3 loại chỉ số kinh tế nào mà dân chuyên Forex trader không thể không biết?

3 loại chỉ số kinh tế nào mà dân chuyên Forex trader không thể không biết?

3 loại chỉ số kinh tế nào mà dân chuyên Forex trader không thể không biết?

Le Hue Truong

Editor
Trial mod
7,275
32,425
Xin chào cả nhà!

Chúng ta có hàng tá các thể loại chỉ số kinh tế, nhưng thị trường thì phản ứng theo cách riêng của nó. Mặc dù một số báo cáo kinh tế có thể gây ra sự biến động mạnh về giá, nhưng vẫn có một số báo cáo kinh tế không đáng chú ý lắm. Có thể nói rằng, không phải chỉ số kinh tế nào cũng có tác động như nhau. Vậy loại báo cáo nào sẽ ảnh hưởng nhiều đến thị trường và loại nào không? Quan trọng hơn, tại sao đôi khi thị trường lại phớt lờ một chỉ số kinh tế được xem là một báo cáo quan trọng?

Dưới đây là 3 loại chỉ số kinh tế và tác động của chúng lên thị trường...

1. Chỉ số hàng đầu


Như cái tên của nó, thì chỉ số hay báo cáo kinh tế hàng đầu sẽ cho bạn thấy những cái nhìn đầu tiên vào nền kinh tế. Các chỉ số hàng đầu có một mức độ quan trọng nhất định, nhưng chúng có thể được điều chỉnh ở thời gian về sau. Do tính chất hàng đầu của các báo cáo kinh tế nên chúng khá biến động. Các chỉ số kinh tế hàng đầu xuất hiện dưới dạng các cuộc khảo sát như các chỉ số PMI khu vực (chỉ số sản xuất Empire State, chỉ số sản xuất của Philly Fed, kỳ vọng lạm phát UoM... tại Hoa Kỳ) hoặc dự báo nhanh về con số PMI từ Markt/ CIPS tại Anh và khu vực Eurozone.

2. Chỉ số trùng khớp


Các bộ chỉ số này có xu hướng xác nhận hoặc từ chối thông tin từ các chỉ số hàng đầu. Các chỉ số trùng khớp thường kết nối nhiều hơn với nền kinh tế như chu kỳ kinh doanh. Sự chuyển động trong các chỉ số trùng khớp phản ánh khá chặt chẽ những thay đổi trong hoạt động kinh tế và cung cấp thông tin về tốc độ cũng như mức độ mở rộng/ thu hẹp của hoạt động trong nền kinh tế. Có lẽ các chỉ số kinh tế trùng khớp phổ biến nhất là: doanh số bán lẻ, thu nhập cá nhân, lạm phát...

3. Chỉ số có độ trễ


Trong hầu hết các trường hợp thì các chỉ số có độ trễ sẽ xuất hiện muộn hơn 2 chỉ báo trước và nó sẽ xác nhận lại thông tin cho 2 chỉ báo đó. Một trong những chỉ số kinh tế có độ trễ nổi tiếng nhất là tỷ lệ thất nghiệp. Chỉ số có độ trễ nên được xem là kết quả của một nguyên nhân nào đó. Do đó, khi tỷ lệ thất nghiệp tăng thì tức là nguyên nhân của sự gia tăng này thực sự đã xảy ra trước đây, chứ nó không thực sự mô tả cho tình hình kinh tế hiện tại.

Nếu tỷ lệ thất nghiệp hoặc CPI là những chỉ số có độ trễ, vậy tại sao thị trường lại phản ứng mạnh mẽ trước chúng?


Thuật ngữ "phản ứng thị trường" là một cụm từ mang tính chất tương đối. Ví dụ, một biến động 100 pips trong cặp EURUSD trên báo cáo CPI mạnh của Mỹ có thể được gọi là một phản ứng mạnh mẽ, nhưng nếu so sánh nó trong xu hướng lớn hơn thì tác động của những động thái mạnh mẽ này sẽ có xu hướng yếu dần đi.

Hơn nữa, không có mốc thời gian nào được đặt ra để bạn có thể mong đợi một chỉ số có độ trễ nhằm xác nhận những thay đổi đã được dự đoán bởi chỉ số hàng đầu và chỉ số trùng khớp. Biểu đồ dưới đây sẽ cho bạn thấy chỉ số sản xuất ISM (đường màu xanh) và tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ (đường màu đen). Khi quan sát kỹ, bạn có thể nhìn thấy tỷ lệ thất nghiệp có độ trễ như thế nào so với chỉ số sản xuất ISM. Có những lúc, phản ứng từ chỉ số có độ trễ sẽ song hành cùng chỉ báo trùng khớp, nhưng cũng có lúc nó sẽ có độ trễ đáng kể.

3-loai-chi-so-kinh-te-Forex-trader-khong-the-khong-biet-TraderViet1.png


Biểu đồ tiếp theo đây, bạn có thể thấy 2 báo cáo kinh tế mạnh mẽ của Hoa Kỳ đã thất bại trong việc đẩy giá cặp EURUSD xuống thấp như thế nào. Ban đầu, báo cáo GDP được đưa ra và nó đã đẩy giá cặp EURUSD xuống cả mức ước tính. Một ngày sau đó, báo cáo tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ được công bố và báo cáo lại khiến cặp tiền tiếp tục xu hướng giảm trước đó.

3-loai-chi-so-kinh-te-Forex-trader-khong-the-khong-biet-TraderViet2.png


Tuy nhiên, trong phiên tiếp theo, EURUSD bắt đầu tăng lên đều đặn. Tất nhiên, bạn có thể cho rằng điều này là do các hiệu ứng khác tác động lên, chẳng hạn như các nguyên tắc cơ bản chi phối lên một loại tiền tệ, nhưng rõ ràng, biểu đồ cho thấy tác động của 2 loại báo cáo trên chi có hiệu ứng sắc nét trong một khoảng thời gian nhất định nào đó trước khi biến mất hẳn.

Vậy điều này có ý nghĩa gì đối với trader?


Đối với các vị thế giao dịch trong ngắn hạn, các báo cáo kinh tế như GDP, tỷ lệ thất nghiệp, lạm phát và doanh số bán lẻ có thể mang lại sự biến động đủ lớn để giao dịch trên các tin tức đó.

Tuy nhiên, về lâu về dài, trader nào muốn giữ vị thế trong nhiều tháng thì các bạn cần phải chú ý đến bối cảnh thay đổi được báo hiệu bởi các chỉ số hàng đầu và chỉ số trùng khớp vì chúng sẽ có xu hướng tác động gián tiếp đến quyết định lãi suất của ngân hàng trung ương.

Nguồn: orbex

Nếu thấy bài viết hay và hữu ích thì đừng quên THẢ TIM, SHARE VÀ COMMENT để ủng hộ mình nhiều hơn nữa nhé!! Nice day cả nhà ;););)
 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp Wyckoff Hiện Đại - Kỹ thuật Nhận diện Xu hướng Thị trường Tiềm năng

Phương pháp Wyckoff là một phương pháp price action kinh điển và đem lại thành công cho nhiều trader. Phương pháp này là nền tảng của nhiều phương pháp trading nổi tiếng khác
Chỉnh sửa lần cuối:

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,487 Xem / 79 Trả lời
  • TraderViet News trong Chuyện bên lề 66 Xem / 1 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 412 Xem / 24 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 24,100 Xem / 83 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 300 Xem / 3 Trả lời
  • Berkeley trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 117 Xem / 2 Trả lời
  • LuTienSinh trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 170 Xem / 3 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên