4 đặc tính quan trọng của chỉ báo Bollinger Bands mà trader cần biết

4 đặc tính quan trọng của chỉ báo Bollinger Bands mà trader cần biết

4 đặc tính quan trọng của chỉ báo Bollinger Bands mà trader cần biết

Phương Thúy

Editor
Trial mod
6,376
29,019
Bollinger Band là một công cụ được phát triển bởi John Bollinger và được tạo ra vưới mục đích đo lường biến động của thị trường. Rất nhiều chiến lược được xây dựng xung quanh chỉ báo kỹ thuật này.

Trong bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu một vài mẹo giao dịch với chỉ báo Bollinger Bands giúp cho việc sử dụng chỉ báo này sẽ hiệu quả hơn.

Bollinger Bands sẽ cho trader biết được thị trường hiện tại đang trong trạng thái biến động hay yên ắng. Và trader có thể điều chỉnh thông số cho chỉ báo này để phù hợp với chiến lược giao dịch.

Đầu tiên chúng ta xem một ví dụ về BB cho day trader nhé:

1.png

Biểu đồ trên là hợp đồng tương lai của S&P 500 khung M15 được phân tích dựa trên chỉ báo BB như sau:
  1. Sau giai đoạn BB co thắt thường sẽ có những động thái mạnh.
  2. Giá thường có xu hướng bật ngược trở lại sau khi chạm vào đường band ngoài.
  3. Khi có hành động giá vượt ra ngoài các dải band trên hoặc band dưới, thể hiện xu hướng có khả năng tiếp tuc.
  4. Khi giá chạm vào một đường band, thì nó thường sẽ di chuyển đến đường band khác. Ta có thể dựa vào đặc tính này để thiết lập mục tiêu.
Bây giờ chúng ta sẽ đi vào từng đặc điểm trên để phân tích nhé.

Bollinger Bands co thắt


Khi BB co thát là thời điểm cho thấy thị trường có độ biến động thấp. Và theo sau đó có thể là một động thái bùng nổ.

Ví dụ, Như biểu đồ bên dưới của E—mini trước lúc Fed cắt giảm lãi suất. Như bạn có thể thấy, các dải band thu hẹp lại và dao động trong một phạm vi nhỏ (mũi tên màu xanh).

2.png

Thời điểm này cũng có nhiều tin tức cùng công bố, và như bạn thấy, giá đã biến động mạnh sau giai đoạn giá co thắt.

Có thể thấy sự có thắt của BB đã phản ánh thị trường đang phản ứng đối với tin tức sắp xảy ra. Hoặc là thời điểm thị trường tích lũy. Chỉ báo BB có thể cho chúng ta thấy được điều này để chuẩn bị lên chiến lược giao dịch phù hợp.

Giá bật khỏi đường Band


Các đường band trên và band dưới (với độ lệch chuẩn là 2 hoặc 3) thường được xem là ngưỡng hỗ trợ kháng cự tiềm năng. Nên khi giá tiếp cận những đường này thường có xu hướng bật ngược trở lại.

3.png

Cú bật ngược đó có được xác thực hay không còn tùy thuộc khung thời gian giao dịch. Trên biểu đồ D1, thường tỷ lệ giá chạm vào đường band và bật ngược trở lại thường có tỷ lệ cao hơn. Còn các khung thời gian thấp thường có nhiều tín hiệu nhiễu hơn, và không đáng tin cậy nhu ở khung thời gian lớn.

Giá chạm đường band trên và dưới có thể là tín hiệu tiếp diễn xu hướng


Khi giá biến động mạnh sau giai đoạn co thắt, biến động giá vượt ra khỏi band trên hoặc band dưới của BB thì đây có thể là tín hiệu cho thấy tiềm năng tiếp tục xu hướng như hình bên dưới.

4.png

Sau đó giá quay trở lại đường trung bình (band giữa), hoặc đôi khi chạm vào đường band đối diện. Đó cũng chính là đặc điểm thứ 4 của chỉ báo BB.

Khi giá chạm vào một đường band của chỉ báo Bollinger Bands, thì nó có xu hướng tìm đến dải band khác


Đó là một trong những đặc điểm của Bollinger bands mà trader có thể tận dụng để đặt mực tiêu lợi nhuận cho chiến lược giao dịch của mình.

Để xác định tín hiệu đảo chiều tiềm năng và nhận biết các vùng giá quan trọng thì chúng ta sử dụng một mình Bollinger Bands sẽ không đủ cung cấp thông tin mà nên kết hợp với các chỉ báo kỹ thuật khác như RSI, MACD,..

5.png

Nếu như trader đã thực hiện mua khi giá ở vùng quá bán thì có thể đặt mục tiêu lợi nhuận ở vùng band trên của chỉ báo Bollinger. Như hình trên. Ngoài ra, chúng ta có thể xác định phân kỳ thường giảm giá trên RSI để có thể thoát lệnh hoặc vào lại lệnh mua khi giá chạm vào band dưới của Bollinger Band.

Lưu ý rằng, bối cảnh thị trường luôn là yếu tố quan trọng cho chiến lược giao dịch của bạn. Khung thời gian càng nhỏ, tín hiệu nhiễu càng nhiều, giá di chuyển càng ngẫu nhiên. Vậy nên để có được đánh giá vững chắc và tín hiệu đáng tin cậy thì ta cần đánh giá trên khung thời gian lớn.

Tóm lại


Bollinger Bands có rất nhiều đất dụng võ, dùng được cho nhiều loại thị trường khác nhau. Tuy nhiên nếu sử dụng một mình Bollinger thì chúng ta sẽ không có được một chiến lược thật sự chất lượng. Nhưng khi chúng ta biết kết hợp Bollinger với các chỉ báo khác thì nó lại trở thành một công cụ mạnh mẽ giúp trader đưa ra được nhiều quyết định sáng suốt.

Hi vọng bài viết hữu ích với anh em trader!

Nice day. Nice Trade!

Trích nguồn: optimusfutures
Giới thiệu SÁCH MỚI về MÔ HÌNH BIỂU ĐỒ cho anh em: https://bit.ly/mo-hinh-bieu-do-1
[TBODY] [/TBODY]
 

Giới thiệu sách Trading hay
Nhật Ký Giao Dịch Thực Chiến của Phù Thủy Thị trường Tài Chính

Sách chia sẻ 05 tháng giao dịch thực tế trên thị trường tài chính, sử dụng Price Action và Mô hình Biểu đồ của Phù thủy trader Peter Brandt, người có gần 50 năm kinh nghiệm trading và đạt lợi nhuận bình quân 68% lợi nhuận mỗi năm
Chỉnh sửa lần cuối:

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 23,883 Xem / 80 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 894 Xem / 44 Trả lời
  • forex_vn trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,681 Xem / 13 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 346 Xem / 19 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 178 Xem / 4 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 251 Xem / 3 Trả lời
  • lapuma trong Kiến thức Trading - Kinh nghiệm Trading 235,508 Xem / 1,065 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên