3 chiến lược giao dịch với mô hình vai đầu vai ngược mà không hẳn price action trader nào cũng biết

3 chiến lược giao dịch với mô hình vai đầu vai ngược mà không hẳn price action trader nào cũng biết

3 chiến lược giao dịch với mô hình vai đầu vai ngược mà không hẳn price action trader nào cũng biết

Phương Thúy

Editor
Trial mod
6,337
28,935
Chúng ta tiếp tục phần còn lại của cách giao dịch với mô hình vai đầu vai ngược. Ở bài viết này mình chia sẻ 3 cách giao dịch với mô hình vai đầu vai ngược. Mọi người tiếp tục theo dõi nhé.

Mô hình vai đầu vai ngược: sự phá vỡ với vùng tích lũy tăng dần


Không phải tất cả mô hình vai đầu vai đều như nhau. Chúng ta cần chú ý đến sự hình thành phần vai phải nhiều hơn bởi vì đó là tiêu chí quan trọng để bạn quyết định có giao dịch breakout hay không.

Ví dụ như mô hình vai đầu vai ngược có vai phải dài, thì tốt nhất bạn nên tránh cú breakout này.Tại vì sao?

8.-Long-Right-Shoulder.png


Bởi vì giá đã di chuyển một khoảng cách khá dài từ mức thấp của vai phải đến ngưỡng kháng cự, và điều này đã thu hút nhiều người mua lên trên đường di chuyển của giá. Vì vậy, khả năng cao thị trường sẽ phái đối mặt với áp lực chốt lời (bán ra) tại ngưỡng kháng cự. Và có thể dẫn đến khả nang cao giá sẽ giảm chứ không tăng theo mô hình.

Một cách tiếp cận mô hình này tốt hơn đó là giao dịch với vùng giá có sự tích lũy tăng dần (buildup). Như vậy thì chúng ta sẽ cần thấy một vai phải được hình thành trong một phạm vi giá chặt chẽ. Hãy xem ví dụ bên dưới:

7.-Tight-Right-Shoulder.png


Khi bạn thấy có sự tích lũy tại ngưỡng kháng cự, nó sẽ tồn tại áp lực mua sẵn với giá cao hơn ngưỡng này. Ngoài ra những trader bán ra trước đó có khả năng sẽ đặt stoploss ngay trên ngưỡng kháng cự này, vì vậy khi giá vượt ngưỡng kháng cự, những điểm stoploss này sẽ tăng thêm động lực để thị trường đẩy giá lên cao hơn.

Hơn nữa, khi bạn bạn đtặ stoploss bên dưới vùng giá tích lũy, nó sẽ giúp cho tỷ lệ risk/reward tốt hơn.

Vậy nếu bạn bỏ lỡ cú breakout thì sao?


Trong trường hợp bạn bỏ lỡ tín hiệu breakout để giao dịch, thì hãy áp dung thử kĩ thuật dưới đây. Tác giả gọi nó là The-Retest. Cách thức như sau:
  • Nếu giá breakout, hãy đợi giá kiểm tra (Re-test) tại ngưỡng kháng cự trước đó (hiện tại là ngưỡng hỗ trợ).
  • Sau khi giá đã retest lại, bạn đợi mô hình đảo chiều tăng giá để có thể vào lệnh (đó có thể là Pinbar, Bullish Engulfing, v.v.)
  • Khi đã vào lệnh, hãy đặt dừng lỗ với bội số 1ATR bên dưới ngưỡng hỗ trợ.
Xem ví dụ bên dưới:

9.-IHS-Retest.png


Không có gì chắc chắn rằng thị trường sẽ retest như ý muốn của bạn đặc biệt là trọng một xu hướng mạnh.

Mô hình vai đầu vai ngược: Cú Pullback đầu tiên


Thường cú pullback đầu tiên sau khi breakout sẽ là cơ hội tốt để bạn có thể tham gia giao dịch. Bởi vì những trader đã bỏ lỡ cơ hội giao dịch trước đó, nên ở cú hồi đầu tiên trader thường sẽ muốn tham gia thị trường. Vì vậy, áp lực mua có thể khiến giá tăng cao hơn.

Và đây là cách bạn tận dụng lợi thế của nó:
  • Nếu bạn bỏ lỡ cú breakout, thì đừng đuổi theo thị trường, thay vào đó, hãy đợi cú pullback để có thể tận dụng cơ hội đó tham gia giao dịch.
  • Lý tưởng nhất là cú pullback yếu với thân nến nhỏ (thường cú pullback này không vượt quá đường MA20)
  • Nếu có một cú pullback, hãy mua vào khi giá phá vỡ đỉnh cao trước đó với điểm đặt stoploss dưới đáy trước đó với bội số 1ATR.
Hãy xem hình bên dưới:

10.-IHS-First-Pullback.png


Cách thoát lệnh


Có 2 cách để bạn có thể thoát lệnh:
  • Mục tiêu cố định
  • Dời stoploss

Mục tiêu cố định


Đối với mẫu hình vai đầu vai ngược, khoảng lợi nhuận được xác định tương đương từ mức thấp của phần đầu đến đường neckline. Như ví dụ dưới đây:

11.-IHS-Price-Projection.png


Dời stoploss


Không giống như mức mục tiêu cố định, dời stoploss là bạn cần phải dịch chuyển điểm stoploss đi theo xu hướng làm sao cho có lợi cho bạn nhất. Cách thức như sau:
  • Xác định xu hướng mà bạn sẽ đi theo.
  • Dời mức stoploss theo đường trung bình động phù hợp (MA20 cho chiến lược ngắn hạn, MA50 cho trung hạn và MA200 cho dài hạn).
  • Thoát giao dịch của bạn khi giá đóng cửa vượt vượt qua đường trung bình động.
Xem ví dụ dưới đây:

12.-IHS-Trailing-Stop.png


Tổng kết


Những kiến thức chúng ta có được từ cả 2 bài viết về mô hình vài đầu vai ngược:
  • Đây là mô hình biểu tăng giá báo hiệu khả năng đảo chiều xu hướng.
  • Chú ý đến kích thước của mô hình này so với xu hướng giảm. Nếu mô hình nhỏ thì khả năng thất bại là cao.
  • Các kịch bản tốt để giao dịch mô hình vai đầu vai ngược là:
  1. Thị trường đang trong xu hướng tăng
  2. Khi mô hình này chống lại ngưỡng hỗ trợ ở khung thời gian cao hơn.
  3. Mô hình nên được hình thành trong 100 nến.
  • Ba kỹ thuật quan trọng để giao dịch mô hình vai đầu vai ngược
  1. Giao dịch Breakout với vùng giá tích lũy tăng dần
  2. Vào lại lệnh khi lỡ bỏ qua cơ hội giao dịch trước đó
  3. Giao dịch ở cú pullback đầu tiên.
  • Bạn có thể thoát giao dịch bằng cách sử dụng điểm chốt lời cố định hoặc dới stoploss
Hi vọng bài viết có nhiều thông tin hữu ích cho anh em trên diễn đàn nhé <3

Trích nguồn: Tradingwithrayner
 

Giới thiệu sách Trading hay
Giao Dịch Với Phân Tích Liên Thị Trường

Quyển sách cung cấp cách thức giao dịch như các tổ chức tài chính chuyên nghiệp, thông qua việc khám phá bức tranh chung, những tác động trong sự kết nối tổng thể thị trường

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • captainfx trong Chuyện bên lề 619 Xem / 1 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 145 Xem / 6 Trả lời
  • TraderLC trong Hội Trader giao dịch Quỹ 2,225 Xem / 32 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 258 Xem / 12 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên