẽ nhanh chóng được khớp. Nếu chúng ta sử dụng các đỉnh/đáy yếu, dựa trên động lượng của giá trong HTF, chúng ta nên đặt TP ở các đỉnh đáy yếu trên các khung thời gian lớn hơn. Nếu chúng ta có thể tin tưởng vào yếu tố động lượng mạnh đã phá vỡ cấu trúc trước đó, tạo nên một đỉnh/đáy yếu trong HTF thì việc đặt TP tại các vùng giá này là khả thi (giá sẽ phá qua các đỉnh/đáy yếu để tiếp diễn/xác nhận xu hướng theo hướng trade của bạn), phù hợp với các trader theo phong cách swing.
2.9.3 Đặt TP tại các SDz / OB chưa được mitigated:
Cách cuối cùng là bạn đặt TP tại các vùng SDz còn mới (các POI). Về mặt bản chất, nếu bạn sử dụng phương pháp này, bạn đang giao dịch (kỳ vọng) giữa hai vùng POI. Phương pháp này cho bạn tỷ lệ R:R cao. Tuy nhiên, đây là phương pháp khó trong việc quản lý giao dịch và bạn sẽ phải giữ lệnh dài, và phải quyết định đâu là vùng giá mà bạn phải thoát phân lớn lệnh.

Mỗi kiểu (đặt TP) đều có ưu nhược điểm riêng, và bạn cần chọn hoặc kết hợp một kiểu phù hợp với hệ thống giao dịch và tính cách/điều kiện của riêng bạn.

v CÁC VÍ DỤ VỀ GIAO DỊCH THEO SMC:
upload_2022-9-7_16-51-22.png

upload_2022-9-7_16-51-32.png

upload_2022-9-7_16-51-47.png

upload_2022-9-7_16-51-56.png

Thông tin thêm về nhóm JayForexHouse:
Telegram channel for more break down of each topic in charts and daily ideas: Link: https://t.me/JayFxHouse
YouTube channel for the visual study of this concept:
Link:
https://youtube.com/channel/UC6H1kBkgPKYIAg5DSvqUMzw
Crypto technical channel: Link: https://t.me/JayCryptohouse
===HẾT===

Ghi chú: Trang web không cho up định dạng docx nên mình up tạm pdf, bạn nào cần file word mình có thể gửi qua email. Các ý kiến thảo luận về SMC hay về tài liệu, mời ace comment bên dưới. Thk.
 

Đính kèm

  • VN SMC by Jayforex house.pdf
    3.7 MB · Xem: 187
Phân tích một Order Flow
upload_2022-9-8_10-4-1.png

⮚ (Trong H4) thời điểm (a) - Giá phá qua đỉnh (I), ta có:
(0) là đáy mạnh
(I) là đỉnh yếu
Giá để lại một H4 DemandZone tại (0). Ta cần ghi nhận các đặc điểm của POI này để có phương án xử lý sau đó.
Tiếp tục chờ đợi

⮚ (Trong m15) thời điểm (b) - Giá phá qua đáy (III), ta có:
Giá tạo CHoCH
Đỉnh (II) là HH, weakLow trong H4
Range giá khi đó là từ Fib.100% đến Fib.0%
Nếu không có đủ tín hiệu để vào kèo ngược (với H4), ta tiếp tục chờ đợi

⮚ (Trong m15) thời điểm (c) – Giá tiếp cận H4 Dz (0), H4 Dz đã được mitigated:
Vào lệnh BUY nếu:
+ H4 Dz có các đặc điểm sau:
- H4 DZ là một Dz mạnh: Có IFC/FVG
- Trước khi hình thành H4 Dz, giá đã có dấu hiệu tạo thanh khoản, và đã có một pha StopHunt
- Cần kiểm tra lại lần cuối là lân cận trước H4 Dz, không có một đáy nào chưa được mitigated.
+ Trong quá trình giá đi về từ (b) đến (a), đã có sự tích lũy tạo thanh khoản và giá đã quét thanh khoản, đủ sẵn sàng về mặt thanh khoản cho một sự tăng giá.
(Thực tế là nếu kiểm tra đủ điều kiện thì BuyLimit phải được đặt trước khi giá tiếp cận H4 Dz).

Nếu không đủ sự xác nhận, ta tiếp tục chờ.

⮚ (Trong m15) thời điểm (d) – Giá phá qua đỉnh (IV), tạo CHoCH, để lại một m15 DZ, tiếp tục xác nhận đỉnh (III) đã không tạo được một đáy thấp hơn trong H4, trong m15 thì (V) là một đáy mạnh vì giá đã phá qua một swing high là (IV):
Đến đây, ta đã có sự đồng pha của m15 (kết thúc xu hướng giảm của m15) so với H4.
Các điều kiện hình thành một Order Flow đã có đủ:
- Sự giảm thiểu – Mitigation: Giá đã tiếp cận H4 Dz, là cơ hội để bigBoys thoát khỏi các lệnh lỗ (nếu có) trước đó, hoặc khớp cách lệnh chờ buy chưa được khớp trước đó;
- cấu trúc giảm hiện tại (m15) đã bị bẻ gãy, thuận theo xu hướng của H4, nguyên tắc đáy mạnh – đỉnh yếu đã được thiết lập;
- Có đủ thanh khoản (như đã phân tích ở trên) để giá tăng lên.
Đến đây ta có thể đặt buyLimit sau khi có CHoCH của m15.
Trong trường hợp m15 Dz không được “đẹp” (ví dụ không có FVG…), ta có thể tiếp tục chờ giá phản ứng với m15 Dz, tạo CHoCH trong m1 để buyLimit.
 
Bác có trade bên chứng khoán VN ko? Mình thấy bên CKVN áp dụng cung cầu có vẻ hiệu quả hơn SMC.
Cám ơn bác @dongoviet nhé. Tài liệu Word trình bày rất công phu, không hề đơn giản, tác giả đã dành nhiều thời gian và công sức (kể cả lược dịch và ghi chú hình vẽ). Mong rằng anh em đọc tài liệu này và áp dụng tốt vào giao dịch.
Chứng khoán thì trước đây mình giao dịch theo trường phái đầu tư giá trị. Nhưng hiện tại mình đang tập trung vào giao dịch ngoại hối, tiền điện tử bạn ạ.
Chúc bác @dongoviet và toàn thể anh em trader ngày nghỉ vui vẻ. Lên kế hoạch giao dịch cho tuần sau.
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 904 Xem / 62 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 181 Xem / 9 Trả lời
  • HoàngBĐS trong Chuyện bên lề 778 Xem / 6 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên