Tất tần tật về phương pháp cắt lỗ chuyên nghiệp dựa trên biến động giá – Phần I

Tất tần tật về phương pháp cắt lỗ chuyên nghiệp dựa trên biến động giá – Phần I

Tất tần tật về phương pháp cắt lỗ chuyên nghiệp dựa trên biến động giá – Phần I

Bianas

Senior Mod
Đã Xác Nhận
Trial mod
5,113
29,770
Nếu anh em đã giao dịch ngoại hối rồi sẽ biết được rằng việc đặt dừng lỗ (stop loss) là không hề đơn giản. Và do nó phức tạp nên mình đã thấy rất nhiều Trader dừng lỗ bằng… cả tài khoản.

Sở dĩ việc đặt cắt lỗ không hề đơn giản là vì nó yêu cầu sự cân bằng giữa rủi ro và lợi nhuận kỳ vọng. Trader cần đặt mức cắt lỗ đủ rộng sao cho khi giá biến động lệnh không dễ bị stop-out, đồng thời nó cũng phải đủ chặt để mức rủi ro được giữ ở mức an toàn đồng thời đảm bảo được mức lợi nhuận kỳ vọng.

Có nhiều phương pháp đặt mức cắt lỗ, trong đó phương pháp dựa trên biến động giá được nhiều Trader chuyên nghiệp sử dụng vì tính lo-gic của nó cũng như sự ủng hộ của những số liệu thống kê. Chuỗi bài viết này sẽ cố gắng hướng dẫn một cách chi tiết nhất về phương pháp dừng lỗ này tới anh em.

Cấu trúc điển hình của phương pháp cắt lỗ dựa trên biến động


Phương pháp cắt lỗ dựa trên sự biến động thường bao gồm 3 thành phần:
  • Đo lường biến động (volatility measure)
  • Hệ số an toàn (safety multiple)
  • Giá neo (Price anchor)
Về cơ bản chúng được kết hợp như sau:

Ví dụ, ban đầu bạn chọn volatility measure với độ lệch chuẩn là 7. Sau đó là đến yếu tố hệ số an toàn, mục đích của nó chính là thêm một bộ đệm cho những biến động của giá, đồng thời nó cũng phản ánh mức rủi ro mà bạn sẵn sàng chịu đựng (ví dụ là 3).

Nhân chúng lại với nhau chúng ta được khoảng cách dừng lỗ (7x3=21).

Cuối cùng là bước chọn mức giá neo (ví dụ mức giá đóng cửa sau cùng là 215). Chúng ta lấy mức giá neo này cộng/trừ với khoảng cách dừng lỗ bên trên để có được mức giá đặt cắt lỗ. Hãy cùng đi sâu vào các yếu tố trên.

Yếu tố đầu tiên: Đo lường biến động


tat-tan-tat-ve-phuong-phap-cat-lo-chuyen-nghiep-dua-tren-bien-dong-gia-phan-i-1.png
Có hai chỉ báo đo lường độ biến động phổ biến đó là Standard deviation và Average true range.

Standard deviation

Standard deviation hay độ lệch chuẩn là một phương pháp đo lường biến động quen thuộc trong ngành tài chính. Độ lệch chuẩn được định nghĩa:

“Là một thuật ngữ ngành thống kê đo lường mức độ thay đổi hay phân tán xung quanh mức trung bình”

Hầu hết các platforms đều tích hợp những chỉ báo tính toán độ lệch chuẩn cho bạn, MT4 cũng như vậy. Chỉ báo bạn có thể sử dụng chính là Bollinger bands.

Average true range

Định nghĩa về ATR khá rối rắm nên có lẽ không cần thiết, anh em chỉ cần lưu ý rằng nếu sử dụng phương pháp dừng lỗ với ATR thì mình sẽ dùng chỉ báo Chandelier exit hoặc Ketlner bands, và cả hai chỉ báo này MT4 đều dùng được.

Yếu tố thứ hai: hệ số anh toàn


Hệ số an toàn là một đặc tính then chốt của phương pháp dừng lỗ này. Nếu đo lường biến động được tính toán một cách khách quan thì hệ số an toàn lại là một yếu tố chủ quan phụ thuộc vào Trader.
tat-tan-tat-ve-phuong-phap-cat-lo-chuyen-nghiep-dua-tren-bien-dong-gia-phan-i-2.png
Hệ số an toàn thấp có nghĩa rằng khoảng cách dừng lỗ là ngắn, khả năng bị stop-out là rất cao; và ngược lại hệ số an toàn cao có nghĩa là khoảng cách dừng lỗ dài, bạn rủi ro nhiều hơn nhưng xác suất bị stop-out khi thị trường biến động là thấp.

Hệ số an toàn ở mức 2-3 là khá phổ biến, bạn cũng có thể bắt đầu ở mức này. Tuy nhiên, lý tưởng nhất là bạn nên bắt đầu dựa trên kết quả backtest của mình, và có những điều chỉnh cho từng trường hợp cụ thể.

Mẹo: Đối với giao dịch dài hạn theo trend, bạn nên sử dụng một hệ số lớn hơn. Còn đối với giao dịch phá ngưỡng, bạn muốn mục tiêu giá được hit nhanh hơn thì hệ số thấp là lựa chọn phù hợp.

Yếu tố thứ 3: Mức giá neo


Khi đã xác định được khoảng cách dừng lỗ từ hai yếu tố trên, bước cuối cùng là xác định một mức giá tham chiếu (neo).

Mức giá neo hay được sử dụng đó chính là mức giá cao/thấp/đóng cửa. Một số Trader cũng sử dụng đường MA làm giá neo.
tat-tan-tat-ve-phuong-phap-cat-lo-chuyen-nghiep-dua-tren-bien-dong-gia-phan-i-3.png
Đối với lệnh bán, bạn nên sử dụng mức giá thấp của thanh nến để có một khoảng dừng lỗ chặt và ngược lại đối với lệnh mua thì bạn nên sử dụng mức giá cao.

Trên đây mình đã giới thiệu chi tiết cách tính toán dừng lỗ dựa trên độ biến động giá. Phần tiếp theo trong seires mình sẽ đề cập đến những ví dụ sử dụng các chỉ báo hỗ trợ như Chandelier, Ketlner, hay Bollinger để dừng lỗ theo phương pháp này và tất nhiên là nó sẽ đơn giản hơn rất nhiều. Anh em đón theo dõi nhé. Đừng quên bấm like, share để ủng hộ!

Chúc anh em giao dịch an toàn,
Nguồn TSR

>> Chiến lược giao dịch đảo chiều dựa trên khoảng nhảy giá kiệt sức
 

Giới thiệu sách Trading hay
Naked Forex - Phương Pháp Price Action Tinh Gọn

Naked Forex được đánh giá cao trên toàn cầu (theo Amazon) vì đã cung cấp một cẩm nang thực thụ cho những nhà giao dịch theo trường phái Price Action
Chỉnh sửa lần cuối:

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 72 Xem / 3 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 771 Xem / 61 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 210 Xem / 17 Trả lời
  • Berkeley trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 90 Xem / 2 Trả lời
  • LuTienSinh trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 97 Xem / 3 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 23,965 Xem / 81 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 225 Xem / 9 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên