3 chỉ báo kỹ thuật trader ít biết, ít dùng nhưng lại rất hữu dụng trong trading

3 chỉ báo kỹ thuật trader ít biết, ít dùng nhưng lại rất hữu dụng trong trading

3 chỉ báo kỹ thuật trader ít biết, ít dùng nhưng lại rất hữu dụng trong trading

Phương Thúy

Editor
Trial mod
6,334
28,931
Có rất nhiều chỉ báo kỹ thuật được sử dụng trong trading, nhưng thường trader sẽ sử dụng những chỉ báo phổ biến nhiều hơn. Nhưng điều đó cũng không có nghĩa rằng những chỉ báo được ít trader sử dụng lại không hữu dụng nhé. Mỗi một chỉ báo đều có vai trò riêng của chúng, và nếu như chúng ta biết sử dụng đúng cách thì vẫn mang lại sự cách biệt trong kết quả giao dịch đó nhé.

Trong bài viết này, mình xin được chia sẻ 3 chỉ báo kĩ thuật ít trader biết tới nhưng lại rất hữu dụng trong việc giao dịch của trader.

1. Chỉ báo CCI (The Commodity Channel Index - Chỉ số kênh hàng hóa)


Chỉ số kênh hàng hóa (CCI), được phát triển bởi Donald Lambert vào những năm 1980. Đây là một chỉ báo dao động đo độ chênh lệch của giá so với đường trung bình động (MA) và độ lệch bình thường của đường trung bình động.

Chỉ báo CCI có thể sử dụng được trong phân tích cổ phiếu, tiền tệ và chỉ số. Khi CCI tăng lên nghĩa là giá đang cao hơn nhiều so với mức giá trung bình của nó và CCI giảm là khi giá xuống thấp hơn nhiều so với mức trung bình của nó. Đó là lý do tại sao CCI cũng có thể được sử dụng để xác định các thời điểm quá mua và quá bán. Như biểu đồ bên dưới:

1.png

Biểu đồ trên cho thấy, chỉ báo CCI chu kỳ 20 ngày. Điều này có nghĩa là mỗi giá trị mới của CCI dựa trên 20 ngày gần đây nhất để tính giá trung bình của cặp tiền. Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng CCI chu kỳ 30 hoặc 40, chu kỳ càng cao, chỉ báo CCI sẽ ít biến động hơn so với sự thay đổi của giá.

Chỉ báo CCI hầu như di chuyển bên trong phạm vi -100 và +100. Và khi chu kỳ CCI càng lớn, giá ít khi vượt ra khỏi 2 mức +100 và -100. Khi CCI có giá trị cao hơn +100 và thấp hơn -100 cho thấy thị trường đang tăng mạnh hoặc giảm mạnh. Nó cũng tương ứng với trạng thái quá mua và quá bán.

Trader nên mua vào khi CCI di chuyển lên phía trên mức +100 và bán ra khi CCI di chuyển xuống dưới mức -100. Vì ở những thời điểm này thị trường đang tăng giảm mạnh.

2. Chỉ báo động lượng (Momentum)


Chỉ báo Momentum là một chỉ báo kỹ thuật có cách thức sử dụng khá đơn giản, thuộc nhóm chỉ báo dao động. Chỉ báo này so sánh giá đóng cửa của nến gần đây nhất với giá đóng cửa của nến trước đó. Nó nói lên mối tương quan của giá hiện tại so với giá của phiên giao dịch trước đó.

Giá đóng cửa của nến trước đó được xác định bởi cài đặt của chỉ báo. Ví dụ: chỉ báo Momentum chu kỳ 10 tức là nó so sánh giá đóng cửa hiện tại với giá đóng cửa 10 nến trước. Do đó, nếu giá đóng cửa gần đây nhất cao hơn n nến trước, giá trị của chỉ báo sẽ dương. Nếu giá đóng cửa gần đây nhất thấp hơn giá trị của chỉ báo sẽ là âm. Hình bên dưới là chỉ báo Momentum chu kỳ 10:

2.png

Lưu ý: Nếu giá đóng cửa gần đây cao hơn giá đóng cửa của 10 nến trước đó, chỉ báo Momentum sẽ di chuyển trên đường 0 (được xác định ở giá trị 100 trên chỉ báo). Nếu giá đóng cửa gần đây thấp hơn giá đóng cửa 10 nến trước, chỉ báo sẽ di chuyển xuống dưới 100. Chênh lệnh giá càng lớn, thì khoảng cách so với đường số 0 (hay 100) càng lớn.

Khi chỉ báo giao cắt với đường 100, được xác định như tín hiệu giao dịch. Nếu chỉ báo cắt lên mức 100 được coi là tín hiệu mua và cắt bên dưới đường 100 được coi là tín hiệu bán.

Tuy nhiên như các bạn thấy, giá có thể dịch chuyển thường xuyên và nó cũng sẽ thường xuyên giao cắt với mức 100. Nên chỉ báo momentum có nhiều tín hiệu nhiễu. Nên trader cần kết hợp với chỉ báo khác để lọc tín hiệu giao dịch. Ví dụ có thể kết hợp với chỉ báo MA, tức trader chỉ mua khi giá nằm trên MA, bán khi giá nằm dưới và chờ thên tín hiệu xác nhận từ momentum.

3. Chỉ báo ATR


Giống như chỉ báo CCI, chỉ báo ATR ban đầu được phát triển cho thị trường hàng hóa, nhưng dần dần nó cũng được sử dụng cho cổ phiếu, tiền tệ, ETF và các chứng khoán khác.

Chỉ báo ATR là chỉ báo đo lường sự biến động giá của đỉnh đáy trước đó. Chu kỳ 14 là cài đặt phổ biến với chỉ báo này. Khi ATR có giá trị cao nghĩa là thị trường đang biến biến động mạnh. Ngược lại, giá trị ATR thấp hơn thể hiện thị trường có mức biến động thấp. ATR cũng có thể được sử dụng như một dấu hiệu của sự đảo chiều.

3.png

Biểu đồ trên là giao diện của chỉ báo ATR trên cặp GBPUSD

Khi ATR tăng cao hơn có thể theo sau đó là là một sự đảo ngược, nhưng trader cần kết hợp thêm những tín hiệu đảo chiều khác để có được sự xác nhận.

Một cách sử dụng ATR khá phổ biến khác đó là dùng ATR để xác định điểm thoát lệnh dựa vào mức biến động. Khi biến động giá mạnh hơn thì trader cần có mức cắt lỗ rộng hơn, và ngược lại.

Trên đây là 3 chỉ báo kỹ thuật đều có những vai trò nhất định trong việc phân tích thị trường. Hi vọng hữu ích cho các anh em trader nhé.

Trích nguồn: Colibritrader

Giới thiệu SÁCH MỚI về MÔ HÌNH BIỂU ĐỒ cho anh em: https://bit.ly/mo-hinh-bieu-do-1
[TBODY] [/TBODY]
 

Giới thiệu sách Trading hay
Đánh Bại Thị Trường Forex - Tư duy khác biệt và các kỹ thuật giao dịch của chuyên gia quản lý quỹ triệu đô

Sách chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm trading từ một chuyên gia quản lý quỹ, cùng các kỹ thuật giao dịch giúp quỹ này đứng trong top nhiều năm

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Hệ thống giao dịch - Trading system 37,503 Xem / 18 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,591 Xem / 94 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 371 Xem / 29 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 379 Xem / 18 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên