3 lý do thuyết phục mà chúng ta không nên lo lắng về sự sụp đổ của thị trường!

3 lý do thuyết phục mà chúng ta không nên lo lắng về sự sụp đổ của thị trường!

3 lý do thuyết phục mà chúng ta không nên lo lắng về sự sụp đổ của thị trường!

Bianas

Senior Mod
Đã Xác Nhận
Trial mod
5,126
29,788
Nhiều nhà đầu tư đang lo ngại rằng suy thoái sẽ ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán trong thời gian tới. Các chỉ số chứng khoán chính đang ở gần mức cao nhất mọi thời đại, tỷ lệ định giá thì trên mức trung bình của lịch sử và lãi suất có vẻ sẽ tăng, từ đó kéo dòng vốn ra khỏi thị trường cổ phiếu. Hẳn là các nhà đầu tư cũng đã “chột dạ” với các cú giảm mạnh hồi 10-12/5 hay mới đây nhất là 16-19/7. Nhưng thật sự chúng ta có đang bị truyền thông dẫn dắt và tự làm trầm trọng hơn vấn đề?

Screen Shot 2021-08-04 at 14.03.10.png

Những cú giảm mạnh của SP500 thời gian gần đây​

Chắc chắn có những rủi ro đang tồn tại nhưng chiến lược đầu tư đúng đắn sẽ giúp bạn không phải đổ mồ hôi khi thị trường chứng khoán có nguy cơ sụp đổ! Và dưới đây là 3 lý do tại sao, hãy xem nó có đủ thuyết phục không nhé!

3 lý do không nên lo lắng về sự sụp đổ của thị trường chứng khoán: 1/ Vụ sập tiếp theo còn lâu mới xảy ra


Đây không phải là lần đầu tiên các nhà đầu tư lo lắng về sự sụp đổ. Đôi khi, những lo lắng đó là chính đáng. Bong bóng dot-com và cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu là hai sự cố khiến thị trường chứng khoán đổ sập, và một số người đang hình dung rằng điều tương tự sẽ được lặp lại.

Tuy nhiên, đã có rất nhiều lần các tình huống đe dọa không dẫn đến sự sụp đổ của thị trường. Cuộc khủng hoảng khu vực đồng tiền chung châu Âu, suy thoái kép, và "Taper Tantrum" (thị trường nổi giận khi FED rút kích thích hồi 2013) là những sự kiện đã được nhắc đến rất nhiều từ 2010 đến 2014 như những tiền đề để tạo ra một cú sập, nhưng cú sập đã không xảy ra, còn các nhà đầu tư cứ đau đáu vết thương của họ sau sự sụp đổ hồi 2008 và lo sợ điều tương tự.

Screen Shot 2021-08-04 at 14.02.05.png


Hệ thống ngân hàng toàn cầu từ từ lấy lại sự ổn định, Fed từ từ tăng lãi suất mà không có bất kỳ vấn đề lớn nào, và nền kinh tế Mỹ ghi nhận nhiều năm tăng trưởng. S&P 500 không phải lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió, nhưng chỉ số chứng khoán đạt mức lợi nhuận trung bình 13.4% hàng năm từ năm 2010 đến năm 2014.

Và việc bỏ lỡ một vài năm tăng trưởng của thị trường chứng khoán trước khi cú sụp đổ thực sự ghé thăm có thể gây ra nhiều thiệt hại cho danh mục đầu tư của bạn hơn là chính sự sụp đổ đó. Đừng mất ngủ vì những tít báo đáng sợ và hãy tiếp tục chiến lược đầu tư cho chặng đường dài.

3 lý do không nên lo lắng về sự sụp đổ của thị trường chứng khoán: 2/ Thị trường sẽ tăng trong dài hạn!


Sự sụp đổ của thị trường chứng khoán rất đáng sợ và không thể tránh khỏi. May mắn thay, chúng chỉ là những gián đoạn trong ngắn hạn. Trong lịch sử, thị trường chứng khoán đã tăng cao hơn khi kinh tế toàn cầu đi lên. Thị trường gấu chỉ là sự chuyển hướng tạm thời hay nói cách khác là một sự điều chỉnh trong một xu hướng tăng dài hạn.

Cảm thấy không thuyết phục ư?

Lấy ví dụ, ngay cả khi bạn mua quỹ chỉ số S&P 500 vào thời điểm tồi tệ nhất trước khi thị trường sụp đổ năm 2008 (tức mua ở đỉnh) và bán ở mức đáy của cuộc sụp đổ Q1 2020, khoản đầu tư của bạn vẫn tăng hơn gấp đôi.

Screen Shot 2021-08-04 at 14.02.23.png

Vẫn có thể lãi gấp đôi ngay cả khi mua đỉnh - bán đáy!​

Một cách tiếp cận đầu tư dài hạn sẽ giúp loại bỏ một số khó khăn từ các sự cố và các đợt điều chỉnh. Nếu bạn chuẩn bị trước cho những ngày tồi tệ, bạn sẽ có phản ứng lành mạnh hơn đối với sự suy thoái của thị trường. Thực tế, giá cổ phiếu giảm tạo cơ hội cho các nhà đầu tư mua cổ phiếu với giá rẻ hơn. Nếu bạn không bị buộc phải bán trong thời kỳ thị trường sụt giảm, những khoản lỗ đó chỉ nằm trên giấy và bạn chỉ cần sự kiên nhẫn để lấy lại các khoản lỗ đó.

Tất nhiên không phải ai cũng có dư giả thời gian và theo đuổi các mốc thời gian đầu tư dài hạn, ví dụ như những người đã về hưu. Tuy nhiên, vẫn có những phương pháp đầu tư đã được minh chứng là có thể quản lý được sự biến động và đạt lợi nhuận tích cực trong các điều kiện thị trường khác nhau. Trái phiếu và cổ phiếu chia cổ tức là hai công cụ phổ biến để hạn chế mặt trái của các khoản đầu tư.

3 lý do không nên lo lắng về sự sụp đổ của thị trường chứng khoán: 3/ Bạn vẫn có thể có được lợi nhuận khi thị trường chứng khoán đi xuống!


Các danh mục đầu tư vẫn có thể mang lại lợi nhuận tích cực ngay cả khi thị trường sụp đổ nếu chúng ta biết phân bổ hợp lý. Ví dụ, trái phiếu có dao động về giá trị, giống như cổ phiếu, nhưng chúng có xu hướng ít biến động hơn. Hơn nữa, giá của chúng thường không tương quan với chỉ số chứng khoán. Trái phiếu cũng tạo ra thu nhập từ tiền lãi trong những khoảng thời gian đều đặn.

Cổ phiếu chia cổ tức cũng tạo ra thu nhập bất kể giá cổ phiếu biến động như thế nào. Nhiều công ty trả lại tiền mặt cho các cổ đông dưới dạng cổ tức hàng quý hoặc hàng tháng, và việc phân phối này thường tiếp tục ngay cả trong thời kỳ suy thoái. Nếu danh mục đầu tư chứng khoán của bạn tạo ra thu nhập, bạn có thể sử dụng các dòng tiền đó để tái đầu tư hoặc chi trả sinh hoạt phí.

Chiến lược phân bổ cân bằng có nghĩa là danh mục đầu tư của bạn sẽ hoạt động ngay cả khi thị trường sụp đổ. Thu nhập có thể giữ cho bạn “sống khoẻ” trong khi chờ đợi sự tăng trưởng quay trở lại!

Tham khảo: Fool
 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp Wyckoff Hiện Đại - Kỹ thuật Nhận diện Xu hướng Thị trường Tiềm năng

Phương pháp Wyckoff là một phương pháp price action kinh điển và đem lại thành công cho nhiều trader. Phương pháp này là nền tảng của nhiều phương pháp trading nổi tiếng khác

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 822 Xem / 6 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,134 Xem / 57 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 297 Xem / 20 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 294 Xem / 7 Trả lời
  • nlinh trong Lập trình MQL - Expert Advisor - Indicator 13,911 Xem / 14 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 24,458 Xem / 86 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên