25 bài học trading xương máu của trader chuyên nghiệp Julian Komar - Bài học thứ nhất: Hãy bắt đầu với khối lượng nhỏ!

25 bài học trading xương máu của trader chuyên nghiệp Julian Komar - Bài học thứ nhất: Hãy bắt đầu với khối lượng nhỏ!

25 bài học trading xương máu của trader chuyên nghiệp Julian Komar - Bài học thứ nhất: Hãy bắt đầu với khối lượng nhỏ!

Phương Thúy

Editor
Trial mod
6,376
29,016
Julian Komar là một trader với hơn 10 năm kinh nghiệm giao dịch trong thị trường chứng khoán. Ông đã viết một cuốn sổ tay nhỏ với 25 bài học kinh nghiệm trong quá trình giao dịch của bản thân. Mỗi bài học mà ông chia sẻ đều là những sai lầm mà ông mắc phải trong quá khứ. Bài học về kỹ thuật có, quản lý vốn có và cả về tâm lý giao dịch.

Series bài viết này mình sẽ chia sẻ hết 25 bài học kinh nghiệm của Julian Komar. Hi vọng chúng sẽ hữu ích với các anh em nhé.

Bài học thứ nhất: Mọi giao dịch hãy bắt đầu với khối lượng nhỏ và từ từ tăng dần chúng lên


Trong quá khứ, Julian Komar có những giao dịch với khối lượng lớn vì tin chắc vào nhận định của bản thân. Nhưng đó lại là một sai lầm lớn. ông nhận ra rằng sẽ chẳng có bất kỳ cách nào biết được một chiến lược là có khả nnag thắng 100%, kể cả những giao dịch tiếp theo mà bản thân thực hiện. Thực tế, cơ hội cho thua lỗ và lợi nhuận là ngang nhau – 50%.

Chính những giao dịch có khối lượng lớn này lại gia tăng tổn thất và giảm lợi nhuận. Dần dần ông chấp nhận một điều rằng, bản thân không thể sự đoán được kết quả của một giao dịch. Và bắt đầu thay đổi suy nghĩ.

Ông luôn nghĩ rằng, giao dịch tiếp theo có thể sẽ thua lỗ và ông phải làm điều gì đó để hạn chế tổn thất cho mình. Nên ông bắt đầu hạ khối lượng xuống sao cho mọi giao dịch ông thực hiện có cùng một giời hạn rủi ro.

Trong chiến lược cũng có một sự thay đổi. Đó là nếu chiến lược của ông là đúng, ông sẽ thêm vào vị thế theo xu hướng, điều quan trọng là phải đảm bảo được giao dịch tiếp theo có khối lượng nhỏ hơn lần mua trước đó và mức rủi ro cho tất cả các vị thế vẫn phải nằm trong giới hạn rủi ro.

Hình bên dưới là một ví dụ minh họa cho cách thức này:

1.png

Chúng ta nhìn hình trên có thể thấy, vị thế mua ban đầu của ông được chia ra làm 3 lệnh khác nhau, với 1/4 khối lượng mua tại mức giá 48.3, 1/2 khối lượng mua tại 47.5, và 1/4 khối lượng còn lại mua tại 49.4. Tất cả những lệnh mua này có điểm dừng lỗ tại 44.4.

Sau đó giá tăng lên kèm theo gap tăng, khối lượng tăng mạnh, cho thấy động lượng thị trường tăng giá mạnh, nên ông tiếp tục mua vào. Nhưng lệnh mua lần này chỉ bằng 1/2 khối lượng của giao dịch đầu tiên tại mức giá 59, dừng lỗ được đặt ở mức giá 51.79. Sau đó giá tiếp tục tạo đỉnh mới với khối lượng lớn, và giá vẫn duy trì trên đường trung bình. Nến tại đây ông mua 1/4 khối lượng của giao dịch ban đầu tại giá 73.1, với dừng lỗ được đặt ở mức giá 54.83. Và khi giá tăng lên đến 75.4, thì nó phá vỡ đường trung bình, tạo cấu trúc giảm giá và khối lượng đã yếu đi rất nhiều. Nên ông bán hết tại mức giá đó.

Ta có thể thấy rằng, ông vẫn thêm vào vị thế khi giao dịch ban đầu đã có lợi nhuận, dời dừng lỗ đi theo xu hướng, thì khi ông vào vị thế tiếp theo, rủi ro không tăng lên. Mỗi vị thế ông thêm vào đều có khối lượng nhỏ hơn khối lượng của giao dịch trước đó.

Hệ-thống-giao-dịch-traderviet-1.jpg

Julian Komar chia sẻ rằng, ông mua thêm nhiều cổ phiếu khi vị thế ban đầu đã có lợi nhuận, ông sẽ giao dịch khi giá thoái lui hoặc trong những ngày tích lũy mạnh. Khối lượng vào những thời điểm đó thường sẽ cao hơn mức trung bình và một điều kiện nữa cần lưu ý đó là xu hướng phải lành mạnh.

Đừng bao giờ thêm một vị thế khi xu hướng đã di chuyển quá lâu (khoảng vài tháng) và có dấu hiệu yếu đi. Nếu bạn nắm được điều này và biết cách phân bổ khối lượng thì mọi giao dịch bạn thực hiện sẽ có rủi ro nhỏ nhưng lợi nhuận sẽ kiếm được nhiều hơn.

Điều quan trọng là không tăng rủi ro và bạn sẽ di chuyển dừng lỗ qua mức hòa vốn để lợi nhuận bạn kiếm được sẽ không biến thành thua lỗ.

Bài học cho trader


Những điều quan trọng mà anh em cần nhớ là:
  • Chỉ thêm vào vị thế giao dịch khi bạn đã có lợi nhuận.
  • Cần có khoảng cách giữa các điểm vào lệnh (trên 20% giá)
  • Thêm vào vị thế giao dịch khi có phá vỡ hoặc có vùng tích lũy mạnh Đối với phá vỡ, thì nên có một vùng tích lũy ít nhất 2 tuần trước đó.
  • Mỗi lệnh giao dịch được thêm vào cần có khối lượng nhỏ hơn. Lệnh thứ 2 có khối lượng bằng 50% lệnh ban đầu, lệnh thứ 3 sẽ là 25% và lệnh thứ 4 sẽ là 12.5%.
  • Sau khi thêm lệnh đầu tiên, bạn cần dời dừng lỗ về điểm hòa vốn cho lệnh đầu tiên, nếu không thì đừng thêm vào lệnh nào cả.
Còn tiếp….

Mời anh em tham khảo nhé!

Trích nguồn: Julian-komar
 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp Wyckoff Hiện Đại - Kỹ thuật Nhận diện Xu hướng Thị trường Tiềm năng

Phương pháp Wyckoff là một phương pháp price action kinh điển và đem lại thành công cho nhiều trader. Phương pháp này là nền tảng của nhiều phương pháp trading nổi tiếng khác

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 311 Xem / 10 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 190 Xem / 13 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 48 Xem / 1 Trả lời
  • Berkeley trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 59 Xem / 1 Trả lời
  • lapuma trong Kiến thức Trading - Kinh nghiệm Trading 499 Xem / 21 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 287 Xem / 8 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên