27 Quy tắc giao dịch nền tảng giúp trader mới thoát kiếp "newbie"

27 Quy tắc giao dịch nền tảng giúp trader mới thoát kiếp "newbie"

27 Quy tắc giao dịch nền tảng giúp trader mới thoát kiếp "newbie"

Le Hue Truong

Editor
Trial mod
7,284
32,433
Là một trader, bạn cần có các quy tắc để đưa ra quyết định tốt nhất vào bất kỳ thời điểm nào. Là một trader newbie, bạn nên bắt đầu với một nền tảng các nguyên tắc vững chắc để vừa mang lại cho bạn khả năng tạo ra lợi nhuận, và cũng tránh được nguy cơ bị cháy tài khoản. Bạn cần trang bị cho mình các quy tắc về cách thực hiện chiến lược giao dịch cũng như quản lý rủi ro, quản lý cảm xúc và quản lý bản ngã của chính mình.

Các quy tắc giao dịch có thể liên quan đến 3 lĩnh vực cốt lõi đối với một trader: Phương pháp, quản lý rủi ro và tâm lý giao dịch.

Dưới đây là 27 quy tắc tốt nhất cho một trader mới bắt đầu để có một nền tảng vững chắc để có thể học hỏi và phát triển hơn nữa thông qua những thành bại trên hành trình trading.

Quy tắc về chiến lược và phương pháp giao dịch


27-quy-tac-giao-dich-cho-trader-moi-TraderViet2.jpg

1. Quy tắc đầu tiên trước khi bạn bắt đầu giao dịch là bạn cần phải học cách tạo ra một hệ thống giao dịch có lợi thế.

2. Nếu bạn không có một kế hoạch đầy đủ với các quy tắc về điểm vào lệnh, thoát lệnh và quản lý rủi ro, thì hãy ngừng giao dịch cho đến khi bạn làm được điều đó.

3. Giao dịch theo kế hoạch của bạn, hệ thống của bạn, tín hiệu của bạn, biểu đồ và hành động giá; chứ không phải theo ý kiến, thành kiến hoặc dự đoán của riêng bạn.

4. Đừng bao giờ giao dịch bất cứ thứ gì bạn không hiểu 100%. Đừng giao dịch hợp đồng tương lai, Forex, tiền điện tử hoặc quyền chọn cho đến khi bạn hiểu rõ rủi ro và cách chúng hoạt động.

5. Giao dịch theo hướng của xu hướng trong khung thời gian giao dịch của bạn.

6. Giao dịch những gì đang xảy ra, không phải những gì bạn nghĩ nên xảy ra.

7. Tạo tín hiệu tối ưu hóa các điểm entry và exit để có lợi nhuận.

8. Quản lý giao dịch của bạn dựa trên tỷ lệ rủi ro/phần thưởng cập nhật theo giao dịch đang diễn ra.

9. Trong xu hướng tăng, hãy tìm kiếm các tín hiệu mua nằm ngoài xu hướng giảm, hoặc tìm kiếm các tín hiệu bán.

10. Chỉ giao dịch khi bạn có lợi thế.

Quy tắc về quản lý rủi ro


27-quy-tac-giao-dich-cho-trader-moi-TraderViet3.jpeg

11. Không bao giờ mất nhiều hơn 1% tổng vốn giao dịch của bạn trong một cú trade.

“Quy tắc đầu tiên mà chúng tôi tuân theo là: Không bao giờ mạo hiểm hơn 1% tổng vốn đối với bất kỳ giao dịch nào.” - Larry Hite

“Tôi rất cố gắng để không mạo hiểm hơn 1% danh mục đầu tư của mình trong một giao dịch.” - Bruce Kovner

Một trong những bài học quan trọng nhất mà một trader phải tuân theo để đảm bảo thành công lâu dài của mình, đó là, không bao giờ mạo hiểm hơn 1% tài khoản giao dịch của mình cho bất kỳ cú trade nào. Điều này không có nghĩa là giao dịch với 1% vốn tài khoản của bạn, đó là câu chuyện của định cỡ vị thế (position sizing), không phải rủi ro trên mỗi giao dịch.

Không bao giờ mất nhiều hơn 1% trên một cú trade có nghĩa là điều chỉnh mức stoploss và quy mô vị thế của bạn dựa trên volatility (độ biến động) của của cổ phiếu, tiền tệ, hàng hóa, quyền chọn hoặc hợp đồng tương lai của bạn, để khi bạn sai, hậu quả là mất 1% vốn giao dịch của bạn. Điều này gần như loại bỏ nguy cơ cháy tài khoản của bạn đối với một chuỗi giao dịch thua lỗ.

>> Đọc thêm bài hay: https://traderviet.org/t/60978/

12. Định cỡ vị thế đúng đắn.

Bạn nên căn cứ việc định cỡ vị thế của mình dựa trên thực tế là bạn không bao giờ muốn mất nhiều hơn 1% cho bất kỳ cú trade nào. Nếu bạn đang giao dịch với tài khoản 100.000 USD, bạn sẽ không muốn mất hơn 1.000 USD trong một giao dịch thua lỗ.

Điểm dừng lỗ ban đầu phải ở mức giá mà bạn biết mình đã sai và quay trở lại khâu định cỡ vị thế. Nếu bạn vào lệnh ngay ngưỡng hỗ trợ $105 và bạn đặt stoploss ở mức $100, thì bạn có thể giao dịch 200 cổ phiếu với điểm dừng lỗ nằm tại mức giá $100.

200 x $105 = $21.000 (quy mô vị thế) cho 200 cổ phiếu. Đây là khoảng 20% tổng vốn giao dịch của bạn, với khoảng 5% dừng lỗ trên vị thế của bạn, tương đương với khoản lỗ 1% trên tổng vốn giao dịch của bạn.
  • Vị thế 20% trên tổng số vốn giao dịch của bạn mang lại cho bạn mức dừng lỗ tiềm năng 5% trên vị thế của bạn, tương đương với 1% tổng vốn giao dịch.
  • Vị thế 10% trên tổng số vốn giao dịch của bạn cung cấp cho bạn mức dừng lỗ tiềm năng 10% trên vị thế của bạn, tương đương với 1% tổng vốn giao dịch.
  • Vị thế 5% trên tổng số vốn giao dịch của bạn cung cấp cho bạn mức dừng lỗ tiềm năng 20% trên vị thế của bạn, tương đương với 1% tổng vốn giao dịch.
Average True Range (ATR) có thể cung cấp cho bạn phạm vi biến động giá hàng ngày và giúp bạn định cỡ quy mô vị thế dựa trên khung thời gian và độ biến động của tài sản. Nếu điểm entry của bạn nằm ở mức $105, điểm dừng lỗ nằm ở $100 và ATR là $1, thì bạn có giá trị di chuyển trong 5 ngày so với điểm dừng lỗ của bạn.

Hãy bắt đầu với điểm dừng lỗ và độ biến động của bạn để xác định kích thước vị thế của bạn. Khoảng không bạn dành cho stoploss bao nhiêu sẽ xác định độ lớn của kích thước vị thế mà bạn có thể thực hiện.

13. Đừng bao giờ mạo hiểm lối sống của bạn trên một giao dịch duy nhất.

27-quy-tac-giao-dich-cho-trader-moi-TraderViet5.jpeg

“Đầu cơ với ít hơn 10% giá trị ròng thanh khoản của bạn. Mạo hiểm dưới 1% tài khoản đầu cơ của bạn khi giao dịch. Điều này có xu hướng giữ cho các biến động trong tài khoản giao dịch ở mức nhỏ so với giá trị ròng. Điều này rất cần thiết vì những biến động lớn có thể kích hoạt và vực dậy {cảm xúc}.”
- Ed Seykota

>> Đọc thêm bài hay: https://traderviet.org/t/36250/

14. Tránh nguy cơ huỷ hoại.

Nguy cơ hủy hoại của bạn là xác suất bạn mất quá nhiều tiền mà bạn không thể tiếp tục giao dịch vì lý do tài chính hoặc cảm xúc. Không phải lúc nào nó cũng có nghĩa là mất tất cả vốn giao dịch của bạn, điểm phá vỡ cá nhân của bạn được xác định bởi ngưỡng chịu đựng rủi ro cá nhân của bạn, một người có thể bị hủy hoại sau khi giảm 50% so với mức đỉnh vốn, trong khi những người khác có thể bỏ cuộc lần đầu tiên khi vốn giảm 20% so với điểm xuất phát của họ. Và cũng có những người sẽ lấy lại năng lượng và không bao giờ bỏ cuộc cho đến khi họ thành công.

15. Một hệ thống giao dịch được đa dạng hoá có thể hạn chế rủi ro so với hệ thống chỉ giao dịch một loại tài sản.

16. Tỷ lệ Rủi ro / Phần thưởng.


Kỳ vọng phần thưởng của bạn đối với một điểm vào lệnh luôn phải là bội số của rủi ro khi đặt lệnh dừng lỗ. Mạo hiểm một đô la để kiếm ba đô la trở lên là một chiến lược quản lý rủi ro tốt hơn là mạo hiểm nhiều chỉ để kiếm một ít. Phần thưởng phải xứng đáng với rủi ro đã chấp nhận.

>> Đọc thêm bài hay: https://traderviet.org/t/63289/

17. Tránh thua lỗ lớn, chúng là nguyên nhân số một dẫn đến việc giao dịch không có lợi nhuận.

Dưới đây là một ví dụ về các đường cong vốn khác nhau với cùng một tỷ lệ phần trăm chiến thắng (winrate) nhưng dựa trên các quy mô thắng và thua khác nhau. Ngoài ra là điều sẽ xảy ra với 10 lần thua lỗ liên tiếp dựa trên % rủi ro cao hơn đối với vốn.

27-quy-tac-giao-dich-cho-trader-moi-TraderViet1.png

Quy tắc về tâm lý giao dịch


18. Đừng bao giờ giao dịch lớn đến mức bạn phải theo dõi từng tick giá mặc dù bạn không phải là một day trader.

19. Đừng giao dịch quá lớn khiến bạn tăng nhịp tim hoặc đổ mồ hôi mỗi khi trade.

20. Mỗi giao dịch chỉ nên là một trong một trăm giao dịch tiếp theo của bạn và không tác động đến cảm xúc hay bản ngã của bạn.

21. Đừng dành thời gian để ám ảnh những nhận thức muộn màng về thị trường. Tất cả những gì bạn có thể tập trung là tuân theo kế hoạch giao dịch của mình trong thời gian thực.

22. Quên đi giao dịch cuối cùng của bạn và tập trung vào giao dịch tiếp theo của bạn.

23. Thua lỗ nên là bài học mà bạn phải trả giá để học. Hãy coi các đợt drawdown (sụt giảm tài khoản) như học phí chứ không phải thất bại.

24. Nếu bạn đã tuân theo kế hoạch giao dịch của mình, thì khoản lỗ của bạn chỉ là một phần của quá trình đạt được lợi nhuận. Hãy tư duy dài hạn.

27-quy-tac-giao-dich-cho-trader-moi-TraderViet4.png

25. Kích thước vị thế không nên lớn đến mức ảnh hưởng đến cảm xúc của bạn và khiến bạn mất tập trung vào kế hoạch giao dịch của mình.

26. Đừng giao dịch trả thù để cố gắng thu hồi các khoản lỗ của bạn. Hãy bám sát kế hoạch giao dịch của bạn bất kể đường cong vốn của bạn có như thế nào đi chăng nữa.

27. Các tín hiệu của bạn phải dựa trên hành động giá, chứ không phải dựa trên lòng tham, nỗi sợ hãi hay cái tôi của bạn.

Nguồn: newtraderu

Đừng quên THẢ TIM, SHARE VÀ COMMENT để ủng hộ mình nhiều hơn nữa nhé!! Nice day cả nhà ;););)
 

Giới thiệu sách Trading hay
Nhật Ký Giao Dịch Thực Chiến của Phù Thủy Thị trường Tài Chính

Sách chia sẻ 05 tháng giao dịch thực tế trên thị trường tài chính, sử dụng Price Action và Mô hình Biểu đồ của Phù thủy trader Peter Brandt, người có gần 50 năm kinh nghiệm trading và đạt lợi nhuận bình quân 68% lợi nhuận mỗi năm
Chỉnh sửa lần cuối:
Làm đúng hết thì đến khi nào mới cháy tài khoản :eek:
Tôi muốn cháy tài khoản tôi phải đi ngược 27 điều nàyo_O
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 638 Xem / 34 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,142 Xem / 40 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 278 Xem / 31 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 145 Xem / 2 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 98 Xem / 3 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên