10 sự kiện lịch sử gây ảnh hưởng nặng nề đến giá trị của đồng đô la (phần 1)

10 sự kiện lịch sử gây ảnh hưởng nặng nề đến giá trị của đồng đô la (phần 1)

10 sự kiện lịch sử gây ảnh hưởng nặng nề đến giá trị của đồng đô la (phần 1)

pipsmaster

Administrator
Đã Xác Nhận
IB Việt Nam
1,528
8,251
Giá trị của đồng đô la Mỹ là một trong những chỉ số kinh tế toàn cầu quan trọng nhất hiện nay. Nhưng những yếu tố nào ảnh hưởng đến giá trị của đồng đô la và những sự kiện lịch sử nào có tác động lớn nhất lên giá trị của loại tiền tệ toàn cầu này?

Xét cho cùng, Mỹ có xu hướng tham gia vào phần lớn các cuộc khủng hoảng toàn cầu, Mỹ cũng được coi là một nhà lãnh đạo thế giới về quản lý các vấn đề ngoại giao, các mối quan tâm nhân đạo, chính trị. Vai trò của Mỹ trên trường quốc tế hiện nay như một nhà lãnh đạo thế giới, Mỹ biết điều đó, nhiều kẻ ghen tỵ nhưng vị trí này không hề dễ dàng một chút nào cả.

Hoa Kỳ luôn luôn phải kiểm soát và quản lý hiệu quả các chính sách tiền tệ của chính mình. Bởi vì nếu giá trị của đồng đô la không được bảo vệ chặt chẽ, thị trường toàn cầu sẽ bị ảnh hưởng. Giá trị của đồng đô la Mỹ duy trì một trạng thái cân bằng dựa cho sức khỏe của kinh tế Mỹ và cả kinh tế thế - và đó là tầm quan trọng của đồng đô la và nền kinh tế Mỹ.

Để chứng minh sự biến động của đồng tiền quan trọng này, chúng ta hãy tóm tắt lại mười sự kiện lịch sử đã ảnh hưởng đến giá trị của đồng đô la Mỹ trong thế kỷ qua.

Thứ nhất, những ảnh hưởng bên ngoài nào có sức mạnh tác động đến giá trị của đồng đô la Mỹ?

Các nhà kinh tế có thể lập luận rằng có hơn 50 yếu tố có ảnh hưởng liên quan khi nói đến giá trị của đồng đô la Mỹ. Trong đó có mười hai nhân tố lớn (trong hình) - và mỗi nhân tố đóng một vai trò quan trọng trong giá trị của đồng đô la Mỹ trong vòng 100 năm qua.

10-su-kien-lich-su-gay-anh-huong-nang-ne-nhat-den-dong-do-la-traderviet-2.jpg

Bong bóng nhà đất, các sự kiện thời tiết khắc nghiệt và sự cân bằng thương mại… tất cả đều đóng một vai trò quan trọng trong hiệu suất kinh tế của đồng đô la Mỹ.

Mười sự kiện sau đây sẽ phác thảo tính đa dạng và phạm vi của loại sự kiện có thể ảnh hưởng đến giá trị của Đô la Mỹ.

1. Cuộc khủng hoảng ngân hàng năm 1907 - Thị trường chứng khoán trở thành một đợt sale off vỉa hè!

Biến động của đồng đô la được châm ngòi bởi sự thiếu tự tin trong nền kinh tế và hệ thống ngân hàng Mỹ.

Tất cả bắt đầu với một động thái được tính toán bởi nhà tài chính New York Otto Heinze vào chiều thứ Hai ngày 14 tháng 10 năm 1907. Heinze cố gắng ngăn chặn cổ phiếu của United Copper rớt giá – công ty Gross & Kleeberg buộc phải đóng cửa.

10-su-kien-lich-su-gay-anh-huong-nang-ne-nhat-den-dong-do-la-traderviet-3.png

Để phản ứng lại hành động đó, Sở giao dịch chứng khoán New York đình chỉ Otto Heinze và công ty Heinze’s State Savings Bank of Butte. Sau sự kiện đó hàng loạt các công ty có vay nợ từ ngân hàng của Otto Heinze cũng đóng cửa. Một số ngân hàng thuộc sở hữu của các cộng sự gần gũi của Heinze cũng bị đóng cửa.

Trong vòng vài ngày, thành phố New York như bị cắt hết tiền vậy, cho đến khi huyền thoại tài chính J.P. Morgan đến và thuyết phục người mua trái phiếu cùng với ông. $ 30 triệu đô la trái phiếu đã được bán, giữ cho New York hoạt động. Các điểm khủng hoảng lớn đã được ngăn chặn nhờ J.P. Morgan và các cộng sự, hiệu ứng gợn sóng nhẹ của khủng hoảng ngân hàng năm 1907 tuy ngắn ngày nhưng đã lan tỏa rất xa và để lại ảnh hưởng lâu dài trên toàn quốc.

Thất nghiệp tăng từ 3% lên 8%. Sản lượng giảm 11% và nhập khẩu giảm 26%. Ngay cả số lượng cá nhân nhập cư vào Hoa Kỳ năm đó đã giảm xuống còn 750.000 người - giảm từ khoảng 1,2 triệu chỉ hai năm trước đó. Không cần phải nói, giá trị của đồng đô la đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

2. Chiến tranh thế giới thứ nhất và những năm sau chiến tranh - Đô la Mỹ cưỡi tàu lượn siêu tốc

Chiến tranh thế giới thứ nhất vẫn được gọi là cuộc "Chiến tranh vĩ đại" hay đơn giản là "Chiến tranh thế giới". Trải dài từ năm 1914 đến năm 1918 và cuối cùng kết thúc vào ngày 11 tháng 11 năm 1918 , cuộc xung đột sâu rộng này để lại những thiệt hại kéo dài ảnh hưởng đến giá trị của đồng đô la Mỹ sau hiệp ước Versailles.

Trong cuộc chiến, quốc gia này đã chi tiêu nhiều hơn gấp ba lần so với số tiền thu được từ doanh thu thuế, bán trái phiếu và các dòng thu nhập khác. Lần đầu tiên trong lịch sử, Hoa Kỳ bị coi là một con nợ thay vì một chủ nợ và với vị thế con nợ thì nhà đầu tư dần coi Mỹ như một nơi ít ổn định hơn để đầu tư.

10-su-kien-lich-su-gay-anh-huong-nang-ne-nhat-den-dong-do-la-traderviet-4.png

Điều này ảnh hưởng đến giá trị của đồng đô la làm nó bất ổn đối với các nhà đầu tư nước ngoài - tình cảm có thể làm giảm giá trị của đồng đô la một cách nhanh chóng. Khi các nhà đầu tư nước ngoài lưỡng lự đầu tư vào đô la Mỹ, họ cũng bán ra đô la Mỹ để mua những tài sản khác và họ giữ đồng tiền của chính nước họ - tăng giá trị đồng tiền của chính họ và làm giảm giá trị đồng đô la.

3. Vụ thị trường chứng khoán sụp đổ năm 1929 - Thời điểm tốt đã kết thúc

Biến động của đồng đô la được kích hoạt bởi thị trường vốn, cán cân thương mại và đầu tư, cơ cấu ngành của Hoa Kỳ.

Sau chiến tranh, Hoa Kỳ bước vào thời kỳ được gọi là "The Roaring 20". Đây là thời điểm lạc quan không ngừng về tương lai của đất nước, về sự giàu có và dư thừa đặc trưng trong thập kỷ sôi động này trong lịch sử Hoa Kỳ. Thời gian dường như quá tốt đến nỗi một phần lớn lao động nông thôn đã chuyển sang các khu vực công nghiệp để tìm việc làm, dẫn đến tình trạng thiếu lao động nông nghiệp.

10-su-kien-lich-su-gay-anh-huong-nang-ne-nhat-den-dong-do-la-traderviet-5.png

Sự chuyển dịch nhân lực này đã tác động mạnh đến ngành nông nghiệp nói chung và các chuyên gia cho rằng đây là một trong những động lực chính của cuộc khủng hoảng thị trường chứng khoán năm 1929. Thị trường chứng khoán New York đã sụp đổ vào ngày 29 tháng 10 năm 1929, ngày nay được gọi là "Thứ Ba Đen Tối".

Dĩ nhiên, chứng khoán thì tác động đến giá trị của đồng đô la Mỹ ngay lập tức và nghiêm trọng. Các nhà đầu tư nước ngoài không ai có mong muốn tái phân bổ tài sản đầu tư tại một quốc gia đã giảm 25% giá trị thị trường chứng khoán chỉ trong khoảng thời gian 48 giờ.

Điều này đã làm giảm giá trị của đồng đô la và làm suy yếu Hoa Kỳ từ một viễn cảnh toàn cầu đặt chân trở lại thực tế. Tuy nhiên, một tác động phụ tích cực của việc định giá thấp hơn của đồng đô la Mỹ là sản xuất trong nước sau đó dễ bán hơn ở nước ngoài do chi phí ròng thấp hơn để sản xuất hàng hóa.

(còn nữa)

P/S: Cứ như học lịch sử vậy haha :D Anh em thích không like comment phát nào. Lên!

*Bài viết thể hiện quan điểm của người viết, không phải người dịch

>> Tại sao một số nước Euro không sử dụng đồng Euro?

>> Forex Currencies – Phân tích các cặp tiền tệ hàng hóa lưu ý gì?


 

Giới thiệu sách Trading hay
Đánh Bại Thị Trường Forex - Tư duy khác biệt và các kỹ thuật giao dịch của chuyên gia quản lý quỹ triệu đô

Sách chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm trading từ một chuyên gia quản lý quỹ, cùng các kỹ thuật giao dịch giúp quỹ này đứng trong top nhiều năm
Mình thấy cái này k chỉ riêng đồng đô Mỹ mà tiền tệ nói chung cũng đều bị tác động bởi các yếu tố này. Đặc biệt là mấy cái liên quan đến chiến tranh, khủng hoảng tài chính và lãi suất.
 
Mình thấy cái này k chỉ riêng đồng đô Mỹ mà tiền tệ nói chung cũng đều bị tác động bởi các yếu tố này. Đặc biệt là mấy cái liên quan đến chiến tranh, khủng hoảng tài chính và lãi suất.
chính xác bác, mọi thứ đều liên quan đến nhau :cool:
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • captainfx trong Chuyện bên lề 692 Xem / 1 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 166 Xem / 6 Trả lời
  • TraderLC trong Hội Trader giao dịch Quỹ 2,227 Xem / 32 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 286 Xem / 12 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên